Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Thông tin thêm cho các bác "bớt lo", Việt Nam bản chất ko cần mua các máy bay cảnh báo sớm loại siêu hiện đại (quá đắt) vì đã có phương án hiệu quả hơn nhiều, đó là dàn radar thụ động VERA của Tiệp Khắc, trước đây VN dự tính mua hệ thống radar Kolchuga của Ukraina nhưng nghe bẩu thương vụ này bị hủy rồi, vì tính năng của radar này quá kém, sau đó Vn chuyển hướng qua VERA, đã giao hàng xong.

Bản chất của radar VERA (Kolchuga cũng cùng nguyên lý) là gì? Khác với radar chủ động là loại radar phát ra tín hiệu radio, tín hiệu này gặp mục tiêu và phản xạ ngược trở lại, radar bắt tín hiệu phản xạ và tính toán được vị trí của mục tiêu. Như bác SVG đã nói, tín hiệu radar truyền theo đường thẳng, do vậy bị giới hạn bới đường chân trời, nếu radar ko "nhìn" thấy mục tiêu thì nó chịu chết (đó là tại sao các máy bay muốn tránh radar thì phải bay thật thấp, để dùng đường chân trời che khuất tầm nhìn của radar).

VERA làm việc theo nguyên tắc khác, nó ko phát ra tín hiệu radio mà nó thu sóng radio phát ra từ mục tiêu (máy bay, tàu chiến... loại nào cũng cần liên lạc với chỉ huy... bật kênh liên lạc lên là tự nó phát ra tín hiệu radio), VERA được bố trí gồm 3 ăng ten thu tín hiệu như vậy rồi truyền về đài xử lý trung tâm, tín hiệu radio thu được từ 3 điểm được bố trí cách nhau khoảng 20-50km, đài trung tâm sẽ tính toán ra được tọa độ và độ cao của mục tiêu, phương pháp này hoàn toàn ko bị giới hạn bởi đường chân trời, ko một mục tiêu nào thoát khỏi "mắt" của dàn radar này, kể cả F22, nó ko chỉ dùng để theo dõi mục tiêu trên không, trên biển, mà cả trên đất liền, xe tăng, bọc thép... đều lọt vô hết (miễn là cái gì có phát ra tín hiệu radio).

Tầm hoạt động hiệu quả của nó trong khoảng 450km, về lý thuyết thì có thể xa hơn, miễn là còn bắt được tín hiệu radio của mục tiêu.

VERA-E_qp_thai_1.jpg


Trận địa radar do đặt trên xe tải, nên hoàn toàn có thể di chuyển đến vị trí phù hợp

Giá thành: 50 trẹo ông tơn, đã giao hàng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
12/9/10
6.651
44.910
113
48
Bà Tó
Bác Rottie : là 1 dạng đài thu phát trung gian mà em có hỏi đó .
Thực tế đã có hệ thống cũ đang hoạt động , trước đây chắc là hàng cũ của LX .

Nhược điểm của xe ra-da là ảnh hưởng ghê gớm đến sức khỏe con người do hệt thống phát sóng siêu cao tần .
Vì thế các trắc thủ ra-da phải thay đổi vị trí làm việc sau 1 thời gian nhất định .
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Kolchuga hay VERA đều không phải là ra-đa mà chính xác hơn là hệ thống trinh sát điện tử. Cả hai đều làm việc theo dạng thụ động, tức nằm đó chờ nhận sóng radio và điện từ phát ra từ các máy bay, vật thể bay. Tuy nhiên, dù có tầm hoạt động mạnh, chúng vẫn bị giới hạn bởi đường chân trời. Bởi vì, nếu sóng ra-đa phát đi không thể nhận ra máy bay tầm thấp ngoài chân trời thì sóng từ máy bay ngoài đường chân trời cũng không đến được ăng-ten của Kolchuga/VERA. Do đó, chúng chỉ có thể "phát hiện" khi máy bay bay cao hoặc hệ thống cảm biến được đặt trên độ cao, ít nhất 100 m (để phát hiện máy bay ở độ cao 10 km, xa tới 450 km).

Hơn nữa, vì chỉ là hệ thống trinh sát thì cả hai Kochulga/VERA không thể nào bám theo mục tiêu như ra-đa để phóng tên lửa.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
rottie nói:
Thông tin thêm cho các bác "bớt lo", Việt Nam bản chất ko cần mua các máy bay cảnh báo sớm loại siêu hiện đại (quá đắt) vì đã có phương án hiệu quả hơn nhiều, đó là dàn radar thụ động VERA của Tiệp Khắc, trước đây VN dự tính mua hệ thống radar Kolchuga của Ukraina nhưng nghe bẩu thương vụ này bị hủy rồi, vì tính năng của radar này quá kém, sau đó Vn chuyển hướng qua VERA, đã giao hàng xong.
Hehe, lộn rồi bác. Vịt hiện có 4 giàn Kolchuga :D

4906301663_afbf4da956_b.jpg
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Kolchuga trên trang thông tin mở Wiki - Tiếng Việt:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kolchuga

Nếu đọc được tiếng Anh thì tốt hơn:
http://en.wikipedia.org/wiki/Kolchuga_passive_sensor

Mấy bác fan vũ khí Nga khoái thêm nên câu tiếng Anh như vầy (chữ đậm, nghiêng):

"The Kolchuga (Кольчуга chain mail shirt) passive sensor is an ESM system developed in Ukraine. Its detection range is limited by line-of-sight but may be up to 800 km (500 mi) for very high altitude, very powerful emitters."

Mà dịch là:

"Kolchuga là hệ thống trinh sát điện tử thụ động được phát triển bởi Ukraine, nó có thể phát hiện các mục tiêu bay từ khoảng cách 800km (500 dặm) ở mọi độ cao."

-- Ở "mọi độ cao" làm sao được???
24.gif
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
VERA là hệ thống trinh sát điện tử thì đúng nhưng bị giới hạn bởi đường chân trời thì có lẽ là sai. Bản chất sóng radio là lan truyền trên mặt đất, mặt đất cong thì sóng sẽ lan truyền theo mặt cong, giới hạn của radar ko phải do sóng ko truyền được mà là do khi gặp mục tiêu, góc va chạm giữa sóng và mục tiêu ko phải là góc phát nguyên thủy từ radar nữa, tín hiệu phản xạ lại càng lệch, những tín hiệu radar có thể nhận về bây giờ ko thể sử dụng để tính toán tọa độ nữa.

Do VERA ko phát ra cái gì, nó chỉ nhận sóng từ mục tiêu thôi, nên về lý thuyết thì miễn là sóng đủ mạnh, truyền được tới radar là ok.

Bằng chứng cho sự lan truyền sóng theo mặt cong trái đất là các đài phát thanh đó, radio đâu cần "nhìn" thấy nhà đài đâu, mà vẫn bắt tốt. Liên lạc từ các tàu biển với nhau, với trung tâm chỉ huy xa hàng trăm km là chuyện rất bình thường.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Đọc trên wiki thì đúng là nói bị giới hạn bởi line-of-sight, nhưng em đọc ở đây thì thấy có vẻ ko bị giới hạn, nên ko dám chắc thế nào là đúng, nhưng sóng radio truyền theo bề mặt trái đất thì chắc là ko sai.

www.datviet.com/baodatviet/trang-tin-tuc/tin-the-gioi/50305-VERA-E,-%26%23039%3Bsiêu-radar%26%23039%3B-mà-Vi%3Ft-Nam-có-th%3F-mua.html
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
rottie nói:
VERA là hệ thống trinh sát điện tử thì đúng nhưng bị giới hạn bởi đường chân trời thì có lẽ là sai. Bản chất sóng radio là lan truyền trên mặt đất, mặt đất cong thì sóng sẽ lan truyền theo mặt cong, giới hạn của radar ko phải do sóng ko truyền được mà là do khi gặp mục tiêu, góc va chạm giữa sóng và mục tiêu ko phải là góc phát nguyên thủy từ radar nữa, tín hiệu phản xạ lại càng lệch, những tín hiệu radar có thể nhận về bây giờ ko thể sử dụng để tính toán tọa độ nữa.
Do VERA ko phát ra cái gì, nó chỉ nhận sóng từ mục tiêu thôi, nên về lý thuyết thì miễn là sóng đủ mạnh, truyền được tới radar là ok.

Bằng chứng cho sự lan truyền sóng theo mặt cong trái đất là các đài phát thanh đó, radio đâu cần "nhìn" thấy nhà đài đâu, mà vẫn bắt tốt. Liên lạc từ các tàu biển với nhau, với trung tâm chỉ huy xa hàng trăm km là chuyện rất bình thường.
Tại sao lúc đầu nói là nó không phát ra cái gì, rồi sau đó lại bảo là nó "truyền được"?

Cách hoạt động của ra-đa là phát ra sóng tín hiệu bằng đường thẳng, sóng lan tỏa ra tới tầm nào đó thì đụng vào vật thể bay dội ngược lại, thiết bị xử lý của hệ thống ra-đa sẽ nhận và giải tín hiệu để biết vật thể đó bao lớn, đang ở đâu, v.v.. Vì là sóng phát đi bằng đường thẳng, máy bay bay thấp ở ngoài đường chân trời sẽ không bị chạm sóng, chứ không chỉ là sóng bị lệch. Sóng bị lệch là khái niệm tán xạ của máy bay/tàu chiến tàng hình... mà trong kỹ thuật này thì sóng ra-đa bị lớp sơn RAM hấp thụ luôn.

Sóng radio phát ra từ máy bay là chỉ khi nào phi công mở đài liên lạc với máy bay khác hoặc tổng đài. Không có liên lạc thì làm sao có sóng mà bắt?

Sóng từ trường phát ra từ động cơ máy bay, về nguyên lý thì cũng như sóng ra-đa, nếu không có đường cong của trái đất thì cũng không thể nào phát hiện. Nhất là đối với máy bay thế hệ 5 như B-2 và F-22 khi mà ống xả có hệ thống giảm xạ/từ trường.

Nhắc lại lần nữa là nếu không có ra-đa bám mục tiêu thì không thể phóng tên lửa tiêu diệt máy bay. Mà thời nay thì khi quánh nhau người ta sẽ tìm ra-đa mà nện trước. Không biết Trung Quốc có chưa, nhưng Mỹ đã có loại tên lửa hành trình như Tomahawk có thể tiêu diệt các hệ thống cảm biến trong vùng rộng lớn mà không cần đánh trúng đích.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
@Rồng bay: chữ đậm bác bắt bẻ là nói sóng truyền tới từ target, do target tự nó phát ra chứ ko phải sóng phản xạ, VERA ko phát ra cái gì để đợi phản xạ cả, giải thích vậy chắc bác hiểu!

Nếu target ko liên lạc với trung tâm điều khiển thì làm sao nhận lệnh, bay mù à, lập trình sẵn công việc trước khi bay rồi cứ thế mà chơi à? Máy bay, tàu chiến nào chả có radar dò tìm mục tiêu, radar của chính nó ko biết phát radio à, bắn nhau bằng mắt thường à?

Tạm thời gác line-of-sight qua một bên, vì việc này em cũng chưa chắc lắm, nhưng bác chứng minh giúp em sóng radio "chỉ có thể truyền theo đường thẳng" đi đã.
 
Hạng D
26/7/08
1.924
62.234
113
Ngay cả máy bay hay tàu chiến, có phải lúc nào nó cũng "nhìn" thấy trạm chỉ huy đâu, nó liên lạc với trạm bằng gì? "Bắn" tín hiệu lên vệ tinh rồi truyền ngược về để có line-of-sight à?

Đài phát thanh ăng ten cao nhất cũng tầm 100m, khoảng cách cỡ 50km là hết "nhìn" nổi rồi, vậy mà tín hiệu vẫn bắt được từ xa hàng trăm km, how they do that?

Vấn đề của radar ko phải sóng phát đi ko tới được mục tiêu, mà là sóng phản xạ ko chính xác, có khi sóng đã bị bắn lên tận tầng bình lưu rồi dội xuống, khi đó việc xử lý tín hiệu ko cho kết quả hữu dụng (đây là em suy luận, chứ em cũng chả biết đâu). Còn VEra chỉ nhận tín hiệu, về lý thuyết là ko cần "nhìn" thấy mục tiêu vẫn nhận được, còn tại sao phải line-of-sight như bản wiki tiếng Anh thì em chưa rõ, ai bờ rồ giải thích giùm ạ.
 
Last edited by a moderator: