Hãy làm gì đó đi các anh?
Thôi mình dìa đây. hết giờ rồi
Bên Q2 người ta còn dám kiện luôn thằng quận,
Đúng dân Q4 hiền thặc
Chuẩn bị xét xử “vụ án đền bù” tại Gateway Thảo Điền
(Bảo vệ người mua nhà) - Ngày mai (12/4), Tòa án Q. 2 (TP.HCM) sẽ đưa vụ kiện quyết định hành chính đối với UBND Q. 2 ra xét xử.
Đây là vụ kiện liên quan đến việc UBND đã thu hồi trái luật gần 700 m2 đất tại dự án Gateway Thảo Điền.
“Ngâm”… 6 năm mới đưa ra xét xử!
Bà Nguyễn Thị Trường, ngụ phường Thảo Điền, Q. 2 cho biết, vào năm 2008, các hộ dân sống ở khu vực được thông báo khu đất đang sở hữu sẽ bị giải tỏa để giao đất cho công ty Sơn Kim triển khai dự án Gateway Thảo Điền.
Thời gian này, các hộ dân có đất nằm trong phần đất dự án Gateway Thảo Điền được chủ đầu tư thỏa thuận giá đền bù hơn 39 triệu đồng/m2, nhưng riêng phần đất 675,7m2 của 9 hộ dân nằm ở mặt tiền xa lộ Hà Nội không thấy bóng dáng chủ đầu tư đến thượng lượng giá cả đền bù.
Ngược lại, một số đối tượng mặt mày bặm trợn đến hù dọa, đòi các hộ dân trên bán lại phần đất trên với giá mà theo bà Trường cho rằng là “rẻ bèo”. Thuyết phục không được, nhóm người này quay sang hăm dọa, ném nắm tôm “khủng bố” và đòi hành hung… liên tục trong một thời gian dài.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Dân kiện UBND Q. 2 ra tòa vì thu hồi đất trái luật để giao cho công ty Sơn Kim triển khai dự án thương mại.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Còn ông Trần Hữu Phú (P. Thảo Điền), một người dân có phần đất nằm trong diện tích 675,7m2 cho biết, ông đã đợi “dài cổ” mà không thấy Công ty Sơn Kim đến thỏa thuận giá đền bù. Bất ngờ đầu năm 2010, UBND Q. 2 ra quyết định thu hồi phần trên giao cho dự án Gateway Thảo Điền.
“Xét về pháp lí, UBND Q. 2 làm sai qui trình, bởi đây là dự án kinh doanh, chủ đầu tư phải có nghĩa vụ thỏa thuận việc bồi thường với dân nên chúng tôi gửi đơn kiến nghị, yêu cầu Q. 2 hủy quyết định trái luật trên nhưng UBND Q. 2 không thực hiện. Bức xúc, chúng tôi khởi kiện cơ quan này ra tòa vao năm 2010”, ông Phú cho biết.
Cũng theo ông Phú, sau khi xem xét nội dung các hộ dân kiện chính quyền, TAND Q. 2 ra văn bản với nội dung: “UBND Q. 2 đã thu hồi đất của dân chưa dựa trên cơ sở hiệp thương giữa những người sử dụng đất và chủ đầu tư là chưa phù hợp quy định pháp luật đất đai. Đề nghị chủ tịch UBND Q. 2 rà soát lại toàn bộ quy trình thu hồi đất và thu hồi lại các quyết định chưa phù hợp”.
Tuy nhiên, UBND Q. 2 vẫn không thực hiện theo văn bản này.
Trên bảo dưới không nghe?
Tiếp đó, các hộ dân gửi đơn kiến nghị đến Bộ Tài nguyên Môi trường (Bộ TNMT) và UBND TP.HCM. Qua đó, Bộ TNMT ra văn bản kết luận: “Dự án Gateway Thảo Điền không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Việc UBND Q. 2 thu hồi đất của người dân là chưa phù hợp”.
Bộ TNMT đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM chỉ đạo Q. 2 thu hồi quyết định thu hồi đất của dân. Công ty Sơn Kim phải thỏa thuận bồi thường với dân. Năm 2013, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản đồng ý với ý kiến của Bộ TNMT.
Đồng thời, UBND TP.HCM ra văn bản đề nghị UBND Q. 2 thu hồi quyết định thu hồi đất của người dân, đồng thời phải tổ chức cho người dân và công ty Sơn Kim thỏa thuận giá đất để đền bù.
[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td}
Gateway Thảo Điền nguy cơ mất mặt tiền!
Theo Luật sư Nguyễn Văn Trương, Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Văn Trương, nếu người dân thua kiện, hiện trạng thực tế sẽ không có gì thay đổi.
Nhưng nếu người dân thắng kiện, hội đồng xét xử tuyên buộc UBND Q. 2 phải hủy quyết định thu hồi đất, trả đất lại cho người dân. Đồng nghĩa với việc dự án Gateway Thảo Điền sẽ trở nên méo mó, không còn mặt tiền Xa lộ Hà Nội như những gì đơn vị này đã vẽ ra. Lúc này chỉ có khách hàng thiệt thòi.
Theo Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản có uy tín trên địa bàn TP.HCM, dự án Gateway Thảo Điền hiện đang bị đẩy giá khá cao so với khu vực. Tuy nhiên, nếu dự án này không còn mặt tiền Xa lộ Hà Nội thì giá trị chắc chắc sẽ giảm sút nghiêm trọng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày 26/10/2015, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ có buổi làm việc với các hộ dân và gửi kết luận đến UBND TP.HCM.
Ngày 30/10/2015, ông Tất Thành Cang, Phó chủ tịch UBND TP.HCM có văn bản số 10442/VP với nội dung: “Giao cho Thanh tra TP.HCM phối hợp Cục III – Thanh tra Chính phủ, Công an TP, Sở Xây dựng… kiểm tra, làm rõ pháp lý, trình tự thủ tục, chủ trương cho phép áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất của người dân thuộc dự án do công ty Sơn Kim làm chủ đầu tư khi chưa thực hiện xong việc thương lượng giữa hai bên.
Đồng thời, đề nghị chủ đầu tư chính thức xin lỗi người dân và tiếp tục thương lượng thỏa thuận bồi thường với dân. Tuy nhiên, theo người dân cho biết gần một năm qua họ chưa nhận được bất kỳ lời xin lỗi nào từ phía công ty Sơn Kim.
Bức xúc trước cách hành xử của công ty Sơn Kim, ngày 23/11/2015, ông Trần Hữu Phú đại diện các hộ dân còn lại tiếp tục gửi đơn khiếu nại và yêu cầu khẩn cấp đến Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM với yêu cầu: “Áp dụng biện pháp khẩn cấp, buộc dự án Gateway Thảo Điền do Công ty Sơn Kim là chủ đầu tư: Dừng thi công và sử dụng trên diện tích 675,7m2 của 9 hộ dân...”.
Qua đó, ngày 8/12/2015, Thanh tra TP.HCM phối hợp với Cục III – Thanh tra Chính phủ, Sở TNMT, Sở Xây dựng và UBND Q. 2 đến kiểm tra hiện trạng dự án để đưa ra hướng giải quyết cụ thể giữa người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, 6 năm qua, giữa người dân và doanh nghiệp cứ nhùng nhằng qua lại về việc đền bù giá đất không có hồi kết. Hiện tại, đất mặt tiền xa lộ Hà Nội có giá khởi điểm từ 120 triệu đồng/m2 trở lên, trong khi đó công ty Sơn Kim đền bù cho chúng tôi chỉ 15 triệu đồng/m2.
“Khoảng đầu tháng 3 vừa qua, ban bồi thường giải phóng mặt bằng Q. 2 mới thông báo đến gia đình về việc công ty Sơn Kim nâng giá đền bù lên 38 triệu đồng/m2, hiện tôi đang xem xét, cân nhắc lại chứ chưa đồng ý mức giá này”, bà Trần Thị Thu Thảo, một hộ có đất nằm trong dự án Gateway Thảo Điền thông tin.
Hồng Hoa