Hạng D
11/3/15
1.168
2.570
113
  • Dán bọc giấy: bọc xách thời đó thường làm bằng giấy báo hoặc tập vở cũ vì bao nylon khó kiếm. Giấy được thu gom về, cắt lại theo hình vuông hoặc chữ nhật theo nhiều kích cỡ rồi dán thành các bọc xách đựng hàng. Ở nhà chịu khó ngồi còng lưng dán bọc giấy rồi đem bán cho mấy sạp đường đậu ngoài chợ cũng có chút tiền.
Cái này em làm nè,nhưng ko phải làm công hay bán ,em dán cho Bà ngoại đựng muối bán ...đi học về dán vài chục cái là Bà cho tiền mai đi học ăn kem ....
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Diễn chui: hay hát chui. Một số ca sĩ, nghệ sĩ phải diễn chui, ca chui vì không được giấy phép trình diễn của bên Văn hóa - Thông tin. Họ đi diễn lưu động về đêm ở các rạp hát, tụ điểm ca nhạc hoặc đình miễu mà nơi đó người dân “đói” văn hóa và dễ tính. Nếu chính quyền nơi đó lơ qua cho thì cũng hát được vài ba đêm (nhưng phải gởi cho chính quyền sở tại một hai chục vé vào cửa miễn phí), nhưng khi có chính quyền đến đình chỉ, thì Đoàn hát “Sống Vang” thành … “sáng dông”. Ai không tin thì cứ đi hỏi nhạc sĩ Nhật Trường.
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Đánh máy chữ: Nghề đánh máy chữ có từ lâu ở các văn phòng công tư nhưng sau 1975 thì tràn ra đường. Người hành nghề này phải có một cái máy đánh chữ cũ, giấy, một cái bàn, một cái ghể cho mình và một cái cho khách, cọng thêm một chút chữ nghĩa, luật lệ. Bàn máy được bày ra vệ đường, nếu không bị công an, dân phòng đuổi hay mưa gió thì mỗi ngày gõ cũng được vài chục trang giấy. Người dân nhờ họ đánh “sơ yếu lý lịch”, “đơn xin”, “đơn khiếu nại”, … Hiện ở thành phố Cần Thơ vẫn còn một “phố đánh máy chữ thuê” mặc dầu bây giờ sắm một máy vi tính cũ rẻ rề …
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Đứng chợ trời: Nghề này “lạ”, chẳng cần có hàng quán gì cả. Chỉ đứng lơ thơ ngoài chợ trời, hút thuốc là, uống cà phê, nói dóc nhưng mắt phải láo liên coi ai có ghé vào chợ liền xáp lại hỏi “mua gì? bán gì?”. Tùy theo “con mồi” (tiếng lóng trong giới này chỉ người vào chợ trời mua bán) cần gì thì sẵn sàng “mua gì cũng bán, bán gì cũng mua”. Nghề này cần biết giá các mặt hàng khan hiếm đang ở đâu trên thị trường chợ đen, mà thời bao cấp nhiều thứ khan hiếm lắm. Nếu “trúng mánh”, có thể sống được vài ngày hoặc cả tuần. Nghề này ít sợ hụt vốn vì “ngưòi mua lầm chứ người bán chẳng lầm”.
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Ép than tổ ong: Nghề này được du nhập từ miền Bắc. Nguyên liệu, chất đốt khan hiếm khiến người phải mua than cám, độn thêm mùn cưa hay trấu, rồi trộn với bùn non cho dẻo và dễ dính, xong vắt thành từng cục hoặc áp thành từng bánh hình tròn có lỗ như tổ ong. Phơi khô thành một sản phẩm đốt khá rẻ tiền và tỏa năng lượng cao, ít hao nguên liệu. Nhà gia đình đông con hoặc các quán bán cà phê, bún phở chuộng mua loại than này. Nhược điểm của loại than này là thời gian nung đỏ ban đầu khá lâu và tỏa nhiều thán khí độc hại. Nấu với loại than này phải có loại lò than đá thích hợp. Nghề này chưa bị mai một đến ngày nay.
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Hàn dép mủ: Dép làm bằng mủ cao su hay nhựa khi bị đứt thì bạn có thể thuê những người hành nghề “hàn dép” để “hàn” lại chỗ đứt. Dùng một thanh sắt như cái vít ốc nung nóng và các mẫu nhựa vụn đủ màu, họ có thể làm “lành” các vết đứt trên dép. Ai hành nghề khéo tay, bảo đảm không để “sẹo lồi”. Chỗ đứt được làm liền bằng phẳng. Giá bình dân, chờ 5 phút lấy liền.
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
Làm dép râu: Dép râu là một sản phẩm cho bộ đội hay cán bộ miền Bắc. Đế dép thường được làm bằng vỏ xe cũ, nhất là vỏ xe nhà binh. Quai dép làm bằng ruột xe. Vỏ xe và ruột xe được cắt nhỏ, gọt theo dạng bàn chân, xỏ lỗ để luồn quai bằng ruột xe. Dép râu khá chắc chắn, mang ít mòn, ít hư chỉ tội là hay bị đen chân do ruột cao su và kiểu dáng nặng nề, xấu xí nhưng có hề gì vào cái thời mà “ăn chắc, mặc bền” đứng ưu tiên xa hơn “ăn ngon, mặt đẹp”. Nghề này tồn tại khá dài lúc đó
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Lãnh quà biếu: Lãnh quà (đồ) cần phải hiểu như là một công việc nuôi sống của nhiều người có thân nhân vượt biên, định cư ở nước ngoài. Hàng tháng, họ chờ thư báo có hàng về là mừng rỡ chạy đến các kho lưu hàng ở phi trường hay bưu điện đề nhận quà của thân nhân gởi về, thường là quần áo, vải, thuốc tây, thực phẩm, radio cassette, vật dụng gia đình, … để xài một ít trong nhà, còn bao nhiêu đem bán ra chợ trời. Nghề này nuôi sống nhiều người, ngoài người nhận hàng, còn có những người thu mua hàng quanh nơi phát đồ, các bà ở chợ trời, nuôi sống các ông thuế vụ và cả cho người phát thư nữa. Thỉnh thoảng, chính quyền địa phương gởi thư xin các gia đình Việt kiều “yêu nước” ủng hộ tiền cho phường khóm mặc dầu nhiều lúc họ từng gây khó khăn những người trong gia đình này.
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Mò sông: trước kia và gần đây, đồ đạc bị rơi xuống sông coi như … cúng Hà Bá. Có trường hợp tàu chìm nhưng chi phí thuê trục vớt mắc quá nên khổ chủ bỏ luôn. Thời ấy, có người nảy ra ý lặn xuống đáy sông để mò hàng chìm dưới đáy, nếu sông cạn thì chỉ cần một sợi dây buộc bên mình rồi nín thở lặn, mò mẫm dưới đáy sông, nếu sông sâu thì phải có ống thở nối trên thuyền. Sau này, họ “phát minh” ra loại lưới cào đáy, cào hú họa sát đáy sông, vừa bắt cá vừa tìm phế liệu. Đôi khi, “trúng mánh” được nguyên cái máy tàu, nhưng có trường hợp mò được cả khẩu … súng đại liên đã rỉ sét.
 
Hạng C
15/9/13
819
1.264
93
SÌ GÒN
  • Móc bọc: Bọc ở đây là bọc nylon nhưng không chỉ đơn thuần là bọc bylon. Nghề này, đã có từ xưa nhưng thời bao cấp có “phát triển” hơn. Miền Bắc gọi là nghề “đồng nát”, miền Nam gọi là nghề “ve chai, lông vịt”. Ngày xưa, đồ nghề là đôi quang gánh, sau “tiến bộ” hơn thì có xe đẩy, lúc đó mua - đổi là chính. Thời bao cấp, dụng cụ hành nghề chỉ là một que sắt uốn thành một cái móc, một túi và một tinh thần “chịu khó, chịu dơ” là có thể lùng sục tất cả các bãi rác ở đầu đường xó chợ. "Tất tần tật" cả những thứ bán được ở các vựa thu mua phế phẩm đều được móc "tuốt tuồn tuột": đồ mủ, cao su, nhựa plastic, ve chai, lọ, sắt vụn, đồng nát, lông vịt, giấy báo cũ, đồ hư trong gia đình, … Nghề này có cái “tích cực” là giúp làm giảm ô nhiễm, rác được phân loại và tái chế. Rủi ro nghề nghiệp lớn nhất là bị nhiễm trùng do đạp phải đinh, gai mặt dầu đa số họ có khả năng “miễn nhiễm” cao. Từ “nghề móc bọc” để chỉ nghề “tận cùng” dưới đáy xã hội.