Hạng B2
17/10/12
264
135
43
Dịch nè !!
"Trả thù là không thể tránh khỏi : Nga sẽ làm những gì để đáp ứng với một cuộc không kích ở Thổ Nhĩ Kỳ? Возмездие неотвратимо: что будет делать Россия в ответ на воздушную атаку Турции"
 
Hạng D
30/11/10
3.974
63.092
113
Anh này thì chỉ giỏi về lĩnh vực sinh học và y tế, vì dụ như con rắn 02 đầu bò làm sao, bò về hướng nào khi có biến...! :D
Oh đệt, cụ pilot NT TRung lại lên tiếng chém gió vụ này nè
http://thanhnien.vn/the-gioi/phi-cong-nguyen-thanh-trung-binh-vu-f16-ban-roi-su24-638250.html

Phi công Nguyễn Thành Trung bình vụ F-16 bắn rơi Su-24

11:25 AM - 25/11/2015 Thanh Niên Online

Máy bay Su-24 của Nga - Ảnh: Reuters
Phi công Nguyễn Thành Trung cho biết xét về tính năng, F-16 là máy bay tiêm kích; Su-24 là máy bay ném bom. Trong vụ việc vừa qua, Su-24 có nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, còn F-16 có nhiệm vụ bay lên để đánh chặn Su-24.
Ông Nguyễn Thành Trung là phi công từng lái cả máy bay chiến đấu lẫn máy bay dân sự và đã được phong Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong chiến tranh, ông được cài vào hoạt động trong Không lực Việt Nam Cộng Hòa và là phi công lái chiến đấu cơ F-5E. Ông nổi tiếng với vụ ném bom dinh Độc Lập tháng 4.1975. Sau chiến tranh, ông phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam với hàm đại tá, trước khi chuyển sang hàng không dân dụng, làm Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines.
[xtable=skin1|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}

Ông Nguyễn Thành Trung nói F-16 (ảnh phải, dưới) của Thổ Nhĩ Kỳ ở thế chủ động; Su-24 (phải, trên) không chủ động không chiến - Ảnh: TNO/USAF{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
“Trong trường hợp này, Su-24 của Nga không ở tư thế đánh trên không với máy bay nào khác, mà nhiệm vụ của nó là đi ném bom IS. Cho nên Su-24 không sẵn sàng đánh nhau trên không, mà ở trên không, anh nào chủ động tấn công đối phương sẽ chiến thắng”, ông Trung nói.
Theo ông Trung, nói máy bay mạnh phải nói ở nhiều nghĩa: mạnh về tốc độ, vũ khí hay tính năng máy bay. Tuy nhiên, không có máy bay nào kể cả F-16 hay Su-24 có thể đối đầu khi tên lửa đất đối không hay không đối không đã được bắn ra.
“Vấn đề là ai chủ động bắn trước thôi. Chứ còn khi tên lửa đã được phóng ra thì không có máy bay nào chống được. Chưa kể F-16 là máy bay tuần tiễu trên không, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu”, ông Trung nhấn mạnh.
Một phi công (không muốn nêu tên) lái máy bay chiến đấu thuộc Không quân Nhân dân Việt Nam nêu ý kiến: “Ở đây, nhiệm vụ Su-24 của Nga là ném bom IS, còn F-16 là máy bay tuần tiễu tiêu diệt đối thủ trên không. Trên trời, thắng hay thua xảy ra trong tích tắc. Còn nếu máy bay Nga chủ động đi đánh máy bay Thổ Nhĩ Kỳ thì họ sẽ dàn trận bài bản. Lúc đó chưa biết ai bắn rơi ai”.
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td=left}
So sánh vũ khí của F-16 và Su-24
F-16 là máy bay chiến thuật đa nhiệm vụ, có một động cơ. Nó được trang bị một súng M61 Vulcan ở góc cánh trái và luôn mang theo hai tên lửa AIM-9 Sidewinder, mỗi chiếc ở một đầu mút cánh hay trên ray riêng. Các phiên bản gần đây hơn có thể được trang bị thay thế bằng loại AIM-120 AMRAAM. Nó cũng có thể được trang bị rất nhiều kiểu tên lửa từ không đối không đến đất đối đất, rocket hay bom, trên các mấu cứng dưới cánh.
Còn vũ khí trang bị của Su-24 là một pháo đơn bắn nhanh GSh-6-23 với 500 viên đạn, gắn ở dưới bụng. Su-24 có một cửa chớp để khi không sử dụng súng thì đóng lại. Nó có 8 điểm treo vũ khí (2 dưới phần khớp quay cánh, 2 dưới cánh ngoài và 4 dưới thân máy bay) có thể mang đến 8.000 kg (17.600 lb) vũ khí, bao gồm các vũ khí hat nhân khác nhau. 2 hoặc 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-60 (MATO AA-8 'Aphid') được mang để tấn công trên không.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trung Hiếu
 
Hạng D
5/1/08
1.569
28.291
113
Saigon
Anh này thì chỉ giỏi về lĩnh vực sinh học và y tế, vì dụ như con rắn 02 đầu bò làm sao, bò về hướng nào khi có biến...! :D
Em tưởng con ... trùn, đầu nào ảnh cũng tiến, cũng lùi được cả, chuyện trị xử lý mứt cho đời !
:3dcuoi:
 
  • Like
Reactions: Lã Bố
Hạng D
5/1/08
1.569
28.291
113
Saigon
Bài về TNK trong quá khứ, khéo giúp QG tránh được WWII mà vẫn được lợi sau chiến tranh, trở thành đồng minh để phát triển QĐ (đặc biệt là không quân, số F-16 như anh GĐ đề cập, chắc cũng có mua nhưng được cho, viện trợ và hổ trợ cũng không ít !), v.v và v.v.
Nguồn của Trần Trung Đạo !
Title :
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ

(Em chỉ trích đăng đoạn nói về TNK, còn phần còn lại, nếu quan tâm, các anh tự tìm theo title đi nhoen !)
.....

Mustafa Kemal Atatürk nhìn về tương lai Thổ Nhĩ Kỳ
1904031_741216385902350_581899346_n.jpg



Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kemal Atatürk từ năm 1923 đến năm 1938 và các chính phủ về sau là một bài học lớn cho nhiều quốc gia vừa thoát khỏi chế độ phong kiến và thuộc địa.

Trong số đó, hai bài học quan trọng:
1. Sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa của dân tộc và hướng phát triển dân chủ của thời đại.
2. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa và khi cần phải biết chọn lựa dứt khoát một thế đứng trong bang giao quốc tế có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.


Mustafa Kemal Atatürk, thường được gọi tắt Mustafa Kemal, sinh năm 1881 tại Salonika trong một gia đình theo Hồi Giáo, thuộc Đế Chế Ottoman.
Ông vào trường chuyên quân sự khi tuổi mới 12.
Mustafa Kemal được nhận vào học viện quân sự năm 1902 và tốt nghiệp đại học quân sự năm 1905.

Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ, Đế Chế Ottoman liên minh với Đức và Hung. Mustafa Kemal chỉ huy sư đoàn 19 thuộc binh đoàn 2 và đưa quân vào hành lang Đông Âu.

Ông là một sĩ quan xuất sắc, dạn dày trận mạc, chiến đấu dũng cảm và được tặng thưởng 24 huân chương chiến công.
Mặc dù những năm cuối của thế chiến thứ nhất, liên quân Đức-Hung thua nhiều trận lớn nhưng binh đoàn 16 dưới quyền Mustafa Kemal đã liên tục đánh bại quân Nga.
Khi Cách Mạng Cộng Sản 1917 bùng nổ, Nga rút quân.

Sau thế chiến thứ nhất, Đế Chế Ottoman sụp đổ, lãnh thổ bị chia cắt và phần Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay bị đồng minh dưới quyền của Anh chiếm đóng.

Tướng Mustafa Kemal thoát ly khỏi chế độ Ottoman để phát động một phong trào võ trang đòi độc lập cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù bị kết án tử hình vắng mặt, Mustafa Kemal vẫn được bầu vào quốc hội Ottoman.
Khi quốc hội này bị Anh giải tán, Mustafa Kemal kêu gọi bầu quốc hội khác và đặt trụ sở tại bản doanh của phong trào độc lập ở Ankara.
Quốc hội mới được bầu ra qua danh xưng Đại Nghị Quốc Gia (Grand National Assembly) gọi tắt là GNA.

Ngày 5 tháng 8 năm 1921, Mustafa Kemal được GNA phong làm tổng tư lịnh quân đội phong trào giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân khởi nghĩa dưới quyền Mustafa Kemal đánh bại liên quân Anh, Pháp, Ý, Hy Lạp tại nhiều nơi.
Kết quả, hiệp ước Lausanne ra đời ngày 24 tháng 7 năm 1923 công nhận nền độc lập của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Tức khắc sau khi trở thành tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa non trẻ, Mustafa Kemal đặt mục tiêu hiện đại hóa đất nước lên hàng đầu.
Trung tâm quyền lực chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn này là GNA trong đó đảng Cộng Hòa Nhân Dân do Mustafa Kemal thành lập giữ gần như đa số tuyệt đối.

Hiện đại hóa không chỉ được tiến hành trong lãnh vực kinh tế nhưng quan trọng hơn trong chính trị, văn hóa, giáo dục.

Trong suốt thời gian lãnh đạo quốc gia, Mustafa Kemal thực hiện hàng loạt các biện pháp cấp tiến bao gồm việc giải tán các cơ sở giáo dục Hồi Giáo, bỏ tiếng Á Rập và thay bằng ngôn ngữ Thổ dùng mẫu tự La Tinh, thành lập các ủy ban nghiên cứu sự thành công của hệ thống kinh tế Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Thụy Điển để áp dụng một cách hữu hiệu vào điều kiện một quốc gia Hồi Giáo như Thổ.

Mùa hè 1924, Mustafa Kemal còn mời nhà giáo dục Mỹ John Frederick Dewey thuộc trường đại học Columbia, đến Thổ để cố vấn chính phủ về cải cách giáo dục.

(còn típ)
 
Hạng C
23/1/13
754
814
93
Em không nghĩ vậy, ngay từ đầu Tin dư biết không thể không vi phạm không phận TNK, khi căn cứ và các mục tiêu ném bom sát biên giới TNK (y chang VN từng bị TL la um sùm chuyện đánh Khmer Rouge lấn sâu vào đất TL ! :p
Nhưng chuyện chỉ dừng ở mức độ phản ứng ngoại giao chứ có vụ shot down to tổ bố như dzầy trở thành ngòi lửa khó kiểm soát như chơi !), cái bất ngờ của Tin là phản ứng của TNK, nếu không thì đã có fighter đi kèm bomber ngay từ đầu !

Em chỉ mới nhìn thấy thằng đang ngồi tủm tỉm cười, rung đùi vuốt râu là anh ... Ác !

Chuyện shot down Su-24 với đối thủ TNK lun đòi hạ bệ Ác, buộc Tin phản ứng mạnh hay nhẹ cũng giúp Ác có lợi trên chiến trường, Tin phản ứng mạnh, điều này khó xảy ra, nguy cơ lôi kéo NATO bảo vệ thành viên TNK là rất cao, chắc chắc Tin không mún điều đó, thay vì cố tình lôi kéo Pháp, thành viên có mặt trong Bộ Chỉ Huy NATO về phía mình, ít nhất cũng làm NATO khó đồng nhất !
Điều này, em biết nhiều ý kiến không đồng ý và ném đá khi cho NATO chỉ nói và chẳng dám làm, xin đừng viện dẫn Nam Tư, Ukraina hay gì gì trước đây, biết đâu được, chính vì tránh đẩy xung đột đến mức khó kiểm soát như trước đây cũng có thể là lý do lớn để NATO mạnh tay, nếu Tin phang thẳng TNK không thương tiếc !
Việc giải quyết chuyện shot down này cũng sẽ theo hướng hạ nhiệt và không leo thang giữa các bên liên quan !

Tí nữa, em copy một bài nói về TNK từ sau WWII, việc trung lập trong địa thế Âu Châu giữa Cold War, rất khôn khéo, riêng chuyện này, ai chê chứ em không chê, nếu không khen TNK rất giỏi !
:3dcuoi:
Thổ với Nga có lịch sử hục hặc liên tù tì với nhau bởi Thổ được cái lối ra vào chủ chốt biển Đen mà đến này Thổ vẫn từ chối ký UNCLOS để bảo vệ cái Công ước Montreux là có quyền cấm cửa Nga khi loạn

bosporusdistance.gif


trong vụ Syria này thì Thổ toan tính bảo vệ miếng đất của Syria (nơi Su-24 rơi) nhờ gian lận trưng cầu dân ý trước đây .... nên sẵn sàng chung lưng với Mỹ khi muốn lập vùng cấm bay tại đây ... chiện chính quyền Thổ đua theo Nga gần đây chẳng qua là chính sách về Hồi Giáo của Thổ không được Mỹ và EU thích .... chứ Thổ ham hố gì làm thân với Nga. Đã thế lần này Nga ngố còn liên kết với Iran nữa thì Thổ đương nhiên sẽ tìm cách chơi Nga .... chưa nói chiện quan chức Thổ được lợi khi mần ăn với IS

Tin Llùn cứ liều mạng cho tầy huầy ra, với kiểu này thì vùng cấm bay mà Mỹ muốn thiết lập coi như tèo .... còn Tin lùn tính gì nữa thì không biết
 
  • Like
Reactions: conon
Hạng D
5/1/08
1.569
28.291
113
Saigon
(típ)

Cơ sở lý luận Kemal
Để định hướng lâu dài cho đất nước, Mustafa Kemal xây dựng cơ sở lý luận Kemal (Kemalism) đặt căn bản trên ba thành tố chính: Cộng Hòa (Republicanism), Dân Túy (Populism) và Thế Tục (Secularism).

Về thành tố Cộng Hòa, Mustafa Kemal thay thế các nguyên tắc lãnh đạo quân chủ bằng các nguyên tắc dân chủ pháp trị trong đó các quyền dân sự do chính nhân dân quyết định qua hình thức dân chủ đại diện.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và được bầu lên qua một cuộc đầu phiếu phổ thông.

Về thành tố Dân Túy (Populism), Mustafa Kemal quan niệm cách mạng dân tộc dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ là một cuộc cách mạng xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích của toàn dân.

Ông đề cao các giá trị văn hóa lịch sử Thổ và xem đó như hành trang lên đường hướng tới một tương lai sáng lạng cho dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Về thành tố Thế Tục (Secularism ), Mustafa Kemal chủ trương tách tôn giáo ra khỏi nhà nước.

Ngay cả câu “Nền tảng tôn giáo của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ là Hồi Giáo” trước đó được xem như là tự nhiên trong một nước với 99.8% dân số theo đạo Hồi, cũng bị gạch bỏ khỏi hiến pháp.

Thái độ dứt khoát của Mustafa Kemal về tôn giáo không nhằm xóa bỏ tôn giáo hay thù địch tôn giáo nhưng nhằm mở rộng tự do tư tưởng và nâng cao vai trò độc lập của chính phủ trong một xã hội vốn đã bị ảnh hưởng tôn giáo đè nặng suốt sáu thế kỷ dưới thời Đế Chế Ottoman.

Chính sách Thổ Nhĩ Kỳ trong thế chiến thứ hai
Về đối ngoại, vài năm trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 11 năm 1938, Mustafa Kemal tìm cách cải thiện mối quan hệ ngoại giao với Anh để cân bằng cán cân ảnh hưởng với Liên Xô.

Tổng thống thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü, người kế vị Mustafa Kemal ý thức sự chịu đựng của nhân dân Thổ trong suốt 14 năm chiến tranh từ 1908 đến 1922 nên quyết tâm bằng mọi cách tránh đưa đất nước vào vòng chiến một lần nữa.

Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, Mustafa İsmet İnönü tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ trung lập.
Nhờ thế, trong lúc phần lớn châu Âu chìm trong biển lửa, Thổ Nhĩ Kỳ dù là vị trí trái độn giữa hai khối, không bị ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, cuối tháng 2 năm 1945, khi số phận của khối trục chỉ còn tính bằng ngày, Tổng thống Mustafa İsmet İnönü đã khôn khéo chọn lựa đứng về phía đồng minh.

Dù không có một người lính Thổ nào ra trận, theo quyết định của hội nghị Yalta, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được xem là quốc gia đồng minh và là một trong những hội viên thành lập đầu tiên của Liên Hiệp Quốc.

Cả Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đều muốn Thổ Nhĩ Kỹ, quốc gia có vị trí chiến lược ngay sân sau của Liên Xô, đứng về phía họ nên đã khuyến khích Thổ tham gia phe đồng minh.

Tương tự, Joseph Stalin cũng đánh giá cao vị trí chiến lược của Thổ và mặc dù không tin tưởng hẳn, y vẫn nghĩ chính phủ Thổ sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đối ngoại của Liên Xô như trước đây nên đã đồng ý đề nghị của Thủ tướng Churchill.

(còn típ)
 
Hạng D
10/1/13
2.147
1.619
113
Em chỉ biết chửi thề, tán gái, thu tiền, bán hàng, ăn nhậu ... thui bác ơi! Kiu bác Manh Odessa dịch đê!

Dễ thui mà. Phụ một đoạn, lủng củng nhưng cũng hiểu được:

Quân đội Nga sẽ ngừng tất cả các địa chỉ liên lạc với phía Thổ Nhĩ Kỳ, kéo lại gần đến bờ biển phía đông của tên lửa tuần dương Mediterranean vệ binh "Moskva", nằm trong vùng nước láng giềng của hơn hai tháng và được trang bị với một hệ thống mạnh mẽ của quốc phòng, cũng như cung cấp cho sự ra đi của máy bay ném bom và tấn công mặt đất chỉ khi đi kèm với máy bay chiến đấu máy bay máy bay. Điều này đã được công bố tại một cuộc họp báo ở trưởng Tổng cục Hành chính của Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Nga - Phó Tham mưu trưởng Trung tướng Sergei Rudskoy.

Như một tuyên bố mạnh mẽ của quân đội Nga do sự cố bi thảm đã xảy ra trên bầu trời Syria khi các máy bay chiến đấu của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ F-16 bắn hạ chiếc Su-24 VKS Nga, người đã trở về từ một nhiệm vụ trên ứng dụng ném bom tấn công chống lại các vị trí của các nhóm khủng bố LIH (bị cấm ở Nga). Như đã nhấn mạnh trong Bộ Quốc phòng Nga, thất bại đã gây ra tên lửa tầm ngắn với đầu homing nhiệt.