Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
5/3/10
6.015
36.512
113
tigontran81 nói:
Em cám ơn các bác đã tham gia góp ý.

Em đưa ra 3 ngành mà em quan tâm và yêu thích như trên, kính mong các bác có kinh nghiệm chia sẽ và phân tích dùm em phân khúc thị trường, tương lai cái nào sẽ phát triển tốt hơn và nhu cầu của khách hàng cao hơn. Cũng như khó khăn và thuận lợi của từng cái vì em chưa rõ tình hình ở VN nhiều.

Em đang thích nhất là Giáo Dục nhưng như em bày tỏ ở trên thì ngại nhất là tiền MB, con nhà ít tiền sẽ ko có cơ hội vào học nếu chạy theo lợi nhuận để trả các chi phí đắt đỏ như MB... Như vậy thì lương tâm và đạo đức cũng ko còn thì làm giáo dục chi nữa. Ngược lại thì chẳng lẽ mình bỏ công sức ra làm ko công cho bà con thì gia đình em đói mất. Xui thì phá sản, em quay về Mĩ thì chỉ có thể đi dạy trong các trường mầm non thì lương tèo lắm ạ.
em gia cát dự là bác nghiêm chỉnh
giáo dục là ngành giàu số 1 hiện nay, bác thấy các chủ trường quốc tế của VN hiện nay có ai không là trọc phú, các chủ trường ngoại ngữ cũng giàu sụ luôn (vì lí do an toàn em xin không tiện nêu tên trường cụ thể)

làm giáo dục cái khó là vốn, vì vốn nhiều bác mới xây được cơ sở vật chất hoành tráng cả về trường lớp lẫn thiết bị ... thu hút phụ huynh đến gởi con họ cho bác

ngược lại làm giáo dục cần cái quan trọng không kém là cái TÂM
 
Hạng C
28/7/10
679
5
18
12
Bác JBL làm em suýt sặc :).
Làm cái gì cũng được mợ chủ ạ. Nhưng phải có đam mê. Vì cái đam mê đó ta có thể đánh đổi nhưng thú vui và hưởng thụ thường nhật. Cái nữa là phải bằng lòng với nghề ta đã chọn. Dù mợ có đi học ở đâu đi nữa, trời tây hay trời mỹ mà không có có hai cái trên thì cũng chẳng đi đến đâu.
Vì cái đam mê, ta sẽ quyết tâm đi đến tận cùng. Đó là sự dấn thân.
Và, cái quan trọng, tùy theo tính cách của mợ để chọn.
 
Hạng B2
27/2/09
158
1
18
35
tonjohn nói:
tigontran81 nói:
Em chọn TKNThất vì thấy rằng người VN đầu tư vào kênh BĐS khá nhiều và nhu cầu cải thiện, thiết kế nhà, biệt thự, ks, resort (để ở hặoc cho thuê...) sẽ gia tăng theo thời gian, kênh này có ổn ko ạ? Em rất thích trang trí nhà cửa. Em chọn vì nó là sở thích.
Thích không chưa đủ , cần có thêm kỹ năng , đam mê và điều cơ bản nhất : năng khiếu trời cho
ANH ƠI, NHIỀU KHI KO CÓ NĂNG KHIẾU, NHƯNG THÍCH VÀ CÓ ĐAM MÊ, CỘNG CÓ TIỀN, BIẾT QUẢN LÍ, THÌ MƯỚN NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG VỀ LÀM LÀ OK HẾT AH .
 
Hạng B2
3/3/11
178
10
18
Sèi Goòng
tigontran81 nói:
Em định học thêm 1 ngành tại Mẻo, và kế hoạch lâu dài sẽ đầu tư tại VN. Các bác xem dùm các ngành sau đây thì ngành nào dễ kiếm cơm và còn đất sống tốt ở VN sau 5-10 năm nữa nhé:
  1. Child development ( em muốn đầu tư nhà trẻ theo giáo trình cách dạy như Mĩ)
Em rất mê trẻ con, nhận thấy giáo dục F1 phát triển toàn diện thể chất lẫn tinh thần và trí tuệ bắt đầu từ thời điểm này là vô cùng quan trọng, em thấy cách dạy của nó hay lắm, học cái tiến bộ trong cách giáo dục của Mẻo về vn đầu tư vào kênh này ko biết có nhiều phụ huynh ủng hộ ko ạ? (Cái em lo là ko đủ khả năng tìm MB đủ tiêu chuẩn với giá tiền vừa phải vì đất SG đắt đỏ quá, kiếm tiến trả trả tền MB ko chắc chạy quắng giò, chỉ lo là lỗ, học phí cao thì tội con nhà ít tiền muốn học mà ko được, vì em ko thích cái suy nghĩ, cha mẹ có tiền thì con mới có nền tảng tốt, nghèo thì ngu ráng chịu... )
  1. Interior design ( thiết kế nội thất- em thích ngành này từ lâu)
Em chọn TKNThất vì thấy rằng người VN đầu tư vào kênh BĐS khá nhiều và nhu cầu cải thiện, thiết kế nhà, biệt thự, ks, resort (để ở hặoc cho thuê...) sẽ gia tăng theo thời gian, kênh này có ổn ko ạ? Em rất thích trang trí nhà cửa. Em chọn vì nó là sở thích.
  1. Business Administration ( QTKD)
QTKD thì em có thể chen chân vào lĩnh vực quản lý hoặc săn đầu người, training nhân sự ...theo đơn hàng của các cty, cái này thì em hơi lủng củng vì chưa có tầm nhìn xa và chưa nghĩ ra được kế hoạch cụ thể. Em chọn nó vì nếu em ko làm được ở vn thì em vẫn còn đất sống ở Mĩ (dễ tìm việc). Theo các bác nếu học cái này thì làm được gì ở vn mà ko sợ đói.

2 ngành trên thì có khuyết điểm là hơi khó sống ở Mĩ vì mình cạnh tranh ko lại. Nếu làm công thì khó sống vì lương ko cao.
Trước giờ em làm kế toán, nhưng sau 7 năm làm việc thì em ngu vẫn hoàn ngu, ko có hướng phát triển, suốt ngày ôm 1 đống số liệu cắm mặt làm + luôn luôn đề cao sự thay đổi về các vấn đề thuế má, phải liên tục update mà chẳng học hỏi thêm được gì nhiều nên em thấy chán.

Em là gà con mới nở, có gì sai sót mấy bác ném đá nhẹ tay dùm, hù dọa mạnh bạo em nó sợ lắm í ạ.
Về giáo dục: ko có kinh nghiệm bóp cổ trẻ em & móc họng phụ huynh chúng nó, nhà hổng có sẵn mặt bằng, hổng có sẵn sân sau chứa được dăm cái Audi, hổng có cây cổ thụ lào để núp bóng ... bỏ ngay giùm khỏi lãng phí xuân xanh & hao mòn nhan sắc. Rất thích trẻ con, tìm nhà cung cấp nào có tiềm năng, tìm cách "bẫy" & "trói" là zừa.
Về quản trị kinh doanh: đây là cái nghành củ chuối nhứt ở Mẽo, gần như hầu hết các du học sinh Việt Thuần thích đâm đầu zô. Lương thấp & tương lai mịt mờ ở Mẽo. Còn ở Vịt, đây cũng là nghành To Ho Ta Pi Lu nứt (tổng hợp tả pí lù) nhứt. Nghe cái từ Business Administration oai như cóc tía, nhưng 100 người sau khi cầm mảnh bằng ni, ra đời may ra được vài người làm đúng nghề. Còn đòi cạnh tranh hay kiếm ăn trong lĩnh vực HR thì bác JBL đã trả nhời.
Thiết kế nội thất: lưu ý đây là nghành học xong phải làm thuê xịt khói - nếu ko có gốc cổ thụ lào ở Vịt. Giống như nghề IT, đầu vô ná thở, học xịt khói, nhưng ra đời - hỡi ôi bùn ơi là bùn. Thiết kế nội thất giống như thiết kế thời trang, nhà phải nhiều đạn để PR hay zì zì đó, giống như mấy bác kinh doanh nội thất bây chừ - thường tài trợ free cho người mua cái Interior design. Túm váy, nếu nhà nhiều đạn, về kinh doanh cái Nội Thất - có chỗ để vẽ vời cho thỏa ước mơ. Cũng lưu ý, ở Mẽo cái nghành KTS là nghành học xịt khói - nhưng ra trường lương cực thấp (khoảng 40k Obama/năm).

Mợ không khai nhà mợ có tiềm lực đến đâu, em biết cái nền móng nhà mợ cỡ nào, thì mới khuyên chính xác được. Nói chung học làm Boss vẫn là hay nhứt (kiểu các đại gia người Hoa hay gửi con đến làm thuê cho các đại gia khác).
Còn từ hai bàn tay & khối óc thì nó khác mợ à, nó phải "cuốn theo chiều gió" thui. Cuốn theo chiều gió, thì vẫn cứ cái nào mà mợ cảm thấy đúng sở trường sở đoản & có nhiều đam mê nhứt mà lấn tới, vì mươi năm nữa xã hội Vịt sẽ đi vào trật tự, những người làm thuê phải là những người hyperspecilization (hic bóc lột sẽ ác chiến hơn)
 
Hạng C
20/11/09
678
65
28
53
KCN Sóng Thần, Bình Dương
JBL.WWE nói:
Em góp thêm lựa chọn cho bác nhé

1. Nghề buôn thần bán thánh ( ko đóng thuế, tiền tươi...). Bác đi vòng vòng kiếm mấy cái tổ mối thật to sau đó PR, đồn cho mấy bà bán cá ngoài chợ là cầu gì được đấy, trúng lô đề.......etc. Thiên hạ bu đến, bác thu tiền vào cửa, nước, hương khói cho em..:D:D. Business Plan của bác là 1 năm 4,5 cái "tổ mối" là đủ sống....
2. Kiếm cái chùa nào cũ, đầu tư trùng tu lại sau đó chia tiền, lễ ....với nhà chùa...:D, hoặc xây mới sau đó chịu khó đồn cho nó linh 1 tí....

Ngành QTKD của bác thì ko chen chân nổi mấy công ty như HR hiện nay đâu nên ko cần quan tâm.

Góp thêm ý nữa nếu mợ muốn ở lại Mẽo mà không lấy chồng + thích con nít + vẫn kiếm sống được là làm nghề baby-sitter. Thời gian thì hơi eo hẹp (toàn phải làm những lúc người ta đi chơi) nhưng lương thì chấp nhận được. Cơ hội lớn nhất là sau một thời gian chăm trẻ có nhiều khi chăm được cả bố đứa trẻ luôn nữa :D
 
Hạng C
8/2/11
538
47
28
58
Từ 5-10 năm sau, trong 3 nghề này, nếu so sánh tỉ suất lợi nhuận trên số vốn bỏ ra thì Interior design là hiệu quả nhất và dễ làm nhất, child development cần cái tâm nhiều nhất nhưng khó làm nhất và kém hiệu quả nhất.

1. Child development
Hiện nay ở VN đã có trường North America thành lập đã 5 năm, dạy song song 2 chương trình giáo khoa: VN và America (theo đúng toàn bộ giáo trình của 1 trường bên đó, dạy từ Pre School, Kind, Grade 1 cho đến Grade 12, tổng cộng 14 năm). Tương tự có 1 trường theo hệ British mới thành lập năm nay.
Ngoài ra có trường South America đã thành lập được vài năm nhưng chỉ dạy 1 chương trình America. Có vài trường nữa thuộc đẳng cấp cao hơn chuyên dạy cho con cái người nước ngoài nhưng chỉ dạy 1 chương trình British.
Còn các trường khác mang danh Quốc tế dạy chương trình giáo dục VN, tăng cường mỗi ngày khoảng 2 giờ tiếng Anh thì chất lượng rất thấp cho cả 2 chương trình.

Tâm lý của phụ huynh VN nói chung (trừ những người có ý định cho con định cư ở nước ngoài sau này) là vẫn muốn cho con học chương trình VN (chủ yếu lấy tiếng Việt) và chủ yếu là học chương trình giáo dục của British hoặc America vì muốn con cái được hưởng phần nào cách giáo dục của 1 trong 2 hệ thống này (đào tạo tư duy chủ động, kỹ năng làm việc nhóm, phát huy năng khiếu bẩm sinh, các kỹ năng sống ngoài xã hội...)

Vấn đề thành lập trường hiện nay ở VN: phải có dây dợ khi xin giấy phép, phải có cổ đông, phải có nguồn giáo viên nước ngoài (giọng nói mẹ đẻ theo 1 trong 2 hệ trên) có bằng cấp về giáo dục (k có cái này thì lại giống các trường mang danh Quốc tế thôi), phải có vốn rất lớn, phải tìm được mặt bằng tương đối hoành tráng cho cơ sở chính. 5 năm nữa sẽ bị cạnh tranh hơn hiện tại rất nhiều. Lợi nhuận thu từ các trường có chất lượng kiểu này k phải là nhiều đâu nên 5 năm nữa cũng k mong đợi con nhà nghèo có thể theo học ở các trường này.

2. Interior design
Ngành nghề này ở VN nói chung mới bắt đầu được biết đến rộng rãi. Người VN rất thích đua nhau khoe cái đẹp hoặc ít nhất cũng được bằng anh bằng chị. Kẹt cái kinh tế đang khó khăn quá nên đành xếp mơ ước lại. 5 năm sau thì có lẽ là nó sẽ nở rộ, thị trường đầy tiềm năng. Vốn chỉ cần đầu tư 1 số CPU mạnh để render cho hiệu quả, màn hình lớn và màu chuẩn để dễ thiết kế.
Vấn đề của ngành này hiện nay và cả mấy năm tới là đa số người thiết kế nội thất là kiến trúc sư, họ học thêm 1 số kiến thức về thiết kế nội thất nhưng khó có thể nói rằng họ chuyên nghiệp như những người chuyên học về trang trí nội thất (trừ 1 số người có năng khiếu đặc biệt) mặc dù KTS thì có bố cục không gian tốt hơn.
Cái khó nhất của 1 doanh nghiệp chuyên thiết kế nội thất là tìm cho được đội ngũ thiết kế. Các KTS tính tình phóng khoáng, họ chỉ thích làm riêng không thích làm cho ai. Đa số những người thiết kế nội thất trong các doanh nghiệp là những người học về thiết kế nội thất ở trường Kiến trúc và 1 số trường tư, có 1 trường của Singapore dạy chất lượng khá nhất nhưng học phí quá cao nên k có nhiều người học.
Cái nữa là hiện nay ở VN, nếu lãnh phần thi công nội thất luôn thì miễn phí thiết kế. Như vậy nếu k thi công thì phí thiết kế rất bèo k đủ trả lương nhân viên và nhiều khi còn bị xù hoặc trả chậm nữa. Thi công thì phải làm 1 thời gian mới có đội ngũ nhà cung cấp giá rẻ, chất lượng, uy tín, thợ thi công lành nghề, nhân viên giám sát có kinh nghiệm.
Nếu thi công cho các công trình lớn thì rất dễ bị chiếm dụng vốn và như vậy phải có vốn rất lớn.

3. Nhân sự
Hiện nay ở VN có thể nói là chưa có ngành nhân sự theo đúng nghĩa. Chưa có 1 trường nào đào tạo nhân sự theo bậc ĐH theo các kiến thức hiện tại về nhân sự. Các tổ chức nhân sự nước ngoài hoặc trong nước đang đua nhau mở các khoá ngắn hạn vài tháng hoặc vài ngày để training 1 số kiến thức thời thượng về nhân sự mà hiếm có chỗ nào chịu đào tạo các kiến thức cơ bản về nhân sự. Nào là khoá học soft skills, leadership skill, management skill... nghe nó lạ mà oai chứ khoá học về tiền lương nghe nó phình phường quá chả mấy ai đăng ký học. Thế nhưng cái vấn đề rất cơ bản và rất sát sườn ấy thì lại có rắc rối lớn. Các khoá về lương thường dạy cách thi61t lập thang bảng lương theo cách mà đa số các nước Âu - Mỹ đang áp dụng (tạm gọi là hệ Quốc tế). Nhưng ở VN đang tồn tại 2 hệ thống chính về thang bảng lương, 1 theo hệ nhà nước, 1 theo hệ quốc tế. Hệ quốc tế nói chung chỉ có các doanh nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia áp dụng. Như vậy học viên học về kiến thức xếp vào tủ, chẳng áp dụng được gì vì thay đổi thang bảng lương là việc cực kỳ phức tạp.
Thang bảng lương chỉ là 1 ví dụ, còn muôn vàn thứ khác như các chính sách nhân sự cho tầm nhìn ít nhất 5 năm để còn giữ chân nhân viên thì chẳng mấy ai đào tạo và cũng chẳng mấy ai đi học. Vấn đề lớn nhất ở VN từ doanh nghiệp to đến doanh nghiệp nhỏ là vai trò của phòng nhân sự rất mờ nhạt, tổng giám đốc tham gia quá nhiều vào vấn đề nhân sự nhưng chẳng có kiến thức về nhân sự, chỉ làm theo cảm nghĩ của mình và cho quyết định cuối cùng.
Tóm lại, vấn đề training nhân sự ở VN đang quá lãng phí, k đào tạo cái gốc mà đào tạo ồ ạt cái ngọn, học xong hầu như chẳng áp dụng được gì.
Còn vấn đề săn đầu người, cực kỳ khó kiếm được người phù hợp yêu cầu tuyển dụng của khách hàng nhất là đối với nhân sự cấp cao từ trưởng phòng trở lên. Các Headhunters chủ yếu dòm ngó ở các doanh nghiệp khác thấy người có vị trí tương tự, chẳng cần biết sở thích, năng lực thực sự, điểm mạnh đểm yếu của người đó, cứ lôi kéo người đó về cho doanh nghiệp yêu cầu tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp phải ôm hận vì phải trả phí quá cao mà phải ôm người k phù hợp, khi đã ký HDLD rồi thì k dễ cho người ta nghỉ đâu. Luật lao động VN chỉ cho thử việc tối đa 2 tháng, nhân sự cấp cao làm việc ít nhất 6 tháng mới biết được chút ít về năng lực làm việc của họ.

Chút ít bấy nhiêu để bác tham khảo. Chúc bác thành công.
 
Status
Không mở trả lời sau này.