May là bác Tuyên sửa kịp thời cái vụ túi khí không là nguy hiểm khi xảy ra sự cố. Vì túi khí ko hoạt động
Dạ chắc chắn là được chứ BácEm gõ đầu trẻ được 1 năm + 1 tuần ( niên học 1995 - 1996 ) vậy em đạt chuẩn vô Hội "Mấy ông thầy giáo hơi già, cưỡi hoa hậu Previa già, sửa thấy bà" được hông Bác Tuyên.
Mồi thuốc lá quá 20A là cháy cầu chì, bác an tâm cứ cắm thoải mái,
Nếu thiết bị quá 20A thì ko bao giờ cho cắm vào lổ mồi thuốc.
Cụ thể là bơm lốp công suất lớn luôn dung cọt bình
Nhưng trong thực tế là đã có nhiều trường hợp cầu chì không đứt mà khói bốc nghi ngút. Có thể là cầu chì đã bị quấn dây điện
Khi xe đã có túi khí thì dù không bao giờ muốn nó bung nhưng cũng phải làm cho cho luôn trong tình trạng sẵn sàng.HIếm khi có dịp cho túi khí hoạt động!
Dạ, cầu chì của xe em zin 15A nhưng không đứt mà chạy hết lớp nhựa, cháy qua lớp nhựa hộp cầu chì, cháy hết dây điện, bốc khói nghi ngút, em cũng không hiểu vì sao cầu chì vẫn trơ trơ. Hic...
Dự án dọn xe Previa 94 vẫn đều đặn tiếp diễn với tình tiết ngày càng tăng nặng Chiều nay em đã mang xe lên nhờ Bác Tấn khám.
Trước hết đèn check engine sáng là do hư cảm biến tiếng gõ cốt máy (knock sensor). Thay cảm biến này và sẵn thay giắc cắm luôn. Vậy là không còn giắc cắm nào trên xe em bị hư nữa.
Tiếp đến là khám đến hệ thống túi khí thì lại phát hiện chuyện đau lòng. Hộp điều khiển túi khí (airbag sensor module) đã hoàn thành sứ mệnh và anh dũng hy sinh. Bên ngoài nhìn đẹp đẽ thế này:
Nhưng bên trong thì tụ đã bị chảy:
Và bo mạch phía sau thì cháy nám đen:
Nắp đậy cũng nám luôn:
Vậy là phải thay hộp thôi. Không còn sửa được gì nữa. Mang hộp airbag sensor module về nhà lấy mã tìm trên Ebay và các trang phụ tùng Toyota thì phát hiện loại dành cho xe có 2 túi khi thì mã cũ là 89170-0W010 (made in USA) và mã mới thay thế là 89170-28030 (Denso, made in Japan).
Cuối cùng em đã mua được cái rẻ nhất trên Ebay hiện nay:
Giá $90, free shipping Mỹ:
http://www.ebay.com/itm/180981641238?ssPageName=STRK:MEWNX:IT&_trksid=p3984.m1439.l2649
Đành chờ đến tuần sau mới tiếp tục quay lại vụ túi khí. Bác Tấn nói nếu phát hiện sớm thì tháo ra thay tụ dễ dàng. Cón để tụ chảy rồi làm bo mạch cháy đen luôn thế này thì đành bó tay. Hộp này mua mới giá khoảng $450.
Theo bác Chiêu Cường thì các hộp này thường cháy tụ như trên. Tuy nhiên xe em lại rất OK, không hề hấn gì. Tuy nhiên sau đó nó lại ra đi một cách lãng xẹt: "Do xí xọn, đi bọc da vô lăng. Thợ bọc da nói là gỡ vô lăng được. Tuy nhiên khi tháo ra và gắn lại thì phát hiện lỗi túi khí. Khi tháo hộp ra, nó rất đẹp, không có dấu hiệu gì cháy nổ. Dùng mọi cách để xóa lỗi vẫn không được. Cuối cùng, mua hộp khác bỏ vào thì lỗi mất ngay ". Lý do: không tháo cọc mass ra trong quá trình tháo túi khí. Do đó nhắc nhở các bác là: hệ thống túi khí có nguồn điện cấp độc lập với công tắc, để đảm bảo khi ngồi trên xe, dù không mở công tắc, có bị đâm thì túi khí vẫn làm việc.Nên khi gỡ túi khí, phải mở cọc âm, chờ ít nhất 1-2 phút mới tiến hành tháo gỡ.
Xe em cũng vậy, cái adaptor TQ cắm vô ổ mồi thuốc chảy quéo, chạm mass, dây nhợ xịt khói mà cầu chì vẫn còn nguyên!!!Dạ, cầu chì của xe em zin 15A nhưng không đứt mà chạy hết lớp nhựa, cháy qua lớp nhựa hộp cầu chì, cháy hết dây điện, bốc khói nghi ngút, em cũng không hiểu vì sao cầu chì vẫn trơ trơ. Hic...
Chiều nay em ghé thăm em Previa ở chỗ Bác Tấn.
Chỉ mới xa em nó có một ngày mà sao chạy thử thấy khác lạ quá. Sau khi Bác Tấn thay cảm biến tiếng gõ động cơ (knock sensor) thì máy êm và chạy mạnh hơn thấy rõ. Lúc đầu em tưởng Bác Tấn có canh lửa lại, nhưng Bác Tấn nói lửa đã được canh chuẩn, không cần canh chỉnh gì thêm. Lúc trước có thể do knock sensor hư khiến thời điểm đánh lửa không chuẩn và vì vậy xe chạy không mạnh.
Tối nay đọc sách của hãng thì thấy viết về knock sensor như thế này:
Knock sensor được lắp trên vỏ quy-lát để phát hiện tiếng gõ của động cơ. Cảm biến này chứa các nguyên tố áp điện (piezoelectric element) có thể tạo ra điện áp (dòng điện) khi bị lực cơ học tác động làm biến dạng. Lực cơ học tác động vào knock sensor ở đây chính là sự rung của vỏ quy-lát gây bởi tiếng gõ của cốt máy. Khi tiếng gõ máy xuất hiện, thời điểm đánh lửa được khiển cho trễ lại để triệt tiêu tiếng ồn.
Đọc Wikipedia về hiện tượng áp điện (hôm nay em mới thấy từ "piezoelectric" và "áp điện" lần đầu tiên trong đời):
Hiện tượng áp điện (tiếng Anh là piezoelectric phenomena) là một hiện tượng được nhà khoáng vật học người Pháp đề cập đầu tiên vào năm 1817, sau đó được anh em nhà Pierre và Jacques Curie chứng minh và nghiên cứu thêm vào năm 1880. Hiện tượng xảy ra như sau: người ta tìm được một loại chất có tính chất hóa học gần giống gốm (ceramic) và nó có hai hiệu ứng thuận và nghịch. Khi áp vào nó một trường điện thì nó biến đổi hình dạng và ngược lại khi dùng lực cơ học tác động vào nó thì nó tạo ra dòng điện. Nó như một máy biến đổi trực tiếp từ năng lượng điện sang năng lượng cơ học và ngược lại. Nếu như theo chiều hướng thuận, có nghĩa là tác dụng lực lên vật thì sẽ sinh ra điện và ngược lại là áp điện nghịch: tác động hiệu thế vào vật thì sẽ sinh ra công biến dạng làm biến đổi lực. Một vật được cấu tạo bởi ba yếu tố PZT (chì Pb, zorconi, titan) sẽ có tính chất áp điện. (VD: thạch anh).
Năm cục cao su chân máy xịn phát huy tác dụng quá rõ. Để số ở P và N thì giờ đây xe êm ru, không còn nghe rung rần gì cả. Khi chuyển số sang D thì tay lái hơi rần nhẹ (giảm 80% so với lúc trước). Bác Tấn nói 2 cục cao su hộp số đã bị làm lại (đóng lõi cao su lô vào nên rất cứng). Có lẽ em sẽ thay luôn 2 cục này.
Một lỗi khác đã được khắc phục là lỗi chạm mát dây điện của cảm biến oxy sau. Đây là hậu quả của sự kém hiểu biết của em. Số là trong bó dây bị chuột cắn bữa trước có những sợi dây điện to có 2 lớp lõi dây điện. Lớp trong là lõi dây điện bằng đồng. Lớp bên ngoài là lớp dây điện mỏng màu bạc. Hai lớp dây điện được phân cách bởi một lớp vỏ nhựa. Lớp dây điện mỏng màu bạc có tác dụng chống nhiễu và bản thân nó được nối mát. Do em không biết nên khi nối sợi dây điện vào cảm biến oxy bị đứt thì em lại chơi chập 2 lớp lõi dây điện này với nhau. Thợ của Bác Tất lại phải mổ bó dây điện em đã bọc rất kỹ ra và làm lại dây này.
Khi chạy thử xe quay về lại garage thì đèn check lại sáng. Lần này là lỗi cảm biến nhiệt độ nhớt hộp số.
Hồi chiều em cũng có gặp Bác Tạo. Bác ấy hỏi em sao người em ướt nhẹp vậy. Em trả lời là chạy thử xe Previa trong trời nắng nóng như chiều nay mà máy lạnh hư thì có khác gì là ngồi trong phòng xông hơi đâu. Em nhờ Bác Tạo cho thợ khám máy lạnh thì phát hiện là block lạnh không chạy. Gas lạnh thì còn đầy đủ. Như vậy là bị phần điện. Cám ơn Bác Tạo nhiều.
Em gởi xe lại để Bác Tấn tiếp tục kiểm tra và xử lý lỗi cảm biến nhiệt độ nhớt hộp số và kiểm tra hệ thống điện của máy lạnh.
Chỉ mới xa em nó có một ngày mà sao chạy thử thấy khác lạ quá. Sau khi Bác Tấn thay cảm biến tiếng gõ động cơ (knock sensor) thì máy êm và chạy mạnh hơn thấy rõ. Lúc đầu em tưởng Bác Tấn có canh lửa lại, nhưng Bác Tấn nói lửa đã được canh chuẩn, không cần canh chỉnh gì thêm. Lúc trước có thể do knock sensor hư khiến thời điểm đánh lửa không chuẩn và vì vậy xe chạy không mạnh.
Tối nay đọc sách của hãng thì thấy viết về knock sensor như thế này:
Knock sensor được lắp trên vỏ quy-lát để phát hiện tiếng gõ của động cơ. Cảm biến này chứa các nguyên tố áp điện (piezoelectric element) có thể tạo ra điện áp (dòng điện) khi bị lực cơ học tác động làm biến dạng. Lực cơ học tác động vào knock sensor ở đây chính là sự rung của vỏ quy-lát gây bởi tiếng gõ của cốt máy. Khi tiếng gõ máy xuất hiện, thời điểm đánh lửa được khiển cho trễ lại để triệt tiêu tiếng ồn.
Đọc Wikipedia về hiện tượng áp điện (hôm nay em mới thấy từ "piezoelectric" và "áp điện" lần đầu tiên trong đời):
Hiện tượng áp điện (tiếng Anh là piezoelectric phenomena) là một hiện tượng được nhà khoáng vật học người Pháp đề cập đầu tiên vào năm 1817, sau đó được anh em nhà Pierre và Jacques Curie chứng minh và nghiên cứu thêm vào năm 1880. Hiện tượng xảy ra như sau: người ta tìm được một loại chất có tính chất hóa học gần giống gốm (ceramic) và nó có hai hiệu ứng thuận và nghịch. Khi áp vào nó một trường điện thì nó biến đổi hình dạng và ngược lại khi dùng lực cơ học tác động vào nó thì nó tạo ra dòng điện. Nó như một máy biến đổi trực tiếp từ năng lượng điện sang năng lượng cơ học và ngược lại. Nếu như theo chiều hướng thuận, có nghĩa là tác dụng lực lên vật thì sẽ sinh ra điện và ngược lại là áp điện nghịch: tác động hiệu thế vào vật thì sẽ sinh ra công biến dạng làm biến đổi lực. Một vật được cấu tạo bởi ba yếu tố PZT (chì Pb, zorconi, titan) sẽ có tính chất áp điện. (VD: thạch anh).
Năm cục cao su chân máy xịn phát huy tác dụng quá rõ. Để số ở P và N thì giờ đây xe êm ru, không còn nghe rung rần gì cả. Khi chuyển số sang D thì tay lái hơi rần nhẹ (giảm 80% so với lúc trước). Bác Tấn nói 2 cục cao su hộp số đã bị làm lại (đóng lõi cao su lô vào nên rất cứng). Có lẽ em sẽ thay luôn 2 cục này.
Một lỗi khác đã được khắc phục là lỗi chạm mát dây điện của cảm biến oxy sau. Đây là hậu quả của sự kém hiểu biết của em. Số là trong bó dây bị chuột cắn bữa trước có những sợi dây điện to có 2 lớp lõi dây điện. Lớp trong là lõi dây điện bằng đồng. Lớp bên ngoài là lớp dây điện mỏng màu bạc. Hai lớp dây điện được phân cách bởi một lớp vỏ nhựa. Lớp dây điện mỏng màu bạc có tác dụng chống nhiễu và bản thân nó được nối mát. Do em không biết nên khi nối sợi dây điện vào cảm biến oxy bị đứt thì em lại chơi chập 2 lớp lõi dây điện này với nhau. Thợ của Bác Tất lại phải mổ bó dây điện em đã bọc rất kỹ ra và làm lại dây này.
Khi chạy thử xe quay về lại garage thì đèn check lại sáng. Lần này là lỗi cảm biến nhiệt độ nhớt hộp số.
Hồi chiều em cũng có gặp Bác Tạo. Bác ấy hỏi em sao người em ướt nhẹp vậy. Em trả lời là chạy thử xe Previa trong trời nắng nóng như chiều nay mà máy lạnh hư thì có khác gì là ngồi trong phòng xông hơi đâu. Em nhờ Bác Tạo cho thợ khám máy lạnh thì phát hiện là block lạnh không chạy. Gas lạnh thì còn đầy đủ. Như vậy là bị phần điện. Cám ơn Bác Tạo nhiều.
Em gởi xe lại để Bác Tấn tiếp tục kiểm tra và xử lý lỗi cảm biến nhiệt độ nhớt hộp số và kiểm tra hệ thống điện của máy lạnh.