Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
5/8/06
2.079
32.239
113
Vôva nói:
Em xin tiếp bài toán kinh tế. Thu phí khủng như vậy gần như sẽ bóp chết thị trường xe hơi. Năm ngoái xe và bộ linh kiện nhập cỡ 1.5 tỷ đô. Các chủ xe phải đóng thuế, trước bạ và phí linh tinh tầm 2.5 tỷ đô thì mới ra đường được.
Em giả sử thị trường chỉ còn 500 triệu đô. Như vậy ngân sách sẽ thất thu gần 1.5 tỷ đô, vì người mua xe mới sụt giảm thảm hại.
Như vậy là hiệu quả kinh tế của biện pháp thu phí lưu hành cực thấp, mà lại làm tăng giá vốn của phần lớn hàng hoá, do chi phí vận tải tăng lên. Xét về toàn cục, kết quả sẽ rất bi đát.
<span style=""color: #ff0000;"">Vậy còn lựa chọn nào khác cho bọn đầy tớ? Em nghĩ có cách là bắt buộc các xe phải mua RFID, mỗi xe đều link đến một tài khoản ngân hàng. Cứ đi qua check point là tít một cái, đi luôn 50K. Như vậy chạy ra chạy vô khu trung tâm một lần là đi luôn 100k. Các này sẽ giảm được lưu lượng vào trung tâm, mà cũng ko ảnh hưởng quá lớn đến thị trường xe hơi. </span>
Cả đất nước này chỉ kẹt xe ở khu Trung tâm vào giờ cao điểm, chỉ cần mấy dòng đỏ đỏ ở trên là giải quyết được rồi.

Các bác nhìn tỷ lệ Vote của anh em trên OS thì đủ thấy giảm được 50% rồi đó.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
21/6/11
431
30.435
93
51
Q.1 HCMC
Xin được tiếp tục chương trình chém gió chiều - đêm nay với các bác.

@ anhbocau: bác muốn học công thức tính trực tiếp rồi thay đổi biến số này nọ thì gặp Vũ Thành Tự Anh hỏi chứ. Em là dân FI thực hành, em tin vào thực tế, ở đây là những gì đã diễn ra mỗi lần tăng giá xăng dầu (aka. trường hợp tương tự).

@ michaelkhoa: bác bắt giò trượt mất rồi; chắc do bác chưa hiểu nền chính trị VN. Và cũng vì nó là chính trị nên em không muốn giải thích cặn kẽ. Bác ham tìm hiểu thì có thể tự search thêm các thông tin như: chính sách vừa hồng vừa chuyên, về lịch sử công tác của anh # (aka. ảnh làm gì trước PVN), rồi khi ảnh ở PVN thì ảnh báo cáo trực tiếp đến ai trong khi bộ trưởng bộ chủ quản của ảnh thì làm gì, quyền gì ...
 
Hạng B2
21/6/11
431
30.435
93
51
Q.1 HCMC
@ vôva, mình không có source của bác, nhưng thấy số liệu bác đưa ra cross-check được. Như năm 2011 có 120k ô tô đăng ký mới, phỏng đoán búa xua các loại thuế khóa cho mỗi xe tổng cộng là $15k thì cũng $1.8 tỷ rồi. Thằng Tây Lông gì gì nó bảo: # định "làm thịt gà đẻ trứng", tài phết!

Anyway, nó càng chứng minh rõ hơn sự "hợp lý", khả thi của đề xuất thu phí lưu hành pt này!
 
Hạng F
12/9/10
6.651
44.582
113
48
Bà Tó
Hẻm phải , ý em là muốn biết ảnh hưởng sẽ cỡ nào .
Type hỏng rõ ràng
bash.gif
 
Hạng B2
21/6/11
431
30.435
93
51
Q.1 HCMC
@ bác Vững & vôva
Em đang cố chứng mình vụ phí lưu hành này chả liên quan mịa gì đến ách tắc giao thông mà? Mà có nó cũng chả giảm ách tắc tý nào; em sẽ phân tích điều đó sau chút nữa.
 
Hạng D
9/5/09
3.410
16.463
113
Topic hay tối vêf nhà suy nghĩ rồi type hầu các bác. Giờ em dọn dẹp đồ đạc êề quê ăn tết đã
 
Hạng B1
4/6/11
53
6
8
Ủng hộ a # một tý nhỉ, những cái lợi thu được từ thu phi
1. BGTVT có tiền làm các công trình GT--- nhiều người hưởng lợi.:D
2. NN tiết kiệm đc 1 số ngoại tệ khi giảm nhập khẩu oto, xăng dầu
3. Giảm xe cộ--- ùn tắc không gia tăng.
 
Hạng D
11/5/09
1.047
3.010
143
Em cũng thấy thu phí kiểu đề xuất của bác # sẽ không làm giảm ùn tắc giao thông. Bài này mới đang trên VN Express, em thấy khá hay và em Vote cho Phương 3.
Em nghĩ, nếu đã thu phí phương tiên giao thông cá nhân thì Phương Án 3 sẽ góp phần làm giảm một phần việc sử dụng o tô cá nhân trong việc di chuyển. Nếu kết hợp thêm thu phí khi vào nội thành theo phương án thu tự động, không dừng phương tiện thì cũng góp thêm một ít nữa việc hạn chế lưu thông vào nội thành.

-----------------------

Đề xuất cách thu phí giao thông
Tăng phí cầu đường đối với xe du lịch dưới 10 chỗ ngồi qua các Trạm thu phí. Các phương tiện khác giữ nguyên. Đối với xe đi vào nội thành các thành phố lớn thì thu phí qua các Trạm thu phí tự động, có hai mức giá cho giờ cao điểm và thấp điểm. Tôi là công dân Hà Nội. Mấy ngày nay cũng bức xúc, trăn trở thậm chí lo lắng với phí giao thông mà Bộ GT vừa đề xuất. Vì thế tôi muốn đưa ra phương án sau đây, mong được sự lắng nghe của các nhà quản lý.
1/ Các loại thuế và phí mà phương tiện cá nhân, ô tô cá nhân đang có nghĩa vụ thực hiện
Thuế: Nhập khẩu: 83% đối với xe nhập
Thuế tiêu thu đặc biệt: 50%(Giá xe + Thuế nhập khẩu)
Thuế GTGT: 10% (giá xe + thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB)
Phí:
Phí trước bạ: 20% (giá xe + thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB+thuế GTGT)
Phí biển: 20 triệu đồng
Phí cầu đường
Phí duy tu cầu đường: 1000 đồng/1 lít (qua giá xăng dầu)
2/ Vì sao thu thuế, phí cao vậy mà vẫn không hạn chế được ô tô cá nhân
- Thực ra cũng hạn chế được rất nhiều rồi nhưng chỉ hạn chế được người chưa đủ tiền mua ô tô mà thôi
- Hãy thử phân tích vì sao: Nhìn vào các loại thuế + phí trên ta nhận thấy ngay chỉ có phí cầu đường và phí xăng dầu là đảm bảo sự công bằng: Ai đi nhiều trả nhiều, còn các loại thuế phí khác đánh vào chủ sở hữu. Rất nhiều người hỏi rằng thuế cao vậy mà vẫn mua ô tô, tôi xin nói thẳng ra: ô tô trở thành tài sản, khi họ mua ô tô giá cao như vậy thì đồng nghĩa họ bán ô tô giá cũng cao như vậy. Bởi vì thuế + phí mà họ đóng thì tự nhiên trở thành tài sản của người mua ô tô. Nên mặc nhiên họ vẫn mua ô tô dù có tăng thêm thuế, mà thuế chỉ có tăng chứ đâu thấy giảm, mua sớm lợi sớm. Tôi nói thật giả sử tự nhiên bỏ hết thuế và phí trên, ai đang có ô tô rồi sẽ tiếc của. Chính vì thế, việc thu thuế phí như hiện nay không bao giờ hạn chế được xe cá nhân.
3/Các giải pháp hạn chế thu thuế xe cá nhân qua thuế và phí
Phương án 1: Thu theo năm, đây là phương án của Bộ GTVT đề xuất
Ưu: Phí này không trở thành chủ sở hữu của chủ xe nên họ phải tính toán khi mua ô tô mới
Nhược: Không đảm bảo được sự công bằng: Người đi nhiều cũng đánh đồng như người đi ít, dẫn đến tình trạng đã có xe nghiến răng đóng phí mà đã đóng rồi thì phải đi cho khỏi phí
Phương án 2: Thu qua xăng dầu
Ưu: Đảm bảo được sự công bằng
Nhược: Ảnh hưởng đến giá thành vận tải của xe tải, xe khách dẫn tới lạm phát gây bất ổn cho nền kinh tế
Phương án 3: Tăng phí cầu đường đối với xe du lịch dưới 10 chỗ ngồi qua các Trạm thu phí, có thể tăng lên gấp 7 lần so với mức giá hiện nay. Các phương tiện khác giữ nguyên. Có thể xây dựng thêm các Trạm thu phí dày hơn và giảm phí cho các phương tiện vận tải khác.
Đối với xe đi vào nội thành các thành phố lớn thì thu phí qua các Trạm thu phí tự động, có hai mức giá cho giờ cao điểm và thấp điểm
Ưu: Đảm bảo sự công bằng, ai đi nhiều trả nhiều
Tận dụng cơ sở vật chất (trạm thu phí) hiện có mà không phải hình thành bộ máy thu phí
Lúc ấy mọi người vẫn mua ô tô, tạo tiền đề kích thích nền công nghiệp ô tô
Nhược: Khó kiểm soát nguồn thu (có thể khắc phục được)
Qua phân tích trên, theo tôi phương án 3 là khả thi nhất.

Nguồn Vnexpress.net
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
21/6/11
431
30.435
93
51
Q.1 HCMC
Hy vọng loạt post trên của em đã đủ để có một cách nhìn hoàn toàn khác về bản chất việc anh # đang định làm. Giờ em làm thêm chút về các lý do “cao cả” mà bác bộ trưởng cùng cộng sự đang dùng để giải thích cho đề xuất thu phí lưu hành.

Báo chí thuật lại cũng dài dòng, nhưng tựu chung lại có 4 điểm sau:
  1. “Thu phí lưu hành xe để đảm bảo công bằng xã hội” – tít 100% lời a. #
  2. Thu phí lưu hành để ‘dân đi xe buýt’ – tít 100% lời Chánh Văn Phòng – BGT
  3. Thu phí lưu hành sẽ góp phần giải quyết trạng kẹt xe. Chả biết ai nói, dưng “mọi người” cứ đinh ninh là bác # bảo thế
  4. Phí lưu hành xe sẽ là nguồn thu cho việc sửa chữa – phát triển hệ thống GT
Nhỡ em lướt báo chí mà thiếu thì các bác cứ bổ xung vô tư. Bẻ được hết ấy mà, vì bản chất có phải vậy đâu?!
 
Hạng B2
21/6/11
431
30.435
93
51
Q.1 HCMC
Về điểm thứ 1 “Thu phí lưu hành xe để đảm bảo công bằng xã hội”:

Em thì không có bản job definition của bộ trưởng GT, nhưng về lý chung thì bác chịu trách nhiệm về bộ máy quản lý giao thông, về công trình giao thông của quốc gia. Nhiệm vụ “đảm bảo công bằng xã hội”, nếu có, thì là việc của cả một bộ máy chính trị; các bác lôi Hiến Pháp ra đọc chắc cụ thể hơn. Cá nhân Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng còn chưa có cửa đảm bảo nói gì anh #? Còn phân tích, nhận định một việc anh làm là có “công bằng” hay không thì là việc của xã hội, anh ạ.

Hehe, viết đến đây, em hình dung ra ngay anh # mắng em: “thế mày là thằng nào mà giám nhận xét việc của anh?”. Vầng, em cũng chém gió giống anh thôi, nhưng em không phủ cho nó những lý do cao cả & chắc em chịu tìm hiểu những gì mình nói hơn anh.

Thưa anh, trước khi đề cập đến “công bằng xã hội” anh đã mở từ điển tiếng Việt hay ít ra là google thử xem “công bằng”, “công bằng xã hội” là gì chưa ạ?.

“Công bằng” trích y văn từ điển tiếng Việt, từ điển triết học, từ điển tiếng Anh (fair), thì nó là: không thiên vị ai, ai cũng có cơ hội như nhau (equal opportunity).

Thưa anh, con Cam rỉ 3.5 sử dụng lòng đường, đốt khí thải có bằng 10 lần con Rim 2B?, vậy sao thu phí gấp 100 lần con Rim lại là không thiên vị, là như nhau (aka. công bằng)?

Hay như, bạn em, làm quản lý nhà máy ở KCN xa tít tắp, ngày ngày đi làm bằng xe bus cty. Ảnh mua thêm cái xe hơi chỉ để chở con cái đi dã ngại cuối tuần. Ảnh vừa dùng xe ít (kệ ảnh!), vừa chả làm thành phố thêm kẹt xe tẹo nào. Vậy thu phí ảnh cũng như mọi xe kẽo kẹt ngày ngày vào trung tâm liệu có công bằng?

Hay anh # hiểu công bằng theo nghĩa “lấy của người giàu chia cho người nghèo”?, hehe đó là công bằng kiểu Robinhood!

Hay anh hiểu “người giàu phải đóng góp cho xã hội nhiều hơn người nghèo”?
Để giàu họ đã đóng góp cho xã hội nhiều hơn rồi (làm ra nhiều của cải hơn, nộp thuế tỷ lệ thuận với doanh thu, thu nhập etc.). Sử dụng xe hơi chỉ là lựa chọn của họ thôi, họ đã phải trả giá bằng 2.5 lần bọn tư bản giãy chết rồi. Giờ anh thêm đặt thêm gông vào cổ họ với một tỷ lệ không dựa trên cơ sở nào, rồi tiếp tục gọi đó là “công bằng”?
 
Status
Không mở trả lời sau này.