- Status
- Không mở trả lời sau này.
Thêm chút: Nếu bác rảnh thì mời em cà phê đi. ngày mai em ở HN, sau t5 em ở SG, các tỉnh khác thì em chịu.Votuandl nói:
Chào các bác.Các bác ở đây chắc hầu hết cũng từng quản lý một doanh nghiệp! Các bác có thể giúp em giải bài tóan quản lý được ko ạ? Em chỉ là tay ngang thôi, chẳng nhìu kiến thức cũng ko lắm kinh nghiệm. Hiện em đang phải có một Cty nhỏ làm nhà phân phối phụ tùng với 3 chi nhánh ở 3 huyện xa nhau. Trước đây Cty chỉ là một cửa hàng nho nhỏ đặt tại nhà, em quản nhân viên cũng như hàng hóa, quan hệ khách hàng…tất tần tật trực tiếp nên cũng ổn.
+ Bác quản lý cửa hàng thì dĩ nhiên là đơn giản hơn một công ty có chi nhánh rồi.
Nhưng nay bỗng dưng phải mở rộng quy mô quản lý đôt ngột quá nên em đuối, em cảm thấy mọi việc đểu không ổn. Hàng hóa thì thất thóat, khách hàng thì ko được chăm sóc tốt, nhân viên chỉ lăm le ăn mảnh, vốn liếng đòi hỏi cũng đang vượt quá khả năng , quy mô lớn hơn nhưng sức cạnh tranh thì dậmchân tạichỗ…hix…Thật quá nhiều vấn đề.
+ Bác cần một kế toán tốt, không phải người làm báo cáo thuế đâu, bác cần một người biết dùng kế toán như là một công cụ quản lý thật sự.
Em cũng biết là mình đang quá sức, em cũng ko phải ko lường trước được khó khăn. Nhưng em chỉ có một con đường là phát triển để tồn tại. Em ko muốn từ bỏ. Em đang muốn tổ chức lại tòan bộ. Các bác có thề giúp em một giải pháp ko???
+ Bác đừng tìm một giải pháp cho cả mớ bòng bong. hãy tách nó thành các bài toán nhỏ hơn và làm từ từ từng cái một. quản lý con người mới phức tạp, chứ quản lý hàng hóa thì dễ hơn nhiều.
+ Em chúc mừng bác, làm ra tiền mới khó, vì không phải ai cũng làm được. còn quản lý tiền thì em cam đoan với bác là rất nhiều người làm được.
Last edited by a moderator:
Đóng góp của bác thật đắt. Em ngưỡng mộ bác quá, bác thật sự pro. chân thành cảm ơn bác.JBL.WWE nói:Dạ thưa bác,
EOQ (Economics order quantity) là mô hình định lượng giúp quản lý hàng tồn kho để xác định mức tồn kho tối ưu cho DN , dựa trên 2 loại chi phí mua hàng và dự trữ. Mục tiêu của nó là làm saao cho tồng 2 chi phí này thấp nhất. Công thức thì bác có thể kiếm trên cụ Google.
Phân tích ABC dựa trên nguyên lý PARETO 20/80 co thể áp dụng linh động trogn quản lý, phân chia các loại vật tư hàng hóa thành 3 nhóm:
- Nhóm A: Bao gồm những hàng hóa có giá trị hàng năm chiếm từ 60-70% so với tổng giá trị tồn kho, khi đó số lượng chỉ chiếm khoảng 10%- 20% lượng hàng tồn kho.
- Nhóm B: Bao gồm những loại hàng tồn kho có giá trị hàng năm ở mức trung bình từ 20-30% ứng với số lượng khoảng 25- 30% tổng số hàng tồn kho.
- Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ chiếm 5-15% nhưng số lượng chiếm khoảng 50-60% tổng số lượng hàng tồn kho.
Sau khi liệt kê bác sẽ nhóm các sản phẩm, NVL của bên bác lại theo mô hình bên trên. Các mặt hàng nhóm A là đối tượng được lập kế hoạch đầu tư thận trọng, đánh giá kĩ nhà cung ứng do những người kinh nghiệm đảm nhiệm vì có giá trị cao, nhóm B thì ít quan trọng hơn có thể kiểm tra hàng tuần, nhóm C thì ít giá trị các bác có thể thanh lý cho rộng kho…..lý thuyết quá nhưng món này áp dụng khá hiệu quả và linh động.
Nói tóm lại quản lý tồn kho, hậu cần có hàng nghìn cái để làm….và cần 1 Supply Chain Manager lo toàn bộ quá trình. Việc quản lý nhân viên ăn chặn không khó nếu bác có hệ thống quản lý tốt và tiêu chuẩn. Ví dụ để tránh tình trạng nhân viên mua hàng ăn của bác thì mình kí HD đối tác chiến lược với giá cho các sản phẩm cụ thể hàng năm, bidding….nói chung là có khả năng kiểm soát nếu qui trình tốt, chữa bệnh tại gốc. Em khuyên bác nên kiếm 1 công ty tư vấn làm 1 package về kho, cung ứng trước, sau đó tiếp tục làm về quản lý, qui trình sau.
@all: Em sẽ suy nghĩ thật kỹ các đóng góp của các bác.Em múôn cảm ơn từng ý kiến 1 cơ.Nhưng làm vậy sợ mod kêu spam.Cám ơn các bác
Do đã từng có một ít kinh nghiệm trong vụ này, em e là với quy mô cty của bác chủ thớt mà thuê người về tái cấu trúc công ty thì xác suất không thành công rất cao vì mặt bằng skill của người tư vấn và người trong công ty khác biệt nhau nhiều quá. Theo em thì bác kính một ông tư vấn làm thầy để có nguồn kiến thức chính quy và vững chắc. Học và bàn với thầy để tìm giải pháp cho từng vấn đề trong công ty, rồi sau đó chính bác là người triển khai. Bác học đến đâu thì triển khai đến đó. Công ty lớn theo cùng khả năng của bác.
Em đang kiếm thấy nè bác.Nếu đc em kính tòan bộ OSFI làm thầy luôn.BacsCar nói:Do đã từng có một ít kinh nghiệm trong vụ này, em e là với quy mô cty của bác chủ thớt mà thuê người về tái cấu trúc công ty thì xác suất không thành công rất cao vì mặt bằng skill của người tư vấn và người trong công ty khác biệt nhau nhiều quá. Theo em thì bác kính một ông tư vấn làm thầy để có nguồn kiến thức chính quy và vững chắc. Học và bàn với thầy để tìm giải pháp cho từng vấn đề trong công ty, rồi sau đó chính bác là người triển khai. Bác học đến đâu thì triển khai đến đó. Công ty lớn theo cùng khả năng của bác.
@ad : em ở tỉnh bác ơi.tiếc quá.Nhưng cũng hay về sg lắm.Hy vọng sớm gặp bác
Last edited by a moderator:
Bài toán DN rất nhỏ nào rồi thì cũng đi đến trường hợp của bác chủ thớt.
Đối với em mấu chốt của vấn đề là quản lý con người- đặc biệt là cấp quản lý
Giải pháp của em, nếu không có người của em thì thà em không làm.
Nếu phải làm, thì các chi nhánh em chọn tối thiểu hóa chức năng, quy trình đơn giản ít khả năng làm bậy nhất. Ví dụ như chỉ bán hàng, chỉ bán 1 giá, không sửa chữa bảo hành....tất cả cái khác chỉ lên chi nhánh chính.
Đối với em mấu chốt của vấn đề là quản lý con người- đặc biệt là cấp quản lý
Giải pháp của em, nếu không có người của em thì thà em không làm.
Nếu phải làm, thì các chi nhánh em chọn tối thiểu hóa chức năng, quy trình đơn giản ít khả năng làm bậy nhất. Ví dụ như chỉ bán hàng, chỉ bán 1 giá, không sửa chữa bảo hành....tất cả cái khác chỉ lên chi nhánh chính.
Hình như bác onlinecafe rất có kinh nghiệm trong quản lý các chi nhánh/cửa hàng.onlinecafe nói:Mỗi chi nhánh có khỏang 4 người gồm 1 anh phụ trách CN, 1 anh kỹ thuật, 1 anh bán hàng tại CN,1 anh đi vòng ngòai chăm sóc khách hàng và lấy đơn hàng sỉ.
==> Sao mỗi CN có ít người mà bác làm lắm nghiệp vụ thế:
1. nhập hàng nhà cung cấp (ông nào làm cái này sẽ đi đánh lẻ này)
2. thu mua hàng cũ (thất thoát ở đây này)
3. bán sỉ (chú này thì em bắt báo cáo công việc hàng ngày, đi đâu, làm gì, liên hệ với ai, kết quả thế nào - chú này cũng dễ đánh lẻ)
4. bán lẻ
5. lắp ráp và sửa chữa (chắc cũng thất thoát, và có khi chả có hiệu quả)
Vấn đề của bác:
Hình như bác hơi tham làm mọi thứ ở mọi chi nhánh, em nghĩ trước mắt bác chỉ giữ TẤT CẢ các nghiệp vụ bác đang làm ở công ty mẹ, còn các cn thì chọn 1-2 nghiệp vụ mạnh nhất (đem lại doanh thu/lợi nhuận cao nhất) để triển khai, khi nào quản lí được mới mở rộng.
- Hàng hóa thì thất thóat
- Khách hàng thì ko được chăm sóc tốt
- Nhân viên chỉ lăm le ăn mảnh
- Vốn liếng đòi hỏi cũng đang vượt quá khả năng
Với em, em chấp nhận thất thoát, nhưng thất thoát bao nhiêu? Và thất thoát ở mảng nào? Mảng nào quan trọng thì em quản lý chặt hơn và ở các mảng thì cố gắng giảm thất thoát ở mức thấp nhất có thể được. Vì mình không thể có 3 đầu, 6 tay để làm tất cả.
Mình đồng ý với ý kiến bác @BacsCar. Quan trọng là kỹ năng hoạch định và quản trị của bác chủ thớt. Ý kiến của anh em chỉ góp 1 phần cho bác thôi.
Em thấy là ở các đại lý, bác chỉ nên giao làm các dịch vụ hậu mãi thôi, còn nguồn hàng và khách hàng thì bác phải quản lý chặt (cái này dể mất mối). Ngoài ra, bác nên nghĩ đến phương án khoán % theo doanh số. Đặc biệt: Bác chưa quản lý được hết thì cố gắng đừng bán đồ cũ (dể thất thoát).
Khi nào bác lên SG thì cứ alo, anh em café trao đổi với nhau.
Last edited by a moderator:
Theo e: bác cứ yêu cầu các CN phải fax đơn đặt hàng về tại VP bác, bác ký xác nhận mới tiến hành các bước thủ tục tiếp theo (xuất hàng-thu chuyển tiền- hay các báo giá cho KH...)
- Bác cần 1 em kế toán thật vững, yêu cầu các CN báo cáo và tổng hợp hàng tuần các báo cáo nhập-xuất-tồn, thu chi..
- Vấn đề cốt lõi ở bác là phải có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận, mới kiểm soát và theo dõi các vấn đề phát sinh được.
Xin góp ý vậy thôi.
- Bác cần 1 em kế toán thật vững, yêu cầu các CN báo cáo và tổng hợp hàng tuần các báo cáo nhập-xuất-tồn, thu chi..
- Vấn đề cốt lõi ở bác là phải có sự kiểm tra chéo giữa các bộ phận, mới kiểm soát và theo dõi các vấn đề phát sinh được.
Xin góp ý vậy thôi.
em góp ý tí.
Theo em bác chủ thớt nên:
1. Hiện đại hóa inventory control theo đề nghị của bác gì ở trên. Em đoán bác còn dùng sổ hoặc excel. Bác nên sử dụng 1 phần mềm thì kiểm soát dễ hơn. Có thể giúp bác giảm sai sót (vô ý hoặc cố ý) liên quan đến hàng hóa. Chương trình còn có thể giúp bác thống kê / phân tích số liệu bán để áp dụng mô hình tồn kho kia. Nếu cần, thực hiện kiểm kê thường xuyên và bất ngờ chẳng hạn.
2. Sắm vài nhân viên kế toán khá và tin tưởng một chút, trước tiên kiểm soát các chi nhánh bằng công cụ hàng tồn kho và các đầu doanh thu bán hàng vs. chi phí.
Phải đảm bảo thông tin báo cáo liên tục và chính xác cho bác các thông tin so sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận. Các chi nhánh phải đảm bảo tăng trưởng doanh thu là (ít nhất) bằng với tăng trưởng lợi nhuận (nghĩa là tỷ suất lợi nhuận giữ nguyên). Việc theo dõi này là liên tục và là công cụ kiểm soát "fist level screening" của bác.
Chi nhánh nào không đảm bảo được việc đó thì bác tập trung vào cải tiến nó cho tốt. Các chi nhánh khác thì sẽ "xếp hàng" sau.
3. Kế đến là bước hệ thống / chuẩn hóa các quy trình.
Lựa ra chi nhánh mà bác thấy ưng ý nhất (có thể là chi nhánh bác trực tiếp kiểm soát), và viết lại các quy trình, hệ thống báo cáo. Sau đó đem hệ thống đó áp dụng "nguyên con" vào chi nhánh kém nhất. Ngon lành rồi thì đem xài tiếp các chi nhánh khác.
4. Lưu ý, ngoài kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát công nợ cũng quan trọng nhé bác. Coi chừng tình trạng lời sổ sách nhưng tiền mặt thì không thu được...
5. Các điểm có thể thất thoát khác, bác có thể làm sau cùng. Không thể cùng một lúc làm tất cả mọi chỉ tiêu được :-D
Theo em bác chủ thớt nên:
1. Hiện đại hóa inventory control theo đề nghị của bác gì ở trên. Em đoán bác còn dùng sổ hoặc excel. Bác nên sử dụng 1 phần mềm thì kiểm soát dễ hơn. Có thể giúp bác giảm sai sót (vô ý hoặc cố ý) liên quan đến hàng hóa. Chương trình còn có thể giúp bác thống kê / phân tích số liệu bán để áp dụng mô hình tồn kho kia. Nếu cần, thực hiện kiểm kê thường xuyên và bất ngờ chẳng hạn.
2. Sắm vài nhân viên kế toán khá và tin tưởng một chút, trước tiên kiểm soát các chi nhánh bằng công cụ hàng tồn kho và các đầu doanh thu bán hàng vs. chi phí.
Phải đảm bảo thông tin báo cáo liên tục và chính xác cho bác các thông tin so sánh tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận. Các chi nhánh phải đảm bảo tăng trưởng doanh thu là (ít nhất) bằng với tăng trưởng lợi nhuận (nghĩa là tỷ suất lợi nhuận giữ nguyên). Việc theo dõi này là liên tục và là công cụ kiểm soát "fist level screening" của bác.
Chi nhánh nào không đảm bảo được việc đó thì bác tập trung vào cải tiến nó cho tốt. Các chi nhánh khác thì sẽ "xếp hàng" sau.
3. Kế đến là bước hệ thống / chuẩn hóa các quy trình.
Lựa ra chi nhánh mà bác thấy ưng ý nhất (có thể là chi nhánh bác trực tiếp kiểm soát), và viết lại các quy trình, hệ thống báo cáo. Sau đó đem hệ thống đó áp dụng "nguyên con" vào chi nhánh kém nhất. Ngon lành rồi thì đem xài tiếp các chi nhánh khác.
4. Lưu ý, ngoài kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát công nợ cũng quan trọng nhé bác. Coi chừng tình trạng lời sổ sách nhưng tiền mặt thì không thu được...
5. Các điểm có thể thất thoát khác, bác có thể làm sau cùng. Không thể cùng một lúc làm tất cả mọi chỉ tiêu được :-D
- Status
- Không mở trả lời sau này.