Thảo điền là nơi phát triển nóng đầu tiên ở thành phố mà lúc đó hạ tầng và qui hoạch chưa theo kịp . Do vậy hệ thống thoát nước kém là đương nhiên . Giai đoạn 92-93 nhiều người mua ruộng làm biệt thự cho người nước ngoài thuê phải tự làm đường vào nhà , làm đường nhưng không thèm làm cống .Giải thích ngập gây ra do vùng trũng em thấy nó không hợp lý. Anh để ý thấy mưa phát là ngập, chờ 1-2h tiếng sau lại hết, vậy vấn đè là do thoát nước kém chứ. Ngày xưa Thảo Điền mật độ nhà thưa thớt, model ở đó là biệt thự + sân vườn + hồ bơi nên dân cư ít, chứ giờ cao ốc cũng trồng cả rừng như ai, nhà cửa bé lại, nhìn lượng xe ùn ứ ở chân cầu SG + lối ra vô chính kế hồ bơi Thải Điền thì thấy rõ ràng dân tăng quá kinh khủng so với mấy chục năm trước, thoát nước thải cho cả khu còn căng thẳng thì chỉ cần mưa là ngập thôi. Chứ do thấp thì TĐ 1 năm chỉ bị vài ngày, chân cầu calmet quận 1 còn bị nữa là.
Cả cái bán đảo đó không cao hơn mặt nước sông bao nhiêu , độ dốc không có thì nước thoát chậm cũng là đương nhiên .
Em nói vùng trũng là ở chỗ . Không cứ là trong Thảo điền , cả cái thành phố này đều phát triển vào chỗ trũng .
Ngày xưa khi thành phố còn ít dân thì dân cứ chọn đất gò để ở . Sau này phát triển thì toàn lấp ao hồ , ruộng rau muống ... Từ chỗ hồ Kỳ hoà , Miếu nổi , Đầm sen ...đều là những chỗ trũng . Do vậy trong Thảo điền cũng có những chỗ ngày xưa thấp thì dân không ở , sau này phát triển thì cũng san lấp những chỗ trũng đó để làm nhà , do vậy nước thoát làm sao kịp .
Em nhìn rộng ra nữa thì những chỗ như Phú mỹ hưng , Nhà bè , An khánh , cho đến bây giờ phát triển những chỗ quận 9 hay Thạnh lộc , Thạnh xuân Q12 đều là những vùng ngày xưa chỉ thấy dừa nước , đều là vùng trũng .
Ngày xưa những vùng như Hóc môn , Củ chi , Bình dương còn nhiều ruộng , khi mưa thì nước được giữ lại và thấm từ từ . Bây giờ những vùng cao này cũng bê tông hoá do vậy khi mưa là nước chảy ngay ra sông , do vậy nước sông ở SG cũng dâng lên . Do vậy em thấy khu vực ven sông của thành phố cũng bị ảnh hưởng .