- Status
- Không mở trả lời sau này.
Hồi này hay chém gió trên OS nên nhiễm cái bệnh nói nhiều và nói đểu của vài member nên có đôi chỗ khó nghe, nếu các bác cảm thấy khó ở thì cố mà ở và thông cảm cho em. Giờ kinh tế khó khăn đâm ra em thường "miệng lẩm bẩm, chân đá ống bơ ngoài đường".
Em lại nói tiếp về phần nợ xấu. Nếu xét về khía cạnh bệnh tật và sức khỏe của nền kinh tế thì nợ xấu (cả của ngân hàng và doanh nghiệp) như căn bệnh viêm gan siêu vi "cấp độ" B và C, lành có (nợ xấu kiểm soát được), ác có (nợ xấu không kiểm soát được - có nhiều khả năng mất vốn). Để chữa căn bệnh này thì cần phải tiến hành làm ngay, ngoài việc điều trị bằng thuốc tây ta tàu gì đấy thì cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe, ổn định sức đề kháng, không làm cho bệnh nặng thêm. Bác nào mà đảm bảo cái bệnh nợ xấu này có thể chữa khỏi ngay thì em chắc Mỹ nó sẽ mời các bác qua đó làm tổng thống chứ chưa nói đến cía đám Tây Ban Nha, Hy Lạp... Theo ngu ý của thằng đá ống bơ là em thì để giải quyết vấn đề này cần thực hiện đồng thời cả 2 biện pháp: "Phòng bệnh" + "Chữa bệnh", ở y học thì cái phòng bệnh nó chỉ đơn thuần là phòng bệnh, nhưng ở trong lĩnh vực kinh tế thì chính cái "phòng bệnh" cũng là một biện pháp chữa bệnh hiệu quả. Vậy ta thực hiện "phòng bệnh" và "chữa bệnh" trong trường hợp này như nào? Nếu nói chi tiết thì chắc em phải làm cả một cái chuyên đề hay đề án gì đấy thì bỏ mịa, lúc đó em lại đá bánh xe các bác thay vì đá ống bơ thì bố mẹ em buồn lắm. Vậy nên em chỉ nói tóm tắt theo cách hiểu và cách diễn đạt ngu ngơ của em như sau:
1. Phòng bệnh: Hiện nay, để phòng chống căn bệnh này thì cũng cần bắt mạch để tìm ra nguồn gốc phát sinh của căn bệnh. Em tóm tắt nguyên nhân như sau:
- Sự quản trị yếu kém của một số nhà điều hành (cấp doanh nghiệp), điều này dẫn tới việc lơ là trong kiểm soát các nhân tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thiếu định hướng, thiếu tầm nhìn dẫn tới việc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Đồng thời thiếu quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động thường ngày (Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, kiểm tra nội bộ...), chưa chú trọng đến việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề, rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh (thành lập bộ phận xử lý và thu hồi nợ chuyên nghiệp...)
- Đạo đức kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu cuả thời cuộc, từ ông cán bộ tín dụng đến ông chủ doanh nghiệp, thậm chí đến cả các ông lãnh đạo cao cấp trong tổ chức, thói quen kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố truyền thống (quen biết, vì mở rộng quan hệ, vì ngoại giao...) dẫn tới việc bỏ qua một số các nguyên tắc kinh doanh, điều này dẫn tới làm tăng khả năng phát sinh nợ xấu.
- Sự thiếu ổn định, linh hoạt, kịp thời, chính xác của chính sách điều hành, chính sách kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ 2 nguyên nhân nêu ở trên nhưng ở cấp vĩ mô gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các thành phần kinh tế (bao gồm cả doanh nghiệp và ngân hàng và các thành phần kinh tế khác). Đây cũng là nguyên nhân làm mất sự ổn định của nền kinh tế, từ đây căn bệnh nợ xấu càng có cơ hội để phát triển thành căn bệnh trầm kha.
Từ các nguyên nhân điển hình kể trên, vậy chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được các nguyên nhân phát bệnh, lây bệnh. Và khi phòng được căn bệnh này thì đồng nghĩa với việc đã chữa hoặc góp phần hỗ trợ vào việc chữa bệnh (kinh tế ổn định, làm ăn có lời thì lúc đấy có mà nhà nhà, người người lại tranh giành, dẫm đạp lên nhau đòi mua những khoản nợ xấu). Mấy bác FI tranh thủ nhé, loạng quạng trâu chậm uống nước đục thì lại đổ lỗi cho em thì bỏ mịa...
2. Chữa bệnh: Em dừng ở đây đã, thèm cà phê rồi nên em đi làm ly cà phê rồi về chém tiếp nhé!!!
Em lại nói tiếp về phần nợ xấu. Nếu xét về khía cạnh bệnh tật và sức khỏe của nền kinh tế thì nợ xấu (cả của ngân hàng và doanh nghiệp) như căn bệnh viêm gan siêu vi "cấp độ" B và C, lành có (nợ xấu kiểm soát được), ác có (nợ xấu không kiểm soát được - có nhiều khả năng mất vốn). Để chữa căn bệnh này thì cần phải tiến hành làm ngay, ngoài việc điều trị bằng thuốc tây ta tàu gì đấy thì cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe, ổn định sức đề kháng, không làm cho bệnh nặng thêm. Bác nào mà đảm bảo cái bệnh nợ xấu này có thể chữa khỏi ngay thì em chắc Mỹ nó sẽ mời các bác qua đó làm tổng thống chứ chưa nói đến cía đám Tây Ban Nha, Hy Lạp... Theo ngu ý của thằng đá ống bơ là em thì để giải quyết vấn đề này cần thực hiện đồng thời cả 2 biện pháp: "Phòng bệnh" + "Chữa bệnh", ở y học thì cái phòng bệnh nó chỉ đơn thuần là phòng bệnh, nhưng ở trong lĩnh vực kinh tế thì chính cái "phòng bệnh" cũng là một biện pháp chữa bệnh hiệu quả. Vậy ta thực hiện "phòng bệnh" và "chữa bệnh" trong trường hợp này như nào? Nếu nói chi tiết thì chắc em phải làm cả một cái chuyên đề hay đề án gì đấy thì bỏ mịa, lúc đó em lại đá bánh xe các bác thay vì đá ống bơ thì bố mẹ em buồn lắm. Vậy nên em chỉ nói tóm tắt theo cách hiểu và cách diễn đạt ngu ngơ của em như sau:
1. Phòng bệnh: Hiện nay, để phòng chống căn bệnh này thì cũng cần bắt mạch để tìm ra nguồn gốc phát sinh của căn bệnh. Em tóm tắt nguyên nhân như sau:
- Sự quản trị yếu kém của một số nhà điều hành (cấp doanh nghiệp), điều này dẫn tới việc lơ là trong kiểm soát các nhân tố rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thiếu định hướng, thiếu tầm nhìn dẫn tới việc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Đồng thời thiếu quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động thường ngày (Ban kiểm soát, kiểm toán nội bộ, kiểm tra nội bộ...), chưa chú trọng đến việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề, rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh (thành lập bộ phận xử lý và thu hồi nợ chuyên nghiệp...)
- Đạo đức kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu cuả thời cuộc, từ ông cán bộ tín dụng đến ông chủ doanh nghiệp, thậm chí đến cả các ông lãnh đạo cao cấp trong tổ chức, thói quen kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố truyền thống (quen biết, vì mở rộng quan hệ, vì ngoại giao...) dẫn tới việc bỏ qua một số các nguyên tắc kinh doanh, điều này dẫn tới làm tăng khả năng phát sinh nợ xấu.
- Sự thiếu ổn định, linh hoạt, kịp thời, chính xác của chính sách điều hành, chính sách kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ 2 nguyên nhân nêu ở trên nhưng ở cấp vĩ mô gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến các thành phần kinh tế (bao gồm cả doanh nghiệp và ngân hàng và các thành phần kinh tế khác). Đây cũng là nguyên nhân làm mất sự ổn định của nền kinh tế, từ đây căn bệnh nợ xấu càng có cơ hội để phát triển thành căn bệnh trầm kha.
Từ các nguyên nhân điển hình kể trên, vậy chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được các nguyên nhân phát bệnh, lây bệnh. Và khi phòng được căn bệnh này thì đồng nghĩa với việc đã chữa hoặc góp phần hỗ trợ vào việc chữa bệnh (kinh tế ổn định, làm ăn có lời thì lúc đấy có mà nhà nhà, người người lại tranh giành, dẫm đạp lên nhau đòi mua những khoản nợ xấu). Mấy bác FI tranh thủ nhé, loạng quạng trâu chậm uống nước đục thì lại đổ lỗi cho em thì bỏ mịa...
2. Chữa bệnh: Em dừng ở đây đã, thèm cà phê rồi nên em đi làm ly cà phê rồi về chém tiếp nhé!!!
Bác HP nói nghe thì dễ nhưng chả có số liệu dẫn chứng gì cả. Nói như bác thì VN luôn phải đi vay USD từ nước ngoài năm sau nhiều hơn năm trước & dùng chính 1 phần số tiền USD đi vay đó "trả nợ" àh? Nếu đúng thực tế ntn thì rồi đây, trong tương lai gần và xa, chúng ta sẽ trả nợ bằng ... niền tin của bản thân cùng các đời con & cháu chúng ta chăng ???
Thực tế năm 2011 là 1 năm có sự việc in tiền VND ra đem mua USD ngoài tiệm vàng (USD của dân) về, đóng góp 1 tỷ lệ đáng kể vào số xèng USD dùng trả nợ nước ngoài. ĐÂY CŨNG LÀ 1 LÝ DO MÀ NHNN kiềm chế giá USD LUÔN QUANH QUẨN 20, 21 trong khi trượt giá của VND lúc nào cũng nhanh hơn so với USD trong 2011.
Nói chuyện tài chính bác cần có số liệu cụ thể, tuy dài nhưng mà có tính thuyết phục
Tuy nhiên em đồng ý cùng bác sự việc từ 20.8 - 26.8 vừa roài là "chính biến" !
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
![Big Grin :D :D]()
Phần mình em vẫn bảo lưu quan điểm sẽ " xuống hố cả nút" do nợ xấu & nợ nước ngoài "sẽ đè" chết nền k tế này. Sớm thôi (trong vòng 36 tháng nữa), nếu không có sự thay đổi nào dẫn đến "vốn khủng" bên ngoài đổ "khẩn trương" vào VN đầu tư
Thực tế năm 2011 là 1 năm có sự việc in tiền VND ra đem mua USD ngoài tiệm vàng (USD của dân) về, đóng góp 1 tỷ lệ đáng kể vào số xèng USD dùng trả nợ nước ngoài. ĐÂY CŨNG LÀ 1 LÝ DO MÀ NHNN kiềm chế giá USD LUÔN QUANH QUẨN 20, 21 trong khi trượt giá của VND lúc nào cũng nhanh hơn so với USD trong 2011.
Nói chuyện tài chính bác cần có số liệu cụ thể, tuy dài nhưng mà có tính thuyết phục
Tuy nhiên em đồng ý cùng bác sự việc từ 20.8 - 26.8 vừa roài là "chính biến" !
@Ngựa: em vote cho bác phát nữa. Bác HP nên "lót dép" ngồi hóng bác Ngựa "hí" đêbravia nói:@BienxanhPQ:
Không đến nỗi tệ thế đâu bác:
- Nợ xấu thì như em nói ở trên.
- Nợ tiền vay đúng là phải trả bằng ngoại tệ, nhưng ngoại tệ lại được chính thằng cho vay nó cắt từ nguồn rồi – kiểu như là tao cho mày vay 10 đồng nhưng nhưng mày thiếu tao 2 đồng vậy tao chỉ đưa cho mày 8 đồng thôi – Do đó tiền Chùa Bộc không cần In thêm cho cái này làm gì.
Phần mình em vẫn bảo lưu quan điểm sẽ " xuống hố cả nút" do nợ xấu & nợ nước ngoài "sẽ đè" chết nền k tế này. Sớm thôi (trong vòng 36 tháng nữa), nếu không có sự thay đổi nào dẫn đến "vốn khủng" bên ngoài đổ "khẩn trương" vào VN đầu tư
Last edited by a moderator:
Trước khi tiếp phần 2 thì em xin ý kiến chút. Bác BXPQ lo lắng là hoàn toàn có lý. Bác Bravia cũng có lý trong khía cạnh đấy. Riêng về mảng vay nước ngoài em sẽ triển khai trong 1 đề án tới.
2. Chữa bệnh: Cái vấn đề này thì tràn ngập trên các diễn đàn về tài chính, báo chí, báo mạng, họp hành, hội nghị... Nhưng rốt cuộc thì thường em thấy toàn ông nói gà, bà nói vịt. Mấy bố chuyên gia chả làm trong lĩnh vực này, toàn ngồi phòng lạnh ngâm cứu qua mấy cái tạp chí, mấy cái báo cáo, mấy trang phân tích trên mạng của những cây cao bóng cả và cả những thằng ếch ngồi đáy giếng như em rồi từ đó phán ra như đúng rồi. Mịa, quẳng cho mấy cha này vào ban xử lý nợ của một ngân hàng thử đi... em chắc không quá 3 tuần trăng thì sẽ bỏ của chạy lấy người. Nợ xấu nó như cái bệnh ghẻ ấy, thằng gây ra thì bảo nó chả nguy hiểm mịa gì đến sức khỏe, thằng phải quản lý nó thì bảo là một đống rác, shit ... thối inh, thằng xử lý nó thì bảo mịa cái đống dây nhợ hỗn độn rối như tơ vò éo gỡ được vì chả biết phải gỡ như thế nào? Phát mãi tài sản hả? Phải kiện ra tòa nhá!!! Qua 3 lần hòa giải không thành nhá!!! Chờ xếp lịch xử nhá!!! Chờ chuyển qua Thi hành án nhá!!! Đến cái ông Thi thoảng hành án này mới sợ... nhiều khi án có từ năm nảo năm nào rồi, tài sản kê biên thi hành án có đủ mà mấy ông cứ thi thoảng hành án tí, thi thoảng hành án tí đâm ra các chủ nợ ngồi chờ trong rệu rã...
Vậy làm thế nào để chữa bệnh một cách hiệu quả? Em coppy lại phần hôm qua em viết chứ đánh máy chữ theo kiểu mổ cò như em có mà đến sáng mai.
Việc giải quyết nợ xấu trước tiên phải do chính tổ chức tín dụng đứng ra thực hiện. Vì không ai khác ngoài tổ chức tín dụng hiểu rõ hơn về các khoản nợ xấu phát sinh tại đơn vị mình. Việc giải quyết nợ xấu không thể thực hiện một cách cứng nhắc, đồng loạt theo kiểu phát mãi tài sản để thu hồi nợ mà cần phải được phân tích kỹ lưỡng từng khoản nợ xấu cụ thể, từng khách hàng cụ thể về các tiêu chí sau:
- Nguyên nhân chi tiết phát sinh nợ xấu từ đâu?
- Tình trạng thực tế của khoản nợ xấu/khách hàng (tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng)
- Tình hình tài sản thế chấp (giá trị, khả năng thanh khoản...)
- Đánh giá về tính hợp tác của khách hàng
Từ đây có thể đưa ra giải pháp giải quyết cụ thể cho từng khoản nợ xấu, từng khách hàng một cách hiệu quả bằng các phương thức sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu: các khoản nợ xấu được xử lý tập trung nhằm kiểm soát kịp thời và đảm bảo được việc thực hiện chủ trương của hệ thống một cách linh hoạt và hiệu quả. Một lãnh phí lớn nhất trong vấn đề giải quyết công việc là phát sinh quá nhiều cửa, quá nhiều rào cản dẫn tới việc chậm trễ, quan liêu tắc trách, không hiệu quả. Có cái này sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ, chất lượng.
- Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ xấu: Đảm bảo các khoản nợ xấu đã được dự phòng đầy đủ và tổ chức có thể yên tâm xử lý một cách dứt khoát. Hiện nay một số nơi không trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ (do lo sợ giảm lợi nhuận, lấp liếm...) dẫn tới không xử lý được tài sản để thu hồi nợ vì khi xử lý thì bị mất vốn (cái này chỉ là mặt sáng, còn mặt tối thì vô vàn)
- Cơ cấu lại khoản vay: Giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ... Đối với khách hàng vẫn còn khả năng kinh doanh, phương án kinh doanh vẫn đảm bảo tiêu chí hiệu quả, tình hình tài chính, sản xuất chỉ bị khó khăn tạm thời... thì ngân hàng nên và đương nhiên phải tiến hành cơ cấu lại cho doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất về một mức phù hợp, giãn thời gian và giá trị các khoản nợ gốc, lãi phải trả, bơm thêm vốn nhằm khơi thông ách tắc cho doanh nghiệp trên cơ sở phân tích, thẩm định, đánh giá kỹ càng. Ông ngân hàng nào mà muốn bóp chết doanh nghiệp để thu hồi nợ là tự lấy dao giết mình ở thời điểm này.
- Mua/bán lại khoản nợ tùy thuộc vào khả năng của mỗi ngân hàng: Trong trường hợp ngân hàng đánh giá doanh nghiệp có tiềm năng (có thương hiệu, có cơ sở ổn định, có công nghệ hợp lý ...) và do khó khăn ở một khía cạnh nào đó trong kinh doanh dẫn tới việc không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cũng có thể cân nhắc mua lại khoản nợ của khách hàng bằng hình thức góp vốn, khi đó ngân hàng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển. Khi doanh nghiệp kinh doanh ổn định trở lại thì ngân hàng cũng có thể bán lại phần vốn góp (bằng khoản mua nợ) để thu hồi vốn về (cái này giống đầu tư chứng khoán quá nhỉ?). Có khi lại lời gấp nhiều lần thì có thằng lại tiếc đứt ruột ấy chứ. Mạnh vì gạo bạo vì tiền mà...!!!
- Hỗ trợ tìm kiếm đối tác mua lại khoản nợ tại ngân hàng mình: Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc mua bán nợ để xử lý nợ xấu thì ngân hàng cũng có thể tìm kiếm các đối tác quen biết của mình hoặc thông qua các kênh môi giới khác để tìm kiếm đối tác mua lại khoản nợ xấu này, trong trường hợp này ngân hàng cũng có thể cho đối tác vay để mua lại khoản nợ từ chính mình. Mức cho vay tùy thuộc vào từng đối tác và có thể lên đến 100% giá trị khoản nợ nếu khách hàng đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quan điểm của từng ngân hàng. Được kinh doanh trên vốn cảu thằng khác tức là đánh bài bằng tiền của thằng ngồi ngoài các bác có sướng không? Tự tin không?
- Bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc hoặc bộ phận chuyên trách để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của khách hàng...
Một bất cập hiện nay trong ngành ngân hàng đó là việc xử lý nợ xấu được giao cho các đơn vị kinh doanh, cụ thể là cán bộ tín dụng, trưởng phòng, giám đốc... Điều này theo em là không phù hợp vì khi xử lý nợ xấu thì các đơn vị kinh doanh còn ít thời gian hơn cho việc phát triển kinh doanh dẫn tới giảm doanh thu, giảm lợi nhuận... điều này là không hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu mất rất nhiều thời gian và cần những con người có chuyên môn phù hợp, am hiểu về pháp luật, thông lệ, có mối quan ệ tốt với các cơ quan ban ngành hữu quan... Và như vậy đương nhiên chỉ có những bộ phận chuyên trách xử lý, thu hồi nợ xấu mới đảm bảo thực hiện tốt được việc này. Khi đó đơn vị kinh doanh chỉ lo kinh doanh, phát triển thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận để từ đó tích lũy nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt, thiệt hại từ nợ xấu. Về vấn đề trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ xấu phát sinh thì theo em đối với mỗi ồ sơ không cần quá 2 ngày làm việc là có thể xác minh được. Thậm chí, nếu là cùng trong hệ thống thì chỉ cần đọc hồ sơ, gọi vài cuốc điện thoại là có thể chỉ mặt đặt tên từng cá nhân 1.
Em tạm thế đã. Giờ em đi ăn cơm trưa. Bác nào ở khu vực Trung Chánh thì ghé em mời cà phê và cơm trưa luôn.Cà phê Phố Xưa - Nguyễn Ảnh Thủ, Xã Trung Chánh, Hóc Môn.
http://wikimapia.org/#lat...;z=19&l=38&m=h
2. Chữa bệnh: Cái vấn đề này thì tràn ngập trên các diễn đàn về tài chính, báo chí, báo mạng, họp hành, hội nghị... Nhưng rốt cuộc thì thường em thấy toàn ông nói gà, bà nói vịt. Mấy bố chuyên gia chả làm trong lĩnh vực này, toàn ngồi phòng lạnh ngâm cứu qua mấy cái tạp chí, mấy cái báo cáo, mấy trang phân tích trên mạng của những cây cao bóng cả và cả những thằng ếch ngồi đáy giếng như em rồi từ đó phán ra như đúng rồi. Mịa, quẳng cho mấy cha này vào ban xử lý nợ của một ngân hàng thử đi... em chắc không quá 3 tuần trăng thì sẽ bỏ của chạy lấy người. Nợ xấu nó như cái bệnh ghẻ ấy, thằng gây ra thì bảo nó chả nguy hiểm mịa gì đến sức khỏe, thằng phải quản lý nó thì bảo là một đống rác, shit ... thối inh, thằng xử lý nó thì bảo mịa cái đống dây nhợ hỗn độn rối như tơ vò éo gỡ được vì chả biết phải gỡ như thế nào? Phát mãi tài sản hả? Phải kiện ra tòa nhá!!! Qua 3 lần hòa giải không thành nhá!!! Chờ xếp lịch xử nhá!!! Chờ chuyển qua Thi hành án nhá!!! Đến cái ông Thi thoảng hành án này mới sợ... nhiều khi án có từ năm nảo năm nào rồi, tài sản kê biên thi hành án có đủ mà mấy ông cứ thi thoảng hành án tí, thi thoảng hành án tí đâm ra các chủ nợ ngồi chờ trong rệu rã...
Vậy làm thế nào để chữa bệnh một cách hiệu quả? Em coppy lại phần hôm qua em viết chứ đánh máy chữ theo kiểu mổ cò như em có mà đến sáng mai.
Việc giải quyết nợ xấu trước tiên phải do chính tổ chức tín dụng đứng ra thực hiện. Vì không ai khác ngoài tổ chức tín dụng hiểu rõ hơn về các khoản nợ xấu phát sinh tại đơn vị mình. Việc giải quyết nợ xấu không thể thực hiện một cách cứng nhắc, đồng loạt theo kiểu phát mãi tài sản để thu hồi nợ mà cần phải được phân tích kỹ lưỡng từng khoản nợ xấu cụ thể, từng khách hàng cụ thể về các tiêu chí sau:
- Nguyên nhân chi tiết phát sinh nợ xấu từ đâu?
- Tình trạng thực tế của khoản nợ xấu/khách hàng (tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng)
- Tình hình tài sản thế chấp (giá trị, khả năng thanh khoản...)
- Đánh giá về tính hợp tác của khách hàng
Từ đây có thể đưa ra giải pháp giải quyết cụ thể cho từng khoản nợ xấu, từng khách hàng một cách hiệu quả bằng các phương thức sau:
- Thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu: các khoản nợ xấu được xử lý tập trung nhằm kiểm soát kịp thời và đảm bảo được việc thực hiện chủ trương của hệ thống một cách linh hoạt và hiệu quả. Một lãnh phí lớn nhất trong vấn đề giải quyết công việc là phát sinh quá nhiều cửa, quá nhiều rào cản dẫn tới việc chậm trễ, quan liêu tắc trách, không hiệu quả. Có cái này sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ, chất lượng.
- Trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản nợ xấu: Đảm bảo các khoản nợ xấu đã được dự phòng đầy đủ và tổ chức có thể yên tâm xử lý một cách dứt khoát. Hiện nay một số nơi không trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ (do lo sợ giảm lợi nhuận, lấp liếm...) dẫn tới không xử lý được tài sản để thu hồi nợ vì khi xử lý thì bị mất vốn (cái này chỉ là mặt sáng, còn mặt tối thì vô vàn)
- Cơ cấu lại khoản vay: Giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ... Đối với khách hàng vẫn còn khả năng kinh doanh, phương án kinh doanh vẫn đảm bảo tiêu chí hiệu quả, tình hình tài chính, sản xuất chỉ bị khó khăn tạm thời... thì ngân hàng nên và đương nhiên phải tiến hành cơ cấu lại cho doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất về một mức phù hợp, giãn thời gian và giá trị các khoản nợ gốc, lãi phải trả, bơm thêm vốn nhằm khơi thông ách tắc cho doanh nghiệp trên cơ sở phân tích, thẩm định, đánh giá kỹ càng. Ông ngân hàng nào mà muốn bóp chết doanh nghiệp để thu hồi nợ là tự lấy dao giết mình ở thời điểm này.
- Mua/bán lại khoản nợ tùy thuộc vào khả năng của mỗi ngân hàng: Trong trường hợp ngân hàng đánh giá doanh nghiệp có tiềm năng (có thương hiệu, có cơ sở ổn định, có công nghệ hợp lý ...) và do khó khăn ở một khía cạnh nào đó trong kinh doanh dẫn tới việc không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cũng có thể cân nhắc mua lại khoản nợ của khách hàng bằng hình thức góp vốn, khi đó ngân hàng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển. Khi doanh nghiệp kinh doanh ổn định trở lại thì ngân hàng cũng có thể bán lại phần vốn góp (bằng khoản mua nợ) để thu hồi vốn về (cái này giống đầu tư chứng khoán quá nhỉ?). Có khi lại lời gấp nhiều lần thì có thằng lại tiếc đứt ruột ấy chứ. Mạnh vì gạo bạo vì tiền mà...!!!
- Hỗ trợ tìm kiếm đối tác mua lại khoản nợ tại ngân hàng mình: Trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc mua bán nợ để xử lý nợ xấu thì ngân hàng cũng có thể tìm kiếm các đối tác quen biết của mình hoặc thông qua các kênh môi giới khác để tìm kiếm đối tác mua lại khoản nợ xấu này, trong trường hợp này ngân hàng cũng có thể cho đối tác vay để mua lại khoản nợ từ chính mình. Mức cho vay tùy thuộc vào từng đối tác và có thể lên đến 100% giá trị khoản nợ nếu khách hàng đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quan điểm của từng ngân hàng. Được kinh doanh trên vốn cảu thằng khác tức là đánh bài bằng tiền của thằng ngồi ngoài các bác có sướng không? Tự tin không?
- Bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc hoặc bộ phận chuyên trách để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của khách hàng...
Một bất cập hiện nay trong ngành ngân hàng đó là việc xử lý nợ xấu được giao cho các đơn vị kinh doanh, cụ thể là cán bộ tín dụng, trưởng phòng, giám đốc... Điều này theo em là không phù hợp vì khi xử lý nợ xấu thì các đơn vị kinh doanh còn ít thời gian hơn cho việc phát triển kinh doanh dẫn tới giảm doanh thu, giảm lợi nhuận... điều này là không hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu mất rất nhiều thời gian và cần những con người có chuyên môn phù hợp, am hiểu về pháp luật, thông lệ, có mối quan ệ tốt với các cơ quan ban ngành hữu quan... Và như vậy đương nhiên chỉ có những bộ phận chuyên trách xử lý, thu hồi nợ xấu mới đảm bảo thực hiện tốt được việc này. Khi đó đơn vị kinh doanh chỉ lo kinh doanh, phát triển thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận để từ đó tích lũy nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt, thiệt hại từ nợ xấu. Về vấn đề trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ xấu phát sinh thì theo em đối với mỗi ồ sơ không cần quá 2 ngày làm việc là có thể xác minh được. Thậm chí, nếu là cùng trong hệ thống thì chỉ cần đọc hồ sơ, gọi vài cuốc điện thoại là có thể chỉ mặt đặt tên từng cá nhân 1.
Em tạm thế đã. Giờ em đi ăn cơm trưa. Bác nào ở khu vực Trung Chánh thì ghé em mời cà phê và cơm trưa luôn.Cà phê Phố Xưa - Nguyễn Ảnh Thủ, Xã Trung Chánh, Hóc Môn.
http://wikimapia.org/#lat...;z=19&l=38&m=h
@ taile: Cái nợ xấu nó khác với các loại bệnh khác bác ạ. Như em đã nói ở trên, nếu không chú ý đến phòng bệnh thì nguy cơ gặp hậu quả kép là rất lớn. Các chính sách phòng bệnh bản thân nó đã hàm chứa khả năng và tác dụng chữa bệnh rồi đấy ạ.
cái phòng bệnh đó cũng là một phần gây nên tình trạng nợ xấu bây giờ. Nó đã xảy ra thì phải tìm cách chữa trị và khắc phục cái hậu quả của nó bác ạ.nguahoang49 nói:@ taile: Cái nợ xấu nó khác với các loại bệnh khác bác ạ. Như em đã nói ở trên, nếu không chú ý đến phòng bệnh thì nguy cơ gặp hậu quả kép là rất lớn. Các chính sách phòng bệnh bản thân nó đã hàm chứa khả năng và tác dụng chữa bệnh rồi đấy ạ.
Bác chưa hiểu ý em rồi. Phong phần nói về phòng bệnh em nêu ra các nguyên nhân dẫn tới bệnh tật, trong đó cơ bản gồm các nguyên nhân như:taile nói:cái phòng bệnh đó cũng là một phần gây nên tình trạng nợ xấu bây giờ. Nó đã xảy ra thì phải tìm cách chữa trị và khắc phục cái hậu quả của nó bác ạ.nguahoang49 nói:@ taile: Cái nợ xấu nó khác với các loại bệnh khác bác ạ. Như em đã nói ở trên, nếu không chú ý đến phòng bệnh thì nguy cơ gặp hậu quả kép là rất lớn. Các chính sách phòng bệnh bản thân nó đã hàm chứa khả năng và tác dụng chữa bệnh rồi đấy ạ.![]()
- Sự quản trị yếu kém của một số nhà điều hành
- Đạo đức kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu cuả thời cuộc
- Sự thiếu ổn định, linh hoạt, kịp thời, chính xác của chính sách điều hành, chính sách kinh tế vĩ mô bắt nguồn từ 2 nguyên nhân nêu ở trên nhưng ở cấp vĩ mô
=> <span style=""color: #0000ff;"">Chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được các nguyên nhân phát bệnh, lây bệnh. Và khi phòng chống được căn bệnh này thì đồng nghĩa với việc đã chữa hoặc góp phần hỗ trợ vào việc chữa bệnh (kinh tế ổn định, làm ăn có lời thì lúc đấy có mà nhà nhà, người người lại tranh giành, dẫm đạp lên nhau đòi mua những khoản nợ xấu)</span>
nguahoang49 nói:Việc giải quyết nợ xấu trước tiên phải do chính tổ chức tín dụng đứng ra thực hiện. -><span style=""color: #3366ff;""> cái này đồng ý với bác trong điều kiện kinh tế bình thường chứ bây giờ liệu ngân hàng có đủ khả năng(con người + tài chính) làm điều đó. </span>
Một bất cập hiện nay trong ngành ngân hàng đó là việc xử lý nợ xấu được giao cho các đơn vị kinh doanh, cụ thể là cán bộ tín dụng, trưởng phòng, giám đốc... -> <span style=""color: #3366ff;"">Nếu không do những người này thi khi nợ xấu xảy ra lại có bộ phận khác xử lý thì bộ phận kinh doanh có thể trình hồ sơ vô tội vạ(xấu có thể làm thành tốt) cái nảy là rủi ro đạo đức rất lớn. Chẳng hạn như bây giờ việc thu hồi nơ do cán bộ tín dụng, trưởng phòng, giám đốc vậy mả doanh nghiệp muốn vay cũng phải % cho cán bộ tín dụng để có hồ sơ đẹp hơn sạch hơn và vay được nhiều hơn. Có nghĩa là cán bộ tính dụng đã đẩy NH chịu nhiều rủi ro hơn. </span>
- Status
- Không mở trả lời sau này.