RE: Những vụn vặt lượm lặt từ ... ký ức
Sẽ rất phiến diện khi ta xem xét mối quan hệ Việt - Trung một cách riêng lẻ. Cuộc chiến biên giới năm 1979 là hệ quả của mối quan hệ tay ba Trung Quốc - Việt Nam - Liên Xô.
* Trung Quốc:
Với ưu thế đất rộng, người đông, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng CHND Trung Hoa luôn có tham vọng muốn cùng Liên Xô lãnh đạo các nước XHCN, đặc biệt mở rộng tầm ảnh hưởng đối với các nước châu Á.
Trong thập niên 50, với sự hỗ trợ của LX, TQ đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. Dù vậy, vấn đề Đài Loan luôn là cái gai trước mắt mà TQ không nhổ được vì sự bảo trợ của Mỹ, nhất là ĐL lại thay mặt 800 triệu dân Trung Hoa giữ của ghế tại LHQ, lại là thành viên thường trực của HĐ Bảo An.
Cuối những năm 50 và thập niên 60, tư tưởng nước lớn của TQ ngày càng lộ rõ qua chiến dịch quân sự chiếm Tây Tạng, xung đột biên giới với Ấn Độ và đỉnh điểm là xung đột biên giới Xô-Trung 1966. Uy tín của TQ đối với các nước XHCN ngày một giảm, về đối nội thì lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng với những thất bại của "cách mạng văn hóa". Vì vậy từ cuối thập niên 60, Trung Quốc dần dần ngả sang hướng lấy quan hệ với Mỹ làm đối trọng với Liên Xô. Trong cuộc mặc cả với Hoa Kỳ, vấn đề Việt Nam luôn là con bài tẩy của TQ.
Năm 1971, TQ giành được ghế của Đài Loan tại LHQ, quan hệ Trung-Mỹ càng thêm chặt chẽ sau Tuyên bố chung Thượng hải 1972 giữa Nixon và Mao xác lập liên minh chiến lược chống Liên Xô. Cuối năm 1972, TQ phản ứng yếu ớt khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại tại Miền Bắc, dùng B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Sau 1972, nguồn viện trợ của TQ đối với VN giảm mạnh. Sang 1974, Mỹ không có phản ứng gì để Trung Quốc chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa do VNCH kiểm soát. Tham vọng mở rộng tầm kiểm soát của Trung Quốc ngày càng mạnh với các yêu sách về chủ quyền, đặc biệt là với khu vực biển và đảo phía Nam đang do VN, Philippin và Indonesia kiểm soát được cho là có rất nhiều tiềm năng về dầu mỏ. Khu vực này càng trở nên quan trọng hơn sau năm 1976, sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên thay năm 1978 với đường lối phát triển thực dụng, tranh thủ mọi nguồn lực bất kể "mèo đen, mèo trắng".
* Việt Nam (ở đây là VNDCCH và CHXHCNVN nhé các bác):
Thật ra đường lối ngoại giao của Việt Nam rất uyển chuyển, luôn tận dụng khéo léo các quan hệ quốc tế để phục vụ mục tiêu riêng.
Cho đến 1964, quan hệ VN-TQ khăn khít hơn quan hệ với LX, nhất là khi Khrusov chủ trương "xét lại Lenin và Stalin", "chung sống hoà bình" giữa CNXH và CNTB, trái với đường lối đấu tranh vũ trang thống nhất đất nước của VN. Sau 1964, Khrusov bị lật đổ, chính quyền Breznev có quan điểm cứng rắn với cả Mỹ lẫn TQ. Việt Nam xích lại gần LX hơn, đồng thời vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc với các viện trợ lương thực, nhu yếu phẩm, vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng loại nhẹ. Liên Xô cung cấp các vũ khí nặng bằng đường biển, và đặc biệt bằng đường sắt liên vận qua Trung Quốc (tuyến này vẫn được duy trì trong cả thời kỳ xung đột Xô-Trung). Một số sư đoàn bộ binh, phòng không và công binh Trung Cộng thậm chí được vượt biên giới sang hỗ trợ VN. Sau năm 1975, với tên nước CHXHCN Việt Nam, nước ta chính thức xác định đường lối phát triển sau chiến tranh. Với nguồn viện trợ thời chiến bị cắt giảm rất nhiều (kể cả từ LX), kinh tế VN thật sự khó khăn. TQ ngày càng bộc lộ tham vọng qua các yêu sách về biên giới, lãnh hải. Kinh tế TQ suy kiệt sau nhiều năm CMVH thật sự không phải là chỗ dựa tin cậy cho VN, nhất là khi VN cần một mô hình định hướng. Sau một số cố gắng thất bại trong việc tìm cách mở rộng quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước phương Tây và cả Mỹ, năm 1978 VN chính thức gia nhập Cộng đồng tương trợ kinh tế SEV do LX đứng đầu và đặc biệt ký Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị trong 25 năm với LXô, trong đó có 1 điều khoản về quân sự.
* Liên Xô:
Với nguyên lý ba dòng thác cách mạng thế giới, đối với Liên Xô, VN có vai trò quan trọng vì đứng đầu dòng thác thứ 3, dòng thác CM của phong trào giải phóng dân tộc. Trong khi đó vai trò của Trung Quốc lại xếp ở chiếu dưới trong dòng thác thứ nhất, dòng thác CM của các nước XHCN và dần dần về sau lại trở thành "kẻ phá bĩnh" trong hàng ngũ.
Nếu quan hệ Việt - Xô khá lạnh nhạt dưới thời Khrusov thì lại rất ấm áp dưới thời Breznev. Trong giai đoạn này, bên cạnh các khí tài quân sự, một số lượng lớn chuyên gia quân sự LX được cử sang VN tham gia huấn luyện cho quân đội VN đánh Mỹ, nhất là chuyển giao công nghệ sử dụng khí tài trong lực lượng phòng không, không quân. Thực chất LX muốn dùng VN để làm Mỹ sa lầy và suy yếu trong chiến tranh VN. Sau khi thống nhất, VN trở thành thành viên suy dinh dưỡng nhất của khối SEV nhưng vẫn đóng vai trò khá quan trọng vì có tầm ảnh hưởng đối với khu vực Đông Dương và đặc biệt làm giảm bớt ảnh hưởng của TQ tại khu vực này. Việc ký hiệp ước về quân sự với VN còn là tiền đề để đạt thoả thuận để hải quân Liên Xô được thuê căn cứ quân sự Cam Ranh, tạo hải lộ chiến lược nối Vladivoxtoc với khu vực Đông Nam Á.
Như vậy ta có thể thấy mức độ quan hệ giữa 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô nóng, ấm hay lạnh tuỳ thuộc vào quyền lợi cụ thể của mỗi nước trong từng giai đoạn cụ thể. Các nước lớn đều muổn sử dụng VN như một công cụ phục vụ quyền lợi của họ. Ở vị thế nước nhỏ hơn, Việt Nam phải thật sự rất khéo léo để tận dụng quan hệ với các nước lớn, đồng thời vẫn không bị các nước trên chi phối quá sâu.
Trong tác phẩm Red Brotherhood at war, tác giả Grant Evans và Kelvin Rowley gọi quan hệ ngoại giao của Việt Nam với TQ và LX là nền ngoại giao đi thăng bằng trên dây thép. Với hai bên đối trọng TQ, LX, Việt Nam rất khó khăn để giữ được thăng bằng trong nhiều năm. Liên Xô rất mạnh nhưng ở xa, Trung Quốc yếu hơn nhưng ở sát bên và có nhiều tham vọng. Từ sau 1975, do nhất trí với mô hình định hướng phát triển của LX nên quan hệ Việt-Xô càng khăn khít bao nhiêu thì mâu thuẫn VN-TQ càng lớn bấy nhiêu. Đặc biệt việc Việt Nam gia nhập khối SEV và thỏa thuận hợp tác về quân sự với LX thật sự làm Trung Quốc rơi vào thế "lưỡng đầu thọ địch", bít mất đường xuống phía Nam của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa TQ với LX và VN ngày một cao thì con bài Campuchia bỗng trở nên có giá trị đối với TQ. Việc phe Polpot hầu như không có ảnh hưởng đáng kể trước năm 1970 (thời Shihanuc) bỗng trở nên sáng giá và dành được chính quyền năm 1975 là nhờ tài phù phép của TQ và cả một phần hỗ trợ của VN. Ý định của TQ tiếp sức cho Campuchia nhằm làm giảm ảnh hưởng của VN trong khu vực và qua đó hạn chế bớt tác động của LX. Với phản ứng của VN ký hiệp ước với LX, tấn công lật đổ chính quyền Polpot tại Campuchia, quan hệ VN-TQ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết và chính là giọt nước tràn ly để Trung Quốc tấn công Việt Nam.
Trích đoạn: Kamelot
Quan hệ Việt - Trung bắt đầu căng thẳng vào năm 1972,khi TQ tuy vẫn gọi Mỹ là "con hổ giấy" nhưng bắt đầu có dấu hiệu xích lại, đỉnh điểm là việc Tổng thống Mỹ Nixon thăm TQ. Việc này đã bị LX phản ứng dữ dội và VN cũng dần dần ngả về LX hơn sau sự kiện này ( vì Mỹ là kẻ thù của VN mờ).
Sự kiện ĐiệnBiên phủ trên không cuối năm 1972 khi Mỹ cho máy bay B.52 rải thảm đánh trực tiếp vào Hà Nội được cho là có sự lờ đi của TQ khi phản ứng chiếu lệ, trong khi VN đánh trả và bắn rơi B.52 cùng nhiều máy bay khác bằng tên lửa SAM-2 do LX cung cấp. Khi B.52 tiến đánh Hà Nội, LX lập tức viện trợ tên lửa hịên đại SAM -3 mạnh hơn cho VN, nhưng hàng chất lên tàu chưa rời LX thì Mỹ đã xuống thang,ngưng đánh bom HN để mở đường cho hiệp định Paris.
Từ đó quan hệ Việt - Trung nhạt dần, cho đến Đại Hội Đảng VN năm 1976 saukhi thống nhất đất nước, ĐH có sự tham gia của một chuyên gia lý luận LX xem như đã chính thức khẳng định VN hoàn toàn ngả sang với LX và đến năm 1977 Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình chính thức tuyên bố TQ trứoc nay đã viện trợ cho VN 20 tỷ USD ( giá trịlúc đó cao hơn 20 tỷ bây giờ nhiều) và không viện trợ cho VN nữa.
Sự kiện Hoa kiều dĩ nhiên diễn ra trứoc khi chiến tranh biên giới. quan hệhai bên đã lạnh nhạt và sự việc Hoa kiều chỉ là giọt nươc cuối cùng làm tràn ly cùng với việc VN đưa quân tiếnvào CPC đánh Khmer Đỏ vốn là đệ tử ruột của TQ...
Sẽ rất phiến diện khi ta xem xét mối quan hệ Việt - Trung một cách riêng lẻ. Cuộc chiến biên giới năm 1979 là hệ quả của mối quan hệ tay ba Trung Quốc - Việt Nam - Liên Xô.
* Trung Quốc:
Với ưu thế đất rộng, người đông, mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng CHND Trung Hoa luôn có tham vọng muốn cùng Liên Xô lãnh đạo các nước XHCN, đặc biệt mở rộng tầm ảnh hưởng đối với các nước châu Á.
Trong thập niên 50, với sự hỗ trợ của LX, TQ đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội. Dù vậy, vấn đề Đài Loan luôn là cái gai trước mắt mà TQ không nhổ được vì sự bảo trợ của Mỹ, nhất là ĐL lại thay mặt 800 triệu dân Trung Hoa giữ của ghế tại LHQ, lại là thành viên thường trực của HĐ Bảo An.
Cuối những năm 50 và thập niên 60, tư tưởng nước lớn của TQ ngày càng lộ rõ qua chiến dịch quân sự chiếm Tây Tạng, xung đột biên giới với Ấn Độ và đỉnh điểm là xung đột biên giới Xô-Trung 1966. Uy tín của TQ đối với các nước XHCN ngày một giảm, về đối nội thì lại rơi vào khủng hoảng trầm trọng với những thất bại của "cách mạng văn hóa". Vì vậy từ cuối thập niên 60, Trung Quốc dần dần ngả sang hướng lấy quan hệ với Mỹ làm đối trọng với Liên Xô. Trong cuộc mặc cả với Hoa Kỳ, vấn đề Việt Nam luôn là con bài tẩy của TQ.
Năm 1971, TQ giành được ghế của Đài Loan tại LHQ, quan hệ Trung-Mỹ càng thêm chặt chẽ sau Tuyên bố chung Thượng hải 1972 giữa Nixon và Mao xác lập liên minh chiến lược chống Liên Xô. Cuối năm 1972, TQ phản ứng yếu ớt khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại tại Miền Bắc, dùng B52 ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Sau 1972, nguồn viện trợ của TQ đối với VN giảm mạnh. Sang 1974, Mỹ không có phản ứng gì để Trung Quốc chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa do VNCH kiểm soát. Tham vọng mở rộng tầm kiểm soát của Trung Quốc ngày càng mạnh với các yêu sách về chủ quyền, đặc biệt là với khu vực biển và đảo phía Nam đang do VN, Philippin và Indonesia kiểm soát được cho là có rất nhiều tiềm năng về dầu mỏ. Khu vực này càng trở nên quan trọng hơn sau năm 1976, sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên thay năm 1978 với đường lối phát triển thực dụng, tranh thủ mọi nguồn lực bất kể "mèo đen, mèo trắng".
* Việt Nam (ở đây là VNDCCH và CHXHCNVN nhé các bác):
Thật ra đường lối ngoại giao của Việt Nam rất uyển chuyển, luôn tận dụng khéo léo các quan hệ quốc tế để phục vụ mục tiêu riêng.
Cho đến 1964, quan hệ VN-TQ khăn khít hơn quan hệ với LX, nhất là khi Khrusov chủ trương "xét lại Lenin và Stalin", "chung sống hoà bình" giữa CNXH và CNTB, trái với đường lối đấu tranh vũ trang thống nhất đất nước của VN. Sau 1964, Khrusov bị lật đổ, chính quyền Breznev có quan điểm cứng rắn với cả Mỹ lẫn TQ. Việt Nam xích lại gần LX hơn, đồng thời vẫn tranh thủ được sự ủng hộ của Trung Quốc với các viện trợ lương thực, nhu yếu phẩm, vũ khí cá nhân, vũ khí cộng đồng loại nhẹ. Liên Xô cung cấp các vũ khí nặng bằng đường biển, và đặc biệt bằng đường sắt liên vận qua Trung Quốc (tuyến này vẫn được duy trì trong cả thời kỳ xung đột Xô-Trung). Một số sư đoàn bộ binh, phòng không và công binh Trung Cộng thậm chí được vượt biên giới sang hỗ trợ VN. Sau năm 1975, với tên nước CHXHCN Việt Nam, nước ta chính thức xác định đường lối phát triển sau chiến tranh. Với nguồn viện trợ thời chiến bị cắt giảm rất nhiều (kể cả từ LX), kinh tế VN thật sự khó khăn. TQ ngày càng bộc lộ tham vọng qua các yêu sách về biên giới, lãnh hải. Kinh tế TQ suy kiệt sau nhiều năm CMVH thật sự không phải là chỗ dựa tin cậy cho VN, nhất là khi VN cần một mô hình định hướng. Sau một số cố gắng thất bại trong việc tìm cách mở rộng quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước phương Tây và cả Mỹ, năm 1978 VN chính thức gia nhập Cộng đồng tương trợ kinh tế SEV do LX đứng đầu và đặc biệt ký Hiệp ước Hợp tác Hữu nghị trong 25 năm với LXô, trong đó có 1 điều khoản về quân sự.
* Liên Xô:
Với nguyên lý ba dòng thác cách mạng thế giới, đối với Liên Xô, VN có vai trò quan trọng vì đứng đầu dòng thác thứ 3, dòng thác CM của phong trào giải phóng dân tộc. Trong khi đó vai trò của Trung Quốc lại xếp ở chiếu dưới trong dòng thác thứ nhất, dòng thác CM của các nước XHCN và dần dần về sau lại trở thành "kẻ phá bĩnh" trong hàng ngũ.
Nếu quan hệ Việt - Xô khá lạnh nhạt dưới thời Khrusov thì lại rất ấm áp dưới thời Breznev. Trong giai đoạn này, bên cạnh các khí tài quân sự, một số lượng lớn chuyên gia quân sự LX được cử sang VN tham gia huấn luyện cho quân đội VN đánh Mỹ, nhất là chuyển giao công nghệ sử dụng khí tài trong lực lượng phòng không, không quân. Thực chất LX muốn dùng VN để làm Mỹ sa lầy và suy yếu trong chiến tranh VN. Sau khi thống nhất, VN trở thành thành viên suy dinh dưỡng nhất của khối SEV nhưng vẫn đóng vai trò khá quan trọng vì có tầm ảnh hưởng đối với khu vực Đông Dương và đặc biệt làm giảm bớt ảnh hưởng của TQ tại khu vực này. Việc ký hiệp ước về quân sự với VN còn là tiền đề để đạt thoả thuận để hải quân Liên Xô được thuê căn cứ quân sự Cam Ranh, tạo hải lộ chiến lược nối Vladivoxtoc với khu vực Đông Nam Á.
Như vậy ta có thể thấy mức độ quan hệ giữa 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô nóng, ấm hay lạnh tuỳ thuộc vào quyền lợi cụ thể của mỗi nước trong từng giai đoạn cụ thể. Các nước lớn đều muổn sử dụng VN như một công cụ phục vụ quyền lợi của họ. Ở vị thế nước nhỏ hơn, Việt Nam phải thật sự rất khéo léo để tận dụng quan hệ với các nước lớn, đồng thời vẫn không bị các nước trên chi phối quá sâu.
Trong tác phẩm Red Brotherhood at war, tác giả Grant Evans và Kelvin Rowley gọi quan hệ ngoại giao của Việt Nam với TQ và LX là nền ngoại giao đi thăng bằng trên dây thép. Với hai bên đối trọng TQ, LX, Việt Nam rất khó khăn để giữ được thăng bằng trong nhiều năm. Liên Xô rất mạnh nhưng ở xa, Trung Quốc yếu hơn nhưng ở sát bên và có nhiều tham vọng. Từ sau 1975, do nhất trí với mô hình định hướng phát triển của LX nên quan hệ Việt-Xô càng khăn khít bao nhiêu thì mâu thuẫn VN-TQ càng lớn bấy nhiêu. Đặc biệt việc Việt Nam gia nhập khối SEV và thỏa thuận hợp tác về quân sự với LX thật sự làm Trung Quốc rơi vào thế "lưỡng đầu thọ địch", bít mất đường xuống phía Nam của Bắc Kinh.
Trong bối cảnh mâu thuẫn giữa TQ với LX và VN ngày một cao thì con bài Campuchia bỗng trở nên có giá trị đối với TQ. Việc phe Polpot hầu như không có ảnh hưởng đáng kể trước năm 1970 (thời Shihanuc) bỗng trở nên sáng giá và dành được chính quyền năm 1975 là nhờ tài phù phép của TQ và cả một phần hỗ trợ của VN. Ý định của TQ tiếp sức cho Campuchia nhằm làm giảm ảnh hưởng của VN trong khu vực và qua đó hạn chế bớt tác động của LX. Với phản ứng của VN ký hiệp ước với LX, tấn công lật đổ chính quyền Polpot tại Campuchia, quan hệ VN-TQ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết và chính là giọt nước tràn ly để Trung Quốc tấn công Việt Nam.
Last edited by a moderator: