Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Chiêu hồn nước
Hăm lăm triệu trẻ già trai gái
Bốn nghìn năm con cái Hồng Bàng
Cũng cửa nhà cũng giang san
Thế mà nước mất nhà tan hỡi trời!

Nghĩ lắm lúc đang cười hoá khóc,
Muốn ra tay ngang dọc dọc ngang
Vạch trời thét một tiếng vang,
Cho thân tan với giang san nước nhà!

Đồng bào hỡi con nhà Đại Việt,
Có thân mà chẳng biết liệu đời,
Tháng ngày lần lữa đợi thời,
Ngẩn ngơ ỷ lại ở người, ai thương?

Nay sóng gió bốn phương càng dữ
Tính nết xưa còn giữ được sao?
Đổng bào chút giọt máu đào,
Thương ôi! Tội nghiệp đời nào xót đây?

Nên mau mau dậy ngay kẻo muộn,
Mà xót thương đến chốn nhị Nùng,
Xưa kia cũng lắm anh hùng,
Dọc ngang trời đất vẫy vùng bể khơi.

Xưa kia cũng lắm người hào kiệt,
Trong một tay nắm hết sơn hà,
Nghìn thu gương vẫn không nhoà,
Mở mày mở mặt con nhà Lạc Long.

Non sông vẫn non sông gấm vóc,
Cỏ cây xem vẫn mọc tốt tươi,
Người xem cũng đáng con người,
Cũng tai, cũng mắt như đời khác chi!

Cảnh như thế, tình thì như thế,
Sống mà chi, sống để mà chi?
Dân Việt khổ oan tình thê thảm,
Đời người đến thế cỏn gì nước non!

Nghĩ thân thế héo hon tấc dạ,
Trông non sông lã chã giòng châu,
Một mình cảnh vắng đêm thâu,
Muốn đem máu đỏ nhuộm màu giang san.

Ngọn gió lọt đèn tàn hiu hắt,
Tiếng quốc kêu đầy mặt anh hùng,
Nghiến răng nuốt cái thẹn thùng,
Mà chiêu hồn cũ lại cùng non sông.

Hồn hỡi hồn! Con Hồng Cháu Lạc,
Mấy lâu nay đói khát lầm than,
Mấy lây thịt nát xương tan,
Mấy lâu nát thịt thâm gan vì hồn!

Trông bốn bể bồn chồn da ngọc
Xem năm châu khôn khóc nên lời,
Đêm khuya cảnh vắng im trời
Khôn thiêng chăng hỡi, hồn ơi hãy về,

Hồn về hồn cố cho nhờ
Anh em Hồng Lạc, cõi bờ Việt Nam
Còn chi sung sướng vẻ vang,
Bằng đem da ngựa chiến tràng bọc thây.

Hồn trở về làm theo ý muốn,
Chớ rụt rè sớm muộn sao nên
Lẽ thường thành bại đôi bên,
Chớ đắn đo quá mà quên việc mình,

Hồn trở về hy sinh quyền lợi,
Mà tận tâm đối với nước non,
Dù mà thịt nát xương mòn,
Cái bầu nhiệt huyết phải còn say sưa!

Hồn trở về hồn mơ hồn mộng,
Nên hồn thành ra giống ngựa trâu
Hồn về hồn kịp đổi mau,
Tự do hành động mặc dầu dọc ngang!

Hổn trở về rèn gan đúc trí,
Chớ có thêm mỹ vị cao lương,
Tháng ngày dưa muối rau tương,
Đêm khuya cảnh vắng vấn vương nỗi nhà

Hồn thiên chăng hỡi, hồn ơi hồn vế!

Hồn trở về đừng mê mẩn nữa,
Mà thôi đừng lần lữa đêm nay,
Xưa nay những kẻ tỉnh say,
Hồn mê có nghĩ việc hay bao giờ!

Hồn về đây thăm dò nước cũ,
Thử nghĩ xem tiên tổ ta xưa,
Trung Hoa đã phục nước rồi,
Kìa như Nhật Bản có tài hay không?

Sao các nước anh hùng như thế,
Nước Nam ta bi sỉ vô cùng,
Để cho nhơ nhuốc non sông,
Để cho xấu hổ Tiên Rồng giống ta.

Đêm tịch mịch canh trường man mác,
Ve kêu sầu dế hát thâu canh,
Trời cao đất thẳm một mình,
Hỡi hồn non nước giải trình trước sau.

Hồn hỡi hồn! Hồn hề hồn hỡi!
Hề hề hề! Hồn hỡi hồn ơi!
Hồn về hồn có cho nhờ
Giống nòi Hồng Lạc, cõi bờ Việt Nam!

Hồn trở về bặm gan mà chịu,
Cảnh biệt ly tình hiểu đôi đường,
Trượng phu lòng nhớ bốn phương,
Lẽ đâu hồn chẳng vấn vương nỗi nhà?

Hồn trở về nguyệt hoa chi nữa,
Mà thoi đưa lần lữa qua ngày,
Mặc đời say tỉnh, tỉnh say,
Hồn mê hồn nghĩ việc hay bao giờ!

Hồn hỡi hồn giang san là thế,
Giống Lạc Hồng tôi kể hồn hay:
Kể từ hồn lạc đến nay,
Đêm đêm khóc lóc ngày ngày than than,

Cũng có kẻ trên ngàn nhỏ máu,
Cũng có người nương náu phương xa,
Có người bỏ cửa bỏ nhà,
Có người lo nghĩ tuyết sa mái đầu.

Cũng có người làm thân trâu ngựa,
Cũng có người đầy tớ con đòi,
Cũng thằng buôn bán giống nòi,
Khôn thiên chăng hỡi! Hồn coi cho tường!

Có mồm nói khôn đường mà nói,
Có chân tay người trói chân tay,
Mập mờ không biết dở hay,
Ù ù cạc cạc công này việc kia.

Hồn hỡi hồn đêm khuya canh vắng,
Hồn nghe hồn có đắng cay không?
Tôi đây cùng giọt máu hồng,
Cũng xương cũng thịt con Rồng cháu Tiên.

Trông thấy cảnh mà điên mà dại,
Trông thấy tình mà dại mà điên,
Mà sao không thể ngồi yên,
Ba câu cạn ruột tôi biên mời hồn.

Bài viết xong tai nghe miệng đọc,
Miệng đọc xong giọt ngọc nhỏ sa,
In nghìn tờ đưa ra công chúng,
Công chúng xem mong bụng đổi dần...

Đổi rồi thức kẻ xa gần,
Ráng mau nên TRẢ NỢ NẦN NON SÔNG!

PHẠM TẤT ĐẮC
1909-1935​
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
PMC nói:
Theo em đoán thì nguyên một dãi Ginza, Nihonbashi, rồi chạy dài lên Akihabara... là trung tâm giống như Q.1 của SG, vì nó vây xung quanh ga Tokyo Station. Vậy không biết là có đáng để mình ở hotel trong khu đó hay không? Còn nếu ở khách sạn khu Ueno hay Shinjuku thì như thế nào so với khu Tokyo Station, được và mất gì?
Như em đã nói ở trên, mọi thứ rất tiện lợi. Ở đâu cũng như nhau. Nếu nơi ở xa điểm bác muốn đến thì sẽ mất chút thời gian và chút tiền mà thôi.

PMC nói:
Những subway và monorail nó đều nối vào mạng train một cách dễ dàng hả các bác? Thí dụ khách sạn nó nói cách subway vài bước, điều đó có nghĩa là mình sẽ dùng nó để nối tuyến đi về các ga lớn như Tokyo Station một cách dễ dàng hay không? Vì em muốn từ ga lớn đó để còn đi về sân bay Narita.
Hầu như tất cả đều có sự liên kết với nhau. Nó tạo thành một hệ thống. Nếu có khác hệ thống thì 2 ga nó cũng nằm không xa nhau. Bác chỉ cần đi bộ 5-10 phút.


 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113

Chương 12: Odaiba
Lần này, điểm đến của tôi là một khu vực nằm gần như tách biệt với khu trung tâm Tokyo. Nói là tách biệt không phải vì nó xa cách trung tâm mà là vì nó như bị cô lập bởi nước sông và hải cảng. Đó chính là Odaiba. Nơi đây cũng là một trong những khu mua sắm, ăn uống, vui chơi và ngắm cảnh nổi tiếng của Tokyo. Mặc dù được coi là khu tách biệt nhưng mọi phương tiện giao thông đều có thể đến đây một cách dễ dàng. Bạn có thể đến đây bằng xe hơi, xe điện, xe buýt hoặc “tàu buýt”. Khí trời ở đây thật trong lành. Tôi đã xuống một ga ở đầu ngoài của khu vực này. Vừa sải những bước chân trên đường, vừa hít thở không khí trong lành, tôi tận hưởng khung cảnh nơi đây. Từ từ tiến vào Odaiba, tôi không hề cô độc bởi sóng nước mênh mông luôn sát cánh bên tôi.
p1000443p.jpg
p1000445xu.jpg
Chẳng mấy chốc tôi đã đến được khu triển lãm quốc tế của Tokyo. Tên tiếng Anh là “Tokyo Big Site”. Với diện tích khoảng 80 ngàn mét vuông. Nó được xem là khu triển lãm lớn nhất Nhật Bản. Có rất nhiều sự kiện lớn đã được tổ chức tại đây.
p1000449m.jpg
p1000450b.jpg
Tokyo còn có một điểm khá đặc sắc nữa là “tàu buýt”. Ngoài xe điện và xe buýt, bạn cũng có thể di chuyển giữa các điểm tham quan bằng tàu. Theo tiếng Anh thì phương tiện giao thông này gọi là “water bus”. Tôi không biết dùng từ nào cho đúng trong tiếng Việt. Xe chở khách thì mình gọi là “xe buýt”, nên tôi tạm gọi là “tàu buýt”. Đây là phương tiện giao thông khá thu hút khách tham quan ở Tokyo. Ở chương 2 (nằm ở trang 1), khi viết về Shiodome, tôi có chụp hình nó nhưng chưa giải thích rõ. Và ở đây, tôi lại phát hiện ra một bến tàu buýt nữa.
p1000451qq.jpg
p1000456x.jpg
“Anh biết rõ có đêm thầm em khóc, vẫn mong anh đứng giữa trùng khơi”
 
  • Like
Reactions: austria
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Một nét văn hóa nữa của người Nhật là việc tắm suối nước nóng. Nằm rải rác trên khắp mọi miền đất nước, suối nước nóng là nơi mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở Nhật. Ở Odaiba, nói đến suối nước nóng là người ta sẽ nghĩ ngay về suối nước nóng Oedo. Việc tắm suối nước nóng của người Nhật không phải chỉ là tắm. Bên cạnh việc tắm, họ còn ăn uống, vui chơi, thư giãn, mua sắm,… Theo tôi biết thì họ tắm xong sẽ lên ăn. Ăn xong thì họ lại đi mua sắm. Mua sắm xong họ lại tắm,.. Nói một cách cho dễ hiểu là suối nước nóng như một điểm du lịch và thư giãn của họ vậy.
p1000469c.jpg
p1000470g.jpg
Đi thêm một đoạn nữa, tôi đã phát hiện ra một công viên nho nhỏ có thể dừng chân một chút. Không gian nơi đây khá thoáng đãng, còn không khí thì thật tươi mát. Từ đây, tôi đã có thể phóng tầm mắt ra vịnh Tokyo. Vẫn là làn nước trong xanh với những gợn sóng nhỏ lăn tăn.
p1000472w.jpg
p1000473o.jpg
Đậu ở vịnh Tokyo là con tàu Yoteimaru. Con tàu này giờ đã không còn hoạt động. Những mô hình tái lập hình ảnh ngày xưa của con tàu đã được dựng lên phía trong lòng tàu. Tôi chưa có thời gian tìm hiểu nhiều. Nhưng hình như đây là con tàu phục vụ cho việc vận chuyển hành khách giữa hai tỉnh Aomori và Hokaido. Lượng khách là rất nhiều và lượng hàng hóa cũng khá lớn. Sau khi đường hầm Seikan được xây dựng, con tàu không còn được sử dụng nên đậu ở nơi đây như một điểm tham quan cho du khách.
p1000492r.jpg
p1000481r.jpg
p1000480d.jpg
“Tàu đã đi theo ánh đèn anh rọi, chim mang lời anh nhắn tới làng quê”
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Tiếp tục tiến về mũi của Odaiba, tôi đã đến được một công viên. Công viên được đặt cái tên khá ý nghĩa là công viên Bãi Biển. Từ đây, tôi đã có thể nhìn khá rõ cây cầu Cầu Vòng. Như tôi đã đề cập ở trên, đây là cây cầu nổi tiếng của Tokyo. Và xa hơn nữa, ở đoạn giữa cầu, tôi lại được thấy hình ảnh thấp thoáng của tháp Tokyo.
p1000493ks.jpg
p1000494n.jpg
Khi đến với công viên này, có một thứ chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ. Nhìn thấy nó, bạn không nghĩ là mình đang ở Nhật. Nó là biểu tượng của nước Mỹ. Khi đi dạo ở đây, tôi đã phát hiện bức tượng Nữ Thần Tự Do nổi tiếng. Có rất nhiều du khách chụp hình với vị thần này. Đi thêm một chút nữa, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đài truyền hình Fuji. Đây là tòa nhà có kiến trúc khá độc đáo. Hình như số tầng của nó là 25 tầng. Khối hình cầu nằm ở giữa tòa nhà đã tạo nên nét độc đáo nơi đây.
p1000496h.jpg
p1000497ax.jpg
Sau khi đi dạo một vòng, tôi lại trở lại bãi biển để thả hồn một chút. Không khí trong lạnh cộng với cái se lạnh của tiết trời thật dễ chịu và sảng khoái. Đây là điểm ngắm cảnh lý tưởng cho các gia đình và các đôi nam nữ. Bởi trước mắt họ là cầu Cầu Vòng, ngang tầm mắt là biển, dưới chân là bờ cát trắng và tung bay trên mặt nước là những cánh chim. Nhìn bãi biển không một cọng rác đó làm tôi thầm mơ ước và thất vọng. Thất vọng bởi ý thức quá non kém của người dân Việt Nam tại những bãi tắm. Bao nhiêu rác, bao nhiêu đồ ăn đều bị ném ra biển trong những chuyến du lịch một cách thiếu ý thức. Điển hình là bãi tắm ở Vũng Tàu. Mức độ trong sạch của biển càng ngày càng giảm. Thay cho những bọt nước vỡ tan khi sóng đánh vào bờ là đủ loại rác và đồ ăn thức uống. Mơ ước cho đất nước đổi thay, ý thức con người thay đổi, xã hội văn minh và tiến bộ hơn luôn luôn hiện về trong suy nghĩ của tôi mỗi khi tôi đặt chân tới những nơi tốt đẹp của nước bạn.
p1000500vs.jpg
p1000502ap.jpg
“Anh vẫn mơ... dù biết chỉ là mơ
Ta đang sống giữa đôi bờ hư thực
Từ thiên cổ, dòng sông buồn vẫn thức
Nhớ biển xanh, con nước phải xuôi dòng”
 
Hạng D
27/6/12
3.368
993
113
Chương 13:Fujisan
Một lần nữa, tôi lại rời xa khu trung tâm thủ đô để tiến về phía tây nam của Tokyo. Tôi muốn đến nơi mà tôi đã từng được nhìn thấy ở tít đằng xa từ tòa nhà chính phủ ở Shinjuku. Nó là hình ảnh đại diện cho nước Nhật. Đó chính là núi Phú Sĩ. Thực chất, núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa. Nhưng nó đã không còn hoạt động từ năm 1707. Từ đó trở đi, nó trở thành một thắng cảnh đẹp và là một địa điểm tham quan hấp dẫn. Lần này tôi đã không đi bằng tàu điện như mọi khi. Thay vào đó, tôi đã quá giang xe của một đồng nghiệp người Nhật. Sau chặng đường dài, ngọn núi đang dần dần hiện ra.
p1020227z.jpg
p1020228d.jpg
Tôi đã ghé một trạm dừng chân ở lưng chừng núi. Mở cửa xe bước ra, đi vào mũi tôi trước tiên vẫn là thứ không khí trong sạch mà tôi đã rất thích kể từ khi đến với đất nước mặt trời mọc này. Ngoài ra, do thời tiết đang bắt đầu chuyển sang mùa đông nên cái lạnh của tiết trời như bao trùm lấy tôi. Đứng ở đây, tôi đã đưa tầm mắt ra xa để ngắm phong cảnh xung quanh. Chỉ toàn là đồi núi và cây cối trập trùng. Xa xa là một trong năm hồ nước nổi tiếng của khu vực núi Phú Sĩ. Nhìn lại sau lưng, ngọn núi đang đứng sừng sửng với lớp tuyết phủ trên đỉnh. Những làn gió như đang lùa tuyết xuống dưới chân núi.
p1020237w.jpg
p1020239b.jpg
Rời khỏi trạm dừng chân, tôi lại tiếp tục tiến lên đỉnh núi. Băng qua một chiếc cổng bằng đá, tôi đã đến được bãi đỗ xe. Khách tham quan chỉ được chạy xe tới đây. Từ đây lên đỉnh chỉ có một cách duy nhất là đi bộ. Mặt trời vẫn tỏa ánh nắng nhè nhè, núi vẫn đứng đó, còn tuyết vẫn trải dài từ trên đỉnh xuống.
p1020251f.jpg
p1020264w.jpg
“Anh biết em lo từng cơn biển động
Từng tia chớp đông và buổi sương đầy
Trong giấc ngủ, em nghe cồn tiếng sóng
Tưởng ánh đèn anh tắt dưới chân mây!”
 
  • Like
Reactions: austria
Hạng B2
24/7/08
111
31
28
Cảm ơn bác chủ, bác viết hay và chi tiết quá! Em cũng lang thang khắp nơi bên đó hết mấy năm, đọc bài bác viết lại nhớ nhiều kỷ niệm ngày xưa quá!
 
  • Like
Reactions: mit.jacmo84