Hạng D
27/9/09
4.015
87
63
trăm điều vui
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Lại có đề tài mới đây các Bác ;). Nội dung này rất cần sự lưu ý của số đông kha khá trong chúng ta khi có sử dụng Người giúp việc. Vì nhiều lý do nên ta đã giữ giấy tờ tuỳ thân của họ (để đảm bảo an toàn, quản lý....). Đây là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt từ 5-7 triệu đồng.
Ngoài ra sẽ phạt cảnh cáo người sử dụng lao động nếu không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc hoặc không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc thôi việc đúng thời hạn về nơi cư trú.
Đây là nội dung trong Nghị định 95 có hiệu lực từ ngày 10/10/2013.
Ta- có khi chả để ý nhưng ai đó cũng ko biết đó là sự vi phạm để 1 ngày có kiểm tra của nhà chức trách và lòi ra việc này. Phiền và tốn xèng ;(
 
c51 confirmed
Hạng C
7/8/11
648
693
93
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

xe_online nói:
Lại có đề tài mới đây các Bác ;). Nội dung này rất cần sự lưu ý của số đông kha khá trong chúng ta khi có sử dụng Người giúp việc. Vì nhiều lý do nên ta đã giữ giấy tờ tuỳ thân của họ (để đảm bảo an toàn, quản lý....). Đây là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt từ 5-7 triệu đồng.
Ngoài ra sẽ phạt cảnh cáo người sử dụng lao động nếu không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc hoặc không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc thôi việc đúng thời hạn về nơi cư trú.
Đây là nội dung trong Nghị định 95 có hiệu lực từ ngày 10/10/2013.
Ta- có khi chả để ý nhưng ai đó cũng ko biết đó là sự vi phạm để 1 ngày có kiểm tra của nhà chức trách và lòi ra việc này. Phiền và tốn xèng ;(
Người giúp việc! Đề tài nóng bỏng phức tạp và đau đầu muôn thửa của xã hội ngày nay. Bản thân em từng lên bờ, xuống ruộng với các em Osin này. Em hóng nghe
21.gif



 
Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Đây là thoả thuận dân sự mang tính tự nguyện, thuận mua vừa bán nên kg yêu cầu ký hợp đồng lao động vì thời hạn ngắn kaka
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.937
18.796
113
Sài Gòn - HCM
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Cũng có quy định : Người SDLĐ không được giữ các giấy tờ như bằng cấp bản chính của NLĐ
Nhưng khốn khổ là tốn tiền và thời gian đưa chúng đi đào tạo, học xong nó bị thằng khác lụm mất
Thiệt hại :
+ Thời gian nó đi học người khác phải làm thay
+ Chi phí đào tạo không lấy lại được
+ Công nghệ cần áp dụng nó bỏ trong túi bây giờ không ai làm được
Chuyện khác : Quá trình làm việc nếu NV gây ra thiệt hại. Mình lụm hết, biết bắt đền từ đâu, cái gì???

 
Hạng D
27/9/09
4.015
87
63
trăm điều vui
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Joseph_Nguyen nói:
Đây là thoả thuận dân sự mang tính tự nguyện, thuận mua vừa bán nên kg yêu cầu ký hợp đồng lao động vì thời hạn ngắn kaka

Quan hệ lao động giữa chủ nhà và người giúp việc là loại hình không bắt buộc phải có hợp đồng bằng văn bản (chứ ko phải vì ngắn hạn, có OSin ở cả chục năm mà) nhưng phải tuân thủ quy định PL đã được pháp điển hoá. Hợp đồng miệng trong trườnghợp này có giá trị như HĐ văn bản. Sẽ có thắc mắc là HD miệng nên các nội dung ai xác định được nó sẽ thế nào? Luật đã dự liệu nên chủ nhà phải coi chừng. Đó là thời gian làm việc, lương, đãi ngộ... phải theo đúng quy định mà Luật lao động đề ra. Tất nhiên ko phải là max 8h/ngày hay 48h/tuần nhưng là sự phù hợp. Vì vậy thời gian ko cần xét đến nhưng lương bổng, đãi ngộ và chính sách tàu xe đi về....phải đúng chuẩn (quy định PL) đồng thời khi có tranh chấp thì cơ quan xử lý luôn đứng về phía người lao động, vì vậy mà ta cần lưu ý. Thời gian qua đã có nhiều trường hợp osin lấy cắp, hại chủ, làm điều xấu....nên chủ thường giữ giấy tờ tuỳ thân của os. Và văn bản trên đã điều chỉnh xử lý với chế tài khá nghiêm khắc.
 
Hạng D
27/9/09
4.015
87
63
trăm điều vui
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Mr Fil nói:
Cũng có quy định : Người SDLĐ không được giữ các giấy tờ như bằng cấp bản chính của NLĐ
Nhưng khốn khổ là tốn tiền và thời gian đưa chúng đi đào tạo, học xong nó bị thằng khác lụm mất
Thiệt hại :
+ Thời gian nó đi học người khác phải làm thay
+ Chi phí đào tạo không lấy lại được
+ Công nghệ cần áp dụng nó bỏ trong túi bây giờ không ai làm được
Chuyện khác : Quá trình làm việc nếu NV gây ra thiệt hại. Mình lụm hết, biết bắt đền từ đâu, cái gì???
BLLĐ có quy định về việc phải bồi thường chi phí đào tạo. Như vậy, trước khi chấm là hạt giống, nhân sự lâu dài cần phải có thoả thuận bằng văn bản với các quy định rõ ràng về quyền, trách nhiệm của 2 bên. Để ràng buộc NLĐ, luật cho phép ta làm vậy mà ta ko làm thì thiệt hại tự chịu. Biết kêu ai hỡi già ;)).

Trong quản lý thời nay, buộc phải biết các vấn đề cơ bản mà luật pháp quy định để xác định được ta cần làm/ko làm gì. Nếu mù mờ thì phải cập nhật hoặc giao cho chuyên môn. Tốn tiền cho việc dự liệu 1 thì hậu quả ta sẽ lợi được 1000.
 
13/7/12
1.268
113
63
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Bên em hạt giống trước khi gửi ra nước ngoài đào tạo thì ký quỹ 3000 US/ người,về làm cho CTy,sau 2 năm ko nhảy việc thì trả lại.Còn người giúp việc thì cả chục năm rồi,mình coi như người nhà thì họ cũng tận tâm như làm cho chính nhà họ.
 
Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Vì là hợp đồng miệng nên cứ mỗi lần lễ tết, lì xì mua vé tàu xe cho osin về quê. Kết cục là nó biến mất kg 1 lời chia tay. Xử thế lào vậy các bô lão?
 
Hạng D
27/9/09
4.015
87
63
trăm điều vui
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Joseph_Nguyen nói:
Vì là hợp đồng miệng nên cứ mỗi lần lễ tết, lì xì mua vé tàu xe cho osin về quê. Kết cục là nó biến mất kg 1 lời chia tay. Xử thế lào vậy các bô lão?
Đây là quan hệ lao động đặc biệt nên Luật chỉ điều chỉnh có mức độ. Hiện nay, BLLĐ mới, có hiệu lực từ 01/5/2013 đã quy định quan hệ này thành 1 chế định khá cụ thể từ Đ.179 đến 183. HĐLĐ Người giúp việc phải bằng văn bản với gần như đầy đủ các quy định của 1 HĐLĐ bình thường, trong đó BHXH, BHYT ta phải trả trực tiếp cho họ.
Bên cạnh các nghĩa vụ của ta, luật mới còn quy định nghĩa vụ bồi thường khi có lỗi trong việc chấm dứt HĐLĐ từ người giúp việc. Tức nếu đối chiếu theo Luật thì bác có quyền ....kiện họ ;)).
Thực tế, vì là quan hệ đặc biệt nên Luật phải điều chỉnh và nay đã luật hoá. Tuy nhiên để áp dụng trong thực tế thì còn lâu lắm. Đặc thù của người giúp việc với đa số là hạn chế về trình độ cũng như chỗ thân quen. Vì vậy ta vẫn theo tập quán qua loa. Nhưng khi có vấn đề thì người ta sẽ lôi những quy định ra thì PL đã định rõ, ta làm sai thì phải chịu chế tài.
Cũng như vấn đề vi phạm PL trong mỗi người dân- hầu như ai cũng có vi phạm trong quá trình sống và tồn tại của mình. Chỉ riêng vấn đề thuế thì dù là cá nhân thì ......sờ đâu cũng có vi phạm ;((
 
Hạng D
27/9/09
4.015
87
63
trăm điều vui
Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.

Đang có đề tài cũng hay hay, vật nuôi ....lang thang ra đường gây tai nạn, ai phải bồi thường? Bồi thuòng mức độ nào ? Cơ sở pháp lý ?