Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
25/4/12
114
13.752
93
@nguahoang49: khi chưa có bệnh người ta mới phải phòng bệnh. hiện tại hệ thống NH đang bị những căn bệnh đó thì phải chữa bệnh nếu ko chữa thì nó tiếp tục lây lan và phá hủy. KHi chữa xong thì mình cũng coi như tiêm cho nó liểu vacxin phòng bệnh cho nó luôn :D
nguahoang49 nói:
taile nói:
nguahoang49 nói:
@ taile: Cái nợ xấu nó khác với các loại bệnh khác bác ạ. Như em đã nói ở trên, nếu không chú ý đến phòng bệnh thì nguy cơ gặp hậu quả kép là rất lớn. Các chính sách phòng bệnh bản thân nó đã hàm chứa khả năng và tác dụng chữa bệnh rồi đấy ạ.
cái phòng bệnh đó cũng là một phần gây nên tình trạng nợ xấu bây giờ. Nó đã xảy ra thì phải tìm cách chữa trị và khắc phục cái hậu quả của nó bác ạ.:D
Bác chưa hiểu ý em rồi. Phong phần nói về phòng bệnh em nêu ra các nguyên nhân dẫn tới bệnh tật, trong đó cơ bản gồm các nguyên nhân như:
- Sự quản trị yếu kém của một số nhà điều hành
- Đạo đức kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu cuả thời cuộc
- Sự thiếu ổn định, linh hoạt, kịp thời, chính xác của chính sách điều hành, chính sách kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ 2 nguyên nhân nêu ở trên nhưng ở cấp vĩ mô
=> <span style=""color: #0000ff;"">Chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được các nguyên nhân phát bệnh, lây bệnh. Và khi phòng chống được căn bệnh này thì đồng nghĩa với việc đã chữa hoặc góp phần hỗ trợ vào việc chữa bệnh (kinh tế ổn định, làm ăn có lời thì lúc đấy có mà nhà nhà, người người lại tranh giành, dẫm đạp lên nhau đòi mua những khoản nợ xấu)</span>
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
taile nói:
nguahoang49 nói:
Việc giải quyết nợ xấu trước tiên phải do chính tổ chức tín dụng đứng ra thực hiện. -><span style=""color: #3366ff;""> cái này đồng ý với bác trong điều kiện kinh tế bình thường chứ bây giờ liệu ngân hàng có đủ khả năng (con người + tài chính) làm điều đó. </span> <span style=""color: #ff0000;"">Cái này nó tùy vào khả năng, đặc thù và cách làm của mỗi ngân hàng bác ạ. Trong điều kiện hiện nay hầu hết các ngân hàng sử dụng chính lực lượng lao động hiện có của mình, tự đào tạo, tập huấn... để xắp xếp qua bộ phận xử lý và thu hồi nợ. Lập ra 1 ban xử lý và thu hồi nợ xấu chuyên trách luôn luôn là một lựa chon thông minh và hiệu quả, kể cả về mặt kinh tế. 1 nhân viên thu hồi nợ chuyên trách có thể xử lý các khoản nợ tại nhiều đơn vị kinh doanh (em đã từng làm cái này bác ạ, 1 mình em xử lý cho nguyên 1 chi nhánh với tỷ lệ nợ xấu từ 30% về 5% trong vòng 6 tháng. Con số nợ xấu xử lý được là đơn vị hàng chục tỷ và số lượng hồ sơ là vài chục cái bác ạ). Nếu để cho cá nhân gây ra nợ xấu xử lý thì thường họ lấp liếm các nguyên nhân cũng như quá trình phát sinh để né tránh trách nhiệm, điều này dẫn tới việc xử lý không hiệu quả.</span>
Một bất cập hiện nay trong ngành ngân hàng đó là việc xử lý nợ xấu được giao cho các đơn vị kinh doanh, cụ thể là cán bộ tín dụng, trưởng phòng, giám đốc... -> <span style=""color: #3366ff;"">Nếu không do những người này thi khi nợ xấu xảy ra lại có bộ phận khác xử lý thì bộ phận kinh doanh có thể trình hồ sơ vô tội vạ(xấu có thể làm thành tốt) cái nảy là rủi ro đạo đức rất lớn. Chẳng hạn như bây giờ việc thu hồi nơ do cán bộ tín dụng, trưởng phòng, giám đốc vậy mả doanh nghiệp muốn vay cũng phải % cho cán bộ tín dụng để có hồ sơ đẹp hơn sạch hơn và vay được nhiều hơn. Có nghĩa là cán bộ tính dụng đã đẩy NH chịu nhiều rủi ro hơn. </span>
<span style=""color: #ff0000;"">Bất kể ngân hàng nào khi phát sinh nợ xấu một cách đột biến hoặc đến 1 mức độ nào đó thì trước tiên là họ thực hiện ngay các biện pháp quản trị rủi ro. Như em đã nói ở phần trước, các ngân hàng sẽ giới hạn lại hạn mức phê duyệt của từng cấp phù hợp với tình hình quản trị, khả năng thực tế của từng đơn vị, thậm chí cắt luôn hạn mức phán quyết của các đơn vị yếu kém. Ngoài ra các ngân hàng còn có thể lập ra các bộ phận phê duyệt chuyên trách (Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng...) tùy theo khả năng chuyên môn, khả năng quản trị rủi ro...của từng cấp phê duyệt mà uyr quyền hạn mức phán quyết, điều kiện phán quyết. Đồng thời tập trung toàn bộ việc phê duyệt về bộ phận này. Đồng nghĩa với đó, chính sách và giải pháp kinh doanh được thực hiện một cách tập trung và đồng nhất. Ở đây em nói dựa trên quan điểm cá nhân và cách làm của những ngân hàng được cho là quản trị tốt hiện nay. Tuy nhiên, việc làm thế nào? Mức độ an toàn ra sao? thì đều do khả năng quản trị cấp cao của ngân hàng đó. Cụ thể là ban điều hành (Tổng Giám Đốc/ các Phó tổng phụ trách, Hội đồng quản trị, Ban kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ...) có đáp ứng được yêu cầu đề ra hay không? Có làm việc hết trách nhiệm hay không? Các cấp có kiểm soát được khối lượng và chất lượng của công việc mà cấp dưới mình làm hay không? Nếu không làm được thì chẳng khác nào đánh bùn sang ao. Ở hầu hết các ngân hàng thì việc kiểm soát đạo đức kinh doanh của nhân viên được thực hiện khá tốt, thường các ngân hàng này là những ngân hàng có ông chủ đích thựcchứ không phải là cha chung không ai khóc và người điều hành là người có bàn tay sắt, những nhân viên sai phạm tùy theo mức độ đều bị xử lý 1 cách nghiêm minh. Thường việc xử lý được thực hiện trong nội bộ ngân hàng vì những lý do riêng nên chỉ những vụ sai phạm lớn mới được thông tin rộng rãi.</span>
Em tạm trả lời bác vậy vì nếu đi sâu vào mổ xẻ từng vấn đề thì em sẽ phải làm nguyên 1 đề án còn to hơn cả cái đề án "tái cấu trúc nền kinh tế" đấy ạ.
taile nói:
khi chưa có bệnh người ta mới phải phòng bệnh. hiện tại hệ thống NH đang bị những căn bệnh đó thì phải chữa bệnh nếu ko chữa thì nó tiếp tục lây lan và phá hủy. KHi chữa xong thì mình cũng coi như tiêm cho nó liểu vacxin phòng bệnh cho nó luôn :D
Bác có thấy dịch cúm gia cầm với heo tai xanh không? Phòng vẫn phòng mà dịch vẫn dịch. Kinh tế nó cũng thế đấy bác ạ. Nếu nói đơn lẻ từng ngân hàng hay từng doanh nghiệp thì như bác nói là đúng, nhưng ở đây là cả nền kinh tế, nếu ông đánh xuôi bà thổi ngược thì mọi chuyện không bao giờ giải quyết được. Nếu mình chỉ lo chữa bệnh thôi thì chữa được chỗ này chỗ khác nó lại phát bệnh, mình làm sao có đủ lực để mua thuốc chữa cho cả nền kinh tế? Vậy nên phải kết hợp cả 2. Hơn nữa, việc này cần phải có bàn tay thép, nghĩa là tất cả phải đồng loạt thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Phải có chế tài đủ mạnh để tạo áp lực cho các thành phần thực hiện, ai không thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn phải bị xử lý. Nói thì dài lắm nên em nghĩ tạm vậy đã.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
@ Bác Bravia: Thớt này em vắt nát óc suy nghĩ và khá tâm đắc (tự sướng) nên nếu Mod có xóa thì bác lưu giùm em vào một ngóc ngách nào đấy để em có thể ngâm cứu tiếp ạ. Lâu nay em mắc bệnh tri thức hão mất rồi.
 
Hạng B2
24/12/11
478
40.837
93
bác nguahoang49 viết dài đọc đuối quá , em tóm tắt lại bằng một câu thôi:

Sướng con ku... mù con mắt... (chữ ký của bác đới)

he he he
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.180
113
nguahoang49 nói:
@ Bác Bravia: Thớt này em vắt nát óc suy nghĩ và khá tâm đắc (tự sướng) nên nếu Mod có xóa thì bác lưu giùm em vào một ngóc ngách nào đấy để em có thể ngâm cứu tiếp ạ. Lâu nay em mắc bệnh tri thức hão mất rồi.
Bài của bác quá hay, tâm huyết! Em bận chưa vô 8 được, nhưng bài này chất lượng tốt, có tính tham chiếu coi tình hình giải quyết của NN coi có giống như những gì mình đang trao đổi trên này hay không
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Em mới soạn xong phần mới về dự đoán phương án, giải pháp xử lý nợ xấu. Rất dài vì lên đến 3 trang A4. Mai em mới post được do máy tính cá nhân em đang nhờ cài lại, máy cơ quan thì tối cắt nét. Em không chép qua phone để post được. Các bác chuẩn bị tinh thần là sáng mai pha sẵn ấm trà hay ly cà phê nhé. Goodnight!!!
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Hôm qua uống nhiều cà phê quá nên tối xót ruột quá chả ngủ được, ngồi buồn em nghĩ vẩn nghĩ vơ, mơ màng đến chuyện quốc gia đại sự. Giờ em đưa ra giả thuyết về việc giải quyết vấn đề nợ xấu mà rất nhiều bác quan tâm cũng như thắc mắc, thậm chí có những suy nghĩ về chiều hướng xấu sẽ sảy ra trong tương lai… Nợ xấu của nền kinh tế (bao gồm ở tổ chức tín dụng và cả các thành phần kinh tế, thậm chí là cả ở cá nhân em hay một số bác…) hiện nay là một căn bệnh đến giai đoạn trầm kha, chúng ta dường như cảm nhận đang bước trên lưỡi dao sắc bén chỉ chực cắt đứt bàn chân, nguy hiểm là thế, lo ngại là thế, nhưng dù có khó khăn nào thì cũng đều có cách giải quyết của nó, có thể đơn giản, dễ dàng, có thể phức tạp, khó khăn… Nợ xấu là khoản đầu tư của nền kinh tế mà hiện nó không tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội, thậm chí bị hao hụt một phần hoặc toàn bộ. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc một nguồn lực lớn của xã hội đang bị lãng phí, tổn thất mà ở đó phần nguồn lực còn lại của xã hội phải gánh chịu và bù đắp những thiệt hại mà nó gây ra. Nó như trong một gia đình chỉ có 1 vài người làm việc nhưng phải cấp dưỡng cho những người ăn không ngồi rồi, không làm ra tiền nhưng chỉ biết ăn chơi và phá phách. (Định nghĩa theo cách của nguahoang49)
Thực tế là mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Trong giải quyết mọi vấn đề thì yêu cầu đặt ra là cần có độ chính xác, đủ mạnh, tập trung và đồng bộ. Trong việc giải quyết nợ xấu cũng vậy, nếu chính sách, cơ chế, biện pháp, nhân tố (cả xã hội) đưa ra không đáp ứng được đồng thời các yêu cầu trên thì dù cho chúng ta có làm gì, làm như thế nào, làm đến đâu cũng không thể giải quyết được vấn đề. Khi đó công sức, tiền bạc và thời gian của chúng ta bỏ ra chẳng khác nào muối bỏ biển…
Tự dưng em nghĩ đến chuyện bẻ bó đũa, nghĩ cũng buồn cười, có khi mình hâm thật, bó đũa thì liên quan quái gì đến chuyện quốc gia đại sự, hay phải như thầy bói vẽ voi? À mà gần đây thấy nhiều cái giống thầy bói vẽ voi quá, nhiều cái cứ phán như đúng rồi ấy chứ lị… Nhiều khi con người thường kỳ vọng quá mức khả năng thực tế mà mình có, xã hội có, đôi khi chúng ta mải mê trong chiến thắng mà ngủ quên không nghĩ tới sẽ có những ngày khó khăn, thất bại.
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Quay lại vấn đề giải quyết nợ xấu, như em đã nói ở phần trước, chính các chủ nợ là người trước tiên phải tự đứng ra giải quyết nợ xấu của mình. Em giả thuyết ngân hàng (hoặc cả nền kinh tế) có tổng số nợ xấu là 100.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu kiểm soát được (có nghĩa là khách hàng khó khăn tạm thời và đánh giá trong tương lai khách hàng có thể trả được nợ với các điều kiện khả thi) là 50% tương đương 50.000 tỷ đồng, phần còn lại là nợ xấu không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ (có nghĩa là khách hàng bị đánh giá mất khả năng thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ trong hiện tại và kể cả trong tương lai) là 50.000 tỷ đồng. Tổng số tiền đã trích lập dự phòng rủi ro cụ thể của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu là 10.000 tỷ đồng (mức này cho nó khả thi chứ thực tế theo quy định thì nó phải cao hơn con số này). Vậy phương án nào hiệu quả nhất đối với ngân hàng để giải quyết được khối nợ xấu nói trên? Giờ em thành lập Công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản (QLQ & KTTS ) với số vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng (1) từ nguồn trích lập dự phòng rủi ro cụ thể (trong điều kiện chính sách và quy định nhà nước cho phép), đồng thời với đó, em đánh giá trong nhóm khách hàng có nợ xấu kiểm soát được và chuyển giao một số khách hàng có triển vọng tốt nhất cho Công ty QLQ & KTTS. Công ty QLQ & KTTS sẽ thương lượng với khách hàng và chuyển đổi nguồn vốn vay (khoản nợ xấu + lãi + phí…) thành cổ phần trên cơ sở đánh giá lại giá trị doanh nghiệp, đồng thời công ty QLQ & KTTS tham gia vào ban điều hành của doanh nghiệp và thực hiện các công tác tái cơ cấu lại doanh nghiệp, tùy theo mức độ khó khăn của doanh nghiệp, Công ty QLQ & KTTS sẽ có những chính sách, thậm chí bổ sung thêm nguồn lực, vốn kinh doanh bằng nguồn vốn tự có của mình (1) dưới hình thức bổ sung vốn góp. Đồng thời với đó, công ty QLQ & KTTS có thể tìm kiếm đầu ra cho doanh nghiệp, ngân hàng cũng có thể tiếp sức bằng cách hỗ trợ nguồn vốn cho các đối tác của doanh nghiệp thông qua hình thức cho vay, như vậy vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được khơi thông, cơ sở hạ tầng, công nghệ, máy móc của doanh nghiệp được cải thiện, việc sản xuất kinh doanh qua một thời gian sẽ đi vào ổn định và có hiệu quả. Khi đó Công ty QLQ & KTTS có thể bán hoặc sang nhượng phần vốn góp của mình cho các nhà đầu tư khác hay chính doanh nghiệp và thu hồi nguồn vốn đầu tư của mình về với mức giá mà Công ty QLQ & KTTS hoàn toàn có thể có lời, thậm chí là lời rất nhiều là đằng khác, nó chẳng khác gì kinh doanh chứng khoán.
Có thể có người sẽ thắc mắc là nguồn vốn (đầu tư, bổ sung, cho vay…) có đủ lớn để giải quyết vấn đề? Nguồn vốn đầu tư + bổ sung có thể chỉ cần dùng nguồn vốn tự có của Công ty QLQ & KTTS (1), còn nguồn vốn ngân hàng cho các đối tác vay thực tế nó cũng lòng vòng và xoay chuyển quanh chính ngân hàng. Em ví dụ, từ doanh nghiệp được cơ cấu đến đầu ra cuối cùng trải qua 10 kênh, em cho vay kênh thứ 2 để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được cơ cấu, em lại cho vay tiếp kênh thứ 3 để tiêu thụ sản phẩm của kênh thứ 2 … cứ như vậy đến kênh thứ 10, như vậy chỉ với 1 đồng vốn bỏ ra, em đã tạo nguồn lực cho 10 kênh luân chuyển hàng hóa và thực tế 1 đồng vốn nó gần như vẫn chỉ nằm ở chỗ em vì người phân phối cuối cùng gần như toàn bộ là bán trực tiếp cho người tiêu dùng nên thu hồi về bằng tiền mặt hoặc độ trễ là rất ngắn trong trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài. Trong trường hợp này em hoàn toàn có thể kiểm soát được quá trình luân chuyển đồng vốn của mình và rủi ro gần như bằng 0. Cứ như vậy, ngân hàng lần lượt chuyển giao các khoản nợ xấu cho Công ty QLQ & KTTS và từng bước thu hồi các khoản nợ xấu cảu mình về. Có người cũng có thể thắc mắc là có chắc chắn rằng mình có được nguồn vốn 1.000 tỷ để thành lập Công ty QLQ & KTTS không? Hay ông ngân hàng nào đó xưa giờ ăn hết cả vốn của mình rồi? Két ông trống không thì tiền đếch đâu mà đòi bỏ ra thành lập Công ty QLQ & KTTS? Đứng ở góc độ vĩ mô thì chính phủ hoàn toàn có thể đủ lực để thành lập 1 quỹ thay vì 1 Tổng công ty QLQ & KTTS, Quỹ này hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, họ sẽ cấp vốn cho các Công ty QLQ & KTTS tại các tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, cho vay với một mức lãi suất được gọi là hỗ trợ nhân đạo… Ngoài ra, khi Công ty QLQ & KTTS hoạt động hiệu quả thì tự nó có thể tách ra hoạt động độc lập với ngân hàng, đồng thời huy động nguồn lực từ xã hội thông qua hình thức cổ phần hóa, phát hành chứng chỉ có giá… Nếu kịch bản này sảy ra em sợ lúc đó mấy bác FI chuyên kinh doanh chứng khoán lại tranh giành nhau mua mấy ông này ấy chứ. Như vậy có thể tận dụng được nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong toàn xã hội. Khi đó ngân hàng có thể bán khoản nợ xấu cho Công ty QLQ & KTTS thay vì chỉ đơn thuần là chuyển giao như trước đây. Vậy là chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về tính khả thi khi thành lập các Công ty QLQ & KTTS. Trong trường hợp giải pháp này được thực hiện đồng loạt và triệt để trong toàn bộ nền kinh tế thì tốc độ chuyển dịch sẽ ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với đó là khả năng thu hồi các khoản nợ xấu thuộc diện kiểm soát được sẽ diễn ra nhanh chóng (em dự trù có thể là từ 1 đến 2 năm). Khi khơi thông được mảng này thì chính nó cũng hỗ trợ cho mảng "các khoản nợ xấu thuộc nhóm không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ" cải thiện hơn và có thể chuyển đổi phần nào sang dạng "các khoản nợ xấu có thể kiểm soát được". Vậy là 1 mũi tên trúng 2 mục đích. Triển vọng bước sang giai đoạn sáng sủa rất cao nhá…!!!
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
Tiếp tục đến vấn đề xử lý các khoản nợ xấu thuộc nhóm không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ. Các ngân hàng có thể cân nhắc từng trường hợp cụ thể, từng khoản nợ xấu cụ thể để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh công tác thu hồi nợ.
Đối với những khách hàng đã ngưng sản xuất kinh doanh và không có khả năng khôi phục hoặc chí phí cơ hội cho việc khôi phục là rất lớn, khả năng hồi phục không cao (em xin gọi là dạng ung thư giai đoạn cuối hoặc chết hẳn). Với nhóm đối tượng này, cách duy nhất để ngân hàng thu hồi vốn về là bán xác nghĩa là phát mãi tài sản để thu hồi nợ, được đồng nào hay đồng đấy còn hơn để đó chỉ tổn tốn giấy mực, nhân công quản lý lại thêm cái làm cho nhức đầu, nhức tai. Đương nhiên, thời điểm xử lý thì ngân hàng phải cân nhắc tình hình thị trường, kinh tế, xã hội để làm sao giảm tối đa thiệt hại cho mình cũng chính là thiệt hại cho xã hội (cái này có đúng hay không thì phụ thuộc vào nguyên tắc chuẩn mực đạo đức nhá… chứ không phải dạng cơ hội).
Đối với những khách hàng vẫn còn khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở dạng đang lay lắt sống qua ngày, khả năng phục hồi chỉ được 1 phần, 1 lĩnh vực, 1 ngành hàng, 1 cơ sở hoặc nhiều hơn nhưng không phải là toàn bộ. Với nhóm khách hàng này, ngân hàng có thể thông qua Công ty QLQ & KTTS cân nhắc việc mua lại một phần khoản nợ và thực hiện việc xử lý như nhóm các khoản nợ kiểm soát được, phần còn lại thực hiện việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ.
Trong cả 2 trường hợp trên (thuộc nhóm khách hàng có khoản nợ không kiểm soát được 1 phần hoặc toàn bộ), tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng cũng có thể tìm kiếm đối tác để bán chính khoản nợ này theo một mức giá thỏa thuận phù hợp, đồng thời ngân hàng cũng có thể cân nhắc việc hỗ trợ đối tác về nguồn vốn khi thực hiện việc mua các khoản nợ này. Mức cho vay tùy theo đánh giá về đối tác cụ thể dựa trên các tiêu chí kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, uy tín, triển vọng…và có thể cho vay đến 100% nếu khách hàng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá và ngân hàng cho là không có rủi ro hơn. Vì thực tế phần rủi ro của khoản nợ đã giảm đi khi ngân hàng chuyển giao khoản nợ này cho đối tác.
Trên đây là giả thuyết của em dựa trên những thông tin và sự hiểu biết mang tính chất cá nhân, em không đảm bảo độ chính xác cũng như tin cậy của các thông tin trong bài viết. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, đọc cho vui, em không mổ xẻ từng vấn đề một cách chi tiết, không mang tính chất quan điểm, bài viết chỉ giới hạn trong một phạm vi hẹp, không thể bao quát toàn diện vấn đề. Vì vậy, các mong các bác thông cảm.
 
Hạng D
5/4/08
1.545
5.229
113
khi nào bác post vậy bác? sáng rùi, cafe ngồi ngẫm chờ bác vậy
 
Status
Không mở trả lời sau này.