Hehe ... chẳng mấy chốc bác lại lên tay thôi, hôm nào phải nối gót bác mua ca lê, tuyp rồi vặn tự làm thử xem sao. À, bác mở ECU ra thấy có một con chip (IC) hàn hết chân lại, bác có nhìn thấy mã số in trên con chip đó là gì không ?? Đồ điện tử cứ để chạy liên tục là OK, chứ tắt nguồn bật lại đôi lúc cũng bị hỏng. Chúc xe bác chạy tốt .danangfiatcu nói:.... Ở Đà Nẵng này cũng tệ, đem đến ga ra nào nhờ vệ sinh, kiểm tra cảm biến... khi thấy FIAT là ngại không nhận, bực quá, tôi mua luôn mấy cái ca lê, tuyp vặn, rồi theo hướng dẫn của anh em trên này tự làm luôn, mệt thì có mệt nhưng cũng vui
Tôi có mở ECU ra kiểm tra, thấy có dấu hàn mới tại mấy điểm và một con chip trong bo mạch có dấu hiệu hàn hết chân lại (không biết đã tháo hẳn ra hay chỉ hàn chân lại). Lúc trước tôi có kiểm tra tất cả các chân chip nhưng không phát hiện sự lỏng chân nào.
Tình hình là tôi sẽ tiếp tục kiểm tra chế độ hoạt động xe mình rồi sẽ thông báo tiếp cho các bạn, có gì các bạn cứ hướng dẫn thêm giúp trong quá trình sử dụng.
Thân chào tất cả các bạn.
<span style=""color: #808000;"">Mỹ đang sử dụng ngày càng nhiều xe cũ</span>
Tuổi đời trung bình xe hơi tại Mỹ đã tăng từ 10,6 năm (2010) lên 10,8 năm (2011)
Số lượng cả xe du lịch và xe tải hạng nhẹ đều tăng lên, hãng nghiên cứu thị trường Polk ước tính tại Mỹ có trên 240 triệu xe đang hoạt động vào năm 2011, tăng 500.000 chiếc so với năng ngoái.
Tuổi thọ trung bình của xe tải hạng nhẹ có sự thay đổi rõ dệt, từ 10,1 năm (2010) lên 10,4 năm (2011). Trong khi, xe du dịch chỉ tăng lên chút ít từ 11,0 lên 11,1 năm.
Hết trích.
Dân Mẽo vẫn xài xe cũ hà rầm, tình hình chơi xe cổ 10,11 năm là thường, mấy chiếc Fiat nhà mình đa phần 9,10 năm xem ra còn trẻ trung chán. Hội nhà mình cứ vô tư mà đi.
Trong ảnh có chiếc Albea như xe em.
Tuổi đời trung bình xe hơi tại Mỹ đã tăng từ 10,6 năm (2010) lên 10,8 năm (2011)
Số lượng cả xe du lịch và xe tải hạng nhẹ đều tăng lên, hãng nghiên cứu thị trường Polk ước tính tại Mỹ có trên 240 triệu xe đang hoạt động vào năm 2011, tăng 500.000 chiếc so với năng ngoái.
Tuổi thọ trung bình của xe tải hạng nhẹ có sự thay đổi rõ dệt, từ 10,1 năm (2010) lên 10,4 năm (2011). Trong khi, xe du dịch chỉ tăng lên chút ít từ 11,0 lên 11,1 năm.
Hết trích.
Dân Mẽo vẫn xài xe cũ hà rầm, tình hình chơi xe cổ 10,11 năm là thường, mấy chiếc Fiat nhà mình đa phần 9,10 năm xem ra còn trẻ trung chán. Hội nhà mình cứ vô tư mà đi.
Trong ảnh có chiếc Albea như xe em.
Last edited by a moderator:
Chào các bạn !
Còn trong tháng giêng, chúc bà con mạnh khỏe và vạn sự như ý.
Xin thông báo thêm tình hình FIAT Siena HL 1.6 của tôi sau thời gian xử dụng ::
Tình hình là sau khi sửa chữa ECU, dấu lại đùng tín hiệu quạt, tự vệ sinh mấy cái cảm biến, chiếc xe tôi chạy cũng tương đối ổn định êm bốc.
Gần Tết (khỏng 24,25 gì đó), chạy nguyên một buổi sáng vòng quang chợ trời tìm mua mấy thứ linh tinh, chuẩn bị cho xe chơi Tết, bạn nào đã đến Đà Nẵng, phố chợ trời thì các bạn hình dung ra rồi, chật hẹp, xe cộ tràn lan, chạy rì rì, quanh quẹo, phanh dừng liên tục, xe vận OK, kim nhiệt lên đến gần giữa và dừng im, không lên không xuống, chỉ có quạt là chạy rồi im, im rồi chạy lên tục.Chiều đến chạy Tam Kỳ (Quảng nam) cả đi về gần 150km. Không sao.
Sáng hôm sau, chạy lên MK định nhờ kiểm tra máy lạnh đi Tết. Đến MK, máy đang nóng, bỗng nhiên cứ lên ga là tắt máy. Bác thợ lại bảo là tại ECU chưa chuẩn, phải làm lại ECU, không kiểm tra đuọc máy lạnh máy liếc gì cả. Đánh xe về cơ quan, chạy cứ vài trăm mét tắt máy, quạt chạy, đề lại, vài trăm mét lại tắt. May mà cơ quan cách đó không xa ( hơn 1km). Vè ngồi nghĩ mãi, mới hôm qua chạy nhiều mà vẫn tốt, sao sáng nay mới vài cây số lại giở chứng thế. rà soát lại toàn bộ sự kiện mới phát hiện, thôi rồi : cái " BƠM XĂNG". Xuống kiêm tra, xăng còn ít (nhưng chưa đến nỗi báo đèn ), đánh rì rì xe ra cây xăng gần đó, đổ một bình đầy, đề máy chay vóng luôn qua các phố đông nhất (cho nóng máy), xe chạy phe phé. Không tắt, không đứng gì cả . Xác định chính xác bơm xăng yếu rồi, điện MK hỏi giá: hơn 5 triệu cho bộ bơm xăng (không bán lẻ riêng bơm) !!! Mà phải đặt hàng từ SG ra. Bác thợ bảo để ra Tết chế thay cho cái bơm xăng đỡ tốn tiền. Vừa lúc dunghailua goi điện thăm hỏi, nghe nói xe bị bơm xăng, anh dunghailua liền bảo có cái bơm xăng dư, lấy về thử. Chạy ra gặp dũng lấy 2 cái bơm, chiều về thử nước, thấy 1 cái bơn phun yếu, một cái còn mạnh. Ai thay bây giờ ??? Tết nhất đến nơi, thợ thầy nghỉ hêt. Hic hic. Vạy là quyết định. Chơi luôn. tự thay vậy. Đem xe ra chỗ trống, lấy cây đèn sạc (lúc đó đã 6 giờ tối). Hóa ra thay bơm xăng cũng không khó, cẩn thận chút là OK. Khoảng tiếng đồng hồ thì xong. Do bơm cũ không biết chất lượng thế nào, lấy cái can nhựa, hút hết xăng ra, chỉ để lai trong xe khoảng 10 lit. Đóng nắp bơm lại, kiêm tra kỹ càng. Nỏ máy khoản 5 phút cho máy nóng, Ép ga thử, vẫn OK. Bơm vẫn hoạt động đều. Sáng mai, chay đi làm tranh thủ chạy vòng quang phố, đến khi đèn vàng kim xăng báo, vẫn chạy OK, đạp ga đến cây xăng đổ thêm xăng. Thế là xong. Giải quyết xong cái vụ bơm xăng. Ra Tết thay luôn cái mới cho chắc ăn, cái thay ra để dự phòng (vẫn dùng được chỉ có diều phải đổ xăng nhiều nhiều trong bình).
Mùng 4 Tết vừa qua cũng làm vài chuyến chạy đường dài từ Đa Nẵng ra Quảng Trị, cả đi và về khoảng 400 km đường trường (leo qua 2 con đèo khoảng 20 km) liên tục + 150Km vòng vèo trong thành phố Huế thăm các lăng tẩm, chở đủng 5 người. Đi về trong ngày, chạy liên tục, . Tổng cộng hôm đó chạy khoảng gần 600 km (tính trung bình khoảng 7,5 lít/100km). Lên xe đề là nổ, vào số, chạy ào ào. Không thấy có triệu chứng gì xảy ra...cũng may mắn thật. Ngày hôm sau chạy tiếp Quảng nam, cả đi lẫn về gần 200km nữa. Vẫn tốt.
Sau Tết, đem vào MK Đà Nẵng, bác thợ kiểm tra thấy ga gần hết, bơm thêm cho đủ, và bảo về chạy thử xem thế nào, chạy thấy có gió mát. Ba ngày sau hết mát. Đem lên kiêm tra lại, gas hết sạch. Kiêm tra một hồi, khong thấy rò rỉ ở đâu cả, bác thợ liền rút giắc cắm cảm biến áp suất ga, đổ thử nước vào chổ jắc cắm thì phát hiện rò ga tại một chân cắm của van cảm biến áp suất gas. Hỏi giá cảm biến áp suất, báo giá cảm biến khoảng 2 triệu 200 ngàn, choáng !!! Bàn với bác thợ thôi dùng role đấu cho puly và quạt quay theo công tắc AC dùng tạm, đằng nào thì quạt cũng quay khi bật máy lạnh, chỉ lo nhỡ hết gas lốc lạnh vẫn chạy thì rất dễ hỏng ( vì không có cảm biến để tự ngắt nếu hết gas trong hệ thống). Thôi thì chịu khó để ý nếu hết hơi lạnh thì tắt AC vậy. Đấu role xong, bổ sung dầu lạnh, bơm đủ ga, bật AC, chạy mát lạnh luôn. Chạy được một hôm thì công tắc AC lại có vấn đề bật lúc được lúc không. Tự mở ra kiêm tra, thì thấy công tắc AC chập chờn (lúc ăn lúc không), tôi lấy luôn công tắc sưởi kính sau (ít dùng) qua thay công tắt AC. Mấy hôm rồi chạy ổn định luôn, bật AC là đỏ đèn, lốc lạnh hoạt động ngay. Lốc lạnh và quạt mát vẫn đóng ngắt khi đủ độ lạnh trong khoang theo cảm biến nhiệt độ chỗ họn thổi gió ra (chủ trước đã thay bằng role cơ )
Chiều nay, thứ bảy, tranh thủ về sớm, tôi lấy cái cảm biến áp suất gas đã tháo ra, "ngâm cứu" rồi dùng keo dán trám cẩn thận lại chổ jack cắm, chờ khô, gắn vào, đổ nước xà phòng thử thấy không xì bong bóng nữa, lại tháo role ra, lắp lại cảm biến nguyên xi, cảm biến hoạt động tốt, đóng ngắt đúng chu kỳ, mát lạnh. Để chạy thử vài hôm, xem tình hình thế nào ( nếu OK thì đỡ tốn 2 triệu rưỡi mua thay cảm biến mới. Kiểu này các anh MK mà biết được thì ...., các bạn nhỉ ?
Hôm nay tạm dùng ở đây.
Chào các bạn.
(còn tiếp)
Còn trong tháng giêng, chúc bà con mạnh khỏe và vạn sự như ý.
Xin thông báo thêm tình hình FIAT Siena HL 1.6 của tôi sau thời gian xử dụng ::
Tình hình là sau khi sửa chữa ECU, dấu lại đùng tín hiệu quạt, tự vệ sinh mấy cái cảm biến, chiếc xe tôi chạy cũng tương đối ổn định êm bốc.
Gần Tết (khỏng 24,25 gì đó), chạy nguyên một buổi sáng vòng quang chợ trời tìm mua mấy thứ linh tinh, chuẩn bị cho xe chơi Tết, bạn nào đã đến Đà Nẵng, phố chợ trời thì các bạn hình dung ra rồi, chật hẹp, xe cộ tràn lan, chạy rì rì, quanh quẹo, phanh dừng liên tục, xe vận OK, kim nhiệt lên đến gần giữa và dừng im, không lên không xuống, chỉ có quạt là chạy rồi im, im rồi chạy lên tục.Chiều đến chạy Tam Kỳ (Quảng nam) cả đi về gần 150km. Không sao.
Sáng hôm sau, chạy lên MK định nhờ kiểm tra máy lạnh đi Tết. Đến MK, máy đang nóng, bỗng nhiên cứ lên ga là tắt máy. Bác thợ lại bảo là tại ECU chưa chuẩn, phải làm lại ECU, không kiểm tra đuọc máy lạnh máy liếc gì cả. Đánh xe về cơ quan, chạy cứ vài trăm mét tắt máy, quạt chạy, đề lại, vài trăm mét lại tắt. May mà cơ quan cách đó không xa ( hơn 1km). Vè ngồi nghĩ mãi, mới hôm qua chạy nhiều mà vẫn tốt, sao sáng nay mới vài cây số lại giở chứng thế. rà soát lại toàn bộ sự kiện mới phát hiện, thôi rồi : cái " BƠM XĂNG". Xuống kiêm tra, xăng còn ít (nhưng chưa đến nỗi báo đèn ), đánh rì rì xe ra cây xăng gần đó, đổ một bình đầy, đề máy chay vóng luôn qua các phố đông nhất (cho nóng máy), xe chạy phe phé. Không tắt, không đứng gì cả . Xác định chính xác bơm xăng yếu rồi, điện MK hỏi giá: hơn 5 triệu cho bộ bơm xăng (không bán lẻ riêng bơm) !!! Mà phải đặt hàng từ SG ra. Bác thợ bảo để ra Tết chế thay cho cái bơm xăng đỡ tốn tiền. Vừa lúc dunghailua goi điện thăm hỏi, nghe nói xe bị bơm xăng, anh dunghailua liền bảo có cái bơm xăng dư, lấy về thử. Chạy ra gặp dũng lấy 2 cái bơm, chiều về thử nước, thấy 1 cái bơn phun yếu, một cái còn mạnh. Ai thay bây giờ ??? Tết nhất đến nơi, thợ thầy nghỉ hêt. Hic hic. Vạy là quyết định. Chơi luôn. tự thay vậy. Đem xe ra chỗ trống, lấy cây đèn sạc (lúc đó đã 6 giờ tối). Hóa ra thay bơm xăng cũng không khó, cẩn thận chút là OK. Khoảng tiếng đồng hồ thì xong. Do bơm cũ không biết chất lượng thế nào, lấy cái can nhựa, hút hết xăng ra, chỉ để lai trong xe khoảng 10 lit. Đóng nắp bơm lại, kiêm tra kỹ càng. Nỏ máy khoản 5 phút cho máy nóng, Ép ga thử, vẫn OK. Bơm vẫn hoạt động đều. Sáng mai, chay đi làm tranh thủ chạy vòng quang phố, đến khi đèn vàng kim xăng báo, vẫn chạy OK, đạp ga đến cây xăng đổ thêm xăng. Thế là xong. Giải quyết xong cái vụ bơm xăng. Ra Tết thay luôn cái mới cho chắc ăn, cái thay ra để dự phòng (vẫn dùng được chỉ có diều phải đổ xăng nhiều nhiều trong bình).
Mùng 4 Tết vừa qua cũng làm vài chuyến chạy đường dài từ Đa Nẵng ra Quảng Trị, cả đi và về khoảng 400 km đường trường (leo qua 2 con đèo khoảng 20 km) liên tục + 150Km vòng vèo trong thành phố Huế thăm các lăng tẩm, chở đủng 5 người. Đi về trong ngày, chạy liên tục, . Tổng cộng hôm đó chạy khoảng gần 600 km (tính trung bình khoảng 7,5 lít/100km). Lên xe đề là nổ, vào số, chạy ào ào. Không thấy có triệu chứng gì xảy ra...cũng may mắn thật. Ngày hôm sau chạy tiếp Quảng nam, cả đi lẫn về gần 200km nữa. Vẫn tốt.
Sau Tết, đem vào MK Đà Nẵng, bác thợ kiểm tra thấy ga gần hết, bơm thêm cho đủ, và bảo về chạy thử xem thế nào, chạy thấy có gió mát. Ba ngày sau hết mát. Đem lên kiêm tra lại, gas hết sạch. Kiêm tra một hồi, khong thấy rò rỉ ở đâu cả, bác thợ liền rút giắc cắm cảm biến áp suất ga, đổ thử nước vào chổ jắc cắm thì phát hiện rò ga tại một chân cắm của van cảm biến áp suất gas. Hỏi giá cảm biến áp suất, báo giá cảm biến khoảng 2 triệu 200 ngàn, choáng !!! Bàn với bác thợ thôi dùng role đấu cho puly và quạt quay theo công tắc AC dùng tạm, đằng nào thì quạt cũng quay khi bật máy lạnh, chỉ lo nhỡ hết gas lốc lạnh vẫn chạy thì rất dễ hỏng ( vì không có cảm biến để tự ngắt nếu hết gas trong hệ thống). Thôi thì chịu khó để ý nếu hết hơi lạnh thì tắt AC vậy. Đấu role xong, bổ sung dầu lạnh, bơm đủ ga, bật AC, chạy mát lạnh luôn. Chạy được một hôm thì công tắc AC lại có vấn đề bật lúc được lúc không. Tự mở ra kiêm tra, thì thấy công tắc AC chập chờn (lúc ăn lúc không), tôi lấy luôn công tắc sưởi kính sau (ít dùng) qua thay công tắt AC. Mấy hôm rồi chạy ổn định luôn, bật AC là đỏ đèn, lốc lạnh hoạt động ngay. Lốc lạnh và quạt mát vẫn đóng ngắt khi đủ độ lạnh trong khoang theo cảm biến nhiệt độ chỗ họn thổi gió ra (chủ trước đã thay bằng role cơ )
Chiều nay, thứ bảy, tranh thủ về sớm, tôi lấy cái cảm biến áp suất gas đã tháo ra, "ngâm cứu" rồi dùng keo dán trám cẩn thận lại chổ jack cắm, chờ khô, gắn vào, đổ nước xà phòng thử thấy không xì bong bóng nữa, lại tháo role ra, lắp lại cảm biến nguyên xi, cảm biến hoạt động tốt, đóng ngắt đúng chu kỳ, mát lạnh. Để chạy thử vài hôm, xem tình hình thế nào ( nếu OK thì đỡ tốn 2 triệu rưỡi mua thay cảm biến mới. Kiểu này các anh MK mà biết được thì ...., các bạn nhỉ ?
Hôm nay tạm dùng ở đây.
Chào các bạn.
(còn tiếp)
Last edited by a moderator:
Nghe bác chủ kể đã quá. Chia vui cùng bác. Vậy là yên tâm chung thủy với Fiat dài dài.
Chào các bạn. Cảm ơn các bạn dã bỏ thời gian đọc bài viết và có lời động viên chia sẻ.
Xin được tiếp tục thông tin nhé.
Hôm nay, chủ nhật chở cả nhà đi chơi loanh quanh (5 người) , bật điều hòa mát lạnh, đến chiều trời mát, bà xả phải bảo tắt bớt máy lạnh kẻo lạnh quá. có lẽ cảm biên áp suất sau khi sửa cũng tác dụng tốt. Để thử vài hôm nữa xem sao xem có hao gas không.
Vấn đề van hằng nhiệt (xe tôi đã bị tháo mất), thực sự tôi cũng tìm hiểu nhiều và thấy rằng nó thật quan trọng các bạn ạ. Như trước đây, không dùng máy lạnh (quạt mát không chạy ngay), chạy một lúc kim nhiệt xe chỉ gần vạch giữa, và ổn đinh luôn ở đó, cho dù tôi có trèo qua 2 con đèo (trên đường ra Huế) chui một con hầm Hải Vân (6 km) hoặc chạy cả ngày trong thành phố (chạy chậm, phanh dừng, kẹt xe liên tục), dù thời tiết lạnh teo hay nóng bức thì kim vẫn luôn ở nhiệt độ tối ưu, máy chạy rất đều, ổn định và bốc máy.
Mấy hôm rồi dùng máy lạnh, kim nhiệt khi nào cũng thấp, để ý thấy lượng xăng tiêu hao hơn hẳn thấy rõ ( không phải chỉ có lượng xăng hao vì kéo thêm máy lạnh), máy không đều, chạy không bốc bằng trước khi mà kim nhiệt gần giữa và ổn đinh. Theo tôi nghĩ, chính cái van hằng nhiệt có tác dung mọi nơi, mọi lúc, mọi thời tiết giúp cho máy luôn luộn đạt và giữ nhiệt độ nóng tối ưu cho động cơ. Thế này nhé, nếu vào mùa lạnh, thì rõ rồi. Còn vào mùa nóng, khi mở máy lạnh, quạt gió chạy ào ào (để làm mát dàn nóng máy lạnh nhưng két nước cũng bị ảnh hưởng theo nên mát quá dẫn đến động cơ không đủ nhiệt độ tối ưu), nhưng nhờ có van hằng nhiệt vẫn không cho nước mát luân chuyển tuần hoàn qua két nước ( không có sự trao đổi nhiệt nước nhiệt độ cao trong động cơ với nước làm mát đang có nhiệt độ thấp ), nên động cơ vẫn đạt nhiệt độ tối ưu. Khi đến ngưỡng qua nhiệt thì van mới mở cho nước tuần hoàn nước làm mát (nhiệt đọ thấp) chạy qua động cơ để trao đổi nhiệt, giữ nhiệt động không tăng cao quá. Rồi đóng lại, ngăn nước lạnh qua két, cứ thế mà hoạt động. Như vậy, van hằng nhiệt không chỉ có mỗi việc là giúp khởi động máy làm nhanh nóng nhiệt độ động cơ khi trời lạnh như nhiều người nghĩ, mà nó là tác nhân chính giúp máy luôn giữ nhiệt độ tối ưu theo thiết kế kể cả thời tiết nóng hay lạnh( không bị ảnh hưởng quạt mát hoạt động khi mở máy lạnh, hoặc chạy đường dài, gió trời thổi mạnh vì nó luôn giữ lại lượng nước có sẵn nhiệt độ cao trong hệ thống động cơ).
Vì vậy, tôi định lắp lại van hằng nhiệt cho xe, nhưng hỏi MK báo giá đến 1 triệu 950 ngàn (chưa VAT) ????!!! Van hằng nhiệt FIAT mà ra chợ trời chắc là không có. Mà tôi cũng chưa được thấy hình dáng cái van hằng nhiêt FIAT 1.6 chính xác nó như thế nào thì làm sao mà tìm ??? Nếu bạn nào có Van mà không dùng thì để lại cho tôi, tôi thử nghiệm xem thế nào.
Lại thêm cái này nữa, trước đây, tôi chỉ đổ xăng A95 ( chỉ thường xuyên đổ tại 2 cây xăng uy tín), chạy tốt, nghe trên này có bàn đến các hiện tượng ào ga, nhưng xe tôi hoàn toàn không có lần nào. Cách đây mấy hôm, buổi chiều đến lại đỏ xăng, chị NV mới của cây xăng bơm luôn xăng A92 ( tôi bận nghe ĐT nên không để ý, khi tính tiền mới biết). Thế là sáng hôm sau, khởi động xe chạy vài cây số là nếm múi ào ga ngay ( cắt côn, về mo.. ga cứ ào lên, vòng tua lên đến 3000 ). May mà trước đây khi đi xe máy, tôi toàn dùng xe có côn tay, thỉnh thoảng cũng bị ào ga, nên xử lý hiện tượng này cũng đơn giản và không bất ngờ lắm. Đạp tí phanh, nhớm tí chân côn thì ga xuống lại ngay. Hiện tượng xảy ra liên tục, đành chờ bình xăng vơi đi, đổ thêm A95 vào, ào ga giảm bớt nhưng chưa dứt hẳn ( chắc xăng A92 vẫn chưa hết), chỉ khi nào chạy cho máy nóng đến nhiệt độ chuẩn (quạt chạy) thì không bị ào nữa !!!. Để ngay mai tháo cọc bình cho ECU tự reset lại xem có giải quyết được gì không. Nếu không chắc phải vài lần đổ lại A95 nữa mới hết.
Lại thêm vấn đề này. xe nếu nổ máy, giữ thẳng vô lăng, nghe tiến hú o o, đánh giữ vo lăng qua một bên chút xíu, thi im ngay, chạy càng nhanh, tiếng hú càng to (chưa đến nỗi to lắm, mở tí nhạc hoạc radio là ổn). Như thế này chắc liên quan đến trợ lực lái rồi. Dầu trợ lực vẫn đủ, để kiểm tra lại curoa và bơm trợ lực xem. Bạn nào có kinh nghiệm về vụ này cho hướng dẫn giúp với nhé.
Tóm lại, hiện nay, xe chạy ổn định, không có gì phải phàn nàn cả.
Chỉ có các vấn để cần xem xét cho hoàn thiện hơn :
- Tiếp tục test cái van áp suất gas đã xử lý.
- Nghiên cứu cái vụ Van hằng nhiệt
- Kêu ở phần bơm trợ lực lái
- Các vấn đề phát sinh khác ( nếu có) .
Cuối cùng, hôm trước có gặp mặt hội FIAT Đà Nẵng tại ĐÀ Nẵng. Dunghailua, qwerty1, vvtl.... đều có mặt, có thêm bác Đại (OS sai gon), bác Cao Dương (OS SG), cuộc gặp mặt vui vẻ và sôi nổi. cảm ơn các bác. Chụp ảnh ọt thấy nháy đèn tưng bừng nhưng sao không thấy trên này nhỉ ?
Một lần nữa, cảm ơn anh em đã quan tâm.
Xin được tiếp tục thông tin nhé.
Hôm nay, chủ nhật chở cả nhà đi chơi loanh quanh (5 người) , bật điều hòa mát lạnh, đến chiều trời mát, bà xả phải bảo tắt bớt máy lạnh kẻo lạnh quá. có lẽ cảm biên áp suất sau khi sửa cũng tác dụng tốt. Để thử vài hôm nữa xem sao xem có hao gas không.
Vấn đề van hằng nhiệt (xe tôi đã bị tháo mất), thực sự tôi cũng tìm hiểu nhiều và thấy rằng nó thật quan trọng các bạn ạ. Như trước đây, không dùng máy lạnh (quạt mát không chạy ngay), chạy một lúc kim nhiệt xe chỉ gần vạch giữa, và ổn đinh luôn ở đó, cho dù tôi có trèo qua 2 con đèo (trên đường ra Huế) chui một con hầm Hải Vân (6 km) hoặc chạy cả ngày trong thành phố (chạy chậm, phanh dừng, kẹt xe liên tục), dù thời tiết lạnh teo hay nóng bức thì kim vẫn luôn ở nhiệt độ tối ưu, máy chạy rất đều, ổn định và bốc máy.
Mấy hôm rồi dùng máy lạnh, kim nhiệt khi nào cũng thấp, để ý thấy lượng xăng tiêu hao hơn hẳn thấy rõ ( không phải chỉ có lượng xăng hao vì kéo thêm máy lạnh), máy không đều, chạy không bốc bằng trước khi mà kim nhiệt gần giữa và ổn đinh. Theo tôi nghĩ, chính cái van hằng nhiệt có tác dung mọi nơi, mọi lúc, mọi thời tiết giúp cho máy luôn luộn đạt và giữ nhiệt độ nóng tối ưu cho động cơ. Thế này nhé, nếu vào mùa lạnh, thì rõ rồi. Còn vào mùa nóng, khi mở máy lạnh, quạt gió chạy ào ào (để làm mát dàn nóng máy lạnh nhưng két nước cũng bị ảnh hưởng theo nên mát quá dẫn đến động cơ không đủ nhiệt độ tối ưu), nhưng nhờ có van hằng nhiệt vẫn không cho nước mát luân chuyển tuần hoàn qua két nước ( không có sự trao đổi nhiệt nước nhiệt độ cao trong động cơ với nước làm mát đang có nhiệt độ thấp ), nên động cơ vẫn đạt nhiệt độ tối ưu. Khi đến ngưỡng qua nhiệt thì van mới mở cho nước tuần hoàn nước làm mát (nhiệt đọ thấp) chạy qua động cơ để trao đổi nhiệt, giữ nhiệt động không tăng cao quá. Rồi đóng lại, ngăn nước lạnh qua két, cứ thế mà hoạt động. Như vậy, van hằng nhiệt không chỉ có mỗi việc là giúp khởi động máy làm nhanh nóng nhiệt độ động cơ khi trời lạnh như nhiều người nghĩ, mà nó là tác nhân chính giúp máy luôn giữ nhiệt độ tối ưu theo thiết kế kể cả thời tiết nóng hay lạnh( không bị ảnh hưởng quạt mát hoạt động khi mở máy lạnh, hoặc chạy đường dài, gió trời thổi mạnh vì nó luôn giữ lại lượng nước có sẵn nhiệt độ cao trong hệ thống động cơ).
Vì vậy, tôi định lắp lại van hằng nhiệt cho xe, nhưng hỏi MK báo giá đến 1 triệu 950 ngàn (chưa VAT) ????!!! Van hằng nhiệt FIAT mà ra chợ trời chắc là không có. Mà tôi cũng chưa được thấy hình dáng cái van hằng nhiêt FIAT 1.6 chính xác nó như thế nào thì làm sao mà tìm ??? Nếu bạn nào có Van mà không dùng thì để lại cho tôi, tôi thử nghiệm xem thế nào.
Lại thêm cái này nữa, trước đây, tôi chỉ đổ xăng A95 ( chỉ thường xuyên đổ tại 2 cây xăng uy tín), chạy tốt, nghe trên này có bàn đến các hiện tượng ào ga, nhưng xe tôi hoàn toàn không có lần nào. Cách đây mấy hôm, buổi chiều đến lại đỏ xăng, chị NV mới của cây xăng bơm luôn xăng A92 ( tôi bận nghe ĐT nên không để ý, khi tính tiền mới biết). Thế là sáng hôm sau, khởi động xe chạy vài cây số là nếm múi ào ga ngay ( cắt côn, về mo.. ga cứ ào lên, vòng tua lên đến 3000 ). May mà trước đây khi đi xe máy, tôi toàn dùng xe có côn tay, thỉnh thoảng cũng bị ào ga, nên xử lý hiện tượng này cũng đơn giản và không bất ngờ lắm. Đạp tí phanh, nhớm tí chân côn thì ga xuống lại ngay. Hiện tượng xảy ra liên tục, đành chờ bình xăng vơi đi, đổ thêm A95 vào, ào ga giảm bớt nhưng chưa dứt hẳn ( chắc xăng A92 vẫn chưa hết), chỉ khi nào chạy cho máy nóng đến nhiệt độ chuẩn (quạt chạy) thì không bị ào nữa !!!. Để ngay mai tháo cọc bình cho ECU tự reset lại xem có giải quyết được gì không. Nếu không chắc phải vài lần đổ lại A95 nữa mới hết.
Lại thêm vấn đề này. xe nếu nổ máy, giữ thẳng vô lăng, nghe tiến hú o o, đánh giữ vo lăng qua một bên chút xíu, thi im ngay, chạy càng nhanh, tiếng hú càng to (chưa đến nỗi to lắm, mở tí nhạc hoạc radio là ổn). Như thế này chắc liên quan đến trợ lực lái rồi. Dầu trợ lực vẫn đủ, để kiểm tra lại curoa và bơm trợ lực xem. Bạn nào có kinh nghiệm về vụ này cho hướng dẫn giúp với nhé.
Tóm lại, hiện nay, xe chạy ổn định, không có gì phải phàn nàn cả.
Chỉ có các vấn để cần xem xét cho hoàn thiện hơn :
- Tiếp tục test cái van áp suất gas đã xử lý.
- Nghiên cứu cái vụ Van hằng nhiệt
- Kêu ở phần bơm trợ lực lái
- Các vấn đề phát sinh khác ( nếu có) .
Cuối cùng, hôm trước có gặp mặt hội FIAT Đà Nẵng tại ĐÀ Nẵng. Dunghailua, qwerty1, vvtl.... đều có mặt, có thêm bác Đại (OS sai gon), bác Cao Dương (OS SG), cuộc gặp mặt vui vẻ và sôi nổi. cảm ơn các bác. Chụp ảnh ọt thấy nháy đèn tưng bừng nhưng sao không thấy trên này nhỉ ?
Một lần nữa, cảm ơn anh em đã quan tâm.
Nguyên lý hoạt động của van hằng nhiệt đúng như Bac nói. Van này thường bị các ông thợ tháo bỏ, có thể vì không thấy tầm quan trọng của nó. Khi van bị hư, luôn bị đóng hoặc luôn mở, thì kim nhiệt sẽ cao (trường hợp luôn đóng, trường hợp này các ông thợ tháo bỏ van, kim nhiệt sẽ hạ); thời gian làm nóng động cơ kéo dài (trường hợp luôn mở). Động cơ sử dụng phun xăng điện tử như Fiat nhà mình thì khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp, ECU sẽ điều khiển phun xăng đậm hơn nên sẽ tốn nhiên liệu hơn.
Em cũng chưa thấy hình dáng nó sao, chỉ biết được lắp trên đường nước từ nắp máy ra két nước làm mát.
Em cũng chưa thấy hình dáng nó sao, chỉ biết được lắp trên đường nước từ nắp máy ra két nước làm mát.
Lúc trước (từ những năm 2000) em cũng đã tận mắt chứng kiến cái van hằng nhiệt này rồi, nhưng của từ một chiếc KIA tải nhập khẩu của cơ quan (các bác seach "van hằng nhiệt" ở google hình dáng nó 90% đều là như vậy). Bác lái xe cơ quan em và thợ (thời điểm đó) đến khổ với cái van này vì chưa có kinh nghiệm, máy cứ nóng lạnh bất thường. Sau có gặp 1 ông lái xe miền Nam (em ở Quảng Bình) ra, bảo vệ sinh van hằng nhiệt, tháo ra thấy bẩn òm. Vệ sinh xong cũng ổn được vài bữa, lại vệ sinh, lại bị sự cố. Sau đó ông lái xe miền Nam này tư vấn là tháo quách nó đi vì ở miền Nam người ta tháo cả, thực hiện theo tư vấn nhiệt độ máy ổn định dài dài luôn và về sau không hề quan tâm tới nữa. Tất nhiên so sánh xe tải với xe con thì hơi lệch, nhưng em nghĩ chăm cái van hằng nhiệt này cũng hơi vất vả và rất bị động, hình như nó hoạt động bằng áp suất nước nên rất nhạy, khi nó bẩn, cũ, kẹt thì cũng hơi phiền. Theo em cái van hằng nhiệt này là vấn đề "nhạy cảm", với em thì em thấy không quan trọng trong trường hợp siena nhà em, không biết nếu có van hằng nhiệt động cơ sẽ hoạt động tối ưu đến mức nào, hiện tại xe em cả nữa tháng không chạy đề phát vẫn nổ ngay, chạy đường phố vẫn trên dưới 10l, chạy đường trường hỗn hợp (QL 1A) dưới 7l (mùa đông).