Kinh nghiệm của em, giờ quăng cho con MT mà đi quanh Sài gòn thì em bó tay, còn AT thì vô tư luôn. Và chạy xe nó giống như phản xạ có thói quen, tập nhiều thì sẽ tạo cho ta như là một thói quen phải làm gì với cái chân phải của mình.Tâm lý xuất phát từ kỹ năng chạy xe chưa được thuần thục do trong lúc học:
- tùy vào khả năng của mỗi người, người tiếp thu nhanh người tiếp thu chậm;
- số giờ thực hành trên xe chưa đủ;
- do thày dạy dạng đối phó (cả lý thuyết lẫn thực hành) cốt để học sinh thi đậu.
Lái xe đâu chỉ mỗi chân ga chân thắng, điều khiển được xe còn cần nhiều kỹ năng nữa mà.
Cho nên không ít người cầm bằng lái rồi vẫn chưa đủ tự tin điều khiển xe ra đường.
Muốn khắc phục thì thuê thầy hoặc nhờ người quen kèm cặp. Nếu người nhà hoặc người quen kèm cặp phải chọn nơi nào mình cảm thấy an toàn nhất thì hãy dợt. Khi đã thuần thục đủ tự tin ra đường sẽ không còn vướng tâm lý nữa.
Phải vậy không bác?
Một điều rất quan trọng nữa là cố gắng thuộc và nắm vững Luật GTĐB. Nắm vững để mình tham gia giao thông cho đúng chứ không phải để "chiến" với xxx.
Chân tình đóng góp với bác chủ vậy.
Chúc bác chủ chạy xe an toàn, mỗi chuyến đi là một niềm vui.
Xin hết ạ.
- Tags
- số tự động
Khi ra đường, bắt buộc phải có phản ứng thích hợp với điều kiện giao thông. Không thể nói là chưa quen nên không đáp ứng được, còn không vẫn cứ phải thuê xe tập lái cho đến khi nào quen mới thôi. Đương nhiên là các lái mới sẽ phải tập trung nhiều hơn, còn lái lâu năm thì gần như trở thành phản xa vô điều kiện.Học lái có được bao nhiêu giờ đâu mà đòi rành được bác, mình học lái đây nè, chạy vài vòng là thấy hết cả tiếng. Mấy bác đi xe cả chục năm vẫn lộn kia mà. Giờ chỉ có biết là phải tỉnh giác cao độ ở cái chân thắng, lúc nào cũng chầu chực nhấn nó thì mới hơi ổn thoy, đi học lái ông thầy lại kêu không đạp thắng mới đau chứ.
Tại sao trường lớp ở nước ngoài đều yêu cầu trụ chân bên thắng? Vì nếu lơ đễnh thì chân có khuynh hướng để thẳng, tức để ở bên thắng - sẽ an toàn hơn khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
P/s cá nhân em thì mỗi lần lên xe, đi một vòng ngoài nhìn xe và lốp, ngồi ghế, cài dây an toàn, mở máy, trả thắng tay, đạp thắng, đạp côn (nếu MT), sang số (MT, AT) rồi chạy - chẳng quan tâm suy nghĩ gì cả.
Chỉnh sửa cuối:
kinh nghiệm chạy xe của bác được bao nhiêu km rồi? luyện cho đừng nhầm nữa hãy qua AT đi bác, nhầm chân ga xe AT hậu quả thường nặng hơn MT.Em thỉnh thoảng vẫn nhầm chân ga MT, theo các bác có nên lên AT hay ở nguyên ạ ?
Nghe đồn muốn drift thì chân thắng chân ga , chưa dám thử bao giờ chỉ vì sợ .. mau hỏng lốp xe thôi.Thật lòng k hiểu sao nhầm đc 2 cái đó, trừ khi 2 chân cùng đạp tỏ vẻ sành đời.
Xe mình AT 1.4, mình đã giả thiết nhầm chân ga qua thắng bằng cách đạp chân ga thật nhanh và mạnh như đạp thắng, và kết quả là xe vẫn chạy với tốc độ cũ chứ không vọt lên để có thể tạo ra hiện tượng "xe điên".
ý bác nói là con xe 1.4 không vọt phải không.hehe
8.0 cũng vậy thôi bác, ECU các xe AT đời sau họ đã khôn hơn rồi. Ai ko tin có thể thử. Xe đang dừng hoặc lăn bánh dưới 10kmph, dậm lút ga xem thế nào.
Khuyến cáo xe đời cao và nên chọn khúc đường vắng.
Nhầm chân thắng chân ga?
Đã có bằng lái chạy xe ra đường mà còn phải viết bên trái- thắng, bên phải- ga thì tốt nhất không nên chạy xe ra đường.
Xe số sàn cũng thế, chẳng có ai đã có bằng lái khi sang số phải nhìn xuống cần số cả.
Nhiều bác nhiệt tình tư vấn nhưng theo em đúc rút, muốn không bị nhầm chân ga chân thắng thì phải:
- luyện lại những bài học thực hành cho thuần thục thì không bị lúng túng, không bị nhầm nhọt gì hết;
- tập trung khi lái xe quan sát chủ động xử lý tình huống, không tập trung thì tài già cũng bi chứ đừng nói tài mới. Lái xe đừng để phải giật mình là OK à.
Tay lái chưa vững thấy chân dài đừng có nhớn nhác là yên tâm.
Đã có bằng lái chạy xe ra đường mà còn phải viết bên trái- thắng, bên phải- ga thì tốt nhất không nên chạy xe ra đường.
Xe số sàn cũng thế, chẳng có ai đã có bằng lái khi sang số phải nhìn xuống cần số cả.
Nhiều bác nhiệt tình tư vấn nhưng theo em đúc rút, muốn không bị nhầm chân ga chân thắng thì phải:
- luyện lại những bài học thực hành cho thuần thục thì không bị lúng túng, không bị nhầm nhọt gì hết;
- tập trung khi lái xe quan sát chủ động xử lý tình huống, không tập trung thì tài già cũng bi chứ đừng nói tài mới. Lái xe đừng để phải giật mình là OK à.
Tay lái chưa vững thấy chân dài đừng có nhớn nhác là yên tâm.
Chỉnh sửa cuối: