POI PET VÀ CÔNG TRÌNH K5 (1985 TT)
Lúc này hướng Mê lai và 1 số hướng khác đã cơ bản giải quyết xong nhiệm vụ tác chiến và bắt đầu triển khai kế hoạch phát hoang và bố trí mìn trái theo phân công trên địa bàn của mình.
Riêng hướng Poi Pet thì vẫn chưa triển khai được nhiệm vụ, do công tác truy quét có vẻ chưa đạt yêu cầu. Sư 9 từ hướng Đăng cum đánh qua hình như không gặp thuận lợi lắm thì phải. Chúng tôi được cập nhật tình hình chiến sự liên tục ở hướng này vì có liên quan với nhau, thường xuyên nhận được tin bộ phận đang tiến đánh của ta đang chạm địch, nhưng chỗ chúng tôi không hề nghe thấy tiếng hỏa lực nào nổi lên, điều đó chứng tỏ bộ phận đánh xuống còn quá xa. Chỉ có tiếng pháo Thái thỉnh thoảng vang lên xa xa, rồi tiếng đạn pháo nổ ẩm ì phía sau về hướng Ni mit.
Dân công bạn bắt đầu cũng có biểu hiện nôn nóng. Vậy là ở phía sau đội hình họ bắt đầu tổ chức thành từng nhóm đào bới tung cả mặt đất lên để tìm đồ cổ. Bắt đầu có 1 số tin đồn, dân công đào bới được vàng. Không biết có thật không, nhưng lại có thêm 1 số lính nhà ta tranh thủ cùng dân hợp tác đào bới. Bộ phận công binh cũng bắt đầu tham gia vào đội quân đào bới này, với lợi thế là những phương tiện mà quân đội trang bị đang có trong tay họ.
Giờ chỉ trừ những khu vực đang sử dụng làm nơi ăn ở, còn lại phía sau lưng Poi Pet, sự tàn phá như 1 trận ném bom rãi thảm. Nhiều khu vực bị xới tung lên mấy lượt do bị nghi ngờ có đồ. Các chỉ huy hoàn toàn bất lực với những gì đang xảy ra, thậm chí có người còn tham gia tích cực nữa. Không biết bao nhiêu ngày công đổ xuống, nhưng nếu đem trãi dài ra, chắc phải giải quyết được nhiều công việc.
Dường như cũng nóng ruột như những cấp chỉ huy, cả tiền phương Quân khu và Mặt trận cũng bất ngờ lên nằm ở Poi Pet để chỉ đạo tình hình. Đồng chí phó tư lệnh MT thì Đức Thảo đã có tiếp xúc, nhưng đồng chí Năm Ngà thì mới gặp lần đầu. Sự e ngại của 1 chỉ huy cấp thấp khiến Đức Thảo rất ít khi dám tiếp xúc với thủ trưởng Quân khu. Thật là trái với những gì Đức Thảo cảm nghỉ và cũng trái với phong cách với đồng chí phó tư lệnh MT, đồng chí thủ trưởng quân khu rất tình cảm và rất thương lính, dễ gần và dễ chịu vô cùng. Giờ cơm do ở ngay tại Ban chỉ huy , đồng chí cứ muốn ăn cơm cùng anh em, để có điều kiện và thời gian để thăm hỏi, cũng như san sẽ những thức ăn với anh em. Có 2 điều mà Đức Thảo còn nhớ đến bây giờ. Giờ ăn thủ trưởng hay nói câu đại ý: mình già rồi, ăn uống không bao nhiêu, mà hưởng tiêu chuẩn thịnh soạn quá, không cách gì ăn hết, phí. Còn lính tráng đang tuổi thanh niên, tuổi ăn tuổi lớn, thì bữa cơm không có gì ăn, đi đơn vị nào thấy cũng vậy. Hai nữa là khi tìm hiểu tuổi tác, trình độ và lý lịch gia đình Đức Thảo (có chú vượt biên đang định cư ở Mỹ ), đồng chí cho rằng sư đoàn gan quá, dám giao cửa khẩu cho thằng này, xong nhìn Đức Thảo cười khà khà. Với anh em lính tráng có dịp đi qua, thủ trưởng thường hay kêu vào hỏi han, không phân biệt. Thủ trưởng MT đi theo cũng có vẻ dịu lại về ngôn phong, khiến anh em cũng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Đột ngột lệnh tiểu đoàn giao xuống, c5 phải chuẩn bị một lực lượng gồm 80 tay súng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tác chiến cho tiểu đoàn. điều kỳ lạ là chuẩn bị 1 lực lượng lớn như vậy, ít ra D phải họp cán bộ hay quân chính để triển khai nhiệm vụ. Đằng này chỉ có c5 được triển khai, còn các c khác, không ai nắm được nhiệm vụ sẽ làm gì, sẽ hợp đồng tác chiến ra sao.
Đối với Đức Thảo, lần triển khai nhiệm vụ lần này là thật đột ngột từ trước đến nay. Chẳng biết chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng chiến đấu hay chuẩn bị đi làm nhiệm vụ nữa. Tất cả quá mơ hồ, mặc dù Đức Thảo cứ gọi điện hỏi thăm liên tục.
Lệnh chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tác chiến đưa ra, gây nên tâm lý cực kỳ khó khăn cho Đức Thảo trong hoàn cảnh không biết chia sẽ với ai. Ban chỉ huy tiểu đoàn có vẻ đang lủng cũng nội bộ, kể từ khi đồng chí D trưởng Hai Bội bị gọi về sư, mà không có thông báo liên quan gì. Đồng chí Tạo, D phó quân sự lên thay, là 1 đồng chí cán bộ của D1 tăng cường ở lại, thì lại chưa tạo được uy tính lãnh đạo, chỉ huy tác chiến trong đơn vị nên anh em chưa thật sự tin tưởng lắm. Còn 3 đồng chí D phó còn lại (đồng chí Tứ, Tấm và Dung), cán bộ D2 cũ, thì chỉ thiên chỉ huy về 1 mặt, không đủ năng lực bao gồm nên cứ đùn đẩy nhau, trong tình hình khả năng tác chiến của đơn vị sắp xảy đến.
Bên dưới dàn cán bộ c cũng không mạnh mẽ gì hơn, c5 thì đồng chí Tiềm và Bình c phó khi nghe tình hình triển khai tác chiến từ trên xuống, đã bắt đầu có thái độ thiếu tập trung, xa rời đơn vị, tìm cách lánh mặt hoặc làm những chuyện không ăn nhập gì đến nhiệm vụ tác chiến của đơn vị. C6 thì đồng chí Toàn c phó, cùng thời Đức Thảo, nổi tiếng lỳ đòn trong tác chiến, đã đi phép. Đồng chí Vinh c trưởng (khi Đức Thảo mới vào D đã là c phó c 8 hỏa lực), đang trong thời kỳ bể chiến đấu, khi trước đó trong 1 lần chỉ huy tác chiến với Para bị vở trận, chạy rớt mất cả súng ngắn, ở khu vực ga Sô phi. C7 thì đồng chí Đờn thì như Đức Thảo đã giới thiệu ở những bài viết trước, đang là c trưởng, Đồng chí Chánh, đồng hương Đức Thảo đã về phép, thay bằng đồng chí Trường đi phép mới qua, mà đồng chí này thì chỉ đỡ hơn đồng chí Tiềm 1 chút.
Cán bộ b, số được đào tạo qua trường đang nắm b trưởng được giải quyết về phép gần hết, chỉ còn lại những đồng chí hạ sĩ quan, nắm quyền chỉ huy b còn lại là lực lượng nòng cốt cơ bản lúc này (nhưng qua thực tế chiến đấu sau đó, cho thấy sự quan trọng mang tính quyết định thành công nhiệm vụ đơn vị được giao là do những cán bộ b này chỉ huy xuất sắc, dẫn dắt anh em hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn đa số cán bộ b cho về phép không quay trở lại đơn vị).
Từ trước đến nay, thật sự cả đơn vị chỉ tác chiến với đối tượng pot hướng Cao Mê Lai . Mọi thủ đoạn và chiến thuật của chúng anh em ai cũng rành và đối phó có hiệu quả. Khi về Poi Pet, đối tượng Para quả thật Đức Thảo chưa từng chỉ huy tác chiến với chúng bao giờ, dù ở cấp a. Đa số cán bộ các cấp trong tiểu đoàn cũng vậy, nên sự chuẩn bị tác chiến lần này cũng lấy đi khá nhiều sức lực và tâm huyết của cả đơn vị. Chỉ có 1 lợi thế duy nhất là trước đây khi c5 còn nằm ở Kôp, trong những lần cơ động giải vây cho D3 ở Đăng cum và đặc biệt là trận cơ động cho E ở ga Sô phi, rất nhiều đồng chí trong c đã từng va chạm đối tượng tác chiến này. Một số đồng chí đã rất nổi tiếng về sự dũng cảm trong thời kỳ đó, giờ đang nắm cương vị a, b trưởng ở các b.
Cũng cần nêu lên 1 khía cạnh tạo nên sự yên tâm trong chỉ huy tác chiến của Đức Thảo nữa là từ khi bắt đầu về nhận nhiệm vụ ở c5. Do xác định được đặc điểm chiến thuật của đối tượng tác chiến Para, nên ngay từ đầu đã có những kế hoạch huấn luyện chuyên sâu cho đơn vị về chiến thuật cá nhân. Nên đồng chí nào cũng khá thuần thục các tư thế vận động, có đường ngắm cơ bản khá tốt, đủ sức kết hợp cùng đội hình, phát huy lối đánh, dùng chiến thuật địch đánh địch.
Khi D bắt đầu triển khai nhiệm vụ, đơn vị bắt đầu tổ chức tập trung quán triệt triển khai đến từng chiến sĩ, bộ phân tham chiến ban đầu đến bộ phận ở nhà luân phiên thay thế. Làm sao khi tác chiến phải phối hợp nhuần nhuyển với nhau, không cho bọn địch có kẻ hở, tập trung bắn tỉa vào đội hình tiến công của ta. Đội hình chiến thuật lấy cơ bản là cấp tổ (3 đồng chí ), liên kết trong đội hình chung, tiến công chặc chẽ khi chạm địch. Các thành viên trong tổ chịu trách nhiệm lẩn nhau, trong quan sát hỗ trợ tác chiến, giải quyết thương tử và bảo đảm liên kết xung quanh trong lúc tiến công cũng như dừng lại tổ chức phòng ngự.
Cụ thể lực lượng được chia làm 4 bộ phận. Ba bộ phận xung lực, mỗi bộ phận có 6 tổ (mỗi tổ 3 đồng chí, có 1 hỏa lực và 2 AK), do 1 cán bộ b phụ trách (không gọi là b). Đồng chí cán bộ b có 1 đồng chí B41 theo cùng, làm nhiệm vụ hỏa lực chi viện trực xạ khi cần. Bộ phận chỉ huy gồm chỉ huy chung, liên lạc, y tá, 1 cối 60, 1 đại liên K57, 1 B41, 1 máy BRC 25, chỉ huy toàn diện và chi viện hỏa lực cho các mũi.
Trong ngày hôm sau, kể từ lúc nhận lệnh chuẩn bị của D, mọi công tác đã hoàn thành.
Tám giờ sáng ngày xuất phát, ngoài lực lượng c5 còn có 1 đơn vị Cam pu chia và trinh sát D khoảng cả trăm quân, lại thêm 1 b công binh Quân khu khoảng hơn 20 đồng chí cũng hành quân theo chúng tôi, trực chỉ hướng tây bắc, phát triển cặp biên giới về phía Đăng cum, bắt đầu xuất phát ra khỏi đội hình đơn vị.
Điều lạ là dù có lực lượng trinh sát D, nhưng c5 gần như đảm nhiệm tất cả, từ tổ chức đội hình đến cắt rừng theo yêu cầu của chỉ huy. Bộ phận trinh sát hình như chỉ đi bảo vệ bộ phận chỉ huy tiểu đoàn đi theo đội hình ở giữa. Đội hình xuất phát cụ thể: c5, bộ đội K, Dbộ và công binh đi sau cùng.
Cũng chẳng có triển khai gì về phía tiểu đoàn. Khi c5 và bộ phận công binh QK tập trung xong, bộ phận D bộ và bạn đến là xuất phát hành quân thôi. Đức Thảo còn nhớ đi chỉ huy ngày đó là đồng chí Trần văn Tứ, D phó phụ trách. Có vẻ phía Ban chỉ huy tiểu đoàn có gì chưa nhất trí thì phải, nên việc triển khai công tác tác chiến có vẻ như theo mệnh lệnh của trên, còn phụ trách đợt công tác này, không ai chịu trách nhiệm, nên công tác triển khai có gì đó không được chặt chẽ lắm.
Toàn bộ anh em bên dưới hầu như không ai biết gì về tình hình này. Chỉ có Đức Thảo là rất phân vân và lo ngại thôi. Chưa biết những gì sẽ xảy ra, nhưng qua tình hình hướng đánh của F9 phía trước, có vẻ địch cũng co cụm chống đỡ quyết lỉệt để cố giữ phòng tuyến cuối cùng này, nên khả năng phát triển ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể thương vong cũng sẽ đáng kể.
Lúc này hướng Mê lai và 1 số hướng khác đã cơ bản giải quyết xong nhiệm vụ tác chiến và bắt đầu triển khai kế hoạch phát hoang và bố trí mìn trái theo phân công trên địa bàn của mình.
Riêng hướng Poi Pet thì vẫn chưa triển khai được nhiệm vụ, do công tác truy quét có vẻ chưa đạt yêu cầu. Sư 9 từ hướng Đăng cum đánh qua hình như không gặp thuận lợi lắm thì phải. Chúng tôi được cập nhật tình hình chiến sự liên tục ở hướng này vì có liên quan với nhau, thường xuyên nhận được tin bộ phận đang tiến đánh của ta đang chạm địch, nhưng chỗ chúng tôi không hề nghe thấy tiếng hỏa lực nào nổi lên, điều đó chứng tỏ bộ phận đánh xuống còn quá xa. Chỉ có tiếng pháo Thái thỉnh thoảng vang lên xa xa, rồi tiếng đạn pháo nổ ẩm ì phía sau về hướng Ni mit.
Dân công bạn bắt đầu cũng có biểu hiện nôn nóng. Vậy là ở phía sau đội hình họ bắt đầu tổ chức thành từng nhóm đào bới tung cả mặt đất lên để tìm đồ cổ. Bắt đầu có 1 số tin đồn, dân công đào bới được vàng. Không biết có thật không, nhưng lại có thêm 1 số lính nhà ta tranh thủ cùng dân hợp tác đào bới. Bộ phận công binh cũng bắt đầu tham gia vào đội quân đào bới này, với lợi thế là những phương tiện mà quân đội trang bị đang có trong tay họ.
Giờ chỉ trừ những khu vực đang sử dụng làm nơi ăn ở, còn lại phía sau lưng Poi Pet, sự tàn phá như 1 trận ném bom rãi thảm. Nhiều khu vực bị xới tung lên mấy lượt do bị nghi ngờ có đồ. Các chỉ huy hoàn toàn bất lực với những gì đang xảy ra, thậm chí có người còn tham gia tích cực nữa. Không biết bao nhiêu ngày công đổ xuống, nhưng nếu đem trãi dài ra, chắc phải giải quyết được nhiều công việc.
Dường như cũng nóng ruột như những cấp chỉ huy, cả tiền phương Quân khu và Mặt trận cũng bất ngờ lên nằm ở Poi Pet để chỉ đạo tình hình. Đồng chí phó tư lệnh MT thì Đức Thảo đã có tiếp xúc, nhưng đồng chí Năm Ngà thì mới gặp lần đầu. Sự e ngại của 1 chỉ huy cấp thấp khiến Đức Thảo rất ít khi dám tiếp xúc với thủ trưởng Quân khu. Thật là trái với những gì Đức Thảo cảm nghỉ và cũng trái với phong cách với đồng chí phó tư lệnh MT, đồng chí thủ trưởng quân khu rất tình cảm và rất thương lính, dễ gần và dễ chịu vô cùng. Giờ cơm do ở ngay tại Ban chỉ huy , đồng chí cứ muốn ăn cơm cùng anh em, để có điều kiện và thời gian để thăm hỏi, cũng như san sẽ những thức ăn với anh em. Có 2 điều mà Đức Thảo còn nhớ đến bây giờ. Giờ ăn thủ trưởng hay nói câu đại ý: mình già rồi, ăn uống không bao nhiêu, mà hưởng tiêu chuẩn thịnh soạn quá, không cách gì ăn hết, phí. Còn lính tráng đang tuổi thanh niên, tuổi ăn tuổi lớn, thì bữa cơm không có gì ăn, đi đơn vị nào thấy cũng vậy. Hai nữa là khi tìm hiểu tuổi tác, trình độ và lý lịch gia đình Đức Thảo (có chú vượt biên đang định cư ở Mỹ ), đồng chí cho rằng sư đoàn gan quá, dám giao cửa khẩu cho thằng này, xong nhìn Đức Thảo cười khà khà. Với anh em lính tráng có dịp đi qua, thủ trưởng thường hay kêu vào hỏi han, không phân biệt. Thủ trưởng MT đi theo cũng có vẻ dịu lại về ngôn phong, khiến anh em cũng cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
Đột ngột lệnh tiểu đoàn giao xuống, c5 phải chuẩn bị một lực lượng gồm 80 tay súng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ tác chiến cho tiểu đoàn. điều kỳ lạ là chuẩn bị 1 lực lượng lớn như vậy, ít ra D phải họp cán bộ hay quân chính để triển khai nhiệm vụ. Đằng này chỉ có c5 được triển khai, còn các c khác, không ai nắm được nhiệm vụ sẽ làm gì, sẽ hợp đồng tác chiến ra sao.
Đối với Đức Thảo, lần triển khai nhiệm vụ lần này là thật đột ngột từ trước đến nay. Chẳng biết chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng chiến đấu hay chuẩn bị đi làm nhiệm vụ nữa. Tất cả quá mơ hồ, mặc dù Đức Thảo cứ gọi điện hỏi thăm liên tục.
Lệnh chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tác chiến đưa ra, gây nên tâm lý cực kỳ khó khăn cho Đức Thảo trong hoàn cảnh không biết chia sẽ với ai. Ban chỉ huy tiểu đoàn có vẻ đang lủng cũng nội bộ, kể từ khi đồng chí D trưởng Hai Bội bị gọi về sư, mà không có thông báo liên quan gì. Đồng chí Tạo, D phó quân sự lên thay, là 1 đồng chí cán bộ của D1 tăng cường ở lại, thì lại chưa tạo được uy tính lãnh đạo, chỉ huy tác chiến trong đơn vị nên anh em chưa thật sự tin tưởng lắm. Còn 3 đồng chí D phó còn lại (đồng chí Tứ, Tấm và Dung), cán bộ D2 cũ, thì chỉ thiên chỉ huy về 1 mặt, không đủ năng lực bao gồm nên cứ đùn đẩy nhau, trong tình hình khả năng tác chiến của đơn vị sắp xảy đến.
Bên dưới dàn cán bộ c cũng không mạnh mẽ gì hơn, c5 thì đồng chí Tiềm và Bình c phó khi nghe tình hình triển khai tác chiến từ trên xuống, đã bắt đầu có thái độ thiếu tập trung, xa rời đơn vị, tìm cách lánh mặt hoặc làm những chuyện không ăn nhập gì đến nhiệm vụ tác chiến của đơn vị. C6 thì đồng chí Toàn c phó, cùng thời Đức Thảo, nổi tiếng lỳ đòn trong tác chiến, đã đi phép. Đồng chí Vinh c trưởng (khi Đức Thảo mới vào D đã là c phó c 8 hỏa lực), đang trong thời kỳ bể chiến đấu, khi trước đó trong 1 lần chỉ huy tác chiến với Para bị vở trận, chạy rớt mất cả súng ngắn, ở khu vực ga Sô phi. C7 thì đồng chí Đờn thì như Đức Thảo đã giới thiệu ở những bài viết trước, đang là c trưởng, Đồng chí Chánh, đồng hương Đức Thảo đã về phép, thay bằng đồng chí Trường đi phép mới qua, mà đồng chí này thì chỉ đỡ hơn đồng chí Tiềm 1 chút.
Cán bộ b, số được đào tạo qua trường đang nắm b trưởng được giải quyết về phép gần hết, chỉ còn lại những đồng chí hạ sĩ quan, nắm quyền chỉ huy b còn lại là lực lượng nòng cốt cơ bản lúc này (nhưng qua thực tế chiến đấu sau đó, cho thấy sự quan trọng mang tính quyết định thành công nhiệm vụ đơn vị được giao là do những cán bộ b này chỉ huy xuất sắc, dẫn dắt anh em hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn đa số cán bộ b cho về phép không quay trở lại đơn vị).
Từ trước đến nay, thật sự cả đơn vị chỉ tác chiến với đối tượng pot hướng Cao Mê Lai . Mọi thủ đoạn và chiến thuật của chúng anh em ai cũng rành và đối phó có hiệu quả. Khi về Poi Pet, đối tượng Para quả thật Đức Thảo chưa từng chỉ huy tác chiến với chúng bao giờ, dù ở cấp a. Đa số cán bộ các cấp trong tiểu đoàn cũng vậy, nên sự chuẩn bị tác chiến lần này cũng lấy đi khá nhiều sức lực và tâm huyết của cả đơn vị. Chỉ có 1 lợi thế duy nhất là trước đây khi c5 còn nằm ở Kôp, trong những lần cơ động giải vây cho D3 ở Đăng cum và đặc biệt là trận cơ động cho E ở ga Sô phi, rất nhiều đồng chí trong c đã từng va chạm đối tượng tác chiến này. Một số đồng chí đã rất nổi tiếng về sự dũng cảm trong thời kỳ đó, giờ đang nắm cương vị a, b trưởng ở các b.
Cũng cần nêu lên 1 khía cạnh tạo nên sự yên tâm trong chỉ huy tác chiến của Đức Thảo nữa là từ khi bắt đầu về nhận nhiệm vụ ở c5. Do xác định được đặc điểm chiến thuật của đối tượng tác chiến Para, nên ngay từ đầu đã có những kế hoạch huấn luyện chuyên sâu cho đơn vị về chiến thuật cá nhân. Nên đồng chí nào cũng khá thuần thục các tư thế vận động, có đường ngắm cơ bản khá tốt, đủ sức kết hợp cùng đội hình, phát huy lối đánh, dùng chiến thuật địch đánh địch.
Khi D bắt đầu triển khai nhiệm vụ, đơn vị bắt đầu tổ chức tập trung quán triệt triển khai đến từng chiến sĩ, bộ phân tham chiến ban đầu đến bộ phận ở nhà luân phiên thay thế. Làm sao khi tác chiến phải phối hợp nhuần nhuyển với nhau, không cho bọn địch có kẻ hở, tập trung bắn tỉa vào đội hình tiến công của ta. Đội hình chiến thuật lấy cơ bản là cấp tổ (3 đồng chí ), liên kết trong đội hình chung, tiến công chặc chẽ khi chạm địch. Các thành viên trong tổ chịu trách nhiệm lẩn nhau, trong quan sát hỗ trợ tác chiến, giải quyết thương tử và bảo đảm liên kết xung quanh trong lúc tiến công cũng như dừng lại tổ chức phòng ngự.
Cụ thể lực lượng được chia làm 4 bộ phận. Ba bộ phận xung lực, mỗi bộ phận có 6 tổ (mỗi tổ 3 đồng chí, có 1 hỏa lực và 2 AK), do 1 cán bộ b phụ trách (không gọi là b). Đồng chí cán bộ b có 1 đồng chí B41 theo cùng, làm nhiệm vụ hỏa lực chi viện trực xạ khi cần. Bộ phận chỉ huy gồm chỉ huy chung, liên lạc, y tá, 1 cối 60, 1 đại liên K57, 1 B41, 1 máy BRC 25, chỉ huy toàn diện và chi viện hỏa lực cho các mũi.
Trong ngày hôm sau, kể từ lúc nhận lệnh chuẩn bị của D, mọi công tác đã hoàn thành.
Tám giờ sáng ngày xuất phát, ngoài lực lượng c5 còn có 1 đơn vị Cam pu chia và trinh sát D khoảng cả trăm quân, lại thêm 1 b công binh Quân khu khoảng hơn 20 đồng chí cũng hành quân theo chúng tôi, trực chỉ hướng tây bắc, phát triển cặp biên giới về phía Đăng cum, bắt đầu xuất phát ra khỏi đội hình đơn vị.
Điều lạ là dù có lực lượng trinh sát D, nhưng c5 gần như đảm nhiệm tất cả, từ tổ chức đội hình đến cắt rừng theo yêu cầu của chỉ huy. Bộ phận trinh sát hình như chỉ đi bảo vệ bộ phận chỉ huy tiểu đoàn đi theo đội hình ở giữa. Đội hình xuất phát cụ thể: c5, bộ đội K, Dbộ và công binh đi sau cùng.
Cũng chẳng có triển khai gì về phía tiểu đoàn. Khi c5 và bộ phận công binh QK tập trung xong, bộ phận D bộ và bạn đến là xuất phát hành quân thôi. Đức Thảo còn nhớ đi chỉ huy ngày đó là đồng chí Trần văn Tứ, D phó phụ trách. Có vẻ phía Ban chỉ huy tiểu đoàn có gì chưa nhất trí thì phải, nên việc triển khai công tác tác chiến có vẻ như theo mệnh lệnh của trên, còn phụ trách đợt công tác này, không ai chịu trách nhiệm, nên công tác triển khai có gì đó không được chặt chẽ lắm.
Toàn bộ anh em bên dưới hầu như không ai biết gì về tình hình này. Chỉ có Đức Thảo là rất phân vân và lo ngại thôi. Chưa biết những gì sẽ xảy ra, nhưng qua tình hình hướng đánh của F9 phía trước, có vẻ địch cũng co cụm chống đỡ quyết lỉệt để cố giữ phòng tuyến cuối cùng này, nên khả năng phát triển ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể thương vong cũng sẽ đáng kể.