Chào các bạn
Thứ bảy rảnh rỗi tí lại vào trao đỏi chút cảm nhận của mình, cũng giúp xả stress sau 1 tuần làm việc vậy
- cái vụ trám lại cảm biến áp suât gas chắc cũng ổn, cả tuần này bật máy vẫn thấy mát lạnh. Chắc đã kín chỗ rò rỉ, khong xì gas nữa, cảm biến vẫ điều khiển quạt mát chạy và ngắt theo áp suất gas bình thường. Có chỉnh thử role ngắt lạnh bằng cơ láp trong cabin. Hoạt động cũng tốt, tăng lên thì thời gian chạy của lốc dài hơn, lạnh nhiều hơn, thôi thì cứ điều chỉnh vừa vừa cái đã, vào mùa nóng thì chỉnh tăng thêm xem sao.
- cái vụ òa gas khi đỏ nhầm xăng A92 thì có lẽ đúng là do xăng. Tuần rồi đỏ thêm một bình A95 là hết hẳn hiện tượng òa ga rồi. Tuy nhiên tôi cũng để ý theo dõi thì thấy khi dùng A92,
lúc máy đạt đủ nhiệt độ theo thiết kế (kích quạt mát chạy) thì hết bị òa ga.
_ Cái vụ van hằng nhiệt thì cũng đã tiếp tục nghiên cứu. Quả thật nó quan trọng. Rõ ràng một điều, có lẽ các bạn đều cảm nhận được lúc còn nguội máy, chạy xe thấy cảm giác "nặng" hơn, garangti không êm ái bằng lúc máy nóng ở nhiệt độ tối ưu, và dễ có nhiều hiện tượng xảy ra (òa ga khi xử dung A92 như ở phần trên đã đề cập chẳng hạn...). Tôi cũng tìm được tài liệu và hình ảnh về van hằng nhiệt của FIAT, nguyên tắc vận hành cũng đơn giản theo nguyên lý tính giản nở của vật chất khi thay đổi nhiệt độ mà thôi, không cần sự điêu khiển của áp suất, của cảm biến hay điện tử gì cả. Tôi đồng quan điểm với bác X108, nếu xử dụng nước mát đúng chât lượng thì hầu như nó chẳng bao giờ hư hỏng. Cứ thử nghĩ xem, một khi van hằng nhiệt, thấy nó đóng cặn bẩn, gỉ sét (nếu có) làm cho sự gảin nở không tốt thì tôi chắc rằng hệ thông ống dẫn nước, két nước là đã có hư hỏng trước rồi. Cái van có tiết diện, cấu tạo khá lớn, nằm tại ống đãn có đường kính to thế (30mm), mà còn bị đóng cặn bẩn làm nghẹt không co dãn được thì liệu hệ thống ống dẫn nhỏ hơn nhiều lần (đãn nước mát đi quanh trong lốc động cơ), hoặc các ống dẫn quanh co uốn khúc trong két nước làm sao không bị đóng cặn bẩn, gỉ sét được cơ chứ ???
- Nếu van hoạt động tốt, thì vào mùa đông, hoặc chạy nhanh trên đường trường, kim nhiệt độ có thể xuống thấp hơn một chút nhưng không đến mức quá thấp hoặc "liệt" kim. Vì lúc đó, van van đóng, máy vẫn được làm nóng và giữ được nhiệt do lượng nước nằm tại đông cơ vẫn giữ đuọc nhiệt độ cao sẵn (do không đi ra két làm mát và sẽ được làm nóng sẵn bởi chính nhiệt độ của động cơ). Tương tự, vào mùa đông lạnh khi ta ngủ, ta đắp chăn một lúc mới thấy ấm, thực tế cái chăn đâu có sưởi ấm ta ??? Mà chinh ta tự sưởi ấm mình bằng chính nhiệt độ cơ thể của mình, cái chăn chỉ giúp ta giữ lại hơi ấm mình tỏa ra không bị thất thoát ra môi trường bên ngoài mà thôi
Ngược lại, nếu vào lúc trời nóng, Nếu có van hằng nhiệt, thì lúc máy nóng quá nhiệt,
sẽ được làm mát nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nếu có van ngăn cách, lượng nước đã được giữ lại trong két, không cho lưu thông với lượng nước làm mắt tại động cơ, và lượng nước này sẽ luôn có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ máy (vì được ngăn cách với nhiệt độ nóng dần lên của động cơ, được làm mát sẵn bằng gió trời, bằng quạt lúc mở máy lạnh...), lúc máy nóng đên nhiệt độ cần thiết, van sẽ mở ra, và cho nước từ két ( đang có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với nhiệt độ động cơ) đi vào hệ thống dân quanh động cơ, sự trao đổi nhiệt diễn ra nhanh hơn, nước làm mát sẽ hấp thụ nhiệt từ động cơ nhanh hơn do có sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa 2 bên ( theo định luật vật lý : nhiệt đọ luôn truyền từ nơi có nhiệt đọ cao đến nơi có nhiệt đọ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ càng cao thì sự truyền nhiệt xảy ra càng nhanh), giúp nhanh giảm nhiệt độ máy xuống mức an toàn. Khi máy xuống nhiệt đọ an toàn, Van lại đóng lại, lượng nước nóng vừa từ động cơ chay ra két sẽ được giữ lại trong két lâu hơn như vậy sẽ có thời gian để được làm mát nhiều, hạ thấp nhiệt độ nhiêu hơn bởi quạt mát, bởi gió trời... và lại chuẩn bị cho vòng tuần hoàn tiếp theo.
Còn nếu không có van, lượng nước trong hệ thống sẽ luôn lưu thông với nhau và cùng nóng dần lên gần với nhiệt độ động cơ trong quá trình hoạt động, (nhiệt độ hệ thống làm mát và nhiệt đọ máy gần như bão hòa) đến lúc máy nóng quá thì sự trao đổi nhiệt giữa động cơ và nước làm mát (lúc này đã nóng sẵn gần bằng nhiệt độ động cơ), sẽ chẳng có hiệu quả là bao, động cơ không được làm mát nhanh, lương nước chảy qua két liên tục trong thời gian ngắn, quạt gió không kịp làm mát đãn đến máy tiếp tục nóng và làm sôi nước.
Thử nghí đến cái role nhiệt trong ấm đun nước siêu tốc hay dùng trong gia đình (nước sôi nóng đến 100 độ thì ngắt), cũng đơn thuần là nguyên lý giản nở của vật chất theo sự thay đổi của nhiệt độ, cứ cắm đun nước sôi sử dụng, chí ít cũng được dăm bảy năm ( nếu phần may so cấp nhiệt vẫn tốt, mà nếu cháy may so thì ta thay cái khác rồi dùng tiêp), từ ta có thể hình dung độ bền của cái van hằng nhiệt này là như thế nào, huống gì đây là bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của cả một cái động cơ mà hãng sản xuất đã dày công nghiên cứu lý thuật, thì làm sao dễ tự hư hỏng được !!!
- Đọc trên diễn đàn thấy nhiều người máy bị sôi nước, nóng máy không chạy được. Tôi nghĩ rằng nếu anh thợ nào đó chỉ xử lý bằng cách đơn thuần là tháo bỏ van hằng nhiệt, thì sớm muộn gì rồi cũng sẽ lại bị nóng máy, sôi nước cho mà xem. Bởi vì nguyên nhân làm van hằng nhiệt không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định vẫn chưa được xử lý triệt để. Bằng chứng là nhiêu xe đã tháo bỏ van hằng nhiệt vẫn bị sôi nước, nóng máy... như thường.
Như vậy, có lẽ khi xảy ra hiện tượng nóng máy quá mức, bị sôi nước. Cần thiết kiểm tra ngay nguyên nhân gây ảnh hưởng đến các hệ thống khác trước khi xử lý van hằng nhiệt :
* Xử dụng nước làm mát không sạch, nhiều tạp chất, dẫn đến nghẹt bẩn hệ thống ống dẫn
* Quạt làm mát không đúng công suất hoặc bị yếu, bụi bám bẩn lâu ngày làm chậm tốc độ, hiệu suất giảm nhiệt cho két nước kém.
* Hoặc có thể nguyên nhân là : do không có van hằng nhiệt (khi chạy đèo dài, hoặc tải nặng, máy phải làm việc với cường độ cao liên tục, trừ khi có sắm thêm một thùng nước phụ gắn trên mui xe khi thấy nóng quá thì mở cái van cho nước lạnh trên mui chảy vào máy, xả nươc nóng quá nhiệt xuống mặt đường nhựa như các xe tải, xe khách đường dài ngày xưa hay có, thỉnh thoảng tôi cũng hay bị dính mấy phát nước xả nóng bỏng da khi các bác này chạy ngang
)...
* Sau đó mới xem xét xử lý van hằng nhiệt (chỉ xử lý thôi, chứ không phải tháo bỏ van hằng nhiệt), tìm ra nguyên nhân làm cho van hỏng, hoặc không hoạt động tốt. Đó mới là vấn đề cốt lõi.
Xe FIAT khổ nỗi cai van hằng nhiệt lại được đặt trong một bộ ốp bằng kim loại và lắp kín bên trong ( cái cái bộ gắn chặt bên hông phải lốc động cơ và có mấy cái vòi bằng kim loại để gắn mấy cái đường ống dẫn nước. Cho nên cũng hơi khó "xem xét, xử lý" một tí. Thợ khi tháo bỏ van thì tháo bộ này ra, cạy lấy cái van bỏ đi, bộ vỏ này bắt buộc phải lắp vào lại vì vân phải gắn các đường ống dẫn nước mát vào đây. Hôm rồi dạo chợ trời, thấy cũng có bán nhiều loại van được tháo ra từ các xe, có cái nhìn còn mới tinh, vẫn còn đủ 7 sắc cầu vồng của kim loại, nhưng ngay người bán cũng không biết của xe nào. Ngày mai, chủ nhật liều tháo ra xem thế nào, có khi mang bộ vỏ ốp này lên chợ trời, kiếm được cái van (do mấy ông thợ tháo bỏ từ xe khác), lắp vào cái thử xem sao. nếu được đỡ tốn 1.9040.000 đòng (chưa VAT) theo báo giá của MK (MK không bán riêng cái van mà bán nguyên cả bộ). Van hằng nhiệt thì hình dáng tương tự nhau, nhưng phải đúng của FIAT thì mới lắp vào bên trong bộ vỏ của FIAT này mới được. Kệ, cứ lắp thử (nếu lùng mua được), nếu có vấn đề lại tháo ra và liên hệ MK mua bộ mới cho chắc ăn
Lại dài dòng quá rồi. thân chào các anh em, hẹn tái ngộ
P/S ; à. cái vụ nghi bơm trợ lực kêu o o. Không anh em nào tư vấn giúp tí.
cảm ơn các bạn.