CHo em trao đồi thêm tí nhé..
Em cũng đã được đi vài xe có ABS (còn tốt), nhưng khi đạp phanh gấp không có hiện tượng như bác nói, tức là có cảm nhận ở Pedal, mà chỉ nghe tiếng rít nhẹ rất nhẹ ở bánh thôi. Nhưng có vài xe khi đi bình thường (không biết có phải chiếc đó bị sao không!)khi đạp phanh cũng nghe có cảm giác giật giật ở Pedal rồi ( em nhớ không nhầm hình như là 323 Mazda đời 98 và Musso nhập khẩu 97 thì phải!).
KHi em hỏi người am hiểu thì được trả lời là do nguyên lý làm việc có khác nhau tí chút, loại xe cao cấp thì đáp ứng của van tiết lưu là tín hiệu gần như tín hiệu tương tự (Analog), tuỳ theo vận tốc của bánh xe, còn các xe rẻ tiền hơn thì bộ van đó có hoạt động gần như là thay cho thao tác "nhấp nhả" của người lái nên sẽ không êm dịu bằng...
Có bác nào đi xe cao cấp nhiều (Bi, Mec, Lexus...) thì bảo cho em biết có phải là như vậy không nhá, chứ em nghĩ mấy xe đó không dễ gì bị giật ở Pedal phanh đâu...
Còn về nguyên lý bác trình bày thì quá đúng theo sách vở em được học, hình vẽ rất đẹp và dễ hiểu, mong bác có thêm gì hay thì quảng bá cho anh em học hỏi thêm nhá.
Luôn tiện hỏi bác, hệ thống hỗ trợ phanh gấp có phải là BAS không? (Braking Assitance System)
Em cũng đã được đi vài xe có ABS (còn tốt), nhưng khi đạp phanh gấp không có hiện tượng như bác nói, tức là có cảm nhận ở Pedal, mà chỉ nghe tiếng rít nhẹ rất nhẹ ở bánh thôi. Nhưng có vài xe khi đi bình thường (không biết có phải chiếc đó bị sao không!)khi đạp phanh cũng nghe có cảm giác giật giật ở Pedal rồi ( em nhớ không nhầm hình như là 323 Mazda đời 98 và Musso nhập khẩu 97 thì phải!).
KHi em hỏi người am hiểu thì được trả lời là do nguyên lý làm việc có khác nhau tí chút, loại xe cao cấp thì đáp ứng của van tiết lưu là tín hiệu gần như tín hiệu tương tự (Analog), tuỳ theo vận tốc của bánh xe, còn các xe rẻ tiền hơn thì bộ van đó có hoạt động gần như là thay cho thao tác "nhấp nhả" của người lái nên sẽ không êm dịu bằng...
Có bác nào đi xe cao cấp nhiều (Bi, Mec, Lexus...) thì bảo cho em biết có phải là như vậy không nhá, chứ em nghĩ mấy xe đó không dễ gì bị giật ở Pedal phanh đâu...
Còn về nguyên lý bác trình bày thì quá đúng theo sách vở em được học, hình vẽ rất đẹp và dễ hiểu, mong bác có thêm gì hay thì quảng bá cho anh em học hỏi thêm nhá.
Luôn tiện hỏi bác, hệ thống hỗ trợ phanh gấp có phải là BAS không? (Braking Assitance System)
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động
Em được học 1 khóa về an toàn do ông thầy là cảnh sát Mẽo dạy, ông này làm CS 29 năm, điều nghiên 3500 vụ tai nạn giao thông, viết hơn 12000 giấy phạt. Ổng nói, trên thực tế ổng thấy ABS chỉ có hiệu lực trên các loại xe đời rất cao (trên 100-120k USD giá tại Mỹ)em hoang mang quá, có cao thủ nào khẳng đinh hay bác bỏ được ko
Em được học 1 khóa về an toàn do ông thầy là cảnh sát Mẽo dạy, ông này làm CS 29 năm, điều nghiên 3500 vụ tai nạn giao thông, viết hơn 12000 giấy phạt. Ổng nói, trên thực tế ổng thấy ABS chỉ có hiệu lực trên các loại xe đời rất cao (trên 100-120k USD giá tại Mỹ)em hoang mang quá, có cao thủ nào khẳng đinh hay bác bỏ được ko
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động
ABS sử dụng buồng đệm và biến thiên tốc độ mô tơ bơm theo cường độ phanh sẽ ít bị giật ở chân phanh hơn. Xe Mazda 323 đời 98 sử dụng ABS có van dầu phanh loại cuộn chỉ (trượt ra một đầu là tăng áp, ở giữa là giữ áp, trượt sang đầu bên kia là giảm áp) nên ABS không được "ngọt" lắm. Các bác đi xe này đặc biệt chú ý phải thay dầu phanh 2 năm một lần. Nếu không van ABS có thể bị kẹt. Thay cả cụm thì tốn mà sửa thì lại không yên tâm, chả nhẽ lại bỏ ABS. Dấu hiệu nhận biết van ABS bị kẹt là phanh ở một bánh nào đó lúc thì mất hẳn, lúc lại bó cứng.
ABS sử dụng buồng đệm và biến thiên tốc độ mô tơ bơm theo cường độ phanh sẽ ít bị giật ở chân phanh hơn. Xe Mazda 323 đời 98 sử dụng ABS có van dầu phanh loại cuộn chỉ (trượt ra một đầu là tăng áp, ở giữa là giữ áp, trượt sang đầu bên kia là giảm áp) nên ABS không được "ngọt" lắm. Các bác đi xe này đặc biệt chú ý phải thay dầu phanh 2 năm một lần. Nếu không van ABS có thể bị kẹt. Thay cả cụm thì tốn mà sửa thì lại không yên tâm, chả nhẽ lại bỏ ABS. Dấu hiệu nhận biết van ABS bị kẹt là phanh ở một bánh nào đó lúc thì mất hẳn, lúc lại bó cứng.
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động
em không hiểu câu hỏi của bác lắm nhưng tại sao lại chỉ có tác dụng ở những xe đời cao. Em thấy đi băng tuyết ( bên Nga ) xe nào có ABS là cảm nhận ngay và cảm thấy rất hữu dụng. Em từng được chạy xe rất đắt tiền ( AUDI A8 Long 2006 ~ 100k USD ) và rẻ tiền ( xe của em Opel Vectra 1998 V6 2.5 ~ 10 000 USD ) về ABS em thấy nó làm việc như nhau, đều không bị mất lái khi trơn trượt, không bó và đều có cảm giác giật ở chân nhưng xe A8 thì thấy ít giật hơn, em chỉ thấy đi xe to bám đường và đầm hơn cảm giác an toàn hơn, cái này thì nó tổng hợp từ nhiều thứ mới tạo ra được không phải riêng hệ thống ABS.
em không hiểu câu hỏi của bác lắm nhưng tại sao lại chỉ có tác dụng ở những xe đời cao. Em thấy đi băng tuyết ( bên Nga ) xe nào có ABS là cảm nhận ngay và cảm thấy rất hữu dụng. Em từng được chạy xe rất đắt tiền ( AUDI A8 Long 2006 ~ 100k USD ) và rẻ tiền ( xe của em Opel Vectra 1998 V6 2.5 ~ 10 000 USD ) về ABS em thấy nó làm việc như nhau, đều không bị mất lái khi trơn trượt, không bó và đều có cảm giác giật ở chân nhưng xe A8 thì thấy ít giật hơn, em chỉ thấy đi xe to bám đường và đầm hơn cảm giác an toàn hơn, cái này thì nó tổng hợp từ nhiều thứ mới tạo ra được không phải riêng hệ thống ABS.
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động
Em xin bổ sung lại thế này cho chuẩn và dễ hiểu ...
Hệ thống ABS ( Anti-lock Bracking System) Như mọi người vẫn dịch là phanh chống bó cứng... thực chất không hoàn toàn đúng, khả năng chống bó cứng chỉ là tác dụng phụ của hệ thống phanh này ...
Thực chất trên lý thuyết về phanh ... hệ thống phanh đạt hiệu quả tốt nhất khi thõa mãn độ bám đường của bánh xe tốt nhất và áp lực phanh tỉ lệ với phản lực mặt đường tác dụng lên mỗi bánh xe...
từ đó hệ thống ABS nhờ sự điều khiển của ECU ( bộ xử lý trung tâm) sẽ điều chỉnh áp lực phanh để độ trượt bánh xe nằm trong khoảng 10-30 % khi đó hệ số bám đạt lớn nhất do đó tạo đc khả năng phanh tốt nhất ...
Đặc biệt khi xe bị trượt lết hoàn toàn ( bó cứng) thì hệ số bám giảm tối thiểu => Hệ thống ABS không để xảy ra khả năng này nên bị người ta gọi nhầm là Chống bó cứng ...
*) Ngoài ra nhờ có lý thuyết phanh như thế nên người ta củng đã phân phối lực phanh cho các bánh thích hợp theo áp lực mặt đg tác dụng lên bánh do đó lại sinh ra tiếp EBD ( hệ thống phân phối lực phanh điện tử)
Em xin bổ sung lại thế này cho chuẩn và dễ hiểu ...
Hệ thống ABS ( Anti-lock Bracking System) Như mọi người vẫn dịch là phanh chống bó cứng... thực chất không hoàn toàn đúng, khả năng chống bó cứng chỉ là tác dụng phụ của hệ thống phanh này ...
Thực chất trên lý thuyết về phanh ... hệ thống phanh đạt hiệu quả tốt nhất khi thõa mãn độ bám đường của bánh xe tốt nhất và áp lực phanh tỉ lệ với phản lực mặt đường tác dụng lên mỗi bánh xe...
từ đó hệ thống ABS nhờ sự điều khiển của ECU ( bộ xử lý trung tâm) sẽ điều chỉnh áp lực phanh để độ trượt bánh xe nằm trong khoảng 10-30 % khi đó hệ số bám đạt lớn nhất do đó tạo đc khả năng phanh tốt nhất ...
Đặc biệt khi xe bị trượt lết hoàn toàn ( bó cứng) thì hệ số bám giảm tối thiểu => Hệ thống ABS không để xảy ra khả năng này nên bị người ta gọi nhầm là Chống bó cứng ...
*) Ngoài ra nhờ có lý thuyết phanh như thế nên người ta củng đã phân phối lực phanh cho các bánh thích hợp theo áp lực mặt đg tác dụng lên bánh do đó lại sinh ra tiếp EBD ( hệ thống phân phối lực phanh điện tử)
RE: Phanh (thắng) ABS - Nguyên lý và hoạt động
Cả thế giới gọi ABS là Anti-lock Braking System nên không thể có chuyện gọi nhầm đâu bác ơi. Thời kỳ đầu thì khối điện thủy lực chỉ thực hiện mỗi chức năng ABS thôi. Sau này người ta thấy như thế phí quá nên mới tích hợp thêm một số chức năng nữa như EBD, ESC (ESP). Khi tốc độ dài của bánh xe sau nhỏ hơn bánh trước vượt quá 10% ~ 15% thì chức năng EBD được kích hoạt. NHiệm vụ chủ yếu của EBD là không cho phép lực phanh bánh sau lớn bằng lực phanh bánh trước. Sau khi EBD đã làm việc mà tốc độ dài của một bánh xe nào đó chậm hơn tốc độ dài của xe lớn hơn 15% thì chức năng ABS mới vào cuộc. Cái hay của ABS là không cho bánh xe xài hết ma sát vào việc phanh mà để dành lại một ít cho việc lái. Vì vậy xe có ABS chưa chắc cho kết quả quãng đường phanh ngắn nhất nhưng luôn đảm bảo không bị mất lái. EBD chỉ có hai chế độ là Hold Mode và Dump Mode và chỉ làm việc một lần. ABS có 3 chế độ (thêm chế độ Increase Mode) và làm việc nhiều lần tạo thành giai đoạn.
Cả thế giới gọi ABS là Anti-lock Braking System nên không thể có chuyện gọi nhầm đâu bác ơi. Thời kỳ đầu thì khối điện thủy lực chỉ thực hiện mỗi chức năng ABS thôi. Sau này người ta thấy như thế phí quá nên mới tích hợp thêm một số chức năng nữa như EBD, ESC (ESP). Khi tốc độ dài của bánh xe sau nhỏ hơn bánh trước vượt quá 10% ~ 15% thì chức năng EBD được kích hoạt. NHiệm vụ chủ yếu của EBD là không cho phép lực phanh bánh sau lớn bằng lực phanh bánh trước. Sau khi EBD đã làm việc mà tốc độ dài của một bánh xe nào đó chậm hơn tốc độ dài của xe lớn hơn 15% thì chức năng ABS mới vào cuộc. Cái hay của ABS là không cho bánh xe xài hết ma sát vào việc phanh mà để dành lại một ít cho việc lái. Vì vậy xe có ABS chưa chắc cho kết quả quãng đường phanh ngắn nhất nhưng luôn đảm bảo không bị mất lái. EBD chỉ có hai chế độ là Hold Mode và Dump Mode và chỉ làm việc một lần. ABS có 3 chế độ (thêm chế độ Increase Mode) và làm việc nhiều lần tạo thành giai đoạn.