kothevcothe nói:Ngoài Bắc bác ạ, chứ trong Nam thì khác hoàn toàn (dù gì ý thức hệ cũng ảnh hưởng từ người Mỹ hơn 20 năm), nên văn hoá kinh doanh và tư duy kinh doanh khác lắm ạ
cái ý thức hệ từ thời bao cấp em cho là vẫn còn, dù thời gian mở cửa xoá bao cấp đã 25 năm
Em xin được lấy 1 ví dụ đơn giản thôi, khi bác đến vay NH, thì kiểu gì bác cũng phải có tài sản thể chấp, vì sao?, vì các NH chắc quá, luôn muốn nắm đằng chuôi, nhiều dự án tốt đấy, nhưng họ ko muốn mạo hiểm đâu ạ.
Em cho là việc ít chấp nhận rủi ro cũng có nguyên nhân của nó, so với các nước phát triển thì VN có nền tài chính kém minh bạch (kể cả kiểm toán), do đó khả năng quản trị rủi ro của người Việt so với nước ngoài là thấp. Mà khi anh ko quản trị kiểm soát được rủi ro, thì cách tốt nhất để hạn chế rủi ro là phải "chắc" 1 tí, và ít mạo hiểm đi.
Về nội dung thì bác tiếp bước như những post trước, vô trách nhiệm đưa ví dụ sai ( hoặc có thể nói là bịa đặt ) để khẳng định cho quan niệm sai lầm của bác: như người Việt không muốn kinh doanh vì sợ mạo hiểm. Mình dã chỉ ra cả đất nước kinh doanh xây dựng nên khu KT tư nhân hiện nay thế nào.
Ví dụ mới về ngân hàng này thể hiện sự kém hiểu biết. Cho vay với đầu tư dự án khác nhau. Cho vay chỉ cần nghiệp vụ ngân hàng, thêm phần thẩm định những thứ đã được xác định ( tài sản, thu nhập...). Còn đầu tư dự án cần bộ phận, hoặc cả một công ty với chuyên môn cao hơn nhiều mà mình nghĩ đa số ngân hàng VN không đủ sức. Đó là công việc của các quỹ đầu tư lớn, các ngân hàng đầu tư chuyên biệt. Do đó cái ví dụ này chả ăn nhập gì đến điều bác khẳng định.
Về hình thức thì bác rất trơ trẽn trong tranh luận, ăn tạp, chộp luôn ý phản biện của người đối diện làm ý của bản thân như phần chính sách, minh bạch. Do ăn tạp không xử lý nên nó vẫn chõi với kết luận của bác: đầy người đầu tư, kinh doanh từ trước đến giờ trong sự thiếu minh bạch, kiềm hãm của nhà nước đấy thôi.