Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
21/6/10
1.660
759
113
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

Bây giờ bể ra thì tìm lý do để xù thôi, chứ mọi việc êm xuôi thì bảo đảm tiền phí vẫn thu đủ không sót một xu.
 
Hạng B1
25/9/07
98
8
8
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

E đoán là SEABank có thủ sẵn 1 cái công văn nôị bộ như sau:

"Hạn mức ký nhận tiền gửi tiết kiệm của SEABank là 1 trẹo"

->Ai gửi hơn 1 trẹo là không hợp lệ, SEABank không có trách nhiệm xử lý; các bác muốn làm gì thì kiếm em teller nhận tiền của bác mà đòi nhé
24.gif
 
Hạng B2
15/12/06
472
6.715
93
HCM
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

vankhanhktpn nói:
lần lần luật pháp biến thành luật rừng , vì đâu nên nông nỗi này.

Luật rừng là Bộ luật được sử dụng nhiều nhất ở Thiên đường đó bác:mad:
 
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.171
113
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

với ngân hàng thì: Có quyền nhận tiền vào Tài khoản của bất kỳ ai, nhưng không phải chỉ có ai mới được rút tiền từ Tài khoản.

Việc ký bảo lãnh thực hiện thì đúng là cần phải xem năng lực thật, còn vụ nhận tiền mà có xem năng lực nữa thì đúng là đi đứt thiệt.
24.gif
 
Hạng B2
27/5/11
290
548
63
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

Richievn nói:
Cái này mà xử đúng luật thì ông SeaBank cũng mệt mỏi, cả về mặt dân sự, tín dụng và hình ảnh thương mại.

Về mặt dân sự, người ký hợp đồng thường phải chứng minh năng lực thực hiện (ở đây là khoản bão lãnh thông qua giấy bảo lãnh có con dấu ngân hàng). Việc phó TGĐ xài dấu ngân hàng để ký thì thì mặc nhiên người bình thường sẽ công nhận là nó có giá trị, vì họ k có đủ phương tiện và năng lực đi xác minh. Ngoài ra nó là common practice là người dân thường chấp nhận giấy tờ có dấu ngân hàng. Vì vậy, thấp nhất SeaBank phải trả 30tỷ cho phần này.

Về mặt tín dụng, bà phó TGĐ được quyền ký đến 30 tỷ nhưng đó là chuyện nội bộ của ngân hàng. Người dân bình thường k thể biết mỗi cán bộ được uỷn quyền bao nhiêu, và cái duy nhất chứng minh giá trị của tờ bảo lãnh là con dấu ngân hàng. Nếu có dấu thì mặc nhiên là ó hiệu lực. Ở đây SeaBank đã k làm đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo quản và sử dụng con dấu nên họ cũng phải có một phần trách nhiệm bồi thườn thiệt hại cho bên được bảo lãnh cho phần ký vượt thẩm quyền. Theo đúng nguyên tắc, bộ phận duyệt riêng và bên phát hành bảo lãnh là độc lập để chắn tất cả đều được kiểm tra chéo! Vậy ở đây là có móc ngoặc hay thiếu trách nhiệm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng?

Về mặt hình ảnh, nếu SeaBank phủi tay vụ này, bao nhiêu người còn đủ can đảm sử dụng dv bảo lãnh hay xa hơn là huy động vốn của nó? Vì néu gởi tiết kiệm xong cầm tờ phiếu có chữ ký + con dấu mà éo biết tới hạn lển rút có được hay k? Hay lại thằng nhận tiền k có đủ thẩm quyền nhận tk trên...5 trẹo nên NH k có trách nhiệm tất toán tài khoản???

Tóm lại lúc đẹp k sao, có chuyện mới biết vàng thau rõ ràng ngay
Chuyện bác nói thì quá đúng rồi. Nhưng mình muốn nhìn nhận vấn đề từ góc độ khác.
Tại sao công ty nhận thư bảo lãnh của Seabank không kiểm tra năng lực pháp lý và lưu trữ lại những hồ sơ tài liệu đó cho mình. Đây là công ty lớn, có luật sư tư vấn nữa mà. Không loại trừ trường hợp thời điểm đó người ký được uỷ quyền đầy đủ để ký, nhưng nay thì đã bị bãi chức điều tra, bank thì có nguy cơ phải chi số tiền lớn, thôi thì ém luôn cái uỷ quyền đó cho xong, coi như hợp đồng vô hiệu, trách nhiệm đổ đầu người ký là xong. Khách hàng nếu không có lưu hồ sơ thì khó mà chứng minh mình đúng.
Em thì đi mua 3 cái chung cư nhỏ nhỏ, hay đất dự án thì đều bắt phải photo điều lệ công ty, đăng ký kinh doanh, uỷ quyền...để xem thằng cha ký trên hợp đồng có đủ tư cách ký với mình không đã.
À mà trường hợp em nói ở trên là em thử đặt trường hợp như vậy thôi nhé, đừng nói nó là thông tin mật nội bộ thì chết em.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

Liembk nói:
Ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Trường hợp phát sinh giao dịch vượt thẩm quyền quyết định, cấp cơ sở phải có trách nhiệm báo cáo lên cấp cao hơn để giải quyết. Lỗi ở đây là ngân hàng không kiểm soát hết các giao dịch phát sinh. Bây giờ đổ lỗi cho nhân viên, và phớt lờ trách nhiệm của mình.
Em giao dịch với cái mộc đỏ của ngân hàng, chứ không phải với nhân viên ngân hàng.
Thế con văn thư nó để tên nó, cộp dấu bank thì bác sẽ chuyển tiền vào TK nó theo thư y/c của nó nhỉ?
 
Hạng B2
9/5/12
212
0
0
39
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

Khi ký bảo lãnh, bên Vinaconex-Viettel không được Seabank thông báo về quyền hạn-hạn mức của bà phó tổng đó nên Seabank có lỗi. Chuyện phân quyền là chuyện nội bộ của Seabank, còn khách hàng chỉ biết giao dịch với ngân hàng, có người ký và con dấu hẳn hoi.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Nhân viên ngân hàng làm sai, ai chịu trách nhiệm?

Richievn nói:
Cái này mà xử đúng luật thì ông SeaBank cũng mệt mỏi, cả về mặt dân sự, tín dụng và hình ảnh thương mại.

Về mặt dân sự, người ký hợp đồng thường phải chứng minh năng lực thực hiện (ở đây là khoản bão lãnh thông qua giấy bảo lãnh có con dấu ngân hàng). Việc phó TGĐ xài dấu ngân hàng để ký thì thì mặc nhiên người bình thường sẽ công nhận là nó có giá trị, vì họ k có đủ phương tiện và năng lực đi xác minh. Ngoài ra nó là common practice là người dân thường chấp nhận giấy tờ có dấu ngân hàng. Vì vậy, thấp nhất SeaBank phải trả 30tỷ cho phần này.

Về mặt tín dụng, bà phó TGĐ được quyền ký đến 30 tỷ nhưng đó là chuyện nội bộ của ngân hàng. Người dân bình thường k thể biết mỗi cán bộ được uỷn quyền bao nhiêu, và cái duy nhất chứng minh giá trị của tờ bảo lãnh là con dấu ngân hàng. Nếu có dấu thì mặc nhiên là ó hiệu lực. Ở đây SeaBank đã k làm đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo quản và sử dụng con dấu nên họ cũng phải có một phần trách nhiệm bồi thườn thiệt hại cho bên được bảo lãnh cho phần ký vượt thẩm quyền. Theo đúng nguyên tắc, bộ phận duyệt riêng và bên phát hành bảo lãnh là độc lập để chắn tất cả đều được kiểm tra chéo! Vậy ở đây là có móc ngoặc hay thiếu trách nhiệm dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng?

Về mặt hình ảnh, nếu SeaBank phủi tay vụ này, bao nhiêu người còn đủ can đảm sử dụng dv bảo lãnh hay xa hơn là huy động vốn của nó? Vì néu gởi tiết kiệm xong cầm tờ phiếu có chữ ký + con dấu mà éo biết tới hạn lển rút có được hay k? Hay lại thằng nhận tiền k có đủ thẩm quyền nhận tk trên...5 trẹo nên NH k có trách nhiệm tất toán tài khoản???

Tóm lại lúc đẹp k sao, có chuyện mới biết vàng thau rõ ràng ngay
Đồng ý với bác một số điểm từ góc độ marketing của bank. Tuy nhiên thử nhìn góc độ luật pháp nó sẽ khác.

Đối với hợp đồng dân sự giữa 1 cty và bank, 2 bên có quyền xem xét năng lực của bên kia trước khi ký hợp đồng. Trong hợp đồng thường ghi:
---Căn cứ vào khả năng thực hiện của....
---Căn cứ vào "GUQ" số....ngày....
Hôm nay, ngày...tại..., Chúng tôi gồm (2 bên), cùng thống nhất ký kết hđ với nội dung như sau:
......
và gần cuối là "Hai bên đã đọc, hiểu và và cùng ký tên. Hđ làm thành...bản có giá trị như nhau..."

Như vậy, 2 bên hoàn toàn tự nguyện khi ký hơp đồng, có ghi rõ đầy đủ các căn cứ, thì giờ cứ vậy mà làm.

Khi đó, căn cứ vào Điều lệ và GUQ gì đó, bank sẽ g/q tối đa 30 tỷ như bác nói. Phần vượt quá sẽ giải quyết trong 1 án khác. Có trách là tự trách mình sao k y/c một số giấy tờ để kiểm tra trước khi ký như GUQ, Thẩm quyền người uỷ quyền, QĐ thành lập...(chắc ít người làm, vì đi nhờ bank thì đố dám hạnh hoẹ nó, trừ khi ta gửi tiền, hoặc như trường hợp này đơn vị thứ 3 có thể gửi y/c cho bank đề nghị cung cấp thêm hoặc nhờ TGĐ xác nhận chứng thư bảo lãnh có giá trị, là thật...). Cái này đối với cty e làm hoài, ngay cả BL do TGĐ ký, mình cứ gửi thư đảm bảo đến bank theo đúng địa chỉ, nhờ bank xác minh bằng văn bản thư này là thật và có giá trị, họ cộp phát nữa là xong ngay.

Trường hợp này bank ở thế thượng phong, và bà PTGĐ đã xơi chút, cty đề nghị mở thư ma quái chút, mấy nhân viên chắp bút sai chút, phòng thẩm định quên chút, nhân viên đóng dấu lơ là chút...

Bank nào bị trường hơp này cũng đành xử lý vậy thôi. Nếu giờ có đứng ra g/q thay cho PTGĐ để chi sai nguyên tắc cũng chết. Trừ khi xin được chủ trương từ "chủ sở hữu" để giữ danh tiếng.
 
Status
Không mở trả lời sau này.