Thực tế khi cầm lái:
1. Nếu lúc có sự cố lẫn lộn chân ga và chân phanh, sẽ không đủ bình tĩnh cũng như không còn thời gian để trả về mo (N)
2. Nếu tài cần phải nhìn giấy dán để biết trái là phanh, phải là ga, thì tốt nhất tài đó nên tập lái lại cho thuần thục trước khi tham gia giao thông trên đường
3. Tùy theo tình trạng giao thông mà chân sẽ giữ bên phanh hay ga, chứ không nhất thiết phải thỉnh thoảng rà qua chân phanh. Nếu chạy quốc lộ gần như chỉ giữ chân ga, chỉ chuyển phanh khi cần thiết. Nếu chạy trong thành phố thì sẽ phải chuyển ga/phanh gần như liên tục, nhất là ở giao lộ hay vòng xoay đông phương tiện, khi depart chỉ nhớm nhẹ ga lấy trớn cho xe di chuyển rồi chuyển ngay qua bên phanh cho đến khi thoát khỏi giao lộ.
Thêm một nguyên tắc cơ bản là chân phải luôn trụ thẳng bên phanh, chỉ xoay gót đưa mũi chân lên ga. Tuyệt đối không đưa cả bàn chân chuyển qua bên ga.
Có nhiu anh 6 nói hết rồi.
E chỉ bổ thêm chút xíu.
Vấn đề nhầm ga - thắng thường chỉ xảy ra khi có sự kiện bất ngờ, chỉ tic tac thôi, ko kịp làm gì cả đâu.
Ví dụ như đang ngon trớn, đột nhiên phía trước xuất hiện người, xe, vật lạ,...hoặc ko giữ khoảng cách an toàn, xe phía trước dừng đột ngột,...
Khi lái xe lúc bối rối, căng thẳng, tinh thần ko ổn định, buồn ngủ, say xỉn,...
Khi lùi xe, quay đầu xe, cho xe vào nơi đỗ khó,...
...
Bản thân e cũng có vài lần nhầm ga - thắng khi mới lái AT và cũng chưa chắc gì sau này ko bị nhầm dù đã lái AT 7 năm chủ yếu trong nội ô, nơi rất dễ nhầm và khi nhầm thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Để phòng tránh thì cứ theo các tình huống hay xảy ra mà phòng.
1. Phải có tầm nhìn xa và giữ khoảng cách an toàn khi lái xe, mới có đủ thời gian xử lý các tình huống bất ngờ.
2. Khi lái xe thì ko uống rượu, ko dùng điện thoại, ko đùa giỡn, ko sờ mó linh tinh. Đang buồn bực, tức giận, buồn ngủ cũng ko nên lái xe.
3. Khi lùi xe, quay đầu xe, đưa vào chổ đỗ phải hết sức tập trung, chân phải nên luôn để ở bàn thắng, để xe tự nhiên lăn bánh bằng guarantee và kiểm soát bằng chân thắng, khi thấy an toàn mới đưa qua ga.