Re: Ọp trao đổi kiến thức pháp luật để xử lý tình huống đời thường.
Năm 2004 em đã mở thử nghiệm mãng dịch vụ đào tạo, cung cấp người giúp việc. Doanh nghiệp tuyển người, ký HĐLĐ và đào tạo các kỹ năng cơ bản về vận hành máy móc, vật dụng của gia đình..vv. Sau khóa đào tạo ngắn hạn 07 ngày công ty ký HĐ dịch vụ với chủ nhà. Mọi việc tuyển chọn, ký HĐLĐ và nghĩa vụ, quyền lợi người lao động tuân thủ đều theo đúng theo quy định pháp luật tại thời điểm đó vì doanh nghiệp em quản lý tuy là công ty cổ phần nhưng trong đó có vốn nhà nước 31%. Sau khi mở mãng dịch vụ này, số lượng đơn yêu cầu cung cấp DV rất nhiều nhưng CT chỉ cung cấp được 30% số lượng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động có nhiều diển biến tréo que nửa khóc, nữa cười. Nguyên nhân chính là do loại hình DV này trong xã hội đã có từ lâu theo hình thức tự nguyện thuận mua, vừa bán còn em thì muốn chuyên nghiệp hóa.
Nhưng lúc ấy do em thiếu kinh nghiệm, chủ quan nên chỉ thực hiện được ý tưởng đưa loại hình này thành một mãng dịch vụ chính để kinh doanh, bảo đảm đầy đủ các quyền lợi chính đáng được hưởng cho người lao động của một doanh nghiệp nhà nước một cách rỏ ràng, sòng phẳng và soạn thảo quy trình đào tạo bài bản. Nhưng em quên đi một điều cực kỳ quan trọng là ý thức về giai cấp, quan điểm, mối quan hệ truyền thống từ ngàn xưa đến nay của chủ nhà và người giúp việc với xã hội VN không thể một sớm một chiều mà thay đổi được. Do đó để chuyên nghiệp hóa loại hình này phải cần thời gian để thẩm thấu, từng bước định hình để chuyển đổi tầm nhìn và ý thức hệ cho người có yêu cầu dịch vụ và người làm dịch vụ.
Theo thực tế hiện nay loại dịch vụ này phổ biến hầu hết ở mọi nơi nhất là các đô thị lớn. Tuy nhiên do số lượng CUNG ít hơn CẦU nên chất lượng dịch vụ không được cải thiện bao nhiêu với lý do:
Về người giúp việc: Phần lớn những người giúp việc hầu hết xuất thân từ nông dân hoặc dân nghèo thành thị nên từ kiến thức cho đến các kỹ năng và tính kỹ luật trong lao động đều không có. Ở họ có thói quen khỏe làm, mệt nghỉ thích thì làm không thích thì thôi. Một số người khi đến làm được vài ngày thì bỏ việc với lý do chủ nhà khó tính hoặc cách ăn uống không đúng với thói quen, sở thích của họ...vv. Ngoài ra khi đang làm nhưng đến ngày gặt lúa, đám giỗ là sẳn sàng bỏ việc về để làm chuyện nhà, bất cần đến khó khăn, hậu quả của chủ nhà phải gánh chịu khi họ đi.
Về chủ nhà: Theo tìm hiểu thì hiện nay phần lớn chủ nhà đã có thay đổi quan niệm, cái nhìn khác với trước đây về việc sử dụng người giúp việc. Họ tôn trọng, đối xử tốt và bình đẳng hơn. Có quan tâm đến quyền lợi, sức khỏe của người giúp việc nhưng đa số đối với những người họ thích và trung thành mà thôi. Ngoài ra thì tồn tại một số ít vẫn giử quan niệm CHỦ-TỚ hành xử không đúng khiến người giúp việc gặp nhiều khó khăn nên bỏ việc.
Có không ít trường hợp do cách cư xử của chủ nhà và người giúp việc gây ra những chuyện dở khóc, dở cười như chủ nhà lên cơn thả DÊ chạy rong hoặc người giúp việc MÊ người hoặc tài sản chủ nhà để tìm cách hoán đổi vị trí từ TỚ lên CHỦ nhằm thay đổi cuộc đời.
Với những lý do trên nên khi thử nghiệm trong vòng 06 tháng kết quả là em thất bại toàn tập. Đành phải ngưng cung cấp loại dịch vụ này vì hiệu quả không cao. Hiện nay trong TP có một số người có nguồn nhân lực 10-20 người ở quê là có thể kiếm tiền và làm giàu được với vai trò môi giới lấy phí từ chủ nhà và họ chơi chiêu bằng cách giới thiệu người lấy tiền xong thì người giúp việc đến làm dăm ba tháng, cố tình làm sai hoặc lơ là trong công việc để chủ nhà nói hơi nặng tý là có lý do thôi việc hoặc cùng lắm thì xin về quê. Do nhu cầu chủ nhà phải nhờ môi giới kiếm thêm người khác thay thế vậy là họ có thêm tiền!
Nên em nghĩ để chuyên nghiệp hóa loại dịch vụ đang HOT này như các bác đã bàn cần phải có thời gian khá dài để chuyên nghiệp hóa nó. Em cũng đang nghiên kiú tham khảo thêm ý kiến chém gió của các bác.
Năm 2004 em đã mở thử nghiệm mãng dịch vụ đào tạo, cung cấp người giúp việc. Doanh nghiệp tuyển người, ký HĐLĐ và đào tạo các kỹ năng cơ bản về vận hành máy móc, vật dụng của gia đình..vv. Sau khóa đào tạo ngắn hạn 07 ngày công ty ký HĐ dịch vụ với chủ nhà. Mọi việc tuyển chọn, ký HĐLĐ và nghĩa vụ, quyền lợi người lao động tuân thủ đều theo đúng theo quy định pháp luật tại thời điểm đó vì doanh nghiệp em quản lý tuy là công ty cổ phần nhưng trong đó có vốn nhà nước 31%. Sau khi mở mãng dịch vụ này, số lượng đơn yêu cầu cung cấp DV rất nhiều nhưng CT chỉ cung cấp được 30% số lượng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động có nhiều diển biến tréo que nửa khóc, nữa cười. Nguyên nhân chính là do loại hình DV này trong xã hội đã có từ lâu theo hình thức tự nguyện thuận mua, vừa bán còn em thì muốn chuyên nghiệp hóa.
Nhưng lúc ấy do em thiếu kinh nghiệm, chủ quan nên chỉ thực hiện được ý tưởng đưa loại hình này thành một mãng dịch vụ chính để kinh doanh, bảo đảm đầy đủ các quyền lợi chính đáng được hưởng cho người lao động của một doanh nghiệp nhà nước một cách rỏ ràng, sòng phẳng và soạn thảo quy trình đào tạo bài bản. Nhưng em quên đi một điều cực kỳ quan trọng là ý thức về giai cấp, quan điểm, mối quan hệ truyền thống từ ngàn xưa đến nay của chủ nhà và người giúp việc với xã hội VN không thể một sớm một chiều mà thay đổi được. Do đó để chuyên nghiệp hóa loại hình này phải cần thời gian để thẩm thấu, từng bước định hình để chuyển đổi tầm nhìn và ý thức hệ cho người có yêu cầu dịch vụ và người làm dịch vụ.
Theo thực tế hiện nay loại dịch vụ này phổ biến hầu hết ở mọi nơi nhất là các đô thị lớn. Tuy nhiên do số lượng CUNG ít hơn CẦU nên chất lượng dịch vụ không được cải thiện bao nhiêu với lý do:
Về người giúp việc: Phần lớn những người giúp việc hầu hết xuất thân từ nông dân hoặc dân nghèo thành thị nên từ kiến thức cho đến các kỹ năng và tính kỹ luật trong lao động đều không có. Ở họ có thói quen khỏe làm, mệt nghỉ thích thì làm không thích thì thôi. Một số người khi đến làm được vài ngày thì bỏ việc với lý do chủ nhà khó tính hoặc cách ăn uống không đúng với thói quen, sở thích của họ...vv. Ngoài ra khi đang làm nhưng đến ngày gặt lúa, đám giỗ là sẳn sàng bỏ việc về để làm chuyện nhà, bất cần đến khó khăn, hậu quả của chủ nhà phải gánh chịu khi họ đi.
Về chủ nhà: Theo tìm hiểu thì hiện nay phần lớn chủ nhà đã có thay đổi quan niệm, cái nhìn khác với trước đây về việc sử dụng người giúp việc. Họ tôn trọng, đối xử tốt và bình đẳng hơn. Có quan tâm đến quyền lợi, sức khỏe của người giúp việc nhưng đa số đối với những người họ thích và trung thành mà thôi. Ngoài ra thì tồn tại một số ít vẫn giử quan niệm CHỦ-TỚ hành xử không đúng khiến người giúp việc gặp nhiều khó khăn nên bỏ việc.
Có không ít trường hợp do cách cư xử của chủ nhà và người giúp việc gây ra những chuyện dở khóc, dở cười như chủ nhà lên cơn thả DÊ chạy rong hoặc người giúp việc MÊ người hoặc tài sản chủ nhà để tìm cách hoán đổi vị trí từ TỚ lên CHỦ nhằm thay đổi cuộc đời.
Với những lý do trên nên khi thử nghiệm trong vòng 06 tháng kết quả là em thất bại toàn tập. Đành phải ngưng cung cấp loại dịch vụ này vì hiệu quả không cao. Hiện nay trong TP có một số người có nguồn nhân lực 10-20 người ở quê là có thể kiếm tiền và làm giàu được với vai trò môi giới lấy phí từ chủ nhà và họ chơi chiêu bằng cách giới thiệu người lấy tiền xong thì người giúp việc đến làm dăm ba tháng, cố tình làm sai hoặc lơ là trong công việc để chủ nhà nói hơi nặng tý là có lý do thôi việc hoặc cùng lắm thì xin về quê. Do nhu cầu chủ nhà phải nhờ môi giới kiếm thêm người khác thay thế vậy là họ có thêm tiền!
Nên em nghĩ để chuyên nghiệp hóa loại dịch vụ đang HOT này như các bác đã bàn cần phải có thời gian khá dài để chuyên nghiệp hóa nó. Em cũng đang nghiên kiú tham khảo thêm ý kiến chém gió của các bác.