Re: Nhật ký lên đời Start/Stop Engine cho Honda CRV 2013
(cont)...
Nghỉ ngơi off forum mấy ngày, vừa post bài trả nợ, giờ mới thấy nhiều câu hỏi của các bác, cả trên diễn đàn lẫn inbox, phân vân một số điều khá quan trọng xung quanh chuyện lắp đặt hệ thống SSE, em xin đưa ra mấy lời giải thích từ phía kiến thức non kém của bản thân.
Cái em viết ra đây chỉ là một phần, có cái đúng cái sai. Các bác có gì cứ góp ý, hy vọng đây sẽ thành một sân chơi để anh em có nhu cầu cao hơn mặt bằng thông thường ra vào trao đổi. Hy vọng nó sẽ có ích cho các bác, biết đâu khi nào trên đường thiên lý, xảy nhà ra chết đói, các bác nhận ra lại cho em xin bữa cơm thì tốt quá
:
1. Lắp hệ thống SSE có ảnh hưởng gì đến hệ thống điện của xe không?
Không. Hệ thống SSE độc lập với ECU của xe, bởi nó có một ECU riêng, gọi là security ECU. ECU này khi nhận tín hiệu từ bộ điều khiển sẽ đưa "lệnh" tới ECU tổng của xe (những lệnh này bình thường hệ thống khác của xe vẫn đưa tới ECU) như: nổ máy, khóa cửa, tắt máy... Lệnh này không có gì "lạ" để khiến ECU bị "ngơ" cả.
Bước 1:
Sơ đồ minh họa, được cung cấp bởi Mazda toàn cầu
Bước 2:
Sơ đồ minh họa, được cung cấp bởi Mazda toàn cầu
Như em cũng đã từng nói ở bài viết trước: qua tham khảo website của Cơ quan An Toàn Giao thông Mỹ (NHTSA) để kiếm dữ liệu về cháy nổ có liên quan đến hệ thống Start/Stop Engine (SSE), 3 năm gần đây (kể từ thời điểm hệ thống SSE bùng nổ trên tất cả mọi đời xe), chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào do tự lắp thêm hệ thống SSE gây ra.
Riêng đối với xe Honda, kể từ năm 1999, thời điểm bắt đầu hãng này trang bị SSE cho các dòng xe nội địa và hạng sang của mình, không có trường hợp cháy nổ nào được ghi nhận.
2. Bộ SSE đang được em lắp khác với bộ SSE zin của hãng. Bộ zin của hãng là chạy thẳng qua ECU, không cần ECU độc lập.
Sai. Tất cả hệ thống SSE được lắp sẵn từ trong hãng đều phải chạy qua một ECU riêng, đó là security ECU. trọn bộ này gọi là 1 SSE Unit. Điều này đảm bảo cho độ an toàn của ECU chính. Tất cả những xe đời mới đều phải đảm bảo nguyên tắc này.
ECU chính của xe dùng để thực hiện những thao tác phức tạp hơn, xin hỏi thêm các bác chuyên tunning chip, không ai sử dụng để điều khiển những thao tác đơn giản này cả.
SSE Unit có thể nằm ở bất cứ đâu, tùy thuộc vào cách bố trí của từng hãng xe: trên tablo, dưới tablo, bên dưới hộc để đồ. Sơ đồ minh họa được cung cấp bởi Mazda toàn cầu.
3. Lắp SSE khi xảy ra sự cố thì không được bảo hành chính hãng.
Sai. Vì nếu có hỏng thì chỉ hỏng cầu chì, cùng lắm thì hỏng ECU của SSE Unit. Các bác deactive bộ này thì xe lại hoạt động bình thường. Việc deactive bộ này để trở về original rất đơn giản, và thuộc trách nhiệm của công ty lắp sản phẩm cho các bác. Thao tác chỉ có rút zắc, tháo bộ security ECU và lắp trở lại bộ zin của xe.
Vì vậy, để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra, các bác nên mua SSE Unit ở những nơi xác định làm ăn lâu dài, có cam kết bảo hành, có thời hạn bảo hành đủ dài và điều khoản cam kết hỗ trợ kỹ thuật rõ ràng. Chúng ta đang sống trong một thị trường rừng rậm, và nhiều người đã bị ăn quả đắng. Việc giao kết cẩn thận trước khi mua hàng là điều tối cần thiết.
Qua thống kê, việc đáng tiếc xảy ra đối với hệ thống điện của xe chủ yếu từ: đấu nối hệ thống âm thanh sai, đấu nối hệ thống đèn sai...
Thực tế cũng cho thấy, mua phải các phụ tùng thay thế kém chất lượng có tính hao mòn như: má phanh, lọc gió, lọc dầu, lốp, lọc nhiên liệu... mới là những nguyên nhân chính dẫn đến viêc hãng từ chối bảo hành.
Bên cạnh đó, hãng luôn đưa ra con ngáo ộp "không bảo hành" để dọa người tiêu dùng. Nhưng tỉnh táo suy xét, đã bao nhiêu trường hợp các hãng chạy trốn trách nhiệm được nêu lên báo chí khi người tiêu dùng đúng hoàn toàn. Sau đó, những thỏa thuận đi đêm được diễn ra, và người tiêu dùng nín thinh bởi tâm lý "được là tốt rồi"?
Đã qua rồi thời kỳ chiếc xe hơi là cả một tài sản, để các hãng dựa vào tâm lý ấy để dọa dẫm người tiêu dùng. Xe chỉ là phương tiện, người tiêu dùng đã trở nên thông thái, từng trải khắp nơi trên thế giới. Hãng tuổi gì mà dọa được người ta.
4. Xe chính hãng làm gì có SSE, lắp thêm là phá hỏng kết cấu xe, dẫn đến việc hãng từ chối bảo hành.
Sai. SSE là hệ thống ban đầu ra đời chỉ để trang bị cho các dòng xe cao cấp. 3 năm trở lại đây nó mới trở nên thông dụng trên phạm vi toàn cầu, mà người tiên phong là các hãng xe Hàn Quốc. Bản thân em vô cùng biết ơn các hãng xe Hàn, tất nhiên là Hàn nhập khẩu.
Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là thị trường xe hơi VN còn quá nhỏ bé, và chúng ta là những công dân hạng 3 trong phân cấp các thị trường mà các hãng xe muốn hướng tới. Vì vậy, những gì củ chuối nhất, ví dụ như máy xe gỉ hoen mà anh Tạch đã tố cáo Toy, những công nghệ cũ kỹ và lạc hậu nhất, sẽ được đem tặng cho khách hàng VN.
Tất cả những ai có kiến thức sơ đẳng một chút về tiếng Anh, chịu khó Google, đều biết được cùng một thế hệ xe, ở NN nó có nhiều options để lựa chọn ra sao. Vì vậy, khi có đủ điều kiện, không có lẽ gì mà chúng ta không tự chủ động trang bị cho mình những thứ mà chúng ta cần.
Thực tế khi trang bị cho xe, bản thân em đã thấy hệ thống điện, hệ thống cầu chì, hệ thống các gá lắp và zắc chờ... hoàn toàn có sẵn. Có chăng, chúng đã được tháo ra để giảm giá thành xe. Mỗi một bộ phận là vài trăm USD, các bác cứ nhân lên để xem lợi nhuận thực của các hãng.
Ngay cả khi quyết định mua hàng của bác Hiếu OEM cho hệ thống SSE và DVD Navigation, chỉ cần một vài thao tác nhỏ, em đã biết luôn nhà sản xuất. Tất nhiên em yên tâm khi thấy đây là nhà SX hàng đầu ở TQ, với giá bán cao ngất ngưởng ngay ở chính quốc, và các nhà SX này cung cấp đơn hàng gia công cho nhiều hãng SX xe lớn. Và em chọn bác Hiếu OEM, là bởi vì chính nhà SX trỏ về bác ấy bảo đây là nhà phân phối độc quyền của bọn tao, và mua của nó thì chế độ bảo hành của mày sẽ tốt hơn là gửi hàng sang cho tao để fix lỗi khi có sự cố.
5. Hệ thống SSE đơn giản, mua về là tự lắp được.
Sai. Tất cả các khuyến cáo của nhà sản xuất, và các nhà phân phối ở nước ngoài, đều yêu cầu sản phẩm phải được lắp bởi thợ đã qua đào tạo, hoặc thợ chuyên nghiệp.
Xin đơn cử, khi lắp cho con CRV, em muốn giữ lại hệ thống an ninh original của xe, nên các bác thợ đã sử dụng đến phương án giữ lại chìa khóa zin trong xe bằng vòng từ. Trong khi đó, với các xe khác, không cần sử dụng đến phương án này mà tháo toàn bộ cả cụm khóa.
Tất nhiên, những yêu cầu này đã được trao đổi với kỹ sư của hãng sản xuất, và họ hướng dẫn thợ thực hiện rất nghiêm ngặt. Em đã được tận mắt chứng kiến với tư cách chủ xe.
Hơn nữa, mỗi nhà sản xuất sẽ giữ riêng cho mình những bí kíp về lắp đặt. Đơn cử như cách bố trí antena và receiver, làm sao để không xung đột sóng từ cũng đã là cả một vấn đề. Nếu không có thợ của nhà sản xuất lắp đặt, sẽ mất rất nhiều thời gian để dò vị trí antena và receiver.
Đơn cử cách bố trí antena và receiver của riêng Mazda hatchback (nguồn Mazda toàn cầu)
Có một lần trở thành phiên dịch bất đắc dĩ hỗ trợ cho bác Hiếu OEM khi trao đổi với kỹ sư của hãng về việc lắp hệ thống DVD và SSE bị xung đột trên xe Civic, em thấy kỹ sư của hãng kiên quyết yêu cầu bác Hiếu không bán hàng cho khách nữa vì hệ thống âm thanh của xe đã được độ nhiều, ảnh hưởng đến hệ thống nguồn của DVD. Kỹ sư của hãng còn dọa bác chủ là nếu mày không nghe tao thì nhân viên của mày sang đây đào tạo tao sẽ không hỗ trợ nữa
Trên đây là vài điều em đã trải nghiệm và chứng kiến. Có gì còn thiếu sót các bác bổ sung nhé, vì một sân chơi just for fun
(to be continued)