Hạng B2
4/10/11
244
32
28
Học xong 1 khóa lên trưởng khoa cũng chưa muộn mà bác! Thầy giáo phải yêu nghề như bác mới đào tạo ra trò giởi dc.
080402cool_prv.gif

 
Hạng D
10/3/06
1.727
346
83
ddtuyen nói:
Nhân tiện nói về cảm biến vị trí bướm ga (TPS), em xin tóm tắt về nguyên lý hoạt động của TPS theo sách hướng dẫn sửa chữa của Toyota:

Sơ đồ điện:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Cảm biến vị trí bướm ga của Previa là thuộc thế hệ cũ. Giắc cắm có 4 dây, với màu dây như trong sơ đồ trên, tương ứng với 4 chân cắm trên ECM:
- Chân VC: màu xanh da trời sọc đen
- Chân VTA: màu vàng sọc đỏ
- Chân IDL: màu xanh da trời sọc vàng
- Chân E2: màu nâu sọc đen

Vị trí và tên gọi các chân cắm trên ECM em đã đăng tại đây:
http://www.otosaigon.com/...ap-2-m8296768-p19.aspx

Khi bướm ga đóng hoàn toàn, 2 tiếp điểm của công tắc IDL trong TPS đóng. Khi đó điện thế tại chân IDL trên ECM là 0V. Đồng thời, một điện thế khoảng 0.3-0.8 V được cấp cho chân VTA của ECM.

Khi bướm ga mở, 2 tiếp điểm của công tắc IDL trong TPS ngắt. Khi đó điện thế 12V được cấp cho chân IDL của ECM.

Điện thế trên được cấp cho chân VTA của ECM sẽ tăng dần theo độ/góc mở của bướm ga và đạt giá trị trong khoảng 3.2-4.9 V khi bướm ga mở hết cỡ. ECM sẽ phân tích các tín hiệu (thông số về điện thế) của chân VTA và IDL và sử dụng các dữ kiện phân tích được như một trong những điều kiện để quyết định tỉ lệ gió-xăng, hệ số công xuất, sự điều khiển cắt nhiên liệu, v.v.

Như vậy (đây là lời bình của em:D), nếu cảm biến TPS hư thì xe chạy chẳng ra gì - xe yếu xìu, ga không ngọt, xe có thể đang chạy bị tắt máy, và chắc chắn là hao xăng.
Hay zà. Cũng vì nó mà hôm trước bác Tấn mất mấy ngày mới chỉnh lửa lại cho xe em được đúng theo sách. Do cảm biến bướm ga trên xe đặt lệch một chút nên cái tiếp điểm cuối vị trí bướm ga nó không đóng, ECU không biết xe ở vị trí ralenti. Kết quả là xe đạp ga không bốc, hơi hụt ở ga đầu.
 
  • Like
Reactions: Previa9X S/C
Hạng F
10/3/07
5.056
9.990
113
Thủ Đức - TP.HCM
Tphuc nói:
ddtuyen nói:
Nhân tiện nói về cảm biến vị trí bướm ga (TPS), em xin tóm tắt về nguyên lý hoạt động của TPS theo sách hướng dẫn sửa chữa của Toyota:

Sơ đồ điện:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Cảm biến vị trí bướm ga của Previa là thuộc thế hệ cũ. Giắc cắm có 4 dây, với màu dây như trong sơ đồ trên, tương ứng với 4 chân cắm trên ECM:
- Chân VC: màu xanh da trời sọc đen
- Chân VTA: màu vàng sọc đỏ
- Chân IDL: màu xanh da trời sọc vàng
- Chân E2: màu nâu sọc đen

Vị trí và tên gọi các chân cắm trên ECM em đã đăng tại đây:
http://www.otosaigon.com/...ap-2-m8296768-p19.aspx

Khi bướm ga đóng hoàn toàn, 2 tiếp điểm của công tắc IDL trong TPS đóng. Khi đó điện thế tại chân IDL trên ECM là 0V. Đồng thời, một điện thế khoảng 0.3-0.8 V được cấp cho chân VTA của ECM.

Khi bướm ga mở, 2 tiếp điểm của công tắc IDL trong TPS ngắt. Khi đó điện thế 12V được cấp cho chân IDL của ECM.

Điện thế trên được cấp cho chân VTA của ECM sẽ tăng dần theo độ/góc mở của bướm ga và đạt giá trị trong khoảng 3.2-4.9 V khi bướm ga mở hết cỡ. ECM sẽ phân tích các tín hiệu (thông số về điện thế) của chân VTA và IDL và sử dụng các dữ kiện phân tích được như một trong những điều kiện để quyết định tỉ lệ gió-xăng, hệ số công xuất, sự điều khiển cắt nhiên liệu, v.v.

Như vậy (đây là lời bình của em:D), nếu cảm biến TPS hư thì xe chạy chẳng ra gì - xe yếu xìu, ga không ngọt, xe có thể đang chạy bị tắt máy, và chắc chắn là hao xăng.
Hay zà. Cũng vì nó mà hôm trước bác Tấn mất mấy ngày mới chỉnh lửa lại cho xe em được đúng theo sách. Do cảm biến bướm ga trên xe đặt lệch một chút nên cái tiếp điểm cuối vị trí bướm ga nó không đóng, ECU không biết xe ở vị trí ralenti. Kết quả là xe đạp ga không bốc, hơi hụt ở ga đầu.
Dạ đúng đó Bác Tphuc. Cảm biến TPS trên Previa thuộc loại phải căn chính xác vị trí đặt trên thân bướm ga. Nhiều thợ tháo cái này ra vệ sinh sau đó lắp vào không đúng.

TPS trên Previa đời 97 là thế hệ mới nên không cần căn chỉnh, chỉ đặt vào và siết ốc thôi. Bác TPhuc thấy lỗ bắt ốc vừa khít, không xoay vặn gì được:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


So với lỗ bắt ốc trên TPS các đời trước, có khoảng dài để có thể xoay TPS qua lại:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
10/3/07
5.056
9.990
113
Thủ Đức - TP.HCM
Cách kiểm tra bộ đo gió (MAF Meter) trên Previa dòng động cơ 2TZ-FZE

Em đã tiến hành kiểm tra bộ đo gió mới theo hướng dẫn của hãng trước khi lắp vào xe như sau:

Trước hết là kiểm tra nguồn điện cấp cho MAF. Rút giắc cắm và đo điện thế của chân số 1 (như hình dưới) trên giắc cắm:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Bật khóa điện sang ON. Dùng đồng hồ đo volt. Chân đỏ của đồng hồ nối với chân số 1 của giắc cắm, chân đen của đồng hồ nối trực tiếp với cọc âm của bình accu. Điện thế đo được phải nằm trong khoảng 9-14 V.

Tiếp theo là đo điện trở của chân THA và E2 của MAF. Vẫn rút giắc cắm:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Dùng đồng hồ ohm, đo điện trở giữa chân THA và E2. Nhiệt độ ở Sài Gòn mùa này xem như là 40[sup]o[/sup]C. Điện trở giửa chân THA-E2 phải nằm trong khoảng 0.9-1.3 kΩ.

Tiếp theo là thực hiện việc kiểm tra MAF khi cắm điện trên xe. Phải tháo rời MAF ra khỏi nắp hộp lọc gió mới kiểm tra được.
Với giắc cắm cắm vào MAF:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2



- Bật chìa khóa điện sang ON
- Dùng đồng hồ đo volt. chân đỏ nồi vói dây VG (phải cắt vỏ dây điện), chân đen nối với dây E3.
- Thổi hơi vào MAF như hình trên (dùng máy nén khí, chỉ cần thổi nhẹ). Điện thế trên đồng hồ đo sẽ tăng đều đến khoảng gần 4V thì dừng. Sách hướng dẫn dùng từ fluctuate tức là trồi sụt, nhưng trong thực tế lúc em kiểm tra thì điện thế tăng đều chứ không có sụt giảm.

Cục MAF em mua trên Ebay đã xuất sắc vượt qua các khâu kiểm tra trên:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
10/3/07
5.056
9.990
113
Thủ Đức - TP.HCM
Và con tim đã vui trở lại.

Lúc mới rước em nó về cửa hậu đóng rất khó khăn, phải dùng sức đóng mạnh, rung cả garage, thì khóa cửa mới dính. Em bèn chỉnh tới chỉnh lui các chốt chặn (stopper) hai bên cửa thì cuối cùng .... khóa không bao giờ dính nữa. Em để vậy từ đó đến nay.

Trăm sự là do 2 cái cây chống không đúng của Previa này:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Đặc điểm của cây chống không đúng của Previa (trên xe em và nhiều xe khác mà em biết) là nó rất mạnh. Khi mở cửa hậu là cửa bật lên muốn kéo mình theo luôn. Chính vì 2 cây chống cứng quá nên đội cửa lên, khiến cửa không thể đóng vào đủ sát để khóa ngậm lại.

Em kiếm được cặp ti chống cửa second hand đúng của Previa trên Ebay (đắt gấp đôi cặp mới hàng aftermarket). Gắn vào xe:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Các bát để bắt ốc rất vừa vặn. Lắp vào dễ dàng, không hề phải kéo qua, đẩy lại như đồ lô:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Bây giờ thì chỉ cần đẩy một cái nhẹ là cửa dính liền. Mở cửa lên nghe mềm mại, nhẹ nhàng. Thật ra 2 cây chống chỉ cần vừa đủ mạnh để giữ cho cửa không sụp xuống đầu là được, không nên dùng loại quá mạnh.

Vừa rồi Bác chồng sau của em Previa 91 (xe em trước đây) cũng đã đi thay cặp phuộc khác. Em có cản mà không chịu. Bác ấy thay xong thì bây giờ lại muốn tìm cặp zin theo xe. Khó tìm được cặp ti chống nào ngon như cặp theo xe.


 
  • Like
Reactions: Previa1996
Hạng D
24/8/11
2.113
269
83
42
ddtuyen nói:
Và con tim đã vui trở lại.
 
Lúc mới rước em nó về cửa hậu đóng rất khó khăn, phải dùng sức đóng mạnh, rung cả garage, thì khóa cửa mới dính. Em bèn chỉnh tới chỉnh lui các chốt chặn (stopper) hai bên cửa thì cuối cùng .... khóa không bao giờ dính nữa. Em để vậy từ đó đến nay.
 
Trăm sự là do 2 cái cây chống không đúng của Previa này:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

 
Đặc điểm của cây chống không đúng của Previa (trên xe em và nhiều xe khác mà em biết) là nó rất mạnh. Khi mở cửa hậu là cửa bật lên muốn kéo mình theo luôn. Chính vì 2 cây chống cứng quá nên đội cửa lên, khiến cửa không thể đóng vào đủ sát để khóa ngậm lại.
 
Em kiếm được cặp ti chống cửa second hand đúng của Previa trên Ebay (đắt gấp đôi cặp mới hàng aftermarket). Gắn vào xe:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

 
Các bát để bắt ốc rất vừa vặn. Lắp vào dễ dàng, không hề phải kéo qua, đẩy lại như đồ lô:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

 
Bây giờ thì chỉ cần đẩy một cái nhẹ là cửa dính liền. Mở cửa lên nghe mềm mại, nhẹ nhàng. Thật ra 2 cây chống chỉ cần vừa đủ mạnh để giữ cho cửa không sụp xuống đầu là được, không nên dùng loại quá mạnh.
 
Vừa rồi Bác chồng sau của em Previa 91 (xe em trước đây) cũng đã đi thay cặp phuộc khác. Em có cản mà không chịu. Bác ấy thay xong thì bây giờ lại muốn tìm cặp zin theo xe. Khó tìm được cặp ti chống nào ngon như cặp theo xe.
 
 
xe bác có dây gì mầu đỏ vào cánh cửa hậu mà để bên ngoài vỏ bọc vậy?
 
Hạng F
10/3/07
5.056
9.990
113
Thủ Đức - TP.HCM
Hôm nay em thay tiếp đến nắp và rotor của bộ chia điện. Em rất tín nhiệm mua lại bộ nắp và rotor hiệu Denso mà em đã mua cho em Previa 91 trước đây. Sau 2 năm giá vẫn không đổi - $22.61 + $10 shipping Mỹ:
http://www.ebay.com/itm/170734077415?ssPageName=STRK:MEWNX:IT&_trksid=p3984.m1439.l2649

Theo em đánh giá thì nắp bộ chia điện này cứng cáp không thua gì hàng theo xe. Rotor cũng đẹp. Giá về đến Việt Nam chưa đến 1 triệu đồng cho nắp delco và rotor mới 100% của Denso theo em là rất hợp lý.

Bộ chia điện (distributor) nằm dưới gầm xe, phía đầu cửa lùa:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2

Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Chỉ cần mở 3 con ốc là có thể lấy nắp bộ chia điện ra. Bên dưới nắp bộ chia điện là rotor:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Giữa nắp bộ chia điện và thân bộ chia điện có một ron cao su:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Tháo 2 con ốc giữ rotor là có thể lấy rotor ra:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Thay rotor mới vào:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Thay nắp bộ chia điện mới:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Gắn dây phin trở lại:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2


Dây là nắp cũ. Hàng zin theo xe, nhưng chẳng hiểu sao lại bị bể mất chấu cài khóa của dây phin số 2:
Previa 9X - Khổ vì yêu, Tập 2