Bác nói hơi lan man nhưng ít ra cũng bắt đầu đi vào từng vấn đề.Em là cái thằng bỏ mẹ ấy đây bác ơi.
Bác luôn đánh tráo đối tượng.
Em chỉ nói về cái E-P là kiểu động lực đó dành cho đô thị để vớt cái hao phí kiểu thuần xăng luôn luôn bị mất không. Em không nói về xe thuần xăng nha. Vậy nên ngoài đô thị mà tốc độ cao (90÷120kmh) thì kiểu E-P không vợt được chút nào mà đc xăng phải liên tục nuôi quá sức, lại mất thêm do truyền động gián tiếp theo đúng kiến thức 1+1=2 của bác nên đương nhiên sẽ tốn hơn. Bác giỏi tính thì tính xem để thắng sức cản không khí ở tốc độ 100kmh thì nó mất cái gì và bao nhiêu, quy ra các đơn vị vật lý cho em học hỏi thêm.
Em nói với bác như này trước:
Thứ nhất k có hãng nào thử nghiệm xe đường trường mà chạy đến 120km/h. Nó chỉ chạy ở dải tốc độ trung bình 40 - 50km/h.
Thứ 2 đi trong phố k có nghĩa là đứng im, nó vẫn chạy ở dải trung bình 20 - 30. Có những lúc vẫn đi 40 - 50. Khác biệt về tốc độ là k quá nhiều, cái khác biệt nhất là thốc ga, đạp phanh liên tục.
- Với thốc ga ở xe xăng tốn khá nhiều hao phí, với xe điện k có nghĩa là tối ưu (do phải thắng quán tính đột ngột) nhưng hao phí là k đáng kể nên e tạm coi là k có.
- Riêng với hao phí do phanh thì rất nhiều, điểm khác biệt chính nằm ở đây, việc tiết kiệm hay k nằm ở việc có thu hồi được cái hao phí này hay k. Thu nhiều hay thu ít. Theo công thức 1+1=2 thì nó thu hồi tối đa trên 80% (đây là tối đa, có trường hợp còn k thu đc tý nào).
- Còn một hao phí nữa là dừng đèn đỏ, tắc đường. Với epower nó nạp điện vào pin có thể ngắt động cơ khi đầy nên dừng lâu hay nhanh nó k bị hao phí so với chạy liên tục. Nhưng cái nó hao phí ở đây là bật điều hoà. Dừng càng lâu thì hao phí càng nhiều. Cụ thể bao nhiêu thử nghiệm chạy 1h điều hoà xem hết bao nhiêu xăng là biết.
Qua những điều khá cơ bản ở trên, e khẳng định là chạy phố luôn tốn hơn chạy đường trường trong điều kiện thử nghiệm.
Riêng câu hỏi chạy tốc độ cao tốn hơn chạy tốc độ thấp là bao nhiêu. Cái này phải dùng xe điện thử nghiệm mới cho ra kết quả chính xác. Vì nó liên quan đến hiệu suất động cơ khi quay nhanh quay chậm.
Riêng với xe xăng e đã thử rồi. Ví dụ đi đều trên đường bằng:
- 20km/h - 6,5l/100km
- 40km/h - 6l/100km
- 50km/h - 6l/100km
- 60km/h - 6,3l/100km
- 80km/h - 6,7l/100km
- 100km/h - 7l/100km
Con số này k phản ánh đúng hao phí cản gió, mà nó liên quan đến vòng tua, lực tải động cơ và hiệu suất truyền động (qua hộp số) làm giảm hiệu suất tổng.
Nếu bác cho rằng đi đường trường bị cản gió nên tốn xăng ăn 6l/100km, còn đi phố k bị cản gió nên ăn 2,7l/100km thì thằng trẻ con nó cũng phải tụt quần ra ỉa chảy