Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Thực tế khi cầm lái:
1. Nếu lúc có sự cố lẫn lộn chân ga và chân phanh, sẽ không đủ bình tĩnh cũng như không còn thời gian để trả về mo (N)
2. Nếu tài cần phải nhìn giấy dán để biết trái là phanh, phải là ga, thì tốt nhất tài đó nên tập lái lại cho thuần thục trước khi tham gia giao thông trên đường
3. Tùy theo tình trạng giao thông mà chân sẽ giữ bên phanh hay ga, chứ không nhất thiết phải thỉnh thoảng rà qua chân phanh. Nếu chạy quốc lộ gần như chỉ giữ chân ga, chỉ chuyển phanh khi cần thiết. Nếu chạy trong thành phố thì sẽ phải chuyển ga/phanh gần như liên tục, nhất là ở giao lộ hay vòng xoay đông phương tiện, khi depart chỉ nhớm nhẹ ga lấy trớn cho xe di chuyển rồi chuyển ngay qua bên phanh cho đến khi thoát khỏi giao lộ.
Thêm một nguyên tắc cơ bản là chân phải luôn trụ thẳng bên phanh, chỉ xoay gót đưa mũi chân lên ga. Tuyệt đối không đưa cả bàn chân chuyển qua bên ga.
lời chia sẻ của bác rất hay và tuyệt vời. :D
 
Hạng F
8/7/16
5.097
10.651
113
hi. Cảm ơn lời chia sẻ của bác . E thì chắc cũng ổn thôi . Không đến nỗi lái gà quá . Tại hay thấy trên thông tin đại chúng nên e viết lên để được chia sẻ , để mình thêm nhiều kinh nghiệm hơn.hi
Hay thiệt.
Công nhận các bác quá nhiệt tình.
Đã trên đường thiên lý mà còn lăn tăn dán giấy bên trái- phanh, bên phải- ga thì sao mà quan sát tình hình giao thông, quan sát biển báo, sao mà xử lý tình huống được?
Bác chủ thớt tay lái cũng ổn, không đến nỗi gà quá, bác chủ có ý tốt là tập hợp ý kiến mọi người để bổ sung kinh nghiệm cho những đang học lái hoặc tài mới mà còn non và xanh.
Như vậy bác chủ nên đăng bài này trong mục "kinh ngiệm cho người mới lái xe" thì hợp lý và hữu ích hơn.
 
Hạng B2
9/9/13
118
174
43
Các bác trên chia sẽ quá ok rồi, bác cứ tập dần cho quen. Dùng mũi chân thôi, có thể đặt gót chân bên thắng hướng mũi chân trên ga thôi, hình chữ V đó :D
 
Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Hay thiệt.
Công nhận các bác quá nhiệt tình.
Đã trên đường thiên lý mà còn lăn tăn dán giấy bên trái- phanh, bên phải- ga thì sao mà quan sát tình hình giao thông, quan sát biển báo, sao mà xử lý tình huống được?
Bác chủ thớt tay lái cũng ổn, không đến nỗi gà quá, bác chủ có ý tốt là tập hợp ý kiến mọi người để bổ sung kinh nghiệm cho những đang học lái hoặc tài mới mà còn non và xanh.
Như vậy bác chủ nên đăng bài này trong mục "kinh ngiệm cho người mới lái xe" thì hợp lý và hữu ích hơn.
cảm ơn bác . Tại e ít đăng bài quá nên không biết. Bác thông cảm. Bác cũng rất nhiệt tình mà.hi
 
  • Like
Reactions: bacai
Hạng F
8/7/16
5.097
10.651
113
cảm ơn bác . Tại e ít đăng bài quá nên không biết. Bác thông cảm. Bác cũng rất nhiệt tình mà.hi
Đóng góp, trao đổi để bản thân và mọi người tham gia giao thông được an toàn thì ai cũng vậy thôi, đều nhiệt tình cả.
Nhưng bài này bác nên đăng trong chuyên mục "Kinh nghiệm cho người mới lái xe" thì sẽ phù hợp hơn bác ạ.
 
  • Like
Reactions: Thichxehoi88
Hạng D
12/7/13
2.066
8.034
133
Hồ Chí Minh
Nhầm chân ga chân phanh chủ yếu do tâm lý, bối rối, k bình tĩnh, mà như bác chủ nói về N k thực tế vì thao tác về N lâu hơn đạp phanh, dán giấy thì rất có thể các bác tài sẽ quê mà k dán. Tóm lại một khi đã bị tâm lý thì khó có cách chữa
 
Hạng F
8/7/16
5.097
10.651
113
Nhầm chân ga chân phanh chủ yếu do tâm lý, bối rối, k bình tĩnh, mà như bác chủ nói về N k thực tế vì thao tác về N lâu hơn đạp phanh, dán giấy thì rất có thể các bác tài sẽ quê mà k dán. Tóm lại một khi đã bị tâm lý thì khó có cách chữa
Tâm lý xuất phát từ kỹ năng chạy xe chưa được thuần thục do trong lúc học:
- tùy vào khả năng của mỗi người, người tiếp thu nhanh người tiếp thu chậm;
- số giờ thực hành trên xe chưa đủ;
- do thày dạy dạng đối phó (cả lý thuyết lẫn thực hành) cốt để học sinh thi đậu.
Lái xe đâu chỉ mỗi chân ga chân thắng, điều khiển được xe còn cần nhiều kỹ năng nữa mà.
Cho nên không ít người cầm bằng lái rồi vẫn chưa đủ tự tin điều khiển xe ra đường.
Muốn khắc phục thì thuê thầy hoặc nhờ người quen kèm cặp. Nếu người nhà hoặc người quen kèm cặp phải chọn nơi nào mình cảm thấy an toàn nhất thì hãy dợt. Khi đã thuần thục đủ tự tin ra đường sẽ không còn vướng tâm lý nữa.
Phải vậy không bác?
Một điều rất quan trọng nữa là cố gắng thuộc và nắm vững Luật GTĐB. Nắm vững để mình tham gia giao thông cho đúng chứ không phải để "chiến" với xxx.
Chân tình đóng góp với bác chủ vậy.
Chúc bác chủ chạy xe an toàn, mỗi chuyến đi là một niềm vui.
Xin hết ạ.
 
Tập Lái
23/11/17
3
0
1
39
Khi bạn nhầm chân ga rồi thì không còn thời gian để chuyển về N ( chỉ có mất thắng or kẹt chân ga thì nên đưa về N vì bạn còn thời gian để xử lý ) , với số sàn thì an toàn hơn khi nhầm ga vì sẽ tắt máy không gây tai nạn cho nhiều xe , nhưng với AT thì rất mệt mõi sau tai nạn nhầm chân ga . Thường thì lái mới nên để chân ở vị trí thắng nhiều hơn là chân ga , chỉ nên móm chân ga từng chút 1 khi cần ( cái này quan trọng khi bạn lùi xe , hoặc lùi xe đậu lên lề nơi hẹp or nơi đông người ) nếu không làm chủ được chân ga thì khả năng xe đậu lên cây rất cao .
Thời gian lái xe nhiều sẽ tự tin hơn và trên nói dưới nghe là OK để di chuyển trong thành phố . Còn ngoài đường trường thì chân ga làm việc nhiều hơn thắng nhưng quan trọng phải làm chủ tốc độ và khoảng cách xe , khi vượt xe khác thì phải đảm bảo an toàn và dứt khoác nhấn ga thật nhanh để qua . Và cũng nên tránh mấy anh tải nặng , buýt và anh công , đừng nên theo sát với mấy anh ấy .