Từ 5-10 năm sau, trong 3 nghề này, nếu so sánh tỉ suất lợi nhuận trên số vốn bỏ ra thì Interior design là hiệu quả nhất và dễ làm nhất, child development cần cái tâm nhiều nhất nhưng khó làm nhất và kém hiệu quả nhất.
1. Child development
Hiện nay ở VN đã có trường North America thành lập đã 5 năm, dạy song song 2 chương trình giáo khoa: VN và America (theo đúng toàn bộ giáo trình của 1 trường bên đó, dạy từ Pre School, Kind, Grade 1 cho đến Grade 12, tổng cộng 14 năm). Tương tự có 1 trường theo hệ British mới thành lập năm nay.
Ngoài ra có trường South America đã thành lập được vài năm nhưng chỉ dạy 1 chương trình America. Có vài trường nữa thuộc đẳng cấp cao hơn chuyên dạy cho con cái người nước ngoài nhưng chỉ dạy 1 chương trình British.
Còn các trường khác mang danh Quốc tế dạy chương trình giáo dục VN, tăng cường mỗi ngày khoảng 2 giờ tiếng Anh thì chất lượng rất thấp cho cả 2 chương trình.
Tâm lý của phụ huynh VN nói chung (trừ những người có ý định cho con định cư ở nước ngoài sau này) là vẫn muốn cho con học chương trình VN (chủ yếu lấy tiếng Việt) và chủ yếu là học chương trình giáo dục của British hoặc America vì muốn con cái được hưởng phần nào cách giáo dục của 1 trong 2 hệ thống này (đào tạo tư duy chủ động, kỹ năng làm việc nhóm, phát huy năng khiếu bẩm sinh, các kỹ năng sống ngoài xã hội...)
Vấn đề thành lập trường hiện nay ở VN: phải có dây dợ khi xin giấy phép, phải có cổ đông, phải có nguồn giáo viên nước ngoài (giọng nói mẹ đẻ theo 1 trong 2 hệ trên) có bằng cấp về giáo dục (k có cái này thì lại giống các trường mang danh Quốc tế thôi), phải có vốn rất lớn, phải tìm được mặt bằng tương đối hoành tráng cho cơ sở chính. 5 năm nữa sẽ bị cạnh tranh hơn hiện tại rất nhiều. Lợi nhuận thu từ các trường có chất lượng kiểu này k phải là nhiều đâu nên 5 năm nữa cũng k mong đợi con nhà nghèo có thể theo học ở các trường này.
2. Interior design
Ngành nghề này ở VN nói chung mới bắt đầu được biết đến rộng rãi. Người VN rất thích đua nhau khoe cái đẹp hoặc ít nhất cũng được bằng anh bằng chị. Kẹt cái kinh tế đang khó khăn quá nên đành xếp mơ ước lại. 5 năm sau thì có lẽ là nó sẽ nở rộ, thị trường đầy tiềm năng. Vốn chỉ cần đầu tư 1 số CPU mạnh để render cho hiệu quả, màn hình lớn và màu chuẩn để dễ thiết kế.
Vấn đề của ngành này hiện nay và cả mấy năm tới là đa số người thiết kế nội thất là kiến trúc sư, họ học thêm 1 số kiến thức về thiết kế nội thất nhưng khó có thể nói rằng họ chuyên nghiệp như những người chuyên học về trang trí nội thất (trừ 1 số người có năng khiếu đặc biệt) mặc dù KTS thì có bố cục không gian tốt hơn.
Cái khó nhất của 1 doanh nghiệp chuyên thiết kế nội thất là tìm cho được đội ngũ thiết kế. Các KTS tính tình phóng khoáng, họ chỉ thích làm riêng không thích làm cho ai. Đa số những người thiết kế nội thất trong các doanh nghiệp là những người học về thiết kế nội thất ở trường Kiến trúc và 1 số trường tư, có 1 trường của Singapore dạy chất lượng khá nhất nhưng học phí quá cao nên k có nhiều người học.
Cái nữa là hiện nay ở VN, nếu lãnh phần thi công nội thất luôn thì miễn phí thiết kế. Như vậy nếu k thi công thì phí thiết kế rất bèo k đủ trả lương nhân viên và nhiều khi còn bị xù hoặc trả chậm nữa. Thi công thì phải làm 1 thời gian mới có đội ngũ nhà cung cấp giá rẻ, chất lượng, uy tín, thợ thi công lành nghề, nhân viên giám sát có kinh nghiệm.
Nếu thi công cho các công trình lớn thì rất dễ bị chiếm dụng vốn và như vậy phải có vốn rất lớn.
3. Nhân sự
Hiện nay ở VN có thể nói là chưa có ngành nhân sự theo đúng nghĩa. Chưa có 1 trường nào đào tạo nhân sự theo bậc ĐH theo các kiến thức hiện tại về nhân sự. Các tổ chức nhân sự nước ngoài hoặc trong nước đang đua nhau mở các khoá ngắn hạn vài tháng hoặc vài ngày để training 1 số kiến thức thời thượng về nhân sự mà hiếm có chỗ nào chịu đào tạo các kiến thức cơ bản về nhân sự. Nào là khoá học soft skills, leadership skill, management skill... nghe nó lạ mà oai chứ khoá học về tiền lương nghe nó phình phường quá chả mấy ai đăng ký học. Thế nhưng cái vấn đề rất cơ bản và rất sát sườn ấy thì lại có rắc rối lớn. Các khoá về lương thường dạy cách thi61t lập thang bảng lương theo cách mà đa số các nước Âu - Mỹ đang áp dụng (tạm gọi là hệ Quốc tế). Nhưng ở VN đang tồn tại 2 hệ thống chính về thang bảng lương, 1 theo hệ nhà nước, 1 theo hệ quốc tế. Hệ quốc tế nói chung chỉ có các doanh nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia áp dụng. Như vậy học viên học về kiến thức xếp vào tủ, chẳng áp dụng được gì vì thay đổi thang bảng lương là việc cực kỳ phức tạp.
Thang bảng lương chỉ là 1 ví dụ, còn muôn vàn thứ khác như các chính sách nhân sự cho tầm nhìn ít nhất 5 năm để còn giữ chân nhân viên thì chẳng mấy ai đào tạo và cũng chẳng mấy ai đi học. Vấn đề lớn nhất ở VN từ doanh nghiệp to đến doanh nghiệp nhỏ là vai trò của phòng nhân sự rất mờ nhạt, tổng giám đốc tham gia quá nhiều vào vấn đề nhân sự nhưng chẳng có kiến thức về nhân sự, chỉ làm theo cảm nghĩ của mình và cho quyết định cuối cùng.
Tóm lại, vấn đề training nhân sự ở VN đang quá lãng phí, k đào tạo cái gốc mà đào tạo ồ ạt cái ngọn, học xong hầu như chẳng áp dụng được gì.
Còn vấn đề săn đầu người, cực kỳ khó kiếm được người phù hợp yêu cầu tuyển dụng của khách hàng nhất là đối với nhân sự cấp cao từ trưởng phòng trở lên. Các Headhunters chủ yếu dòm ngó ở các doanh nghiệp khác thấy người có vị trí tương tự, chẳng cần biết sở thích, năng lực thực sự, điểm mạnh đểm yếu của người đó, cứ lôi kéo người đó về cho doanh nghiệp yêu cầu tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp phải ôm hận vì phải trả phí quá cao mà phải ôm người k phù hợp, khi đã ký HDLD rồi thì k dễ cho người ta nghỉ đâu. Luật lao động VN chỉ cho thử việc tối đa 2 tháng, nhân sự cấp cao làm việc ít nhất 6 tháng mới biết được chút ít về năng lực làm việc của họ.
Chút ít bấy nhiêu để bác tham khảo. Chúc bác thành công.