Bữa trước nói thôi rồi, nhưng thấy các bác cãi nhau ác quá nên lại xin có đôi lời:
1. Các bác cùng bớt từ ngữ chọc ngoáy nhau đi cho không khí diễn đàn nó vui vẻ. Ở đây chúng ta bàn cho "vui" là chính thôi, nói thật, vì chẳng có quan tòa hay luật sư ở đây.
2. Bác
@diluantran chắc biết mỗi luật GT nên cứ vịn vào mỗi luật đó thì tôi cũng xin khẳng định lại là ko đúng đâu. Một đối tượng do pháp luật quản lý sẽ có nhiều luật, quy định liên quan khác tác động. Ít nhất ở đây còn có những quy định liên quan chung cư, chủ đầu tư, ban quản trị, các văn bản ủy quyền cho nhau, việc cụ thể được chính quyền giao,.... nên ko ai nắm rõ cũng ko phán gì được cả đâu. Thậm chí nhà nước còn khuyến khích khu dân cư tự quản nếu mang lại trật tự an toàn xã hội, giúp cho chính quyền, các khu dân cư tự quản tốt thì chính quyền càng nhàn, và việc tự quản ra sao thì nó là tùy người, tùy nơi, có những thẩm quyền, hành động nhất định, theo ý muốn chung của cả một cộng đồng dân cư. Luật là áp chung, nhưng cũng linh hoạt trong nhiều tình huống, nếu ai cũng 1 là 1, 2 là 2 thì đã không có khái niệm "quản lý", ai làm cũng được vì cách làm sẽ rập khuôn giống nhau.
3. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của bác
@ican. Song theo tôi "lũy tre làng" chưa hẳn đã xấu, nó liên quan cái tính tự quản tôi nói ở trên. Trừ khi lập hội chống đối chính quyền thì lại là nghĩa khác rồi.
4. Chắc các bác đã nghe nhiều về câu chuyện ở một số chung cư, BQL cắt nước một số hộ dân không chịu đóng phí quản lý. Ừ thì kiện cáo nhau đi, dân bị cắt nước kêu BQL sai luật, chính quyền có ra thông báo yêu cầu không được cắt nước đi, rồi sao? Chính quyền có trả tiền cho BQL, có đứng ra thu hộ cho BQL khi một số hộ dân chây ì không đóng ko? Không. Vậy làm sao để công bằng với các hộ dân có đóng? Tại sao người ta cũng ở đó mà ko thực hiện nghĩa vụ như người khác? Với bên chịu trách nhiệm quản lý là BQL thì họ làm cách nào? Hay từ 10 hộ không đóng cũng chẳng sao thì sẽ có 100 hộ, 1000 hộ cũng sẽ ko tội gì phải đóng? Đương nhiên phải có biện pháp cưỡng chế, phải có nội quy, phải có thiết chế để xử lý.
Vậy nên trong cuộc sống, nhiều vấn đề đâu thể cứ lôi luật ra mà cãi nhau, vì bản chất luật ko thể xen vào hết mọi mặt của đời sống xã hội, vẫn rất cần sự nhận thức đúng đắn của mỗi người, từ cách sống, cách giao tiếp với mn xung quanh.
Giờ nếu vụ này đã đưa ra tòa thì cứ để tòa xử, chúng ta khỏi bàn cãi làm chi. Nhưng với hình ảnh chủ xe cầm búa đe dọa đầy trên mạng thì cứ kiện đi, chưa được vạ má đã sưng, có phải từ chuyện nhỏ xé ra to không? Tùy mỗi người đánh giá. Nhưng cá nhân tôi chắc chắn 1 điều, chẳng bao giờ hết chuyện "khóa bánh" hay "cắt nước" khi vẫn còn có những người sống vô ý thức, tự làm cho mình khác biệt với cộng đồng.