Đây là chiêu của chú Thăng mà thôi. Biết là giao thông hiện nay là vô phương cứu chữa. Nên nghĩ ra loại thuế này, và phải đóng thật cao. Đương nhiên chính phủ và người dân sẽ không đồng ý rồi. Và lỗi không phải của chú Thăng nhé, tại vì không duyệt cho tôi thì không giải quyết được vấn đề nhé. Thế thôi
(Petrotimes) - Sáng 10/01/2012, tại cuộc giao ban báo chí do Bộ Thông tin & Truyền thông cùng Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Mạnh Hùng đã thông tin với báo giới khá chi tiết về việc Bộ GTVT đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung hai loại phí: Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương bằng nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể để kiềm chế gia tăng, giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Tuy nhiên tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông vẫn đang diễn ra phức tạp và số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức rất cao.
Bình quân mỗi năm ở nước ta có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông. Đây là con số kinh hoàng xét về mọi khía cạnh và mọi sự so sánh.
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; trong đó có sự gia tăng quá nhanh về số lượng phương tiện (đặc biệt là phương tiện cá nhân) làm tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông, vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng. Đồng thời đã kiến nghị hàng loạt giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài, trong đó có việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí theo hướng bổ sung nội dung thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí giao thông lưu hành vào trung tâm thành phố vào Danh mục Phí và lệ phí nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giao thông vận tải.
Nghị quyết số 21/2011/QH3 ngày 26/11/2011 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ GTVT nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn giao thông. Đồng thời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành sớm nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ô tô đi vào trung tân thành phố giờ cao điểm (Thông báo số 295/TB-VPCP ngày 6/12/2011 của Văn phòng Chính phủ).
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 28/12/2011 Bộ GTVT đã có tờ trình số 88/68/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng hoàn chỉnh hồ sơ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành nghị định bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2011/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2011 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kinh nghiệm của một số quốc gia như Anh, Singapore, Mỹ, Thụy Điển, Trung Quốc cho thấy, Chính phủ các nước đều đưa ra các biện pháp để nhằm hạn chế sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông cá nhân như Luật hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ năm 1998 của Anh; chính sách đấu thầu quyền đăng ký lưu hành xe ô tô cá nhân của Singapore (kết quả đấu giá đăng ký xe đợt 1 tháng 12/2011 tại Singapore, để có quyền đăng ký lưu hành 01 xe ô tô loại dung tích xilanh dưới 1.600 cm3 hoặc xe taxi, chi phí thấp nhất chủ xe phải bỏ ra là 52.392 đô la Singapore tương đương 855 triệu đồng Việt Nam); chính sách quay số may mắn để có quyền đăng ký lưu hành xe ô tô cá nhân của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Như vậy, bên cạnh biện pháp hành chính cần phải có một số giải pháp về kinh tế để giảm thiểu sự gia tăng của số lượng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để tham gia giao thông.
Mục tiêu của việc bổ sung hai loại phí trên nhằm đưa ra những giải pháp kinh tế cụ thể, đột phá kiềm chế sự gia tăng, giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân; giảm tải mật độ phương tiện tham gia giao thông tại các thành phố lớn (đặc biệt là khu vực trung tâm), từ đó kiềm chế, giảm dần ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, đề xuất này cũng tạo thêm nguồn thu đáng kể để chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông (dự kiến số thu phí lưu hành phương tiện giao thông các nhân đối với xe ô tô khoảng 15.239,080 tỷ đồng/năm).
Theo quy luật, nếu chi phí kinh tế cho việc sử dụng một loại phương tiện giao thông nào đó tăng cao thì người dân sẽ thay thế bằng một loại phương tiện khác có chi phí kinh tế thấp hơn. Do vậy đề xuất này sẽ làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân, hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng. Khi đề xuất này được triển khai, mật độ phương tiện tham gia giao thông được giảm tải, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện thì chính người dân sẽ được hưởng lợi từ cơ chế do tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và giảm hao mòn phương tiện khi tham gia giao thông.
Đề xuất này khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân có thể triển khai sớm (tuy nhiên cần có thời gian nhất định để xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn). Riêng thời điểm cụ thể để áp dụng việc thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng nhân dân cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và yêu cầu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông của địa phương.
Chi tiết về hai loại phí trên như sau:
1. Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ
Đối tượng thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ là xe mô tô và xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Mức thu đối với xe ô tô từ 20 triệu/năm đến 50 triệu đồng/năm (20 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm 3 , 30 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh từ trên 2.000 cm 3 đến 3.000 cm 3 , 50 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm 3 ).
Mức thu đối với xe mô tô từ 500 nghìn đồng/năm đến 1 triệu đồng/năm (500 nghìn đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm 3 ; 1 triệu đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm 3 trở lên).
Với xe ô tô đăng ký trong nước, phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được thu khi kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; cơ quan thu phí là các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Với xe ô tô đăng ký nước ngoài, phí được thu khi cho phép ô tô tạm nhập để lưu hành vào lãnh thổ Việt Nam; cơ quan thu phí là các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông Vận tải.
Với xe mô tô, phí được giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thu; trước mắt chỉ thu đối với mô tô ở 5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Cơ quan thu phí đối với xe ô tô được để lại 1,5%; cơ quan thu phí đối với mô tô được để lại 5% số thu để chi cho công tác tổ chức thu. Số còn lại được dùng để tạo nguồn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm
Đối tượng thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là xe ô tô các loại, trong đó miễn phí thu phí đối với các loại xe công (xe cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an) và xe ô tô buýt. Dự tính giờ cao điểm buổi sáng từ 06 giờ 00 đến 08 giờ 30; buổi chiều từ 16 giờ 00 đến 19 giờ 00 (trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật). Trước mắt tổ chức thu phí sẽ thí điểm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Khu vực thu và mức thu cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Dự kiến mức thu 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại.
Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm được thu qua các trạm thu phí thông minh (tự động, không dừng); thu một lượt khi xe đi vào trung tâm thành phố. Cơ quan thu phí được trích lại một tỉ lệ nhất định để chi cho công tác tổ chức. Số còn lại được dùng để tạo nguồn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Để thực hiện thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc bổ sung Danh mục Phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết hai loại phí nói trên và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã trả lời các thắc mắc của báo chí và mong muốn các cơ quan báo chí cùng vào cuộc tuyên truyền góp phần cùng Chính phủ có những giải pháp thiết thực, đột phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII về việc kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Ngân Hà
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương bằng nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể để kiềm chế gia tăng, giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Tuy nhiên tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông vẫn đang diễn ra phức tạp và số người chết do tai nạn giao thông vẫn ở mức rất cao.
Bình quân mỗi năm ở nước ta có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông. Đây là con số kinh hoàng xét về mọi khía cạnh và mọi sự so sánh.
Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về các nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; trong đó có sự gia tăng quá nhanh về số lượng phương tiện (đặc biệt là phương tiện cá nhân) làm tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông, vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng. Đồng thời đã kiến nghị hàng loạt giải pháp đồng bộ trước mắt và lâu dài, trong đó có việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Pháp lệnh phí và lệ phí theo hướng bổ sung nội dung thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí giao thông lưu hành vào trung tâm thành phố vào Danh mục Phí và lệ phí nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giao thông vận tải.
Nghị quyết số 21/2011/QH3 ngày 26/11/2011 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã tán thành các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, Bộ GTVT nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về an toàn giao thông. Đồng thời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành sớm nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ô tô đi vào trung tân thành phố giờ cao điểm (Thông báo số 295/TB-VPCP ngày 6/12/2011 của Văn phòng Chính phủ).
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 28/12/2011 Bộ GTVT đã có tờ trình số 88/68/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng hoàn chỉnh hồ sơ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, ban hành nghị định bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2011/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2011 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kinh nghiệm của một số quốc gia như Anh, Singapore, Mỹ, Thụy Điển, Trung Quốc cho thấy, Chính phủ các nước đều đưa ra các biện pháp để nhằm hạn chế sự gia tăng về số lượng phương tiện giao thông cá nhân như Luật hạn chế lưu lượng giao thông đường bộ năm 1998 của Anh; chính sách đấu thầu quyền đăng ký lưu hành xe ô tô cá nhân của Singapore (kết quả đấu giá đăng ký xe đợt 1 tháng 12/2011 tại Singapore, để có quyền đăng ký lưu hành 01 xe ô tô loại dung tích xilanh dưới 1.600 cm3 hoặc xe taxi, chi phí thấp nhất chủ xe phải bỏ ra là 52.392 đô la Singapore tương đương 855 triệu đồng Việt Nam); chính sách quay số may mắn để có quyền đăng ký lưu hành xe ô tô cá nhân của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Như vậy, bên cạnh biện pháp hành chính cần phải có một số giải pháp về kinh tế để giảm thiểu sự gia tăng của số lượng phương tiện giao thông cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để tham gia giao thông.
Mục tiêu của việc bổ sung hai loại phí trên nhằm đưa ra những giải pháp kinh tế cụ thể, đột phá kiềm chế sự gia tăng, giảm dần số lượng phương tiện giao thông cá nhân; giảm tải mật độ phương tiện tham gia giao thông tại các thành phố lớn (đặc biệt là khu vực trung tâm), từ đó kiềm chế, giảm dần ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, đề xuất này cũng tạo thêm nguồn thu đáng kể để chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông (dự kiến số thu phí lưu hành phương tiện giao thông các nhân đối với xe ô tô khoảng 15.239,080 tỷ đồng/năm).
Theo quy luật, nếu chi phí kinh tế cho việc sử dụng một loại phương tiện giao thông nào đó tăng cao thì người dân sẽ thay thế bằng một loại phương tiện khác có chi phí kinh tế thấp hơn. Do vậy đề xuất này sẽ làm tăng chi phí kinh tế của việc sử dụng phương tiện cá nhân, hướng người dân vào việc sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng. Khi đề xuất này được triển khai, mật độ phương tiện tham gia giao thông được giảm tải, tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện thì chính người dân sẽ được hưởng lợi từ cơ chế do tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và giảm hao mòn phương tiện khi tham gia giao thông.
Đề xuất này khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân có thể triển khai sớm (tuy nhiên cần có thời gian nhất định để xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn). Riêng thời điểm cụ thể để áp dụng việc thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng nhân dân cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và yêu cầu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông của địa phương.
Chi tiết về hai loại phí trên như sau:
1. Phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ
Đối tượng thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ là xe mô tô và xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Mức thu đối với xe ô tô từ 20 triệu/năm đến 50 triệu đồng/năm (20 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh không quá 2.000 cm 3 , 30 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh từ trên 2.000 cm 3 đến 3.000 cm 3 , 50 triệu đồng/năm cho ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cm 3 ).
Mức thu đối với xe mô tô từ 500 nghìn đồng/năm đến 1 triệu đồng/năm (500 nghìn đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm 3 ; 1 triệu đồng/năm cho mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm 3 trở lên).
Với xe ô tô đăng ký trong nước, phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ được thu khi kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; cơ quan thu phí là các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Với xe ô tô đăng ký nước ngoài, phí được thu khi cho phép ô tô tạm nhập để lưu hành vào lãnh thổ Việt Nam; cơ quan thu phí là các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông Vận tải.
Với xe mô tô, phí được giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thu; trước mắt chỉ thu đối với mô tô ở 5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Cơ quan thu phí đối với xe ô tô được để lại 1,5%; cơ quan thu phí đối với mô tô được để lại 5% số thu để chi cho công tác tổ chức thu. Số còn lại được dùng để tạo nguồn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm
Đối tượng thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là xe ô tô các loại, trong đó miễn phí thu phí đối với các loại xe công (xe cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; xe quân đội; xe công an) và xe ô tô buýt. Dự tính giờ cao điểm buổi sáng từ 06 giờ 00 đến 08 giờ 30; buổi chiều từ 16 giờ 00 đến 19 giờ 00 (trừ ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật). Trước mắt tổ chức thu phí sẽ thí điểm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Khu vực thu và mức thu cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Dự kiến mức thu 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại.
Phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm được thu qua các trạm thu phí thông minh (tự động, không dừng); thu một lượt khi xe đi vào trung tâm thành phố. Cơ quan thu phí được trích lại một tỉ lệ nhất định để chi cho công tác tổ chức. Số còn lại được dùng để tạo nguồn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Để thực hiện thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc bổ sung Danh mục Phí, lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết hai loại phí nói trên và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng đã trả lời các thắc mắc của báo chí và mong muốn các cơ quan báo chí cùng vào cuộc tuyên truyền góp phần cùng Chính phủ có những giải pháp thiết thực, đột phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII về việc kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Ngân Hà
Mấy thằng nông dân, cứ đi so sánh với Singapore. Sing đất của nó nhỏ như cái lỗ mũi, chỉ là một hòn đảo bằng với đảo Phú Quốc của mình. Muốn mở rộng ra, thì mở bằng mắt hả các bác. Cho nên nó phải cấm là phải. Không lẽ nó phá hết nhà đi làm đường...
Còn Trung Quốc, hạ tầng của nó, chỉ toàn là 10 làn xe khắp mọi nơi từ nông thôn tới thành phố. Hạ tầng như vậy mà còn kẹp vì dân nó quá đông, nên phải hạ chế. Còn nước mình...
Còn Trung Quốc, hạ tầng của nó, chỉ toàn là 10 làn xe khắp mọi nơi từ nông thôn tới thành phố. Hạ tầng như vậy mà còn kẹp vì dân nó quá đông, nên phải hạ chế. Còn nước mình...
Last edited by a moderator:
Em nghĩ trước sau gì cũng ban hành thôi, nhưng mà Cphủ sẽ không quyết, để cho UB thường vụ Quốc hội quyết để sau này dân có phản ứng thì cũng cho là đây là quyết định tập thể của đại biểu quốc hội. Không ai chịu trách hniệm cá nhân
Bác này nói đúng nè. Em qua Sing công tác thích nhất là đi bộ hoặc tàu điện, bởi vì quá thoáng đãng, mát mẻ, sạch sẽ. Đi bộ và MRT là an toàn nhất. Đi xe ko có chỗ đậu, lo lắng tai nạn. Còn Viêt Nam thì đi bằng gì ạ? Đi bằng niềm tin à? Hay bằng con ngựa sắt mà ko biết ra đường bị nó phang vào chết lúc nào. Ko biết lão # có đọc được những bài báo của tụi Tây, và Mẽo viết về giao thông Việt Nam không nhỉ. Em thì thấy nhục lắm. So sánh khập khiễng.RMX nói:Mấy thằng nông dân, cứ đi so sánh với Singapore. Sing đất của nó nhỏ như cái lỗ mũi, chỉ là một hòn đảo bằng với đảo Phú Quốc của mình. Muốn mở rộng ra, thì mở bằng mắt hả các bác. Cho nên nó phải cấm là phải. Không lẽ nó phá hết nhà đi làm đường...
Còn Trung Quốc, hạ tầng của nó, chỉ toàn là 10 làn xe khắp mọi nơi từ nông thôn tới thành phố. Hạ tầng như vậy mà còn kẹp vì dân nó quá đông, nên phải hạ chế. Còn nước mình...
Last edited by a moderator:
mjolie2002 nói:Thớt của bác Ha Sonata sao bị xóa rồi ta?Điên thật
Mấy cái thớt em lập cũng bị xóa nốt