Nói bác nghe tới công ty XSKT mà còn cho cán bộ đi nước ngoài học tập. Cán bộ ta học được gì và làm được gì. Cách đây 50 năm Triều tiên nó đã có tàu ngầm sau 100m trong lòng đất. Cách đây 24 năm Thượng Hải đã có tàu điện ngầm đi vòng quanh thành phố của họ. VN có thể nghèo, có thể chậm nhưng đến bây giờ ta đã có gì ngoại trừ xe bus.
Bứa nào bác rãnh bác bỏ xe máy ở nhà, đi một vòng quanh TP bằng xe bus thử mất bao nhiêu lâu và gian khổ như thế nào. Bác sẽ hiểu vì sao
Vấn đề cán bộ thì quá rõ.
Xe buýt thì đương nhiên tôi từng đi và bây giờ chỉ đi khi bất đắc dĩ (xe dơ, hôi, chở người như chở heo, chạy ẩu...).
Tuy nhiên khi một chính sách ra đời thì phải có giải pháp toàn diện như tăng thêm và thay thế toàn bộ xe buýt chẳng hạn. Hoặc có bạn nào đó đề xuất cấm xe máy theo tuyến đường, phạm vi, sau đó mở rộng dần.
Còn xe điện ngầm như nước ngoài thì tôi chẳng dám nghĩ tới, thế kỷ sau!
Bạn thử nghĩ có giải quyết được các vấn đề mà nhiều người hay kêu ca:
- Mở rộng đường trong nội thành ?
- Dẹp bỏ các nhà cao tầng ? (Trước năm 2000 hầu như ít có nhà cao tầng mà kẹt xe kinh hồn. Năm 1995 vào TP thi đại học và ở 5 năm đã sợ rồi). Thỉnh thoảng tờ thời báo kinh tế sai gòn sau năm 2000 còn "điểm danh" các tòa nhà cao tầng thì biết nó ít cỡ nào.
- Quy hoạch lại thành phố ?
- Mở tàu điện ngầm toàn TP trong vòng 5 năm? (hoặcchỉ đi trục chính thôi)
- Tăng chuyến xe buýt chất lượng 3 - 5 phút/chuyến và đi đúng giờ ? Còn khuya mới đúng giờ với xe máy đầy đường.
- ....
Tuy nhiên làm gì đó còn hơn không làm gì. Lúc đầu tuy có hơi khó khăn nhưng dần dần xã hội sẽ tự thích nghi.
Tôi thấy thêm có bài viết phản biện (đồng ý nên có phản biện) trên báo chí hôm nay nhưng không có giải pháp gì khả thi. Chắc chắn khi đọc xong thì càng ... tắt (ý tưởng).