Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Xin phép bác Bravia em có ý kiến trong thớt của bác tí.
1. Điểm lại tình hình hoạt động thời gian qua: Trước tiên, để có cái nhìn tương đối chính xác về một góc cạnh của thực trạng nền kinh tế nước nhà thì chúng ta điểm lại hoạt động của hệ thống các ngân hàng thời gian vừa qua. Trước năm 2005, các ngân hàng của chúng ta hoạt động một cách rất truyền thống (huy động, cho vay, dịch vụ thanh toán là chủ yếu), các mảng bảo lãnh, cấp phát, đầu tư lớn hầu hết do các tổ chức tín dụng nhà nước chuyên và không chuyên đảm nhiệm. Thời kỳ này các dự án lớn và đặc biệt lớn do các tổ chức tài chính nhà nước và chính phủ đảm nhiệm cụ thể là Quỹ Hỗ trợ Phát triển (VDB hiện nay), các quỹ đầu tư của địa phương (cấp tỉnh), ngân hàng BIDV, Nông nghiệp, Công thương tham gia là chính, các ngân hàng TMCP gần như vắng bóng ở các dự án này. Bước qua năm 2006 là thời kỳ bùng nổ của các ngân hàng cổ phần, từ cấp tỉnh, đến các tập đoàn, tổng công ty, các đại gia lắm tiền nhiều của đua nhau thành lập ngân hàng. Cách nhanh nhất được lựa chọn là mua lại các công ty tài chính, các Quỹ tín dụng, ngân hàng nông thôn rồi bơm thêm vốn, nâng cấp nó lên thành các ngân hàng đô thị. Thời điểm này nền kinh tế nước nhà có những bước phát triển đáng ghi nhận (có thể ảo hay thực đến mức độ nào thì em cũng đếk biết chính xác nên em cứ coi là vậy), cùng với đó các ngân hàng TMCP đua nhau tăng trưởng nóng để giành giật thị phần, khách hàng...Thời điểm này bác nào làm ngân hàng hay có quan ệ vay vốn ngân hàng rất dễ nhận thấy việc vay vốn ngân hàng cực kỳ dễ, hầu như ngân hàng chỉ cần quan tâm đến tài sản đảm bảo, còn thẩm định tình hình tài chính, dự án, nguồn trả nợ gần như qua loa cho có (nợ xấu hiện nay có nguồn gốc từ chỗ này khá nhiều), đồng thời với đó là đạo đức của một bộ phận nhân viên ngân hàng có vấn đề, thời điểm này dễ dàng nhận thấy là lượng cò vay vốn ngân hàng, đáo hạn nhiều vô số kể, người người làm cò, nhà nhà làm cò, cò gỗ cũng có mà cò thật cũng có... Và điều đó đương nhiên các ngân hàng có thể dễ dàng đạt được mục tiêu tăng trưởng nóng của mình, kèm với việc tăng trưởng nóng tín dụng thì việc cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán được các ngân hàng thả cửa, điều này kéo theo sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, bất động sản. Bà nội trợ cũng có thể nhảy vào kinh doanh chứng khoán, cũng đánh con nọ, bán con kia trong khi chả biết gọi cái con chứng khoán ấy là gì cho chính xác, thời điểm này nếu ai làm ở các đại lý nhận lệnh dễ dàng nhận thấy người ta gọi tên các cổ phiếu là các con "A bờ cờ", "Ét tê bê", "Ét ét i"...và dễ dàng kiếm lời từ chút tiền lẻ còn thừa sau mỗi lần đi chợ. Cứ hôm nay mua, vài ngày sau bán là kiếm 5% đến 10% thậm chí cao hơn một cách dễ dàng, các đại gia lắm tiền nhiều của thì khỏi phải nói, một ngày có thể mua bán gia dịch hàng tỷ, hàng chục tỷ và lợi nhuận kiếm được từ đây hẳn là rất nhiều. Cùng theo đó thì thị trường bất động sản nóng lên từng ngày, cảnh chen chúc nhau, giành giật nhau để lấy được cái phiếu bốc thăm diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh thì chuyện săn tìm mua bất động sản có lẽ là nhất cả nước. Tiền lợi nhuận từ chứng khoán là những con số khổng lồ đổ vào thị trường bất động sản làm cho sức nóng của nó càng tăng lên. Lúc này các công ty kinh doanh bất động sản kiếm tiền dường như chưa bao giờ dễ hơn, chỉ cần cái bản vẽ quy hoạch, thậm chí mới chỉ là hồ sơ xin dự án đã có thể bán kiếm lời trên đống giấy chẳng mấy giá trị này. Các ngân hàng, điển hình là khối cổ phần là những nhà kinh doanh thức thời, chỗ nào có biến động là họ nhảy vào như những con thiêu thân không hề biết thương hoa tiếc ngọc, ai muốn vay mua bất động sản đều vay được, ai muốn vay chơi chứng khoán đều vay được, các công ty kinh doanh bất động sản thì có quyền lựa chọn cho mình những ngân hàng ưng ý nhất... Năm 2007 được xem là "mùa xuân vĩnh cửu" của cả nền kinh tế và cả hệ thống ngân hàng - mạch máu của nền kinh tế. Rồi trong cái mùa xuân ấy, mùa xuân năm 2008... một cơn bão cấp 12 tràn qua nền kinh tế thế giới và nó cuốn phăng cả các ngân hàng có hàng trăm năm tuổi, các tập đoàn đại thụ của thế giới cũng xếch bếch sang bang... và nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi, chứng khoán tụt dốc, bất động sản cũng bất động đậy... Nhưng nhờ tài lèo lái (lài léo) tài tình của một số người thì dường như cơn bão đi qua và gần như nó chỉ gây ra các vết thương sứt đầu mẻ trán. Với ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của những con dân Việt thì cơn bão đó lẽ ra chỉ là con muỗi bay, cụ thể bước qua năm 2009 nền kinh tế bước đầu đã phục hồi lại, người người dường như cho cơn bão 2008 trôi về quá khứ... các mạch máu của nền kinh tế nhìn chung cũng vậy. Tuy nhiên, sống ở thiên đường quen rồi nên những kẻ cơ hội kiếm tiền bằng cách gạt vấn đề đạo đức sang một bên của một bộ phận cán bộ ngân hàng vẫn tiếp tục bước tới trên con đường "cào""cấu". Tài sản thế chấp thì được định giá như thời hoàn kim với mức giá trên trời, các quy trình và quy định thẩm định cũng bị xem thường vì ai cũng tự cho rằng "mùa xuân vĩnh cửu" sẽ sớm quay trở lại. Tình hình cứ thế trôi qua cho đến mùa xuân năm 2011, mùa xuân năm 2011 là một "mùa xuân nho nhỏ" đối với giới ngân hàng và giới kinh doanh vì ngay trong mùa xuân này các chính sách của nhà nước và ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu một lần nữa tràn qua thiên đường của chúng ta, nền kinh tế bất đầu có dấu hiệu tụt dốc rõ nét (thực ra năm 2010 nó đã có nhưng ai nào biết, ai nào có hay). Bất động sản tụt dốc, chứng khoán liêu xiêu, lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng tăng lên chónh mặt, các ngân hàng tranh nhau huy động để bù đắp cán cân thanh khoản, chưa bao giờ tình hình thanh khoản của các ngân hàng căng như lúc này (2010 - 2011), các ngân hàng đua nhau thỏa thuận lãi suất với người gửi tiền, người có tiền thì lên mạng lập thớt hỏi xem ngân hàng nào lãi cao, hay gọi cho anh em, bạn bè xem thằng bank nào lãi tốt... Ngân hàng, người gửi tiền như trong cuộc chiến giằng co qua lại... Lúc này các ngân hàng yếu thanh khoản mới nhận thấy việc tăng trưởng nóng tín dụng thời gian qua bằng nguồn tiền vay của các ngân hàng bạn quay lại cắn mình như thế nào? Đồng thời với những khó khăn này thì nợ xấu cũng bắt đầu phát sinh do việc tăng trưởng nóng nên bỏ qua một số các yếu tố rủi ro trong quá trình thẩm định, xét duyệt. Lúc này các ngân hàng bắt đầu cuộc chiến với nợ xấu, nhưng ngân hàng phải bắt đầu từ đâu? Hầu hết các ngân hàng thự hiện việc kiểm soát đầu ra một cách chặt trẽ hơn bằng các tiêu chí, chỉ số thẩm định, đánh giá khách hàng, lập ra các cấp xét duyệt và giới hạn các mức xét duyệt cho từng cấp thay vì tràn lan và thiếu kiểm soát như trước đây. Đồng thời lập ra các phòng, ban, hội đồng xử lý nợ xấu, các cuộc họp xử lý nợ xấu diễn ra hàng ngày, hàng tuần tại các tổ chức tín dụng, các cá nhân tham gia vào quá trình cho vay đối với các khoản nợ xấu phát sinh bắt đầu bị xem xét liên đới trách nhiệm... Tuy nhiên, kết quả của quá trình còn phục thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tài sản thế chấp bị định giá quá cao, định giá không chính xác (nhà hẻm nhỏ thành hẻm to, đất ngập úng thành đất bình thường. Em đã từng thực tế đi kiểm tra một tài sản được định giá là đất ở mặt tiền hẻm đất rộng 4m, cách QL13 500m, thuộc khu dân cư hiện hữu nhưng thực tế thì nó nằm giữa rừng cao su thuộc xã Tân Định - Bến Cát và xung quanh là những căn nhà ma chờ đền bù giải tỏa. Hay một miếng đất trồng cây lâu năm ở Cần Giờ được định giá là đất đang sử dụng để canh tác bình thường, nằm trên đường đất rộng 5m nhưng thự tế kiểm tra thì em phải lội trên bờ mương rộng không quá 50cm và chỉ lo lọt xuống ruộng, khi nước lên thì phải thuê người chèo thuyền đưa ra vì miếng đất giờ là một biển nước mênh mông). Ngoài vấn đề đạo đức cảu người thẩm định thì yếu tố thị trường cũng là những khó khăn rất lớn của ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, bất động sản đóng băng, kinh tế trì trệ, các ngành sản xuất gần như tê liệt, vậy xử lý tài sản thế chấp bằng cách nào khi đăng báo chán chê, yêu cầu nhân viên chào bán thông qua người thân... vẫn không xử lý được. Mà nếu xử lý được thì cũng chưa chắc thu hồi đủ nợ gốc và lãi vay. Nhà xưởng, máy móc thiết bị... cầm cố thế chấp cũng gặp cảnh tương tự. Cá nhân em, nợ xấu hiện nay có nguồn gốc không nhỏ từ việc khách hàng vay kinh doanh nhưng lại ném vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán. Cái này là nguyên nhân kép dẫn tới nợ xấu.
2. Con số nợ xấu của các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Theo em con số này có thể lớn hơn con số mà Thống đốc Bình đã báo cáo trước Quốc Hội. Tuy nhiên, có cần quá bi quan đến con số này không? Theo em là không! Vì thực tế bản chất nó vẫn là như thế cho dù mình có nói nó là bao nhiêu đi nữa, chỉ biết rằng nó đã đến mức báo động và tất cả các thành phần đều cần phải xắn tay áo lao vào giải quyết nó bằng những hành động, chính sách, cơ chế cụ thể chứ không phải bằng những khẩu hiệu xuông. Chốt lại vấn đề này thì "làm sao? Làm như thế nào để giải quyết nợ xấu" mới là vấn đề quan trọng quà tiên quyết. Nếu không làm ngay và triệt để thì nó sẽ tiếp tục phình ra, gặm nhấm vào mọi ngóc ngách của nền kinh tế và sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được.
3. Nợ xấu ảnh hưởng ghê gớm như thế nào đến nền kinh tế?
Trước tiên em định nghĩa về nợ xấu thế này: Nợ xấu là một khoản tiền đã cho vay mà người cho vay xác định không thể thu hồi lại được một phần hoặc toàn bộ và có nguy cơ bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của người cho vay do người vay làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Ngoài ra nợ xấu là là một khoản tiền đã cho vay mà người cho vay xác định không thể thu hồi lại đúng hạn theo cam kết với người vay tương ứng với một mốc thời gian cụ thể. (Tính hỏi gúc gồ mà chẳng có, theo cái ông 493 thì như hát hay)
Vậy nợ xấu ảnh hưởng ghê gớm như thế nào đến nền kinh tế: Em mà mổ xẻ, phân tích cái này thì có mà đến sáng mai :D. Vậy em ngắn gọn là nó giống như bệnh tắc nghẽn mạch máu não. Sợ chưa? :confused:
4. Làm thế nào để giải quyết nợ xấu: Hôm trước em đã từng nói trong cái thớt về thành lập công ty mua bán nợ quốc gia của bác nào đó. Việc giải quyết nợ xấu trước tiên phải do chính tổ chức tín dụng đứng ra thực hiện. Vì không ai khác ngoài tổ chức tín dụng hiểu rõ hơn về các khoản nợ xấu phát sinh tại đơn vị mình. Việc giải quyết nợ xấu không thể thực hiện một cách cứng nhắc, đồng loạt theo kiểu phát mãi tài sản để thu hồi nợ mà cần phải được phân tích kỹ lưỡng từng khoản nợ xấu cụ thể, từng khách hàng cụ thể về các tiêu chí sau:
- Nguyên nhân chi tiết phát sinh nợ xấu từ đâu?
- Tình trạng thực tế của khoản nợ xấu/khách hàng (tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng)
- Tình hình tài sản thế chấp (giá trị, khả năng thanh khoản...)
- Đánh giá về tính hợp tác của khách hàng
Từ đây có thể đưa ra giải pháp giải quyết cụ thể cho từng khoản nợ xấu, từng khách hàng một cách hiệu quả bằng các phương thức sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu
- Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ xấu.

- Cơ cấu lại khoản vay: Giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ...
- Mua/bán lại khoản nợ tùy thuộc vào khả năng của mỗi ngân hàng (BIANFISHCO)
- Hỗ trợ tìm kiếm đối tác mua lại khoản nợ tại ngân hàng mình
- Bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của khách hàng...

Viết dài quá sợ các bác ngại đọc nên em tạm bốc phét thế đã. Mai em cà phê Lò Gạch xong em sẽ chém tiếp.
 
Hạng D
1/6/12
1.091
98
48
lạm phát 8% như thế là tốt lắm gòi,nhưng ko bjk có được như vậy ko bác chủ ?
 
Hạng B2
15/6/05
189
17
18
54
San Fran Xích Long
Chà, bài của bác nguahoang49 hay quá, đọc lại bài này làm nhớ lại 1 thời oanh liệt khi nhà nhà chơi chưng khoán và tranh nhau mua BDS như mua con cá bó rau ...lúc đó e cũng không hiểu nguồn tiền từ đâu mà ra, cứ nghĩ dân mình giàu ngầm hoặcnguồn từ kiều hối..., giờ e mới hiêu là từ sự bùng nổ và phát triển nóng dễ dãi của NHTM giai đoạn 2006, e cũng cho rằng nợ xấu xuất phát từ những lý do mà bác đã phân tích ...tks bac
 
Hạng D
5/4/09
1.558
2.028
143
Biển yên sóng lặn rồi, nhưng liệu có khả quan hơn tí nào không ? Hay chỉ tạm lắng xuống rồi đâu lại vào đấy với một sự thoả hiệp tinh vi hơn. Thời buổi này khó tin ai hết !
 
16/7/12
35
2
18
52
binharch nói:
Biển yên sóng lặn rồi, nhưng liệu có khả quan hơn tí nào không ? Hay chỉ tạm lắng xuống rồi đâu lại vào đấy với một sự thoả hiệp tinh vi hơn. Thời buổi này khó tin ai hết !
Sắp " xuống hố cả nút" roài .
ở đó mà yên. Trước cơn bão lớn thường là sự yên lặng ghê người đới
why? nợ xấu nó sẽ đè chết nền k tế này thôi
còn vụ " chính biến" hả? chẳng qua là tính " thay máy" như cụ Bùi từng nói nhưng không tìm được "cái máy nào" phù hợp "cấu hình" con xe đồng nát, nên " tạm dừng " thôi nhoá. mọi khó khăn còn NGUYÊN XI - đặc biệt là nợ xấu & nợ nước ngoài phải trả bằng tiền Mẽo, thứ mà chùa Bộc không tài nào in ra được ...
vote cho bác cafe lò gạch, đóng bài này " chắc tay " ghê:D:D:D:D
 
Hạng C
3/5/08
965
4
18
54
Bank giờ có siết nợ cũng ôm đống BDS đó mà chẳng biết làm gì, tất cả đang ngồi chờ thời chăng.....
 
Hạng D
13/1/10
2.009
44.627
113
54
@bravia : tình hình vừa qua không thể gọi là chính biến (biến động về chính trị), bank biến thì được
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.180
113
@ Ngựahoang49:
Bài bác tuy dài nhưng đọc lại thài thấy được sự tóm tắt cho cả giai đoạn dài của hệ thống ngân hàng vừa qua.
Trong phần 1 bác có nêu lên một vấn đề đó là vai trò của VDB ( ngân hàng phát triển Việt Nam). Quả thật trong suốt quá trình “tái cấu trúc kinh tế” em chưa thấy ai, hay các thông tin nào lại đề cập tới VDB này – chả lẽ đây là “của để dành” chưa tới lúc xài. Theo em vai trò của VDB lúc này rất quan trọng đấy. Có lẽ rảnh thì chém gió về cái này cũng rất hay.

Về phần nợ xấu thì theo em cũng không có gì là quá đáng lo bởi hiện nay giải pháp xử lý đống nợ xấu này có nhiều phương pháp, không đến nỗi là không có giải pháp – cái này có thể xử lý trong dài hạn vẫn được. Cái khó khăn lớn nhất vẫn là hiện tượng tắc nghẽn dòng tiền lưu thông trên thị trường, mà cái này càng lúc càng bị dồn ứ cần phải giải toả tức thì, chứ không cái nợ xấu càng tăng, nguy cơ của sự sụp đổ là trước mắt – cái này mới là căn nguyên của chính biến vừa rồi và kết quả của nó là tiêu đề, nội dung bài viết này.

@BienxanhPQ:
Không đến nỗi tệ thế đâu bác:
- Nợ xấu thì như em nói ở trên.
- Thay máy? Tháo máy thì dễ nhưng kiếm máy nào thay mới nan giải, do vậy chả có ai “dại” tới mức là cứ tháo máy ra trước rồi mới lo đi kiếm máy thay. Muốn thay máy thì thay cách đây hơn năm rồi, chả phải tới lúc này.
- Nợ tiền vay đúng là phải trả bằng ngoại tệ, nhưng ngoại tệ lại được chính thằng cho vay nó cắt từ nguồn rồi – kiểu như là tao cho mày vay 10 đồng nhưng nhưng mày thiếu tao 2 đồng vậy tao chỉ đưa cho mày 8 đồng thôi – Do đó tiền Chùa Bộc không cần In thêm cho cái này làm gì.

@dtmnqv:
Việc ngân hàng ôm một mớ BDS mà lúc này không ra hàng được thì phải coi lại cơ cấu nợ cho chính cái tài sản này là gì. Như em đang thấy 1 ông BDS cần vay 30tỷ làm vốn lưu động nhưng cắm cha cái sổ 300tỷ nay 30 tỷ kia xài hết mà không đáo hạn nổi với ngân hàng, ngân hàng cũng mặc kệ. Vậy khả năng ngân hàng sẽ chuyển nợ sang đầu tư dài hạn nếu thấy Thơm.

@binharch:
Cũng có thể nói là sóng gió bình yên trở lại rồi. Sự việc diễn ra tốt đẹp như kịch bản. Bằng chứng cho thấy tính thanh khoản cao, rất cao là NHNN đã hút ròng gần 10.000tỷ trên thị trường OMO rồi đó, nếu các ngân hàng không thanh khoản tốt thì NHNN hút bằng không khí à.
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Hôm nay rảnh em ngồi chém tiếp. Sáng sớm làm ly cà phê cối mà không ăn sáng nên đầu óc tưng tưng các bác thông cảm. Cà phê của F1 em còn cả ký, lâu nay có ông bạn trên Buôn Mê tháng nào cũng chuyển xuống cho 3 ký nhai dần nên phê lòi tòi từ sáng đến tối.
* Trước tiên em xin nói đến cái VDB (office cũ của em): VDB trước đây tiền thân của nó là Tổng Cục Đầu Tư Phát Triển trực thuộc Bộ Tài Chính, năm 1999 Chính phủ thực hiện tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính theo đó thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển (DAF) thực hiện nhiệm vụ quản lý tín dụng đầu tư Nhà nước. Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển là:
1. Huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước;
2. Sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn vốn của Quỹ;
3. Cho vay đầu tư và thu hồi nợ;
4. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
5. Thực hiện việc bảo lãnh cho các chủ đầu tư vay vốn đầu tư; tái bảo lãnhnhận tái bảo lãnh cho các quỹ đầu tư;
6. Quỹ có thể uỷ thác, nhận ủy thác cho vay vốn đầu tư;
7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
8. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quanđến hoạt động của Quỹ;
9. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liênquan theo quy định.
Năm 2006, để tránh các yếu tố bất lợi do Việt Nam đã gia nhập WTO và tránh việc bị xem xét vấn đề cạnh tranh không lành mạnh nên chính phủ đã tổ chức lại Quỹ Hỗ Trợ Phát Triển thành Ngân hàng Phát triển có tên quốc tế là The Vietnam Development Bank (tên viết tắt VDB).VDB sẽ tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ của DAF như cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu đối với nhà xuất khẩu trong nước. Với vốn điều lệ là hơn 5.000 tỷ đồng VDB sẽ đóng vai trò như một ngân hàng xuất - nhập khẩu của Chính phủ để cung ứng các dịch vụ tài chính cho cả nhà xuất khẩu trong nước lẫn nhà nhập khẩu nước ngoài mua, bán hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.<span style=""color: #008000;""> Hoạt động của VDB không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.</span>
Tổng dư nợ tín dụng đầu tư của VDB đến 31/12/2010 khoảng 90 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 20%/năm, chiếm 3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (VDB). VDB đang quản lý 2.445 dự án với tổng số vốn vay theo hợp đồng tín dụng là 168.846 tỷ đồng, trong đó có 106 dự án nhóm A với số vốn vay 73.583 tỷ đồng. Khác với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM), muốn có nguồn vốn hoạt động thì cổ đông phải đóng góp, huy động trên thị trường, đôn đáo vay mượn của nhau, khấu từ lợi nhuận…và một phần từ Ngân hàng Nhà nước thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn và giao dịch trên thị trường mở (OMO) thì nguồn vốn của VDB hoàn toàn được ngân sách bao cấp. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, nếu bị thiếu vốn thì VDB huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (TCTD), nhà nước cấp bù lãi suất sau.
Với đầu ra, khi cho vay thì VDB cũng không phải vất vả tìm dự án tốt để giải ngân như mọi ngân hàng khác. Bởi lẽ, VDB thực hiện cơ chế cho vay theo chỉ đạo của nhà nước, dự án ở đâu, VDB cho vay ở đó.
Các dự án điển hình của VDB mà em được biết là "5 triệu hecta rừng", "Đánh bắt xa bờ", các dự án thủy điện, đóng tàu, cầu đường...
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.180
113
nguahoang49 nói:
....
7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
......
<span style=""color: #008000;"">Hoạt động của VDB không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng [style="color: #ff0000;"]0%</span>, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.[/style]
Tổng dư nợ tín dụng đầu tư của VDB đến 31/12/2010 khoảng <span style=""color: #ff0000;"">90 nghìn tỷ đồng</span>, đạt tốc độ tăng bình quân 20%/năm, chiếm 3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (VDB).

..... nếu bị thiếu vốn thì VDB huy động từ các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng (TCTD), nhà nước <span style=""color: #ff0000;"">cấp bù lãi suất sau</span>.

Với đầu ra, khi cho vay thì VDB cũng không phải vất vả tìm dự án tốt để giải ngân như mọi ngân hàng khác. Bởi lẽ, VDB thực hiện cơ chế <span style=""color: #ff0000;"">cho vay theo chỉ đạo </span>của nhà nước, dự án ở đâu, VDB cho vay ở đó.

Với lợi thế và cơ chế sẵn có như thế thì em cũng đang thắc mắc là tại sao cho tới giờ này CP chưa mang con bài này ra sử dụng. Hay là chưa cần thiết phải dùng nó vì vẫn còn nhiều phương án khác.
 
Status
Không mở trả lời sau này.