Nói về tàu ngầm thì dù Vn chưa có kinh nghiệm nhưng nó là cách cổ điển nhất để tiếp cận hạm đội tàu TQ. Tàu ngầm ngoài chuyện đánh đấm thật, thì nó còn nhằm mục tiêu răn đe. Bởi vì người ta không biết nó nằm ở đâu, cho nên họ e ngại.
Với quần đảo Trường Sa thì vai trò tàu ngầm rất lớn. Xung quanh quần đảo người ta thả nhiều mìn và ngư lôi kích hoạt bằng sóng hay từ trường. Khi đụng chuyện thì mở khóa thôi, cho nên phạm vi tiếp cận quần đảo sẽ hạn chế.
Các tàu ngầm ngày xưa thiết kế thân máy bắt vào khung tàu, dẫn tới sự rung lắc khi tàu di chuyển. Các tàu nguyên tử vẫn sài kiểu này vì bộ phận cơ khí chuyển động lớn, cho nên nó ồn hơn tàu diesel. Tàu diesel bây giờ dùng bộ phận đềm cách ly rung chuyển, nó chỉ còn ồn ở chân vịt. Khi Mỹ phát minh ra chân vịt 7 cánh, thì độ ổn giảm đáng kể, chân vịt này trở thành chuẩn chung cho tàu ngầm.
Ngày nay chân vịt tàu ngầm là bí mật, các tàu khi lên cảng sửa chữa là trùm kín hay gỡ chân vịt cho vào tủ. mỗi tàu có 1 đặc trưng riêng biệt, do cách thiết kế và các vạch khắc uốn lượn của chân vịt, giúp giảm tiếng ồn và làm cho nó hòa vào độ ồn chung của khu vực tàu hoạt động. Dưới biển cũng co nhiều loại địa hình, tiếng ồn trong các khu vực này khác nhau. Cho nên từng tàu hoạt động ở vùng nào thì cố gắng chế tạo để nó tạo ra âm thanh gần với nó. Có tàu hoạt động nông, sâu khác nhau...đều cần điều chỉnh hết.
Các sóng của cánh chân vịt.
Một điều chắc chắn là tàu Kilo Vn sẽ có chân vịt khác tàu TQ. Nó tạo độ ồn khác, đó là bí mật riêng. Do đó các tàu TQ cũng khó biết tàu VN và ngược lại
Mỹ, Nga ngày xưa khảo sát khu vực biển Đong để ghi lại địa hình đáy biển, sau đó phát sóng để thu lại âm thanh những khu vực quan trọng, họ dùng dữ liệu này để làm mẫu nhằm sau này so sánh mẫu chung và mẫu khác thường. cái này rất quan trọng vì tàu ngầm sống hay chết là do khâu này. Vn mua tàu của Nga có lẽ cũng vì ho dữ liệu này được chia sẽ. Tương tự Ấn mua Rafale vì Pháp chịu chia sẽ cho Ấn công nghệ.
Khả năng của người quan trắc cũng rất quan trọng, mọi quyết định đánh hay không là do người này.
Hiện nay các trực thăng chống ngầm chủ yếu sài 2 loại, 1 loại là thả phao phát sóng, 2 là dò từ trường trong biển. các tàu ngày nay thiết kế hợp kim giảm từ trường, loại tàu lớn thì có hệ thống khử từ khi xuất nhập cảng.
Các phao này có độ sâu giới hạn, cho nên nếu hên lúc tàu ngầm di chuyển thì may ra phát hiện, còn không thì cũng chịu. Ở trạng thái im lặng thì rất khó phát hiện .
Điển hình là 2 tàu ngầm nguyên tử Anh, pháp va chạm nhau. Nguyên nhân có thể lý giải: thứ nhất là tàu ngầm cũng như máy bay, dù mặt biển bao la nhưng nó có hướng đi riêng, có khu vực di chuyển nhiều. Chứ đi lung tung thì cũng lạc, va chạm tùm lum. Cho nên tuyến đường 2 tàu Anh, Pháp có thể đang sài chung khi tuần tra. Thứ 2 là cả 2 đều không kích hoạt hệ thống phát sóng chủ động, nên khi cả 2 im lặng quá, vô tình va nhau.
http://baodatviet.vn/Home/thegioi/bonphuong24h/Tau-ngam-Phap--Anh-va-cham/20092/30581.datviet
Vì vậy dù TQ có kinh nghiệm, có trang bị tốt thì việc định vị tàu ngầm vẫn là thách thức. Mang tính may rủi cao, có nghĩa là họ có thể thành công, mà cũng có thể bị bắn hạ. Trong khi định vị bầu trời, mặt biển thì họ chủ động hoàn toàn. VN không thể nào thoát khỏi những máy bay cảnh báo xa của TQ.
Dùng tàu ngầm để bắn chìm tàu sân bay thì cũng quá sức, tuy nhiên góp phần hạn chế tầm hoạt động của hạm đội TQ, tăng rủi ro cho địch để răn đe thì tàu ngầm phát huy đủ vai trò của nó. Vì vậy mà Vn cắn răng mua cho đủ 6 chiếc, tăng khả năng răn đe. Bình thường thì cao lắm là 4 tàu sẽ hoạt động, nhưng trong chiến tranh, huy động 6 tàu trong tg ngắn là đủ sức làm.
Tàu ngầm phục kích trên các tuyến di chuyển của TQ, sử dụng các phao cố định trong đường di thì tàu ngầm có thể nắm bắt chủ động khi nào cần tiêu diệt mục tiêu, các vị trí nào cần phục kích...Khâu liên lạc này Mỹ rất mạnh, cho nên nếu Mỹ-TQ không đạt thõa thuận chung, và Vn có thể hợp tác với Mỹ ở mức độ nào đó thì khả năng kiềm chế TQ khả quan.
Còn Mỹ-TQ mà chơi đánh bóng bàn như năm 72 thì chơi kiểu gì VN cũng thua. TQ không ngại tấn công vào bờ biển VN để dẹp tan mấy dàn tên lửa nội địa. Lúc đó nó chả ngại ai hết.