Hê hê nhân lúc nông nhàn em lại dành chút thời gian chém giết ra đây hầu các cụ ![Big Grin :D :D]()
Để trả lời cho câu hỏi: "Ơ, Việt Nam thì có cái chó gì mà đất cát lại đắt như vậy" em xin ngược dòng lịch sử để đi tìm căn nguyên cho câu hỏi này.
Trước năm 75, đất ở Việt Nam rẻ chết cha chết mẹ. Với tư tưởng "ăn nhiều, ở hết bao nhiêu" ngoài bắc thì cộng thêm cái lạnh, cái đói khiến nhu cầu có một túp lều nho nhỏ quanh bếp lửa hồng nó ra đời từ đó. Trong Nam không có cái lạnh nhưng ruộng vườn thẳng cánh cò bay cũng khiến người ta suy nghĩ về nơi ăn chốn ở nó cũng không tới nơi
"Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"
Thậm chí do được thiên nhiên ưu đãi, không hiếm nhà trong Nam giờ vẫn mái tôn, tường 20cm và lắm nhá (kể cả trong Phú Mỹ Hưng) vẫn chưa có một cái bếp gọi là xứng tầm với cái nhà họ ở.
Sau năm 1975, đặc biệt vụ "Cải cách ruộng đất", và "đánh tư sản", người dân Việt Nam càng sợ mình có nhiều đất nhiều cát. Những năm 1980 chuyện cho nhau cả cái vườn, hay cho nhau cả cái ao cũng chẳng có gì là ghê gớm. Cho mãi đến tận năm 1990, việc bỏ 2 cây vàng mua "con Dream" nó còn phổ biến hơn là bỏ 2 cây vàng mua 2 con đồi ở Vũng Tàu hay 3 căn nhà phố ở Quận Hoàn Kiếm. Thời gian này, nhà vẫn rẻ như bèo.
Tuy nhiên, sau khi cựu thù Mỹ quay trở lại Việt Nam với chương trình bình thường hóa quan hệ hai nước và nhu cầu ăn no mặc ấm dần chuyển sang ăn ngon mặc đẹp lên ngôi. Sự xuất hiện của khái niệm "nhà mặt tiền" bắt đầu manh nha vào những năm 1995-1998. Giao thoa cùng sự cởi mở của chính quyền mà đặt nền móng là thủ tướng có đường lối cấp tiến là Võ Văn Kiệt cho phép sự xuất hiện của "hộ kinh doanh" cá thể làm sống lên những khái niệm "vị trí đắt địa", "trung tâm thương mại" cho những nhà mặt tiền làm những nghề như may đo, bán gạo, bán đồng hồ, sửa chữa xe đạp, phụ tùng xe đạp, sau dần là sửa chữa xe máy, điện lạnh và nhà hàng.
Cũng thời gian này, khoảng năm 1998-2001 xuất hiện cụm thành ngữ chỉ...gia đình có điều kiện mang tính đặc thù của người Hà Nội là "nhà mặt phố, bố làm to". Với nhà mặt phố, có vẻ như người Việt Nam (vốn xuất thân là từ thành phần lười lao động) có một phương án mà họ hay gọi là "ngồi mát ăn bát vàng"-chả làm gì mà vẫn có cái ăn.
Sự cởi mở của chính quyền về phương tiện giao thông là cho phép xe máy phát triển vô tổ chức đã khiến diện mạo đô thị của Việt Nam vốn đã căng thẳng do việc "nhoi ra mặt đường" (dù chỉ có 2m-3m ngang) nay căng thẳng hơn. Không nhoi được ra đường, người ta chui cả vào ngõ, vào hẻm để buôn bán. Cũng không trách người dân do mưu sinh là một quyền hoàn toàn chính đáng. Ngày xưa những nhà hẻm chỉ dành cho tầng lớp lao động, thì nay, shop nhỏ, cửa hàng nhỏ cũng len chân vào ngõ vì chừng nào khách hàng còn đến được thì người ta còn mở cửa hàng. Do vậy, không chỉ nhà mặt tiền đắt, mà nhà trong hẻm các quận trung tâm cũng đắt lây.
Hàng quán mở ra cái chết cái sống, nhưng nhu cầu kiếm ăn của người dân dù thế nào nó vẫn tồn tại một cách chính đáng và nhưng ông chủ, bà chủ của những căn nhà nằm ở vị trí "đắc địa" (đôi khi chỉ là tự phong) vẫn tháng hốt bạc bất kể thị trường nó ra sao.
Rồi cứ như vậy, ghế thì ít, mà đít thì nhiều, cái mô hình nhà mặt tiền - nhà mặt hẻm, nhà hẻm xe tải, nhà hẻm xe con, nhà hẻm taxi đậu cách 10m ra đời và khiến một thị trường bao gồm toàn kẻ lười lao động lại thiếu tính định hướng phát triển một cách quái thai ngâm dấm như vậy.
Có thể có cụ sẽ ngứa tai khi em lặp đi lặp lại về một xã hội lười lao động, nhưng các cụ thử đóng cái máy tính lại, nhìn ra ngoài đường xem, có bao nhiêu người ở ngoài đường đang xách xe chạy vòng vòng vô mục đích. Những ai đang vật vờ chém gió ở quán cafe dù chả nghề ngỗng gì. Căn bản là họ có những căn nhà ngang 4 dài 20 ở những quận trung tâm mà thách kẹo họ chả dám bán đi để đổi một con nhà 8x20 ở Phú Mỹ Hưng.
Lý do thì luôn giống nhà: Về Phú Mỹ Hưng rồi ăn cám à![Big Grin :D :D]()
Hy vọng các cụ tự có những kết luận từ một bài viết hết sức linh tinh của em. Có câu nào khó nghe, hoặc động chạm tới ai, xin các cụ bỏ quá cho![Wink ;) ;)]()
Để trả lời cho câu hỏi: "Ơ, Việt Nam thì có cái chó gì mà đất cát lại đắt như vậy" em xin ngược dòng lịch sử để đi tìm căn nguyên cho câu hỏi này.
Trước năm 75, đất ở Việt Nam rẻ chết cha chết mẹ. Với tư tưởng "ăn nhiều, ở hết bao nhiêu" ngoài bắc thì cộng thêm cái lạnh, cái đói khiến nhu cầu có một túp lều nho nhỏ quanh bếp lửa hồng nó ra đời từ đó. Trong Nam không có cái lạnh nhưng ruộng vườn thẳng cánh cò bay cũng khiến người ta suy nghĩ về nơi ăn chốn ở nó cũng không tới nơi
"Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà"
Thậm chí do được thiên nhiên ưu đãi, không hiếm nhà trong Nam giờ vẫn mái tôn, tường 20cm và lắm nhá (kể cả trong Phú Mỹ Hưng) vẫn chưa có một cái bếp gọi là xứng tầm với cái nhà họ ở.
Sau năm 1975, đặc biệt vụ "Cải cách ruộng đất", và "đánh tư sản", người dân Việt Nam càng sợ mình có nhiều đất nhiều cát. Những năm 1980 chuyện cho nhau cả cái vườn, hay cho nhau cả cái ao cũng chẳng có gì là ghê gớm. Cho mãi đến tận năm 1990, việc bỏ 2 cây vàng mua "con Dream" nó còn phổ biến hơn là bỏ 2 cây vàng mua 2 con đồi ở Vũng Tàu hay 3 căn nhà phố ở Quận Hoàn Kiếm. Thời gian này, nhà vẫn rẻ như bèo.
Tuy nhiên, sau khi cựu thù Mỹ quay trở lại Việt Nam với chương trình bình thường hóa quan hệ hai nước và nhu cầu ăn no mặc ấm dần chuyển sang ăn ngon mặc đẹp lên ngôi. Sự xuất hiện của khái niệm "nhà mặt tiền" bắt đầu manh nha vào những năm 1995-1998. Giao thoa cùng sự cởi mở của chính quyền mà đặt nền móng là thủ tướng có đường lối cấp tiến là Võ Văn Kiệt cho phép sự xuất hiện của "hộ kinh doanh" cá thể làm sống lên những khái niệm "vị trí đắt địa", "trung tâm thương mại" cho những nhà mặt tiền làm những nghề như may đo, bán gạo, bán đồng hồ, sửa chữa xe đạp, phụ tùng xe đạp, sau dần là sửa chữa xe máy, điện lạnh và nhà hàng.
Cũng thời gian này, khoảng năm 1998-2001 xuất hiện cụm thành ngữ chỉ...gia đình có điều kiện mang tính đặc thù của người Hà Nội là "nhà mặt phố, bố làm to". Với nhà mặt phố, có vẻ như người Việt Nam (vốn xuất thân là từ thành phần lười lao động) có một phương án mà họ hay gọi là "ngồi mát ăn bát vàng"-chả làm gì mà vẫn có cái ăn.
Sự cởi mở của chính quyền về phương tiện giao thông là cho phép xe máy phát triển vô tổ chức đã khiến diện mạo đô thị của Việt Nam vốn đã căng thẳng do việc "nhoi ra mặt đường" (dù chỉ có 2m-3m ngang) nay căng thẳng hơn. Không nhoi được ra đường, người ta chui cả vào ngõ, vào hẻm để buôn bán. Cũng không trách người dân do mưu sinh là một quyền hoàn toàn chính đáng. Ngày xưa những nhà hẻm chỉ dành cho tầng lớp lao động, thì nay, shop nhỏ, cửa hàng nhỏ cũng len chân vào ngõ vì chừng nào khách hàng còn đến được thì người ta còn mở cửa hàng. Do vậy, không chỉ nhà mặt tiền đắt, mà nhà trong hẻm các quận trung tâm cũng đắt lây.
Hàng quán mở ra cái chết cái sống, nhưng nhu cầu kiếm ăn của người dân dù thế nào nó vẫn tồn tại một cách chính đáng và nhưng ông chủ, bà chủ của những căn nhà nằm ở vị trí "đắc địa" (đôi khi chỉ là tự phong) vẫn tháng hốt bạc bất kể thị trường nó ra sao.
Rồi cứ như vậy, ghế thì ít, mà đít thì nhiều, cái mô hình nhà mặt tiền - nhà mặt hẻm, nhà hẻm xe tải, nhà hẻm xe con, nhà hẻm taxi đậu cách 10m ra đời và khiến một thị trường bao gồm toàn kẻ lười lao động lại thiếu tính định hướng phát triển một cách quái thai ngâm dấm như vậy.
Có thể có cụ sẽ ngứa tai khi em lặp đi lặp lại về một xã hội lười lao động, nhưng các cụ thử đóng cái máy tính lại, nhìn ra ngoài đường xem, có bao nhiêu người ở ngoài đường đang xách xe chạy vòng vòng vô mục đích. Những ai đang vật vờ chém gió ở quán cafe dù chả nghề ngỗng gì. Căn bản là họ có những căn nhà ngang 4 dài 20 ở những quận trung tâm mà thách kẹo họ chả dám bán đi để đổi một con nhà 8x20 ở Phú Mỹ Hưng.
Lý do thì luôn giống nhà: Về Phú Mỹ Hưng rồi ăn cám à
Hy vọng các cụ tự có những kết luận từ một bài viết hết sức linh tinh của em. Có câu nào khó nghe, hoặc động chạm tới ai, xin các cụ bỏ quá cho