Status
Không mở trả lời sau này.
AIV confirmed
Tập Lái
31/1/11
24
145
28
Đa tạ các bác đã bỏ công bỏ sức vào khai sáng cho em. Thiệt tình là em không có ý định kinh doanh hay đầu tư gì bên TL cả. Ý định mua nhà là để sử dụng vì em thích bên đó. Ngoài ra, em cũng không có ý định bon chen ở các thành phố lớn, hơn thế nữa em cũng đã tiếp xúc với việc mua bán bên đó chứ không chỉ ngồi trên internet dọ giá.
Với người mua như em thiệt tình là khi bỏ ra đồng tiền em tính đến tính hợp lý của nó,mình bỏ ra ngần đó thì cái nhà nó có những tiện ích gì và em thấy giá nhà như TL (đai loại như trang web em gửi) thì thỏa mãn những tiêu chí của em. Em biết một số thằng Tây sẵng sàng xuống tiền mua nhà bên Thái nhưng cũng cũng bị vụ sở hữu nhà nên đành thôi. Còn nhà ở VN, em thấy thằng bán ra một cái giá mà em không hiểu tiêu chí gì nữa nhưng vẫn có người mua nghĩa là có người hài lòng với các tiêu chí đó. (chẳng hạn ở Nha Trang, nhà villa 7*18 (7*18 mà nó gọi là villa), 1 trệt 1 lầu nhìn chẳng có mi.e gì hấp dẫn mà nó dám đòi 3-4ti. Thiêt tình cái đó là cái mà em không hiểu. Rồi cũng có thằng mua. Em cũng không hiểu luôn. Hay tại nó nhiểu tiền quá nên 4 tỉ chứ 40 tỉ nó cũng ok?
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
18/3/11
992
12.870
93
Cụ Bùi nói:
lucsi nói:
Thật ra khái niệm Nhà ở của Cụ Bùi hay của số đông người dân Vịt là ...hơi sai. Sách dạy thì thật ra là nó là 2 loại: Mặt bằng bán lẻ và Nhà ở. Nhà mặt tiền có giá là vì nó vốn không phải là Nhà ở mà bản chất nó là Mặt bằng bán lẻ; mà cái này luôn có giá cao hơn nhà ở là chắc rồi. Tại sao Tây Tàu nó chắn mie nó mặt tiền? Là vì chúng nó có mặt bằng bán lẻ tập trung tức Trung tâm thương mại, siêu thị....Nó đi cùng là Văn hóa ô tô và giao thông công cộng (metro/bus). Ta thì Văn hóa xe máy, tấp vào lề đường mua nó tiện hơn; nên loại hình bán lẻ phân tán nó vẫn phát triển tốt.
Bọn Tung cẩu sau khi lùa bọn nhà phố tống lên Chuồng Cu cao cấp, thì xã hội thay đổi kinh dị; các anh chị tiểu thương chuyển thành công nhân; Trung tâm thương mại bùng nổ và phát tài....Xe đạp cũng sắp tuyệt chủng thay bằng Metro, Ô tô. Những người không theo kịp sự biến chuyển của thời đại: bán nhà về quê, hoặc vỡ nợ ăn mày....
Vịt thì em nghĩ đã bỏ lỡ cơ hội chuyển mình như Tung cẩu; chúng ta mãi mãi gắn với xe máy và nhà Mặt tiền, các anh chị ngồi ngáp vặt ở quán cafe đợi tiền cho thuê nhà......:D
Trong đó có phần đóng góp không nhỏ của anh #....:D
Cụ Lú cũng sai nốt :D Về lý thuyết Residential và Commercial RE là khác nhau. Nhưng em nói là Việt Nam nó đang trong thời kỳ quá độ nên việc trộn lẫn là hiểu được. Thời năm 1980, nhà nhà có chuồng lợn ở trong nhà và chuồng gà ở sau bếp cũng là quá độ là vậy. Chứ nói về lý thuyết thì éo ai ăn, ngủ và mơ cùng lợn!:D

Còn việc tại sao mình không có trung tâm thương mại thì cũng dễ hiểu bỏ mẹ, Văn kiện đảng ghi sờ sờ, triệt tiêu tiến tới xóa sổ tiểu thương, mà không có tiểu thương-con buôn thì trung tâm thương mại khác mịa gì cái Bách Hóa Tổng Hợp (hay còn từ khác là Mậu dịch Quốc Doanh). Chó vào:D

Do vậy mình làm sai, nay mình sửa. Mà sửa thì muộn mịa nó dzồi vì cụm từ Đất vàng, đất kim cương nó hằn vào đầu mọi con dân đất vịt. Thành ra mới có vụ cởi truồng giữ đất hay căng biểu ngữ ở Eden là vậy.

Nhân tiện, em nhắc cụ đây cũng éo phải tác phẩm của #` # 4` :D nó là "lịch sử để lại"
khi xưa e làm ở dự án, luôn luôn đề cao phần: trung tâm thương mại, nghe có vẻ lợi cho dân chúng, song thực ra lại là nâng giá chung cho mặt bằng giá trị căn hộ. hồi đó, xảy ra trường hợp là : trước khu căn hộ đó là một chợ cũ, rất truyền thống, định hướng là sẽ dẹp bỏ, nhưng " chợ" là phục vụ cho cư dân khu vực, chứ ko chỉ cho dân cư ngụ tại khu căn hộ trên, như vậy, về lâu dài sẽ "mọc" ra một khu "chợ" khác. Như vậy, cụm từ "khu thương mại" chỉ là cái "mác"..để vô hình nâng tầm đẳng cấp gì đó, chứ lợi ích thật sự về phục vụ tại chỗ nghe có vẻ như ..ràng buộc..e chẳng hiểu
 
Hạng B2
28/3/09
225
1.305
93
Đơn giản là tại vì mật độ dân số cực đông tại các TP lớn, ở các quận trung tâm: HN, HCM. Trong khi đất có cơ sở hạ tầng tương đối(BV, Truong hoc..) thì ít nên giá đất tăng cao. Quy luật cung cầu thôi. Đất ở quê thì rẻ như bèo thôi.
 
Hạng D
2/3/11
2.337
32.563
113
Tui nghĩ, nó (bds) méc vì người ta không chịu mua rẻ mà thui. Nhớ vụ chị Hương (PHG) múc cái chung cư góc BHTQ-NDChieu để xây cái SG Pavillon. Có người quen được 8 tỷ cho cái căn hộ mấy chục m2, mà 8 tỷ lúc đó tương đương 650 cây zàng lựn, rồi như sau vụ đó PHG biến mất tăm luôn.
 
Hạng C
8/4/11
884
11.703
93
Mấy tay có khả năng làm giá nhà đất rẻ đi lại là người sở hữu nhiều nhà đất nhất thì làm sao nó rẻ đi được ?

@Cụ Bùi: Sau những chuyến đi nước ngoài đầu tiên, những năm 93-94 em cũng đoán VN mình rồi sẽ có những khu kinh doanh tập trung và nhà mặt lộ không còn giá trị kinh doanh nữa. Thế mà gần 20 năm sau vẫn chưa thấy chuyển biến gì.
 
Hạng B2
13/12/05
362
6.309
93
52
Em hồi tưởng cái giá nhà đất ở Hà nội như thế này:
- Khoảng trước năm 82 thì em ko rõ lắm, nhưng đại khái 1 cái simson cũng mua được 1 căn nhà trong phố gác 2 (chứ ko phải mặt tiền, vì ngày đó dân tình tránh ở gác 1, vì trừ các phố buôn bán đặc biệt, gác 1 rẻ hơn vì nóng ẩm hơn) (phố = Hoàn kiếm, ½ Ba đình, và ½ Đống đa, bỏ qua ngoài đê).
- Khoảng 83-84: thì giá 1 căn nhà phố như vậy bằng khoảng 1 con DD, tức là khoảng 3.3 cây vàng 98
- Năm 85 người nhà em mua 1 cái nhà mặt phố ở giữa phố Đội Cấn (coi như vùng ven rồi) giá khoảng 5 cây vàng 98 (vì nói là mất 1.5 cái DD)
(mấy giai đoạn này người ta chú ý đến cái nhà nhiều hơn đất, vì vật liệu xây dựng rất khó khăn)
- Khoảng năm 88-89 giá nhà nhích dần lên, nhất là sau vụ tín dụng nhân dân. Cái này em biết chắc, vì năm 88 ông già em đi châu Phi về, cầm tiền tìm mua nhà, muốn ở rộng nên phải chạy hẳn ra ven Hà nội
- Năm 90 có đám đi Đức về nước do sụp tường Bá linh, giá nhà đất lên khoảng 30% và giữ mức bập lềnh đến khoảng 93
- Năm 94-97 có vụ làm giá nhà đất đầu tiên ở Hn. Tức là xua cò đi gõ cửa hỏi mua từng nhà với giá trên trời. Hậu quả là phong trào buôn đất xuất hiện và đã có những anh hùng đầu tiên ngã ngựa do vay tiền họ hàng và vay tiền ngân hàng để đi buôn đất (dân NH dính khá nhiều)
- Năm 98-00 giá đứng im do hậu quả của mấy năm sau đó. Giai đoạn này em biết khá chắc vì đó là lúc em mua được mảnh đất cắm dùi, đến nay vẫn ở đó
- Năm 01 -04: thì 01: hơi lên giá chút; 02-04: giá bốc lên như điên, mảnh đất của em tăng giá gấp gần 10 lần (lý do là em mua trong làng giá bèo bọt, có trăm đô/m2, còn mấy khu đắt đỏ bên ngoài thì tăng 3-4 lần)!!!! Nguyên nhân em chịu, vì ko ở Vn.
- Năm 04-05: giá giữ ở đó
- Năm 06: giá bốc lên gấp đôi do chứng!
- Sau đó thì các bác rành hơn em nhiều lần

@ cụ Bùi: nếu trong 5-7 năm nữa nhà mặt phố mà vứt đi thì em với bác ko đội trời chung! Vì em vừa mua cái nhà mặt phố còi ở Sg để sau này bán đi lấy tiền cho con đi học, nó mà sao thì em toi!
Kể cũng lạ, khoảng năm đầu 2000 em bảo thằng bạn buôn bán đồ điện tử trên Hàng Bài là nhà mặt phố và cửa hàng nhỏ chả tồn tại được lâu đâu, mày xem chuyển hướng đi là vừa. Vậy mà năm ngoái, có chút tiền, em ko dám saving bằng cách mua nhà nước ngoài, mà mua nhà trong nước (để lúc bán đi là hòa hay lỗ chút ít thôi) (tiết kiệm ở Vn thì em chịu, linh tinh 1-2 tỷ thì ok, chứ nhiều hơn mất váy lúc nào ko biết).
 
Hạng C
7/8/11
647
32
43
48
Xì Gòng
@Duc Huan: Cụ ạ, có cụ đã nói dzồi: Việt Nam ta không là nước chậm phát triển, đang phát triển hay không phát triển mà Việt nam là nước khó phát triển. Nhưng căn nguyên của việc tại sao dân Vịt ta chưa tập trung vào trung tâm thương mại lại rất dễ giải thích: THUẾ.

Vào trung tâm thương mại thì cụ cần có 2 thứ, thứ nhất là thuế đầu vào. Lấy ví dụ mịa nó là cái xi-líp sexy đê (cho các cụ dzai nó máu:D:p). Giờ có 2 nguồn nhập vào (1) Tàu Khựa, (2) Mỹ. Mỹ hóa đơn chứng từ rõ ràng, vận đơn vận điếc nghiêm chỉnh, vải xịn hở chỗ cần hở, che lấp lửng chỗ cần che, và đắt. Còn thằng Khựa, hóa đơn: Đêk có, vận đơn: Viết tay (vì xách bên Quảng Châu về) và rẻ thối rẻ ủng.

Thế thì vác vào trung tâm thương mại vào mắt. Không có đầu vào, cụ bịa là cụ may đấy :D

Đấy là hóa đơn đầu vào, thì cụ phải cộng thêm một % thuế nhất định, để trên cơ sở đó khấu trừ này, giảm trừ nọ ra số tiền cụ tính cho khách hàng và số tiền cơ bản để cụ làm cái nhiệm vụ mà nhà nước nói ta nên tự hào: đó là ĐÓNG THUẾ.

Mới cơ man nào là chi tiết đó, em đồ là nếu cụ định kinh doanh xi-líp chắc sẽ tạm thời từ bỏ Vincom, Diamond mà phi ra Hai Bà Trưng hay Nguyễn Trãi làm con sạp. Vừa đơn giản, tiện lợi. Cho mấy thằng thị trường tí ti là có cái cửa hàng oách như ai. Máy lạnh, điều hòa, nhân viên, bảo vệ giữ xe và những con xi-líp đỏ đen giăng như mạng nhện.

Thế đấy cụ ạ!

Nhưng nếu hỏi là việc này có xử lý triệt để được không thì em xin thưa với cụ là có. Nhưng câu chuyện nó nằm ở trên cao nữa mà có lần em hóng hớt được một câu, một câu ngắn thôi, đó là: Muốn ổn, thì phải để dân nó có gì để mất.

Nhà không cho thuê được, hàng không bán được, có đứa đói, có đứa khát và vô phúc có đứa nào đặt câu hỏi "tại sao" thì bỏ mịa :p:D

Do vậy, khi GDP lên, không còn xe máy thì nhà mặt phố tự khắc sẽ không còn đất sống. Còn ngày đó là khi nào, thì em nói thật, em không biết :D
 
Hạng C
7/8/11
647
32
43
48
Xì Gòng
NoWD nói:
@ cụ Bùi: nếu trong 5-7 năm nữa nhà mặt phố mà vứt đi thì em với bác ko đội trời chung! Vì em vừa mua cái nhà mặt phố còi ở Sg để sau này bán đi lấy tiền cho con đi học, nó mà sao thì em toi!
Kể cũng lạ, khoảng năm đầu 2000 em bảo thằng bạn buôn bán đồ điện tử trên Hàng Bài là nhà mặt phố và cửa hàng nhỏ chả tồn tại được lâu đâu, mày xem chuyển hướng đi là vừa. Vậy mà năm ngoái, có chút tiền, em ko dám saving bằng cách mua nhà nước ngoài, mà mua nhà trong nước (để lúc bán đi là hòa hay lỗ chút ít thôi) (tiết kiệm ở Vn thì em chịu, linh tinh 1-2 tỷ thì ok, chứ nhiều hơn mất váy lúc nào ko biết).
Ngày trước ở chỗ nhà em có ông xe ôm, ông ý bảo: Mẹ, chú cứ xem còn lâu anh mới chết! Bọn taxi vừa đắt, vừa chậm, gọi thì lâu đến nơi. Xe ôm muôn năm.

Hai tháng trước, nhìn ông anh mặt xanh như đít nhái, chắc lâu không được ăn bữa thịt. Đi từ Tôn Đức Thắng về Bà Chiểu phang em một phát 5 xọi (50,000), hơi buốt ruột em nói: "Này ông anh, phang em hơi chát đấy", ông ý bảo: "Phang nốt phát cuối, mai anh nghỉ! Đéo lại bọn taxi"

Nên theo quan điểm của em, cái gì nó là tất yếu, nó sẽ đến! Không ai dừng bánh xe của lịch sử cho sự tất yếu diễn ra. Cái vấn đề là bao giờ nó xảy ra thôi. Chứ không thể trong một sự hội nhập sâu rộng, mà một quốc gia, vẫn tiến lên con đường công nghiệp hóa với nhà ống và xe máy được. Cụ ạ!
 
Status
Không mở trả lời sau này.