Cái đó thì bác mamg ra thợ máy thôi ác ơi.Dạ ví dụ em làm vệ sinh cụm bướm ga, kiểm tra bù ga máy lạnh thì đem cho ông thợ máy hay thợ lạnh Bác?
Cái đó thì bác mamg ra thợ máy thôi ác ơi.
Em hiền khô chứ đâu có "ác" đâu Bác,
Thanks Bác nhiều nhé. Mốt rãnh em mang em nó đi Gara xong về báo cáo tình hình ạ.
Rất tiếc là em không còn Previa 91 bên mình để chụp hình. Em dùng hình trên Previa 94 vậy. Nguyên tắc chung là giống nhau.Dạ đúng ống này rồi Thầy, Thầy hay thật, chỉ là chụp đèn thôi hả Thầy, em mới xem lại cũng đoán là chụp đèn, ống hơi đâu giống vậy.
Cái ống mà Bác nói thì trên Previa 94 S/C thì nó thế này:
Đầu cắm vào phía sau cụm đèn theo thiết kế thì sẽ vặn khít khao vào lỗ. Tuy nhiên do đã từng rơi vào tay các thợ vườn tầm bậy, không chịu vặn mà cứ giật ra nên đầu ống toe toét hết, không còn khít nữa. Ống trong hình trên cũng cùng số phận, không vặn vào lỗ được nữa. Em phải mua ống khác (đồ cũ) mới khít được.
Đây là đầu vặn vào lỗ phía sau cụm đèn (vặn ngược chiều kim đồng hồ):
Đầu bên kia sẽ cắm vào cụm lọc gió:
Rất tiếc là bệnh của xe Thầy Thảo thì theo em lại không liên quan đến cái ống này (ống đưa gió vào cụm lọc gió) mà lại liên quan đến đoạn ống dưới gầm xe, tức là đoạn đi từ cụm lọc gió vào bướm ga. Thầy tháo đoạn đó ra kiểm xem có chỗ nào bị nứt không.
Đoạn ống dưới gầm là đoạn ống nhựa cứng (chứ không phải ống cao su) tương tự như trong hình dưới:
Em định đem Gara làm vệ sinh cụm bướm ga, kiểm tra bù ga máy lạnh, xem có cải thiện được vấn đề xe em hông, mà nếu đoạn ống dưới gầm xe, tức là đoạn đi từ cụm lọc gió vào bướm ga, kiểm tra mà có chỗ bị nứt thì có ảnh hưởng gì kg vậy Thầy, hay phải thay ống khác lành lặn mới được Thầy?
Tìm hiểu sơ:
http://autodaily.vn/2012/04/nguyen-ly-hoat-dong-cua-hop-so-tu-dong/
...
Hộp số chuyển số dựa trên tốc độ động cơ, tải, vị trí bướm ga... Ví dụ khi các bác đang cần tăng tốc thật lẹ hoặc đang leo dốc (tải lớn) thì xe sẽ "có nguyện vọng" cài số thấp, còn chạy lẹ mà nhẹ ga thì nó vẫn cho các bác số 4 như thường!
Khi động cơ hoạt động, bơm dầu của hộp số tạo nên áp suất dầu để đóng mở các cơ cấu chuyển số, tốc độ càng cao thì áp suất này sẽ càng cao, trong khi đó cọng ga sẽ khiển van tiết lưu để thay đổi áp suất dầu này.
Theo nguyên lý trên, hộp số nhận biết tải của xe dựa trên cọng dây ga của hộp số: Nếu nó càng căng thì hộp số hiểu là tải càng nặng và nó sẽ càng để ở số thấp. Do đó nếu các bác để cọng này quá căng thì xe sẽ ở số thấp lâu hơn hoặc rất dễ xuống số khi các bác tăng ga.
Em đã thử tăng từ 60km/g lên 80km/g bằng cách dộng lút ga: Đang từ số 4 nó tụt xuống số 2 và giữ luôn ở số 2 cho tới 80km/g, chỉ khi em buông chân ga thì nó mới lên lại số 4.
...
Nếu 1 cọng dây không có Stopper thì cũng không ngại lắm, cứ để nó chùng và kéo nhẹ, đến khi vừa có lực cản thì bấm cái Stopper cách mép lổ cáp chừng 0.8-1.5mm là xong (cái này theo sách... khác)!
...
Trong sách Previa Manual có hướng dẫn thêm cách chỉnh độ căng dây này khá pro (ngoài cách đạp hết ga và đo khoảng cách tới mép ống cao su). Cách này cho xe lên cầu, lắp đồng hồ đo áp suất dầu vào vị trí chuyên dùng ở hộp số, nổ máy, kéo thắng tay, chân trái đạp phanh hết cỡ, cài D, đo áp suất khi garanty, đạp nhanh hết ga tới lúc máy bắt đầu rần thì ghi lại áp suất này (buông chân ga ngay nếu bánh xe nhớm quay!). Lặp lại với số R. Nếu áp suất dầu trong khoảng sau thì độ căng dây là OK:
Ở D: Áp suất không tải 53-58 psi, áp suất "rần" 151-189 psi
Ở R: Áp suất không tải 73-81 psi, áp suất "rần" 203-270 psi
http://autodaily.vn/2012/04/nguyen-ly-hoat-dong-cua-hop-so-tu-dong/
...
Hộp số chuyển số dựa trên tốc độ động cơ, tải, vị trí bướm ga... Ví dụ khi các bác đang cần tăng tốc thật lẹ hoặc đang leo dốc (tải lớn) thì xe sẽ "có nguyện vọng" cài số thấp, còn chạy lẹ mà nhẹ ga thì nó vẫn cho các bác số 4 như thường!
Khi động cơ hoạt động, bơm dầu của hộp số tạo nên áp suất dầu để đóng mở các cơ cấu chuyển số, tốc độ càng cao thì áp suất này sẽ càng cao, trong khi đó cọng ga sẽ khiển van tiết lưu để thay đổi áp suất dầu này.
Theo nguyên lý trên, hộp số nhận biết tải của xe dựa trên cọng dây ga của hộp số: Nếu nó càng căng thì hộp số hiểu là tải càng nặng và nó sẽ càng để ở số thấp. Do đó nếu các bác để cọng này quá căng thì xe sẽ ở số thấp lâu hơn hoặc rất dễ xuống số khi các bác tăng ga.
Em đã thử tăng từ 60km/g lên 80km/g bằng cách dộng lút ga: Đang từ số 4 nó tụt xuống số 2 và giữ luôn ở số 2 cho tới 80km/g, chỉ khi em buông chân ga thì nó mới lên lại số 4.
...
Nếu 1 cọng dây không có Stopper thì cũng không ngại lắm, cứ để nó chùng và kéo nhẹ, đến khi vừa có lực cản thì bấm cái Stopper cách mép lổ cáp chừng 0.8-1.5mm là xong (cái này theo sách... khác)!
...
Trong sách Previa Manual có hướng dẫn thêm cách chỉnh độ căng dây này khá pro (ngoài cách đạp hết ga và đo khoảng cách tới mép ống cao su). Cách này cho xe lên cầu, lắp đồng hồ đo áp suất dầu vào vị trí chuyên dùng ở hộp số, nổ máy, kéo thắng tay, chân trái đạp phanh hết cỡ, cài D, đo áp suất khi garanty, đạp nhanh hết ga tới lúc máy bắt đầu rần thì ghi lại áp suất này (buông chân ga ngay nếu bánh xe nhớm quay!). Lặp lại với số R. Nếu áp suất dầu trong khoảng sau thì độ căng dây là OK:
Ở D: Áp suất không tải 53-58 psi, áp suất "rần" 151-189 psi
Ở R: Áp suất không tải 73-81 psi, áp suất "rần" 203-270 psi
Chỉnh sửa cuối:
Bộ đo gió (Air Flow Metter) có chức năng rất quan trọng là đo đếm lượng gió (oxy) theo đúng trạng thái và công suất của động cơ để ECU ra lệnh cho kim phun cung cấp xăng đúng theo tỷ lệ.Em định đem Gara làm vệ sinh cụm bướm ga, kiểm tra bù ga máy lạnh, xem có cải thiện được vấn đề xe em hông, mà nếu đoạn ống dưới gầm xe, tức là đoạn đi từ cụm lọc gió vào bướm ga, kiểm tra mà có chỗ bị nứt thì có ảnh hưởng gì kg vậy Thầy, hay phải thay ống khác lành lặn mới được Thầy?
Nếu sau khi cung cấp gió (oxy) đúng theo yêu cầu của động cơ thông qua lực hút của cụm bướm ga, nhưng do chỗ bị nứt nên gió vào cụm bướm ga sẽ nhiều hơn. Công suất của động cơ sẽ giảm đi thậm chí là tắt máy.
Một tác hại khác nữa từ chỗ nứt: Không khí đầy bụi bậm cát đất đi qua chỗ nứt này sẽ làm xước piston + cylinder !
Bộ đo gió (Air Flow Metter) có chức năng rất quan trọng là đo đếm lượng gió (oxy) theo đúng trạng thái và công suất của động cơ để ECU ra lệnh cho kim phun cung cấp xăng đúng theo tỷ lệ.
Nếu sau khi cung cấp gió (oxy) đúng theo yêu cầu của động cơ thông qua lực hút của cụm bướm ga, nhưng do chỗ bị nứt nên gió vào cụm bướm ga sẽ nhiều hơn. Công suất của động cơ sẽ giảm đi thậm chí là tắt máy.
Một tác hại khác nữa từ chỗ nứt: Không khí đầy bụi bậm cát đất đi qua chỗ nứt này sẽ làm xước piston + cylinder !
Dạ, trước mắt em làm vậy để đi tạm, chắc chắn phải thay ống mới Bác ạ, em đang tìm bạn bè có đi Sì Phố về AG nhưng chưa có ạ.