Re:Những hình ảnh thới bao cấp
(Típ theo)
Những mối quan hệ bị biến dạng
Đồng thời với việc tác động vào tâm tính con người, những ngày bao cấp cũng mang lại cho mối quan hệ giữa người với người những biến dạng.
Sự biến dạng này mỗi ngày một ít, đến mức người trong cuộc khó nhận ra, nhưng rồi cuối cùng vẫn hằn lên thành những quy tắc rõ ràng, dù là quy tắc không ghi thành văn bản.
Bảo rằng mục tiêu của cả một thế hệ Việt Nam trong đêm trước đổi mới là “ sống và sống đẹp “ như gần đây một vài tờ báo đã viết thì không ai cãi lại được.
Riêng những năm đầu chiến tranh thì quả là một thời kỳ Nghiêu Thuấn.
Ở Hà Nội, các nhà đi sơ tán chỉ khóa cửa bằng một cái khóa sơ sài.
Ra đường, cánh bộ đội chúng tôi vẫy xe dễ dàng.
Người nọ nghĩ về người kia với một niềm tin tự nhiên.
Đẹp là đẹp theo nghĩa ấy!
Song có một sự thực là đến đầu những năm bảy mươi, mọi chuyện đã khác và từ sau 1975 thì càng khác.
Dễ thấy nhất là chuyện những chiếc xe đạp; ngoài khóa chính lại còn phải khóa thêm cái yên.
Tô Hoài kể trong Cát bụi chân ai:
Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn.
Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ:
các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu.
Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp.
Chính sách em học đã thông --
Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều:
Quả thật, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt.
Ăn cắp bởi không có cách nào khác để sống.
Và bởi nhiều ăn cắp quá nên không bị coi là việc xấu nữa.
Tương tự như thế là sự dối trá.
Hồi ấy báo chí ít lắm, mà từng tờ cũng it trang ít chữ, vậy mà có lần trên báo Nhân dân (tôi nhớ đâu như 1974) có cuộc thảo luận về làm ăn thật thà, điều đó chứng tỏ là lúc đó sự dối trá trong làm ăn đã lan ra rất rộng. Không thật thà trong việc làm ra của cải. Nhất là không thật thà trong chuyện phân phối.
Nếu thời gian đầu, giữa người với người có sự chia ngọt sẻ bùi thì càng về sau (xin nhấn mạnh một lần nữa: đặc biệt nhất từ 1975 trở đi), một xu thế ngược lại ngày càng nổi lên và đóng vai trò chi phối:
trong cảnh nghèo rỗi rãi, người ta rất hay soi mói để ý đồng nghiệp và hàng xóm. Nghi ngờ xen lẫn ghen tị.
Nghi ngờ: “đói ăn vụng túng làm càn”, ai cũng một lần da đến ruột, ai cũng sẵn sàng làm bậy như mình thôi.
Và ghen tỵ, ghen tị một cách tự nhiên, thậm chí không biết rằng đang làm một hành động độc ác.
Cùng cảnh khổ với nhau, không lẽ gì có người hơn kẻ kém.
Vậy không ai được phép hơn mình.
Không cho ai ngóc đầu lên cả.
Cách gì cũng có thể làm, miễn là kéo được nhau xuống.
Trên nét lớn, nhiều người biện hộ: con người phải thay đổi như vậy để thích ứng với hoàn cảnh. Tôi thấy cũng có lý, chỉ nói thêm, quá trình thích ứng này không nên chỉ được xem như một cái gì đáng khen, đáng mừng mà thực ra là một quá trình kép, tích cực có mà tiêu cực cũng có, tiêu cực rất nhiều nữa.
Trong một tài liệu mang tên Xã hội học cá nhân, nhà tâm lý học người Nga I.X.Kon từng nêu mấy nhận xét có tính chất lý luận.
Kẻ lo thích nghi là kẻ trí tuệ kém phát triển hơn người độc lập.
Họ ít khả năng làm chủ bản thân trong những điều kiện căng thẳng.
Họ thường nghe ngóng dao động và rất dễ quay trở về với tình trạng vốn có, nói nôm na là họ rất bảo thủ.
Bởi họ không đủ lòng tự tin.
So với những nhân cách độc lập, và được phát triển trong điều kiện chính thường, thì quan niệm của họ về bản thân phiến diện hơn hời hợt hơn.
Đứng trước thực tế khách quan, năng lực phán đoán của họ rất thấp.
Với người chung quanh họ vừa thiếu tin tưởng vừa dễ bị lừa.
Nói chung là họ rất thụ động, hay đạo đức hóa các mối quan hệ và sợ xa rời tiêu chuẩn.
Không cần gò ép chút nào, cũng có thể thấy những đăc điểm đó của con người thích ứng cũng là đặc điểm của chính chúng ta thời bao cấp, với cách biểu hiện khi tinh tế hơn khi trắng trợn hơn, song loại nào cũng có.
(Còn 1 đoạn chót ! )
(Típ theo)
Những mối quan hệ bị biến dạng
Đồng thời với việc tác động vào tâm tính con người, những ngày bao cấp cũng mang lại cho mối quan hệ giữa người với người những biến dạng.
Sự biến dạng này mỗi ngày một ít, đến mức người trong cuộc khó nhận ra, nhưng rồi cuối cùng vẫn hằn lên thành những quy tắc rõ ràng, dù là quy tắc không ghi thành văn bản.
Bảo rằng mục tiêu của cả một thế hệ Việt Nam trong đêm trước đổi mới là “ sống và sống đẹp “ như gần đây một vài tờ báo đã viết thì không ai cãi lại được.
Riêng những năm đầu chiến tranh thì quả là một thời kỳ Nghiêu Thuấn.
Ở Hà Nội, các nhà đi sơ tán chỉ khóa cửa bằng một cái khóa sơ sài.
Ra đường, cánh bộ đội chúng tôi vẫy xe dễ dàng.
Người nọ nghĩ về người kia với một niềm tin tự nhiên.
Đẹp là đẹp theo nghĩa ấy!
Song có một sự thực là đến đầu những năm bảy mươi, mọi chuyện đã khác và từ sau 1975 thì càng khác.
Dễ thấy nhất là chuyện những chiếc xe đạp; ngoài khóa chính lại còn phải khóa thêm cái yên.
Tô Hoài kể trong Cát bụi chân ai:
Ở một cửa hàng ăn rất sang hồi ấy, những chiếc đĩa đựng bánh ngọt phải bắt vít xuống mặt bàn.
Một sự thực nhiều người tuổi tôi còn nhớ:
các quán mậu dịch giải khát (kể cả cà phê) loại tầm tầm cũng “thống nhất” đục một lỗ thủng các thìa nhôm để đánh dấu.
Vì sao ư, đơn giản lắm, vì sợ ăn cắp.
Chính sách em học đã thông --
Chỉ vì túng thiếu xin ông ít nhiều:
Quả thật, càng ngày nạn ăn cắp càng phổ biến, dù chỉ là ăn cắp vặt.
Ăn cắp bởi không có cách nào khác để sống.
Và bởi nhiều ăn cắp quá nên không bị coi là việc xấu nữa.
Tương tự như thế là sự dối trá.
Hồi ấy báo chí ít lắm, mà từng tờ cũng it trang ít chữ, vậy mà có lần trên báo Nhân dân (tôi nhớ đâu như 1974) có cuộc thảo luận về làm ăn thật thà, điều đó chứng tỏ là lúc đó sự dối trá trong làm ăn đã lan ra rất rộng. Không thật thà trong việc làm ra của cải. Nhất là không thật thà trong chuyện phân phối.
Nếu thời gian đầu, giữa người với người có sự chia ngọt sẻ bùi thì càng về sau (xin nhấn mạnh một lần nữa: đặc biệt nhất từ 1975 trở đi), một xu thế ngược lại ngày càng nổi lên và đóng vai trò chi phối:
trong cảnh nghèo rỗi rãi, người ta rất hay soi mói để ý đồng nghiệp và hàng xóm. Nghi ngờ xen lẫn ghen tị.
Nghi ngờ: “đói ăn vụng túng làm càn”, ai cũng một lần da đến ruột, ai cũng sẵn sàng làm bậy như mình thôi.
Và ghen tỵ, ghen tị một cách tự nhiên, thậm chí không biết rằng đang làm một hành động độc ác.
Cùng cảnh khổ với nhau, không lẽ gì có người hơn kẻ kém.
Vậy không ai được phép hơn mình.
Không cho ai ngóc đầu lên cả.
Cách gì cũng có thể làm, miễn là kéo được nhau xuống.
Trên nét lớn, nhiều người biện hộ: con người phải thay đổi như vậy để thích ứng với hoàn cảnh. Tôi thấy cũng có lý, chỉ nói thêm, quá trình thích ứng này không nên chỉ được xem như một cái gì đáng khen, đáng mừng mà thực ra là một quá trình kép, tích cực có mà tiêu cực cũng có, tiêu cực rất nhiều nữa.
Trong một tài liệu mang tên Xã hội học cá nhân, nhà tâm lý học người Nga I.X.Kon từng nêu mấy nhận xét có tính chất lý luận.
Kẻ lo thích nghi là kẻ trí tuệ kém phát triển hơn người độc lập.
Họ ít khả năng làm chủ bản thân trong những điều kiện căng thẳng.
Họ thường nghe ngóng dao động và rất dễ quay trở về với tình trạng vốn có, nói nôm na là họ rất bảo thủ.
Bởi họ không đủ lòng tự tin.
So với những nhân cách độc lập, và được phát triển trong điều kiện chính thường, thì quan niệm của họ về bản thân phiến diện hơn hời hợt hơn.
Đứng trước thực tế khách quan, năng lực phán đoán của họ rất thấp.
Với người chung quanh họ vừa thiếu tin tưởng vừa dễ bị lừa.
Nói chung là họ rất thụ động, hay đạo đức hóa các mối quan hệ và sợ xa rời tiêu chuẩn.
Không cần gò ép chút nào, cũng có thể thấy những đăc điểm đó của con người thích ứng cũng là đặc điểm của chính chúng ta thời bao cấp, với cách biểu hiện khi tinh tế hơn khi trắng trợn hơn, song loại nào cũng có.
(Còn 1 đoạn chót ! )