Hạng D
5/1/08
1.569
28.291
113
Saigon
(típ)

Liên Xô tham vọng độc chiếm Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
1622653_741233905900598_580280195_n.jpg

Ngay sau khi thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, tham vọng bành trướng về phía đông của Stalin đang trên đà chiến thắng lộ rõ nhất là qua xung đột Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ (The Turkish Straits) gồm hai eo biển Bosphorus và Dardanelles nằm giữa Bắc Hải và Địa Trung Hải.

Eo biển Thổ là nguồn hải lưu huyết mạch và là chiếc cầu biển nối hai châu Âu và Á. Eo biển là trái tim của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất cứ quốc gia nào làm chủ Eo biển sẽ giữ vị trí quân sự và chính trị quyết định trong toàn vùng Biển Bắc và khu vực Balkans.

Ngày 19 tháng Ba năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav M. Molotov thông báo cho đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Liên Xô biết Liên Xô đơn phương hủy bỏ Hiệp Ước Cam Kết Không Xâm Lược (Non-Aggression Pact) giữa Liên Xô và Thổ được ký kết ngày 17 tháng Giêng năm 1925.

Tham vọng bành trướng của Liên Xô không phải chỉ là chính sách riêng của Stalin nhưng là một bước kế tục truyền thống khống chế các nước nhỏ chung quanh đã có từ thời các Sa Hoàng Nga.

Khi chính phủ Thổ tìm cách làm dịu mối quan hệ, Liên Xô đưa ra hàng loạt điều kiện bao gồm việc chia quyền điều hành Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng quân Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ an ninh Eo biển, và ngoài ra, Thổ phải trao trả cho Liên Xô hai vùng đất Kars và Ardahan đang thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối.

Thổ Nhĩ Kỳ chọn gia nhập NATO
1507159_741235509233771_245215923_n.jpg

Trước sự đe dọa của Liên Xô và sự phân cực rõ nét của chính trị thế giới sau thế chiến thứ hai, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa İsmet İnönü ý thức rằng để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và hiện đại hóa đất nước, Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ chính sách đối ngoại hợp tác theo kiểu bình đẳng cùng có lợi với mọi quốc gia để đứng về một phía có triển vọng phục vụ tốt nhất cho quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của Thổ.

Thổ Nhĩ Kỳ dứt khoát đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Ngày 22 tháng 5 năm 1947, Tổng thống Truman ký quyết định viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Năm 1948, các cố vấn quân sự Mỹ bắt đầu giúp đỡ chính phủ Thổ tái trang bị và hiện đại hóa quân đội.

Mỹ và Anh muốn dùng đất Thổ như một tiền đồn và quân đội Thổ như một đơn vị tiền phương để làm chậm sức tấn công của bộ binh Liên Xô một khi chiến tranh giữa hai khối bùng nổ trong lúc chờ đợi không lực Anh Mỹ mở các cuộc phản công phát xuất từ các căn cứ không quân đặt tại Ai Cập.

Dĩ nhiên, chính phủ Thổ biết rõ thâm ý của Anh và Mỹ nhưng đó là cái giá phải chọn vì nền an ninh và sự thịnh vượng của quốc gia Thổ.

Theo tổng kết được ghi lại trong tài liệu Tương lai chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ (The future of Turkish Foreign Policy) của hai tác giả Lenore G. Martin và Dimitris Keridis, trong năm 1948, Mỹ viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ 180 phi cơ chiến đấu F-47, 30 phi cơ oanh tạc B-26 và 86 phi cơ vận tải C-47.

Trong thời điểm 1948, đó là một viện trợ quân sự lớn.
Với số vũ khí mới, quân đội Thổ không những có thể ngăn chặn mà nếu cần còn có khả năng oanh tạc các nguồn dầu khí của Liên Xô tại Romania và trong vùng Caucasus.

Tuy nhiên súng đạn không phải chỉ là những gì Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhưng quan trọng hơn là sự bảo đảm bằng một liên minh quân sự quốc tế.

Nói rõ hơn, Thổ muốn trở thành hội viên chính thức của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tổng thống Mustafa İsmet İnönü tin tưởng hỏa lực hùng hậu của NATO và Hạm đội Địa Trung Hải của Mỹ là bức tường thành vững chắc nhất để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Liên Xô xâm lược.

Để chứng tỏ thiện chí, Thổ Nhĩ Kỳ gởi quân tham chiến bên cạnh các lực lượng Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO.

(còn típ)
 
Hạng B2
17/10/12
264
135
43
Dễ thui mà. Phụ một đoạn, lủng củng nhưng cũng hiểu được:

Quân đội Nga sẽ ngừng tất cả các địa chỉ liên lạc với phía Thổ Nhĩ Kỳ, kéo lại gần đến bờ biển phía đông của tên lửa tuần dương Mediterranean vệ binh "Moskva", nằm trong vùng nước láng giềng của hơn hai tháng và được trang bị với một hệ thống mạnh mẽ của quốc phòng, cũng như cung cấp cho sự ra đi của máy bay ném bom và tấn công mặt đất chỉ khi đi kèm với máy bay chiến đấu máy bay máy bay. Điều này đã được công bố tại một cuộc họp báo ở trưởng Tổng cục Hành chính của Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Nga - Phó Tham mưu trưởng Trung tướng Sergei Rudskoy.

Như một tuyên bố mạnh mẽ của quân đội Nga do sự cố bi thảm đã xảy ra trên bầu trời Syria khi các máy bay chiến đấu của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ F-16 bắn hạ chiếc Su-24 VKS Nga, người đã trở về từ một nhiệm vụ trên ứng dụng ném bom tấn công chống lại các vị trí của các nhóm khủng bố LIH (bị cấm ở Nga). Như đã nhấn mạnh trong Bộ Quốc phòng Nga, thất bại đã gây ra tên lửa tầm ngắn với đầu homing nhiệt.
Đúng bài google! :)
 
3/12/12
51
39
33
Thôi các anh bàn bạc làm gì! cứ ngủ khỏe, mai coi báo là biết Tin lùn làm gì thôi! Cá nhân em nhận thấy hành động lần này của TNK khá hẹp hòi (không xét đến nguyên nhân sâu xa nhé!). Thằng Anh với Nga cũng cà khịa nhau trên trời hoài nhưng cuối cùng kết thúc cũng chỉ bằng những cú hộ tống chứ đâu phải tên lửa thế này! Em cũng nhận định là thằng TNK đã toan tính từ trước và quyết bắn NGa cho bằng được. Bằng chứng là chỉ có 17 giây ngắn ngủi vào không phận nhưng đã bắn hạ một chiếc máy bay với tốc độ 1000km/h -> chỉ có thánh mới vừa khóa mục tiêu, vừa khai hỏa trong vòng có chừng ấy giây như vậy!
 
  • Like
Reactions: thietbiloc
Hạng D
5/1/08
1.569
28.291
113
Saigon
(típ)

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi gia nhập NATO
1743598_741690655854923_334801773_n.jpg

Sau khi gia nhập khối dân chủ tây phương, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một cách nhanh chóng trong mọi lãnh vực.

Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế lớn hạng thứ 17 thế giới với lợi tức bình quân đầu người trên 10 ngàn đô la và là thành viên của G-20.

Từ một nước phải chịu nhún nhường trước Liên Xô và sau đó lệ thuộc vào vũ khí của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một quốc gia tự sản xuất và xuất cảng võ khí tối tân.
Không quân Thổ là một trong những lực lượng không quân lớn nhất của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc thành viên của Chính Sách Sử Dụng Nguyên Tử trực thuộc NATO.

Hiện nay có 90 bom nguyên tử loại B61 được đặt tại căn cứ quân sự Incirlik trên đất Thổ.

Nếu có một chiến tranh nguyên tử, không lực Thổ Nhĩ Kỳ với sự chấp thuận của NATO có quyền sử dụng các vũ khí nguyên tử đó.

Các phi đoàn chiến đấu F-16C tối tân của không quân Thổ Nhĩ Kỳ do chính công ty Công Nghiệp Không Gian Thổ (Turkish Aerospace Industries) sản xuất. Thổ Nhĩ Kỳ còn là thành viên của chương trình sản xuất phi cơ chiến đấu F-35, một trong những đề án kỹ thuật cao cấp và đắc giá nhất.

Trước các thành tựu về kinh tế, chính trị và quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ, không cần phải phân tích, mọi người đều có thể hiểu, chính hạt mầm dân chủ quý giá mà những người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ gieo trên mảnh đất đầy phân hóa vì độc tài phong kiến đã lớn lên thành cây xanh, trái ngọt cho các thế hệ Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay.

Mười năm sau ngày độc lập, Tổng thống Mustafa Kemal đã phát biểu “Cộng hòa có nghĩa lãnh đạo một quốc gia dân chủ.
Chúng ta thành lập chế độ Cộng Hòa đã mười năm, nó phải thỏa mãn các đòi hỏi của một chế độ dân chủ khi cần đến.”

Sự chọn lựa nào mà chẳng có hy sinh.
Con đường dẫn đến dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ không phải bằng phẳng. Với một quốc gia mang truyền thống quân sự từ thời Đế Chế Ottoman, trong suốt mười năm đầu sau độc lập, nước Thổ vẫn còn chịu đựng nhiều biến cố đảo chánh, ám sát, lật đổ, treo cổ, tranh chấp giữa chính quyền dân sự và các tướng lãnh, nhưng tất cả đều không rung chuyển được nền tảng dân chủ tại Thổ.

Và cũng không cần phải phân tích nhiều, mọi người đều hiểu sự chọn lựa dứt khoát của cấp lãnh đạo Thổ sau thế chiến thứ hai đã có ảnh hưởng quyết định trong việc đưa đất nước vượt qua hẳn quá khứ chậm tiến lạc hậu để trở thành một quốc gia dân chủ tiến bộ duy nhất trong khối các quốc gia Hồi Giáo.

Thật vậy, nếu 1945, các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận các yêu sách của Stalin và trở thành một chư hầu không Cộng Sản của Liên Xô, nước Thổ vẫn là một nước Hồi Giáo nghèo nàn, lạc hậu và yếu kém như nhiều quốc gia Hồi Giáo Á Phi khác hiện nay.

(Hết trích ! :D)

------
Vì vậy, các anh đừng đem hột nhơn của anh Tin ra khè TNK nhoen, níu mún chơi, TNK kg tự sx hột nhơn nhưng có hàng thiên hạ tặng cho, để chơi ngược lại anh Tin níu mún mới bảnh nhoen !
:3dcuoi:

Reuter đăng lại clip thủ tướng TNK tuyên bố sau khi bắn rơi Su-24 của Tin mà không ngán : :D
http://www.reuters.com/article/2015...key-idUSKBN0TD0IR20151125#KXYVHRS437vmio96.97


:3dcuoi:
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Thôi các anh bàn bạc làm gì! cứ ngủ khỏe, mai coi báo là biết Tin lùn làm gì thôi! Cá nhân em nhận thấy hành động lần này của TNK khá hẹp hòi (không xét đến nguyên nhân sâu xa nhé!). Thằng Anh với Nga cũng cà khịa nhau trên trời hoài nhưng cuối cùng kết thúc cũng chỉ bằng những cú hộ tống chứ đâu phải tên lửa thế này! Em cũng nhận định là thằng TNK đã toan tính từ trước và quyết bắn NGa cho bằng được. Bằng chứng là chỉ có 17 giây ngắn ngủi vào không phận nhưng đã bắn hạ một chiếc máy bay với tốc độ 1000km/h -> chỉ có thánh mới vừa khóa mục tiêu, vừa khai hỏa trong vòng có chừng ấy giây như vậy!
Đã bẩu là qua box Fo nhiễu loạn đi :D. Chẳng đọc tin tức gì cả mà cứ phán.