Chủ đề tương tự
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Mỹ phụ thuộc vào động cơ Nga-Mỹ xem xét mua giấy phép chế tạo động cơ tên lửa Nga</h1>
Tuần báo “Space News” ngày 10/2 cho biết Không lực Mỹ đang xem xét khả năng mua giấy phép để chế tạo động cơ tên lửa RD-180 của Nga tại nước này. Thông tin trên được dẫn từ phát biểu mới đây của người đứng đầu cơ quan chỉ huy vũ trụ Không lực Mỹ, Tướng William Shelton.
RD-180 do Liên hiệp khoa học-chế tạo Nga “Energomash” sản xuất. Tại Mỹ, các động cơ này được công ty liên doanh Nga-Mỹ RD-Amros cung cấp để sử dụng cho tên lửa đẩy hạng nặng Atlas-5.
Theo người đứng đầu RD- Amros, Bill Parsons, hợp đồng hiện nay cung cấp động cơ RD-180 cho Mỹ hết hạn vào cuối năm 2018. Bình luận hồi tháng 10/2013 về khả năng lắp ráp động cơ RD-180 theo giấy phép tại Mỹ, ông Parsons cho biết điều này sẽ làm tăng chi phí lên 50%.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với “Space News”, Tướng Shelton tỏ ý nghi ngờ những tính toán như vậy. Ông nói: “Đương nhiên, có những người đi theo những động cơ của riêng mình, và đưa ra những tuyên bố như vậy”. Người đứng đầu cơ quan chỉ huy vũ trụ Không lực Mỹ khẳng định hiện không lo ngại về độ tin cậy của RD-Amros như một nhà cung cấp động cơ. Vấn đề là liệu chính quyền Mỹ có muốn “tự bảo vệ trước những quan ngại tiềm tàng về độ tin cậy của việc cung cấp động cơ RD- 80” hay không và đây “thực sự là vấn đề an ninh quốc gia”.
'Tia chớp' F-35 tiếp tục sợ sét
(Vũ khí) - Sau nhiều cuộc thử nghiệm, siêu tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ đã có được khả năng bay đêm và trong điều kiện thời tiết xấu, tuy nhiên hiện vẫn bị cấm bay khi có bão và sấm sét.
[*]Phần mềm vẫn là nguy cơ chính của chương trình F-35[*]Dự án F-35 bị phanh phui 363 lỗi[/list]Thông tin trên được trang tin quân sự Vpk.name ngày 12/2 cho biết, theo đó các tiêm kích F-35A của Không quân Mỹ hiện đang đóng tại các căn cứ Eglin (bang Florida) và Edwards (bang California) chỉ có thể bay ban ngày khi thời tiết đẹp.
Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2013, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.
Trước đó theo bản báo cáo từ năm 2012 của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.
Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay.
Lỗi lớn nhất của “Tia chớp II” quả là trớ trêu khi nó lại sợ sét. Theo các chuyên gia quân sự, lỗi mà F-35 gặp phải được coi là rất ngớ ngẩn, bởi vì trong thời đại ngày nay, các máy bay quân sự và dân dụng đều có hệ thống chống sấm sét và có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Để chống sét, các máy bay đều có bộ xả điện, chuyển hướng điện (sét) vào trong không khí. Còn để bảo vệ máy bay khỏi bức xạ điện từ của sét, hệ thống điện tử trên máy bay sẽ tự động vô hiệu hóa hiện tượng này.
F-35 Lightning II cũng giống như các loại tiêm kích hiện đại khác được thiết kế để có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và trong bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày.
Hơn thế, các chuyên gia của OT&E lại tìm ra lỗi của hệ thống điều hòa khí trơ OBIGGS (hệ thống này bơm đầy khí trơ các thể tích được giải phóng trong các thùng nhiên liệu và duy trì trong đó mức ô xy thấp để tránh nổ động cơ và phòng khi sét đánh) có thể sẽ không hoạt động khi chiếc F-35 bay các vùng thời tiết xấu và có sự thay đổi áp suất không khí.
Bên cạnh đó, các thùng chứa xăng thay vì điều hòa khí trơ lại ô xy hóa nó và điều này dẫn đến khả năng nổ bình xăng, cháy động cơ khi máy bay bị sét đánh. Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận, những sai sót của OBIGGS được phát hiện từ năm 2009. Tuy nhiên chỉ đến thời điểm hiện tại, nhà sản xuất mới quyết định khắc phục và thiết kế lại hệ thống này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của OT&E còn yêu cầu sửa chữa hệ thống nạp không khí để khi áp lực đột ngột cao hoặc giảm mạnh máy bay sẽ không “nuốt” hỗn hợp khí giàu ô xy trong thùng chứa nhiên liệu.
Khả năng bay đêm và trong thời tiết xấu sẽ cho phép tăng đáng kể khối lượng bay thử, tăng cường độ huấn luyện phi công và đặc biệt tăng khả năng chiến đấu. Vì vậy, việc F-35 bị cấm bay khi có bão và sấm sét đã hạn chế đáng kể sức mạnh loại siêu tiêm kích đắt đỏ của Quân đội Mỹ.
<h1>Tàu chiến Mỹ mắc cạn tại Biển Đen</h1>Thứ Tư, 19/02/2014 11:32
(NLĐO) – Tàu khu trục tên lửa U.S.S. Taylor được Hải quân Mỹ mang đến Thế vận hội Sochi nhằm đáp ứng tình trạng khẩn cấp trong trường hợp xảy ra khủng bố đã bị mắc cạn tại Biển Đen hơn 1 tuần lễ.</h2>Một quan chức quân sự cấp cao của Nhà Trắng cho biết tàu U.S.S. Taylor mắc cạn khi được kéo vào cảng ở thành phố Samsun - Thổ Nhĩ Kỳ hôm 12-2. Trước đó, con tàu hoạt động trên Biển Đen được 1 tuần trước và cập cảng Samsun trong một chuyến đi thường lệ. Việc bị mắc cạn khiến thanh chống tàu bị hư hỏng nặng.
Vị quan chức cho biết thêm bộ phận chống đỡ bị rò rỉ dầu nhưng sự số ngay lập tức đã được khắc phục nên dầu không bị tràn ra biển.
Tàu khu trục tên lửa U.S.S. Taylor của Hải quân Mỹ đang mắc cạn trên Biển Đen. Ảnh: Navsource
Trải qua hơn một tuần lễ, con tàu vẫn chưa thể hoạt động trở lại bởi các kỹ sư vẫn đang đánh giá xem có bộ phận nào khác của tàu U.S.S. Taylor bị trục trặc hay không để tiến hành sửa chữa.
Phát ngôn viên Hạm đội 6 của Mỹ tại Ý nói với đài NBC News: “Không rõ con tàu sẽ ở lại bến cảng trong thời gian bao lâu”.
Tuần báo “Space News” ngày 10/2 cho biết Không lực Mỹ đang xem xét khả năng mua giấy phép để chế tạo động cơ tên lửa RD-180 của Nga tại nước này. Thông tin trên được dẫn từ phát biểu mới đây của người đứng đầu cơ quan chỉ huy vũ trụ Không lực Mỹ, Tướng William Shelton.
Tên lửa Atlas-5.RD-180 do Liên hiệp khoa học-chế tạo Nga “Energomash” sản xuất. Tại Mỹ, các động cơ này được công ty liên doanh Nga-Mỹ RD-Amros cung cấp để sử dụng cho tên lửa đẩy hạng nặng Atlas-5.
Theo người đứng đầu RD- Amros, Bill Parsons, hợp đồng hiện nay cung cấp động cơ RD-180 cho Mỹ hết hạn vào cuối năm 2018. Bình luận hồi tháng 10/2013 về khả năng lắp ráp động cơ RD-180 theo giấy phép tại Mỹ, ông Parsons cho biết điều này sẽ làm tăng chi phí lên 50%.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn với “Space News”, Tướng Shelton tỏ ý nghi ngờ những tính toán như vậy. Ông nói: “Đương nhiên, có những người đi theo những động cơ của riêng mình, và đưa ra những tuyên bố như vậy”. Người đứng đầu cơ quan chỉ huy vũ trụ Không lực Mỹ khẳng định hiện không lo ngại về độ tin cậy của RD-Amros như một nhà cung cấp động cơ. Vấn đề là liệu chính quyền Mỹ có muốn “tự bảo vệ trước những quan ngại tiềm tàng về độ tin cậy của việc cung cấp động cơ RD- 80” hay không và đây “thực sự là vấn đề an ninh quốc gia”.
'Tia chớp' F-35 tiếp tục sợ sét
(Vũ khí) - Sau nhiều cuộc thử nghiệm, siêu tiêm kích tàng hình F-35A của Mỹ đã có được khả năng bay đêm và trong điều kiện thời tiết xấu, tuy nhiên hiện vẫn bị cấm bay khi có bão và sấm sét.
[*]Phần mềm vẫn là nguy cơ chính của chương trình F-35[*]Dự án F-35 bị phanh phui 363 lỗi[/list]Thông tin trên được trang tin quân sự Vpk.name ngày 12/2 cho biết, theo đó các tiêm kích F-35A của Không quân Mỹ hiện đang đóng tại các căn cứ Eglin (bang Florida) và Edwards (bang California) chỉ có thể bay ban ngày khi thời tiết đẹp.
Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2013, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.
Tiêm kích F-35A
Được biết, không chỉ 35A, mà các biến thể khác của tiêm kích F-35 là F-35B dành cho thủy quân lục chiến Mỹ và F-35C dành cho Hải quân Mỹ hiện vẫn “chống chỉ định” với bão và sấm sét với cùng lý do “chưa đáp ứng các yêu cầu bảo vệ cần thiết để bay trong các điều kiện đó”.Trước đó theo bản báo cáo từ năm 2012 của Cục Thử nghiệm và kiểm tra thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (OT&E), nếu sét đánh vào chiếc F-35 Lightning II có thể gây cháy nổ bình xăng của chiếc tiêm kích này.
Theo OT&E, cả 3 phiên bản của F-35 đều có hàng loạt sai sót và các điểm thiết kế bị lỗi. Nhiều lỗi chỉ mới được phát hiện trong thời gian gần đây nên chưa thể khắc phục ngay.
Lỗi lớn nhất của “Tia chớp II” quả là trớ trêu khi nó lại sợ sét. Theo các chuyên gia quân sự, lỗi mà F-35 gặp phải được coi là rất ngớ ngẩn, bởi vì trong thời đại ngày nay, các máy bay quân sự và dân dụng đều có hệ thống chống sấm sét và có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Để chống sét, các máy bay đều có bộ xả điện, chuyển hướng điện (sét) vào trong không khí. Còn để bảo vệ máy bay khỏi bức xạ điện từ của sét, hệ thống điện tử trên máy bay sẽ tự động vô hiệu hóa hiện tượng này.
F-35 Lightning II cũng giống như các loại tiêm kích hiện đại khác được thiết kế để có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và trong bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày.
Hơn thế, các chuyên gia của OT&E lại tìm ra lỗi của hệ thống điều hòa khí trơ OBIGGS (hệ thống này bơm đầy khí trơ các thể tích được giải phóng trong các thùng nhiên liệu và duy trì trong đó mức ô xy thấp để tránh nổ động cơ và phòng khi sét đánh) có thể sẽ không hoạt động khi chiếc F-35 bay các vùng thời tiết xấu và có sự thay đổi áp suất không khí.
Bên cạnh đó, các thùng chứa xăng thay vì điều hòa khí trơ lại ô xy hóa nó và điều này dẫn đến khả năng nổ bình xăng, cháy động cơ khi máy bay bị sét đánh. Trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ghi nhận, những sai sót của OBIGGS được phát hiện từ năm 2009. Tuy nhiên chỉ đến thời điểm hiện tại, nhà sản xuất mới quyết định khắc phục và thiết kế lại hệ thống này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của OT&E còn yêu cầu sửa chữa hệ thống nạp không khí để khi áp lực đột ngột cao hoặc giảm mạnh máy bay sẽ không “nuốt” hỗn hợp khí giàu ô xy trong thùng chứa nhiên liệu.
Khả năng bay đêm và trong thời tiết xấu sẽ cho phép tăng đáng kể khối lượng bay thử, tăng cường độ huấn luyện phi công và đặc biệt tăng khả năng chiến đấu. Vì vậy, việc F-35 bị cấm bay khi có bão và sấm sét đã hạn chế đáng kể sức mạnh loại siêu tiêm kích đắt đỏ của Quân đội Mỹ.
<h1>Tàu chiến Mỹ mắc cạn tại Biển Đen</h1>Thứ Tư, 19/02/2014 11:32
(NLĐO) – Tàu khu trục tên lửa U.S.S. Taylor được Hải quân Mỹ mang đến Thế vận hội Sochi nhằm đáp ứng tình trạng khẩn cấp trong trường hợp xảy ra khủng bố đã bị mắc cạn tại Biển Đen hơn 1 tuần lễ.</h2>Một quan chức quân sự cấp cao của Nhà Trắng cho biết tàu U.S.S. Taylor mắc cạn khi được kéo vào cảng ở thành phố Samsun - Thổ Nhĩ Kỳ hôm 12-2. Trước đó, con tàu hoạt động trên Biển Đen được 1 tuần trước và cập cảng Samsun trong một chuyến đi thường lệ. Việc bị mắc cạn khiến thanh chống tàu bị hư hỏng nặng.
Vị quan chức cho biết thêm bộ phận chống đỡ bị rò rỉ dầu nhưng sự số ngay lập tức đã được khắc phục nên dầu không bị tràn ra biển.
Tàu khu trục tên lửa U.S.S. Taylor của Hải quân Mỹ đang mắc cạn trên Biển Đen. Ảnh: Navsource
Trải qua hơn một tuần lễ, con tàu vẫn chưa thể hoạt động trở lại bởi các kỹ sư vẫn đang đánh giá xem có bộ phận nào khác của tàu U.S.S. Taylor bị trục trặc hay không để tiến hành sửa chữa.
Phát ngôn viên Hạm đội 6 của Mỹ tại Ý nói với đài NBC News: “Không rõ con tàu sẽ ở lại bến cảng trong thời gian bao lâu”.
Siêu tàu sân bay số 1 thế giới chưa "ra trận" đã thê thảm(Soha.vn) - Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Mỹ hiện đang gặp phải hàng loạt vấn đề về hoạt động, thậm chí là những thất bại liên tiếp trong các cuộc thử nghiệm.
Tờ Boston Globe dẫn một bản báo cáo nội bộ của Lầu Năm Góc tiết lộ USS Gerald R. Ford, tàu sân bay mới nhất trị giá hàng tỷ USD của Hải quân Mỹ, đang gặp phải hàng loạt vấn đề về hoạt động, thậm chí là những thất bại liên tiếp trong các cuộc thử nghiệm về khả năng phóng và thu hồi máy bay chiến đấu. Ít nhất 4 hệ thống tối quan trọng trên con tàu cho thấy khả năng hoạt động yếu kém hoặc thiếu tin cậy.
“Độ tin cậy yếu kém của những hệ thống quan trọng nói trên có thể gây ra một chuỗi những sự chậm trễ trong suốt hoạt động bay, làm ảnh hưởng đến khả năng xuất kích máy bay của con tàu, khiến con tàu dễ bị tổn thương trong các cuộc tấn công hoặc chí ít là gây ra những hạn chế đối với các hoạt động tác chiến theo lộ trình”, bản báo cáo viết.
Khoảng 60% các hệ thống trên tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân như những tàu sân bay trước đó, dựa trên thiết kế của lớp Nimitz, trong khi đó 40% còn lại là các bộ phận mới hoàn toàn gồm một đường băng rộng hơn và các hệ thống công nghệ cao. Trong đó, rất nhiều công nghệ mới hiện đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
Đầu tiên phải kể đến hệ thống phóng máy bay điện từ vốn được kì vọng thay thế hệ thống phóng máy bay sử dụng hơi nước. Hệ thống này sử dụng một motor điện công suất 100.000 mã lực, có khả năng phóng lần lượt nhiều loại máy bay khác nhau ở nhịp độ nhanh. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm trên bộ đối được tiến hành ở New Jersey ho thấy hiệu suất thành công là 240 đợt phóng (không gặp phải trục trặc nào), trong khi đó lẽ ra trong giai đoạn phát triển hiện tại của tàu sân bay Gerald Ford, hiệu suất trên phải mà 1.250 đợt.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong buổi lễ "rửa tội" ngày 9/11/2013
Hệ thống cáp hãm đà sử dụng để giảm tốc độ máy bay khi hạ cánh trên boong tàu, cũng thể hiện độ tin cậy nghèo nàn không kém. Trong những lần thử nghiệm vừa qua, hệ thống trung bình xử lý được 20 lần hạ cánh mà không gặp phải thất bại nào. Thực tế này kém xa so với mức 4.950 lần hạ cánh thành công cần đạt được, đó là chưa kể đến mục tiêu cuối cùng của hệ thống này là 16.500 lần thành công liên tiếp.
Nếu như hàng loạt vấn đề trên không được giải quyết, các nhà thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc cảnh báo rằng siêu tàu sân bay Gerald Ford sẽ không thể đáp ứng được số lần xuất kích trong chiến tranh mà các nhà lập kế hoạch của Hải quân Mỹ đề ra. Thay vào đó, với hoạt động như hiện nay, cần có hai tàu sân bay như trên mới đạt được hiệu xuất được kỳ vọng ở một chiếc. Các hệ thống phóng và hạ cánh trên đều do hãng General Atomics chế tạo. Hiện tại lãnh đạo của hãng này từ chối phản hồi về các vấn đề đặt ra.
Bản đánh giá cũng nêu ra những mối lo ngại về tiến trình sản xuất radar băng tần kép mà hãng Raytheon thiết kế. Radar này đang được thử nghiệm dọc bờ biển Virginia, được kì vọng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như kiểm soát không lưu, quét tìm kiếm các mối đe dọa tiềm tàng ở mọi hướng và thu thập dữ liệu có thể tích hợp vào máy tính của các hệ thống vũ khí.
Tuy nhiên, có rất ít thông tin về độ tin cậy của hệ thống radar mới này, mặc dù có tới 80% các bộ phận của hệ thống đã được bàn giao cho Hải quân. Hãng Raytheon cũng chưa đưa ra phản hồi nào về vấn đề này.
Hiện tại, cũng chưa rõ hệ thống thang máy hỗ trợ các vũ khí chủ chốt của con tàu có hoạt động như mong đợi hay không.
Các cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể hoạt động kém hiệu quả hơn cả những tàu sân bay cũ của Hải quân Mỹ
Theo đánh giá của J. Michael Gilmore, một quan chức thuộc Lầu Năm Góc phụ trách công tác thử nghiệm và đánh giá hoạt động của các hệ thống vũ khí cho hay một số hệ thống khác như thông tin liên lạc cũng hoạt động kém hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Gilmore cho rằng hiện Hải quân Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thiết kế lại những bộ phận chủ chốt của con tàu.
Để xoa dịu dư luận, trong một cuộc phỏng vấn, Phó Đô đốc Thomas J. Moore, sĩ quan điều hành các chương trình tàu sân bay, đã bày tỏ sự tin tưởng rằng trong 2 năm tới, trước khi bàn giao, Hải quân Mỹ và các nhà thầu sẽ vượt qua những trở ngại hiện nay.
“Những công nghệ mới này tạo ra rất nhiều thách thức phát triển, chúng tôi không đồng tình với những nguy cơ nói trên. Đây vẫn sẽ là một con tàu lý tưởng, mang lại những khả năng mà các thế hệ tàu sân bay trước đó không thể có được” - Moore nói.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ lại từ chối đưa ra những nhìn nhận cụ thể về bản đánh giá nói trên và không đề cập cụ thể việc những trục trặc trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kế hoạch bàn giao, chi phí và hiệu quả chiến đấu của con tàu.
Về phần mình, hãng đóng tàu Newport News cũng từ chối bình luận về kết quả mà bản đánh giá đề cập. Christie R. Miller, phát ngôn viên của hãng đóng tàu cho hay: “Chúng tôi sẽ tuân thủ ý kiến của Hải quân về bản báo cáo này”.
USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ. Con tàu được làm lễ rửa tội và hạ thủy vào đầu tháng 11 năm ngoái. USS Gerald R. Ford hiện đang trải qua quá trình thử nghiệm tại một xưởng đóng tàu ởVirginia và theo kế hoạch sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ trong năm 2016 với trị giá ước tính hơn 12 tỷ USD.
USS Gerald R. Ford trước đây đã gặp phải không ít ý kiến chỉ trích. Năm ngoái Cơ quan Kiểm toán của Chính phủ Mỹ đã công bố rằng chi phí chế tạo con tàu tăng 22% so với kế hoạch ban đầu. Theo đó cơ quan này đã đề xuất tạm hoãn việc chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy, chiếc thứ hai thuộc lớp này cho tới khi Hải quân Mỹ và các nhà thầu có thể làm chủ được chuỗi các công nghệ chưa từng được triển khai.
Hải quân Mỹ hiện vẫn còn 2 năm phía trước để khắc phục những vấn đề gặp phải đối với con tàu trước khi bàn giao. Tuy nhiên đánh giá của Gilmore, dựa trên quá trình phân tích thì thử nghiệm và đánh giá kéo dài một năm đối với tàu Gerald Ford là tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Hải quân Mỹ hiện có thể không đạt được mục tiêu tăng cường tần xuất các chuyến bay chiến đấu mà một con tàu đơn lẻ có thể đảm nhiệm.
Trong khi đó, Ronald O’Rourke, một nhà phân tích hải quân thuộc cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đồng thời là chuyên gia về các chương trình đóng tàu cho hay con tàu đầu tiên của bất kì lớp mới nào thông thường cũng gặp phải những thách thức đáng kể về công nghệ và chi phí.
Còn phó Đô đốc Moore không đề cập quyết trực tiếp những mối lo ngại của Lầu Năm Góc về hệ thống phóng và thu hồi máy bay mới nhưng cho rằng công nghệ này hiện đại tới mức…những vấn đề trên không thể được giải quyết. Ông thừa nhận rằng lượng điện năng mà Hải quân Mỹ cần thiết để phóng và thu hồi hàng trăm máy bay trên một tàu sân bay hoạt động trên biển là chưa từng có.
Về hệ thống radar của tàu, Moore cho biết Hải quân Mỹ hiện vẫn rất tin tưởng vào radar mới bởi nó mới chỉ được thử nghiệm khi con tàu đang neo đậu tại cảng, đây là giai đoạn chưa thể tận dụng hết năng lượng của con tàu.
Moore tin tưởng rằng siêu tàu sân bay Gerald R.Ford sẽ vượt qua tất cả những thử thách hiện nay trước khi gia nhập hạm đội.
<h1>Tàu Mỹ phải tránh tàu TQ ở Biển Đông</h1>Tàu USS Copens đã phải chỉnh lái để tránh đâm tàu Trung QuốcTrung Quốc cáo buộc tàu chiến Hoa Kỳ 'đe dọa' tàu sân bay của họ ở Biển Đông và buộc hải quân Trung Quốc phải có hành động.
Hồi đầu tháng 12, tuần dương hạm USS Cowpens của Hoa Kỳ được cho là đã phải chỉnh lái để tránh hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Các bài liên quanHoa Kỳ dùng chiến hạm làm ngoại giaoTàu chiến Mỹ giúp cứu trợ PhilippinesGió bão đưa Mỹ trở lại Philippines
Chủ đề liên quanHoa Kỳ
Nay tờ Hoàn Cầu Thời Báo, vốn thường có lập trường dân tộc chủ nghĩa, được hãng tin AFP trích thuật nói USS Cowpens đã "tới thềm nhà của Trung Quốc và đe dọa an toàn quân sự" của nước này.
Hoa Kỳ đã chính thức phản đối sau sự cố trên Biển Đông hôm 5/12 và nói tàu của họ đang ở hải phận quốc tế.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng gần với những nước nằm quanh vùng biển này.
Hoàn Cầu Thời Báo tuyên bố: "Nếu hải quân và không quân Hoa Kỳ xâm phạm cửa ngõ của Trung Quốc, 'sự đối đầu' tất yếu sẽ xảy ra.
"Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, Hoa Kỳ cần học cách giao tiếp và tôn trọng Trung Quốc nếu họ không muốn có đụng độ trên biển hay trên không."
Hãng tin AFP nhận xét rằng vụ chạm trán giữa hai tàu chiến cho thấy căng thẳng hiện hữu sau khi Bắc Kinh tuyên bố "vùng nhận dạng hàng không" ở vùng Biển Hoa Đông trong tháng trước.
<h2>Kẻ xấu</h2>Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói các câu hỏi về sự cố cần được chuyển tới Bộ Quốc phòng nhưng khẳng định:
"Tôi có thể nói rằng về nguyên tắc Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không theo luật quốc tế."
Tàu Liêu Ninh đang tập luyện dài ngày ở Biển Đông mà Trung Quốc coi là của họ toàn bộ
Vụ suýt đụng nhau trên biển này là sự cố hàng hải đáng kể nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ năm 2009 khi năm tàu chiến Trung Quốc bao quanh và quấy nhiễu tàu khảo sát của Hải quân Hoa Kỳ.
Các quan chức quốc phòng và hải quân ở Hoa Kỳ tuần trước nói tàu chiến Trung Quốc đã cắt ngang ngay trước mặt tàu Cowpens và dừng cách tàu này 500 mét.
Tàu Cowpens, trên đường rời nơi tham gia cứu trợ khu vực bị bão Haiyan tàn phá ở Philippines trở về đã phải lái tránh để không đụng phải tàu Trung Quốc.
Còn Hoàn Cầu Thời Báo lại dẫn lời một chuyên gia quân sự ẩn danh của Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã "bám đuôi và quấy nhiễu" hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, vốn khi đó đang luyện tập trong khu vực.
Tàu Cowpens cũng bị cáo buộc đi vào phạm vi 45 km của "vùng phòng thủ trong của tàu Trung Quốc".
Chuyên gia ẩn danh cũng nói với Hoàn Cầu Thời Báo: "Những kẻ xấu bao giờ cũng nói mình vô tội" và nói thêm tàu Hoa Kỳ đã "có những hành động gây hấn trước" trong ngày diễn ra vụ chạm trán.
Còn Giáo sư Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc nói hành động của quân đội nước này là cần thiết để bảo vệ quyền hàng hải của Bắc Kinh:
"Trung Quốc có hành động chỉ khi tàu Hoa Kỳ từ chối tuân thủ cảnh báo," ông nói với Hoàn Cầu Thời Báo.
Các báo Hoa Kỳ đều rất quan tâm đến vụ việc mà nhiều nhà bình luận cho là nghiêm trọng.
Ngũ Giác Đài: TQ de dọa ưu thế quân sự của Mỹ VOV</h1>[link]https://www.youtube.com/watch?v=LwzEGe119cw[/link]
Tờ Boston Globe dẫn một bản báo cáo nội bộ của Lầu Năm Góc tiết lộ USS Gerald R. Ford, tàu sân bay mới nhất trị giá hàng tỷ USD của Hải quân Mỹ, đang gặp phải hàng loạt vấn đề về hoạt động, thậm chí là những thất bại liên tiếp trong các cuộc thử nghiệm về khả năng phóng và thu hồi máy bay chiến đấu. Ít nhất 4 hệ thống tối quan trọng trên con tàu cho thấy khả năng hoạt động yếu kém hoặc thiếu tin cậy.
“Độ tin cậy yếu kém của những hệ thống quan trọng nói trên có thể gây ra một chuỗi những sự chậm trễ trong suốt hoạt động bay, làm ảnh hưởng đến khả năng xuất kích máy bay của con tàu, khiến con tàu dễ bị tổn thương trong các cuộc tấn công hoặc chí ít là gây ra những hạn chế đối với các hoạt động tác chiến theo lộ trình”, bản báo cáo viết.
Khoảng 60% các hệ thống trên tàu sân bay Gerald R. Ford sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân như những tàu sân bay trước đó, dựa trên thiết kế của lớp Nimitz, trong khi đó 40% còn lại là các bộ phận mới hoàn toàn gồm một đường băng rộng hơn và các hệ thống công nghệ cao. Trong đó, rất nhiều công nghệ mới hiện đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng.
Đầu tiên phải kể đến hệ thống phóng máy bay điện từ vốn được kì vọng thay thế hệ thống phóng máy bay sử dụng hơi nước. Hệ thống này sử dụng một motor điện công suất 100.000 mã lực, có khả năng phóng lần lượt nhiều loại máy bay khác nhau ở nhịp độ nhanh. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm trên bộ đối được tiến hành ở New Jersey ho thấy hiệu suất thành công là 240 đợt phóng (không gặp phải trục trặc nào), trong khi đó lẽ ra trong giai đoạn phát triển hiện tại của tàu sân bay Gerald Ford, hiệu suất trên phải mà 1.250 đợt.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong buổi lễ "rửa tội" ngày 9/11/2013
Hệ thống cáp hãm đà sử dụng để giảm tốc độ máy bay khi hạ cánh trên boong tàu, cũng thể hiện độ tin cậy nghèo nàn không kém. Trong những lần thử nghiệm vừa qua, hệ thống trung bình xử lý được 20 lần hạ cánh mà không gặp phải thất bại nào. Thực tế này kém xa so với mức 4.950 lần hạ cánh thành công cần đạt được, đó là chưa kể đến mục tiêu cuối cùng của hệ thống này là 16.500 lần thành công liên tiếp.
Nếu như hàng loạt vấn đề trên không được giải quyết, các nhà thử nghiệm vũ khí của Lầu Năm Góc cảnh báo rằng siêu tàu sân bay Gerald Ford sẽ không thể đáp ứng được số lần xuất kích trong chiến tranh mà các nhà lập kế hoạch của Hải quân Mỹ đề ra. Thay vào đó, với hoạt động như hiện nay, cần có hai tàu sân bay như trên mới đạt được hiệu xuất được kỳ vọng ở một chiếc. Các hệ thống phóng và hạ cánh trên đều do hãng General Atomics chế tạo. Hiện tại lãnh đạo của hãng này từ chối phản hồi về các vấn đề đặt ra.
Bản đánh giá cũng nêu ra những mối lo ngại về tiến trình sản xuất radar băng tần kép mà hãng Raytheon thiết kế. Radar này đang được thử nghiệm dọc bờ biển Virginia, được kì vọng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như kiểm soát không lưu, quét tìm kiếm các mối đe dọa tiềm tàng ở mọi hướng và thu thập dữ liệu có thể tích hợp vào máy tính của các hệ thống vũ khí.
Tuy nhiên, có rất ít thông tin về độ tin cậy của hệ thống radar mới này, mặc dù có tới 80% các bộ phận của hệ thống đã được bàn giao cho Hải quân. Hãng Raytheon cũng chưa đưa ra phản hồi nào về vấn đề này.
Hiện tại, cũng chưa rõ hệ thống thang máy hỗ trợ các vũ khí chủ chốt của con tàu có hoạt động như mong đợi hay không.
Các cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể hoạt động kém hiệu quả hơn cả những tàu sân bay cũ của Hải quân Mỹ
Theo đánh giá của J. Michael Gilmore, một quan chức thuộc Lầu Năm Góc phụ trách công tác thử nghiệm và đánh giá hoạt động của các hệ thống vũ khí cho hay một số hệ thống khác như thông tin liên lạc cũng hoạt động kém hơn mức tiêu chuẩn cho phép. Gilmore cho rằng hiện Hải quân Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thiết kế lại những bộ phận chủ chốt của con tàu.
Để xoa dịu dư luận, trong một cuộc phỏng vấn, Phó Đô đốc Thomas J. Moore, sĩ quan điều hành các chương trình tàu sân bay, đã bày tỏ sự tin tưởng rằng trong 2 năm tới, trước khi bàn giao, Hải quân Mỹ và các nhà thầu sẽ vượt qua những trở ngại hiện nay.
“Những công nghệ mới này tạo ra rất nhiều thách thức phát triển, chúng tôi không đồng tình với những nguy cơ nói trên. Đây vẫn sẽ là một con tàu lý tưởng, mang lại những khả năng mà các thế hệ tàu sân bay trước đó không thể có được” - Moore nói.
Tuy nhiên, Hải quân Mỹ lại từ chối đưa ra những nhìn nhận cụ thể về bản đánh giá nói trên và không đề cập cụ thể việc những trục trặc trên sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kế hoạch bàn giao, chi phí và hiệu quả chiến đấu của con tàu.
Về phần mình, hãng đóng tàu Newport News cũng từ chối bình luận về kết quả mà bản đánh giá đề cập. Christie R. Miller, phát ngôn viên của hãng đóng tàu cho hay: “Chúng tôi sẽ tuân thủ ý kiến của Hải quân về bản báo cáo này”.
USS Gerald R. Ford là chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ. Con tàu được làm lễ rửa tội và hạ thủy vào đầu tháng 11 năm ngoái. USS Gerald R. Ford hiện đang trải qua quá trình thử nghiệm tại một xưởng đóng tàu ởVirginia và theo kế hoạch sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ trong năm 2016 với trị giá ước tính hơn 12 tỷ USD.
USS Gerald R. Ford trước đây đã gặp phải không ít ý kiến chỉ trích. Năm ngoái Cơ quan Kiểm toán của Chính phủ Mỹ đã công bố rằng chi phí chế tạo con tàu tăng 22% so với kế hoạch ban đầu. Theo đó cơ quan này đã đề xuất tạm hoãn việc chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy, chiếc thứ hai thuộc lớp này cho tới khi Hải quân Mỹ và các nhà thầu có thể làm chủ được chuỗi các công nghệ chưa từng được triển khai.
Hải quân Mỹ hiện vẫn còn 2 năm phía trước để khắc phục những vấn đề gặp phải đối với con tàu trước khi bàn giao. Tuy nhiên đánh giá của Gilmore, dựa trên quá trình phân tích thì thử nghiệm và đánh giá kéo dài một năm đối với tàu Gerald Ford là tín hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Hải quân Mỹ hiện có thể không đạt được mục tiêu tăng cường tần xuất các chuyến bay chiến đấu mà một con tàu đơn lẻ có thể đảm nhiệm.
Trong khi đó, Ronald O’Rourke, một nhà phân tích hải quân thuộc cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đồng thời là chuyên gia về các chương trình đóng tàu cho hay con tàu đầu tiên của bất kì lớp mới nào thông thường cũng gặp phải những thách thức đáng kể về công nghệ và chi phí.
Còn phó Đô đốc Moore không đề cập quyết trực tiếp những mối lo ngại của Lầu Năm Góc về hệ thống phóng và thu hồi máy bay mới nhưng cho rằng công nghệ này hiện đại tới mức…những vấn đề trên không thể được giải quyết. Ông thừa nhận rằng lượng điện năng mà Hải quân Mỹ cần thiết để phóng và thu hồi hàng trăm máy bay trên một tàu sân bay hoạt động trên biển là chưa từng có.
Về hệ thống radar của tàu, Moore cho biết Hải quân Mỹ hiện vẫn rất tin tưởng vào radar mới bởi nó mới chỉ được thử nghiệm khi con tàu đang neo đậu tại cảng, đây là giai đoạn chưa thể tận dụng hết năng lượng của con tàu.
Moore tin tưởng rằng siêu tàu sân bay Gerald R.Ford sẽ vượt qua tất cả những thử thách hiện nay trước khi gia nhập hạm đội.
<h1>Tàu Mỹ phải tránh tàu TQ ở Biển Đông</h1>Tàu USS Copens đã phải chỉnh lái để tránh đâm tàu Trung QuốcTrung Quốc cáo buộc tàu chiến Hoa Kỳ 'đe dọa' tàu sân bay của họ ở Biển Đông và buộc hải quân Trung Quốc phải có hành động.
Hồi đầu tháng 12, tuần dương hạm USS Cowpens của Hoa Kỳ được cho là đã phải chỉnh lái để tránh hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.
Các bài liên quanHoa Kỳ dùng chiến hạm làm ngoại giaoTàu chiến Mỹ giúp cứu trợ PhilippinesGió bão đưa Mỹ trở lại Philippines
Chủ đề liên quanHoa Kỳ
Nay tờ Hoàn Cầu Thời Báo, vốn thường có lập trường dân tộc chủ nghĩa, được hãng tin AFP trích thuật nói USS Cowpens đã "tới thềm nhà của Trung Quốc và đe dọa an toàn quân sự" của nước này.
Hoa Kỳ đã chính thức phản đối sau sự cố trên Biển Đông hôm 5/12 và nói tàu của họ đang ở hải phận quốc tế.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng gần với những nước nằm quanh vùng biển này.
Hoàn Cầu Thời Báo tuyên bố: "Nếu hải quân và không quân Hoa Kỳ xâm phạm cửa ngõ của Trung Quốc, 'sự đối đầu' tất yếu sẽ xảy ra.
"Khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên, Hoa Kỳ cần học cách giao tiếp và tôn trọng Trung Quốc nếu họ không muốn có đụng độ trên biển hay trên không."
Hãng tin AFP nhận xét rằng vụ chạm trán giữa hai tàu chiến cho thấy căng thẳng hiện hữu sau khi Bắc Kinh tuyên bố "vùng nhận dạng hàng không" ở vùng Biển Hoa Đông trong tháng trước.
<h2>Kẻ xấu</h2>Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói các câu hỏi về sự cố cần được chuyển tới Bộ Quốc phòng nhưng khẳng định:
"Tôi có thể nói rằng về nguyên tắc Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không theo luật quốc tế."
Vụ suýt đụng nhau trên biển này là sự cố hàng hải đáng kể nhất giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ năm 2009 khi năm tàu chiến Trung Quốc bao quanh và quấy nhiễu tàu khảo sát của Hải quân Hoa Kỳ.
Các quan chức quốc phòng và hải quân ở Hoa Kỳ tuần trước nói tàu chiến Trung Quốc đã cắt ngang ngay trước mặt tàu Cowpens và dừng cách tàu này 500 mét.
Tàu Cowpens, trên đường rời nơi tham gia cứu trợ khu vực bị bão Haiyan tàn phá ở Philippines trở về đã phải lái tránh để không đụng phải tàu Trung Quốc.
Còn Hoàn Cầu Thời Báo lại dẫn lời một chuyên gia quân sự ẩn danh của Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đã "bám đuôi và quấy nhiễu" hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, vốn khi đó đang luyện tập trong khu vực.
Tàu Cowpens cũng bị cáo buộc đi vào phạm vi 45 km của "vùng phòng thủ trong của tàu Trung Quốc".
Chuyên gia ẩn danh cũng nói với Hoàn Cầu Thời Báo: "Những kẻ xấu bao giờ cũng nói mình vô tội" và nói thêm tàu Hoa Kỳ đã "có những hành động gây hấn trước" trong ngày diễn ra vụ chạm trán.
Còn Giáo sư Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc nói hành động của quân đội nước này là cần thiết để bảo vệ quyền hàng hải của Bắc Kinh:
"Trung Quốc có hành động chỉ khi tàu Hoa Kỳ từ chối tuân thủ cảnh báo," ông nói với Hoàn Cầu Thời Báo.
Các báo Hoa Kỳ đều rất quan tâm đến vụ việc mà nhiều nhà bình luận cho là nghiêm trọng.
Ngũ Giác Đài: TQ de dọa ưu thế quân sự của Mỹ VOV</h1>[link]https://www.youtube.com/watch?v=LwzEGe119cw[/link]
Đồng minh Mỹ có thực sự an toàn bởi sức mạnh của Mỹ !
"An ninh của Úc sẽ bị Trung Quốc đe dọa"
(Dân trí) - Trong một báo cáo có tựa đề "Giấc mơ mới của Trung Quốc" do Viện chính sách chiến lược Úc tài trợ, nhà kinh tế Mỹ David H Hale nhận định rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia của Úc trong tương lai.</h2>
Một khi Mỹ quyết định rút các binh sĩ khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Úc sẽ bị nguy hiểm trước "sự gây hấn từ bên ngoài". "Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc sẽ trở thành thách thức chính sách an ninh lớn nhất đối với Úc trong thế kỷ 21", ông Hale nhận định trong báo cáo.
Mặc dù nhà kinh tế Mỹ không nhắc tới Trung Quốc là kẻ gây hấn trong báo cáo, nhưng ông Hale nói rõ rằng việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng để đạt được các mục đích có thể là một thách thức lớn đối với an ninh của úc.
Theo ông Hale, điều quan trọng là Úc phải cân bằng quan hệ kinh tế đang gia tăng với Trung Quốc và liên minh truyền thống với Mỹ. Nếu các vấn đề tài chính của Mỹ buộc nước này phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và rút khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều đó sẽ trở thành một vấn đề lớn với Úc.
Báo cáo trên cho hay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ước tính vào khoảng 166 tỷ USD, chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ với ngân sách 660 tỷ USD.
Sau khi Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, ông Hale cho rằng Úc chỉ có thể trông đợi vào Ấn Độ để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Vì lý do này, chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng Úc nên thiết lập quan hệ thân thiết hơn với Ấn Độ để tránh bị phụ thuộc quá vào Trung Quốc về mặt kinh tế và Mỹ về mặt quân sự.
Máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật</h1>(TNO) Một chiếc máy bay do thám Tu-154 và một chiếc máy bay đa dụng Y-12 của quân đội Trung Quốc đã đồng loạt bay vào vùng nhận dạng phòng không của Nhật vào ngày 21.2.
Máy bay đa dụng Y-12 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào hôm 21.2 thông báo cho biết một chiếc Tu-154 của Trung Quốc đã bị phát hiện gần sát vùng nhận dạng phòng không của Nhật, còn chiếc Y-12 đã bay thẳng vào trong vùng nay và được nhìn thấy bay cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 140 km, hãng tin China News Service (Trung Quốc) đưa tin.
Tokyo sau đó đã điều chiến đấu cơ F-15J lên ngăn chặn 2 máy bay quân sự nói trên của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.
Các chuyên gia quân sự cho rằng có lẽ Bắc Kinh điều máy bay trinh sát Tu-154 đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để do thám.
Được biết, đại tá James Fannell, Phó tham mưu trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vào tuần trước đã đưa ra nhận định rằng Trung Quốc đang huấn luyện quân đội để tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng hòng chiếm lấy quần đảo đang tranh chấp với Nhật.
<h1>Hàn Quốc cáo buộc tàu Triều Tiên xâm phạm lãnh hải</h1>Ngày 25-2, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa cáo buộc một tàu tuần tra của CHDCND Triều Tiên đã xâm phạm lãnh hải nước này trên biển Hoàng Hải.
Lính CHDCND Triều Tiên nhìn sang phía Hàn Quốc ở làng Bàng Môn Điếm tại biên giới liên Triều - Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định tàu tuần tra CHDCND Triều Tiên đã ba lần xâm phạm lãnh hải của nước láng giềng. Có thời điểm con tàu này đã đi sâu 2 hải lý vào vùng biển của Hàn Quốc.
Phía hải quân Hàn Quốc đã lên tiếng cảnh báo và cuối cùng con tàu này cũng rút đi. Không có cuộc đụng độ nào xảy ra. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok chỉ trích tàu CHDCND Triều Tiên đã “cố tình” xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc.
“Chúng tôi nghi ngờ động thái này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sẵn sàng tác chiến của quân đội chúng tôi” - ông Kim tuyên bố.
Đây là lần đầu tiên phía Bình Nhưỡng xâm phạm biên giới của Seoul trong năm 2014. Vụ việc này xảy ra đúng vào thời điểm Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu các cuộc tập trận chung quy mô lớn. Trước đó, CHDCND Triều Tiên đã nhiều lần phản đối các cuộc tập trận này.
Ban đầu, các quan chức quốc phòng Mỹ đề nghị giảm quy mô các cuộc tập trận để tránh khiêu khích CHDCND Triều Tiên, như không điều động tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược.
Tuy nhiên hôm qua Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định Seoul và Washington sẽ không điều chỉnh lại quy mô các cuộc tập trận.
Máy bay ném bom Nga lao vào vùng phòng không Hàn</h1>Hai máy bay ném bom hạt nhân TU-95 của Nga đã lao vào vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc ở gần Dokdo và rặng đá ngầm dưới biển của Ieo mà chưa được phép.
Vụ việc xảy ra hôm 24/2.
Vùng nhận diện phòng không là vùng không phận mà máy bay quân sự nước ngoài phải xin phép 24h trước khi tiến vào. Tuy nhiên, những vùng phòng không như vậy không chịu sự quản lý của hiệp ước quốc tế nào và tôn trọng nó là vấn đề tự giác.
Máy bay Nga có hệ thống cảnh báo sớm A-50 dường như đã bay vào khu vực đông bắc của biển Nhật Bản. Máy bay chiến đấu của không quân Hàn đã lao ra và phát đi cảnh báo bằng lời.
Chiến đấu cơ của Nhật cũng xuất hiện, báo Sankei Shimbun Nhật cho biết.
Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật chồng chéo quanh Ieo.
"An ninh của Úc sẽ bị Trung Quốc đe dọa"
(Dân trí) - Trong một báo cáo có tựa đề "Giấc mơ mới của Trung Quốc" do Viện chính sách chiến lược Úc tài trợ, nhà kinh tế Mỹ David H Hale nhận định rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia của Úc trong tương lai.</h2>
Các chiến hạm của Trung Quốc.
Nhà kinh tế Hale cho biết trong báo cáo rằng hiểm họa lớn nhất đối với an ninh Úc trong tương lai là sự kết hợp của 2 nhân tố: sự phát triển kinh tế của Trung Quốc và khả năng Mỹ rút khỏi khu vực khi yếu dần.Một khi Mỹ quyết định rút các binh sĩ khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Úc sẽ bị nguy hiểm trước "sự gây hấn từ bên ngoài". "Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc sẽ trở thành thách thức chính sách an ninh lớn nhất đối với Úc trong thế kỷ 21", ông Hale nhận định trong báo cáo.
Mặc dù nhà kinh tế Mỹ không nhắc tới Trung Quốc là kẻ gây hấn trong báo cáo, nhưng ông Hale nói rõ rằng việc Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng để đạt được các mục đích có thể là một thách thức lớn đối với an ninh của úc.
Theo ông Hale, điều quan trọng là Úc phải cân bằng quan hệ kinh tế đang gia tăng với Trung Quốc và liên minh truyền thống với Mỹ. Nếu các vấn đề tài chính của Mỹ buộc nước này phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và rút khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều đó sẽ trở thành một vấn đề lớn với Úc.
Báo cáo trên cho hay, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc ước tính vào khoảng 166 tỷ USD, chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ với ngân sách 660 tỷ USD.
Sau khi Bắc Kinh đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, ông Hale cho rằng Úc chỉ có thể trông đợi vào Ấn Độ để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Vì lý do này, chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng Úc nên thiết lập quan hệ thân thiết hơn với Ấn Độ để tránh bị phụ thuộc quá vào Trung Quốc về mặt kinh tế và Mỹ về mặt quân sự.
Máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật</h1>(TNO) Một chiếc máy bay do thám Tu-154 và một chiếc máy bay đa dụng Y-12 của quân đội Trung Quốc đã đồng loạt bay vào vùng nhận dạng phòng không của Nhật vào ngày 21.2.
Máy bay đa dụng Y-12 của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Bộ Quốc phòng Nhật Bản vào hôm 21.2 thông báo cho biết một chiếc Tu-154 của Trung Quốc đã bị phát hiện gần sát vùng nhận dạng phòng không của Nhật, còn chiếc Y-12 đã bay thẳng vào trong vùng nay và được nhìn thấy bay cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khoảng 140 km, hãng tin China News Service (Trung Quốc) đưa tin.
Tokyo sau đó đã điều chiến đấu cơ F-15J lên ngăn chặn 2 máy bay quân sự nói trên của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật cho biết.
Các chuyên gia quân sự cho rằng có lẽ Bắc Kinh điều máy bay trinh sát Tu-154 đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để do thám.
Được biết, đại tá James Fannell, Phó tham mưu trưởng tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vào tuần trước đã đưa ra nhận định rằng Trung Quốc đang huấn luyện quân đội để tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng hòng chiếm lấy quần đảo đang tranh chấp với Nhật.
<h1>Hàn Quốc cáo buộc tàu Triều Tiên xâm phạm lãnh hải</h1>Ngày 25-2, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa cáo buộc một tàu tuần tra của CHDCND Triều Tiên đã xâm phạm lãnh hải nước này trên biển Hoàng Hải.
Lính CHDCND Triều Tiên nhìn sang phía Hàn Quốc ở làng Bàng Môn Điếm tại biên giới liên Triều - Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định tàu tuần tra CHDCND Triều Tiên đã ba lần xâm phạm lãnh hải của nước láng giềng. Có thời điểm con tàu này đã đi sâu 2 hải lý vào vùng biển của Hàn Quốc.
Phía hải quân Hàn Quốc đã lên tiếng cảnh báo và cuối cùng con tàu này cũng rút đi. Không có cuộc đụng độ nào xảy ra. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok chỉ trích tàu CHDCND Triều Tiên đã “cố tình” xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc.
“Chúng tôi nghi ngờ động thái này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sẵn sàng tác chiến của quân đội chúng tôi” - ông Kim tuyên bố.
Đây là lần đầu tiên phía Bình Nhưỡng xâm phạm biên giới của Seoul trong năm 2014. Vụ việc này xảy ra đúng vào thời điểm Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu các cuộc tập trận chung quy mô lớn. Trước đó, CHDCND Triều Tiên đã nhiều lần phản đối các cuộc tập trận này.
Ban đầu, các quan chức quốc phòng Mỹ đề nghị giảm quy mô các cuộc tập trận để tránh khiêu khích CHDCND Triều Tiên, như không điều động tàu sân bay và máy bay ném bom chiến lược.
Tuy nhiên hôm qua Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định Seoul và Washington sẽ không điều chỉnh lại quy mô các cuộc tập trận.
Máy bay ném bom Nga lao vào vùng phòng không Hàn</h1>Hai máy bay ném bom hạt nhân TU-95 của Nga đã lao vào vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc ở gần Dokdo và rặng đá ngầm dưới biển của Ieo mà chưa được phép.
Vụ việc xảy ra hôm 24/2.
Vùng nhận diện phòng không là vùng không phận mà máy bay quân sự nước ngoài phải xin phép 24h trước khi tiến vào. Tuy nhiên, những vùng phòng không như vậy không chịu sự quản lý của hiệp ước quốc tế nào và tôn trọng nó là vấn đề tự giác.
Máy bay Nga có hệ thống cảnh báo sớm A-50 dường như đã bay vào khu vực đông bắc của biển Nhật Bản. Máy bay chiến đấu của không quân Hàn đã lao ra và phát đi cảnh báo bằng lời.
Chiến đấu cơ của Nhật cũng xuất hiện, báo Sankei Shimbun Nhật cho biết.
Vùng nhận diện phòng không của Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật chồng chéo quanh Ieo.
Trung Quốc: tính tàng hình của Su T-50 ưu việt hơn F-22</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Sukhoi T-50 có diện tích phản xạ sóng radar 0,1-1m2 được đánh giá là tốt hơn cả tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ.
[*]Tiêm kích Su T-50 có tên lửa chính xác cao “khủng”
[*]Hé mở bí mật khả năng tàng hình của Su T-50
[/list]
Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi T-50 sử dụng một loạt các linh kiện do doanh nghiệp Nga sản xuất, giảm diện tích tán xạ radar và do kết cấu ưu việt cho nên về phương diện tính năng tảng hình toàn thân của T-50 ưu việt hơn F-22.
Các kỹ sư của máy bay Sukhoi đã thành công trong việc giảm diện tích phản xạ sóng radar (RCS), trung bình khoảng 0,1-1m2, bằng 1/15 của máy bay chiến đấu đa năng Su-27.
Sukhoi T-50.
Để có được diện tích phản xạ sóng radar nhỏ như vậy, các kỹ sư Nga đã cải tiến vị trí của vũ khí có trên máy bay, cải tiến hình dạng cửa nạp không khí. Ngoài ra, cửa nạp không khí được tăng thêm lớp phủ hấp thụ.
Để giảm bớt diện tích phản xạ điện từ của các khớp bộ phận khác nhau trên máy bay chiến đấu. Các khớp này đã được phủ bằng keo dẫn điện. Buồng lái được phủ lớp phủ kim loại có thể phản xạ sóng điện từ hiệu quả.
Do sử dụng phương án kết cấu mới, cho nên máy bay chiến đấu T-50 không chỉ vượt qua các vũ khí trang bị hiện có của quân đội Nga, mà còn vượt qua cả các loại vũ khí của nước ngoài. Theo đó, RCS của máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là 0,3-0,4m2.
Máy bay chiến đấu T-50 không chỉ vượt trội hơn F-22 về tính năng tàng hình. Về phương diện khác như kết cấu trọng lượng cũng tương đối nhỏ, thời gian bay kéo dài. Tính năng cơ động của T-50 cũng ưu việt hơn máy bay chiến đấu của Mỹ.
T-50 có thể hoàn thành nhiệm vụ của máy bay chiến đấu, máy bay cường kích và máy bay ném bom. Thậm chí nó có thể hoàn thành nhiệm vụ tác chiến phức tạp khi không có phi công tham gia.
Với tính cơ động cao, Su T-50 sẽ “nốc ao” F-22?</h1>(Kienthuc.net.vn) - Máy bay chiến đấu Su T-50 của Nga là sự pha trộn giữa khả năng cơ động và tính năng tàng hình, thay vì chỉ tập trung hết cho khả năng tàng hình.
[*]Tiêm kích Su T-50 có tên lửa chính xác cao “khủng”
[*]Sukhoi muốn bán Su-35, Su T-50 cho Việt Nam?
[/list]
Theo Tạp chí quốc phòng RIR, tài liệu về bằng sáng chế máy bay chiến đấu Su T-50 của Liên bang Nga cho thấy thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bị ảnh hưởng nhiều bởi các yêu cầu khả năng phản xạ radar thấp. Đồng thời, người Nga sẵn sàng hi sinh một số tính năng tàng hình để củng cố khả năng cơ động.
Theo hồ sơ bằng sáng chế, Su T-50 có khả năng tàng hình tốt trước radar đối phương, cùng với khả năng “siêu cơ động” ở góc tấn đáng kinh ngạc: gần 90 độ, đồng thời vẫn duy trì hiệu quả khí động học cao ở tốc độ cận âm.
Tạo ra một chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ ở nhiều độ cao và tốc độ bay khác nhau, đồng thời cũng có diện tích phản xạ radar thấp là một thách thức kỹ thuật, người Nga thừa nhận. “Tất cả những yêu cầu này là mâu thuẫn, và tạo ra một chiếc máy bay đáp ứng các yêu cầu này là một sự thỏa hiệp”.
Siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50.
Khả năng tàng hình của Su T-50
Hồ sơ sáng chế cho thấy định của các nhà thiết kế là giảm diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay xuống chỉ còn từ 0,1-1m2. Ở khoảng cách này máy bay xuất hiện như một con chim trên màn hình radar của đối phương và trở nên rất khó khăn - dù không phải không thể - để phát hiện.
Sukhoi cũng so sánh với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ mà được các chuyên gia hàng không tin rằng có diện tích RCS 0,1m2. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Sukhoi-27/30 và F-15E có RCS trong khoảng 10-15m2.
Giảm diện tích phản xạ radar của máy bay được thực hiện thông qua sự kết hợp của thiết kế và công nghệ, đặc biệt là bằng cách hình thành các đường nét của khung máy bay.
Su T-50 có diện tích phản xạ sóng radar tương đương F-22.
Chuyên gia Piotr Butowski của Tạp chí Jane’s cho biết: “Một số khe hở và vài chỗ trên bề mặt của khung máy bay - như ranh giới ở hai bên của cửa hút khí và các lỗ trên thân máy bay phía sau buồng lái - được che phủ bằng một mạng lưới dày, có một lưới ít hơn một phần tư bước sóng của radar trinh sát, làm giảm phản xạ từ các bề mặt không đồng đều. Khoảng cách giữa các chi tiết trong khung máy bay được làm đầy với chất bịt kín, trong khi kính của tán buồng lái được quang mật”.
Năm mảng radar của Su T-50 cũng được điều chỉnh để làm chệch hướng luồng tín hiệu radar của đối phương. Vỏ ngoài của các mảng radar được chọn lọc, cho phép thông qua các tín hiệu riêng của nó, nhưng ngăn chặn các tần số khác. Ngoài ra, các thiết kế còn chống khuếch đại những tín hiệu rò rỉ, tránh lộ máy bay.
Hai động cơ của Su T-50 được đặt bên ngoài trong các vỏ riêng biệt, tạo không gian cho một khoang khí tài lớn ở giữa. Các cửa hút khí được đặt xa nhau, tạo ra một đường cong giấu đi những máy nén khí và làm giảm diện tích phản xạ radar của máy bay từ phía trước.
Thiết kế của Su T-50 cũng nâng cao đáng kể độ an toàn bay, giảm rủi ro, tai nạn.
Su T-50 trang bị 2 động cơ phản lực AL-41 có tích hợp kiểm soát véc tơ lực đẩy đem lại khả năng cơ động cao trong không chiến.
Có thể hạ gục F-22, F-35?
So sánh Su T-50 với F-22 Raptor và F-35 Lightning II là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, đi theo dữ liệu có sẵn, các máy bay Nga tàng hình như những chiếc F-22 trị giá 420 triệu USD.
Lợi thế tàng hình của F-22 dường như không làm người Nga lo lắng. Su T-50 có một triết lí chiến đấu hiệu quả hơn, khi mà khả năng cơ động cũng là một vũ khí ưu thế. Ngược lại, người Mỹ đã ném tất cả trứng vào cái giỏ tàng hình, dựa vào tàng hình để tấn công vào các mục tiêu. Dĩ nhiên, nếu giữ được bí mật thì người Mỹ sẽ ồ ạt tấn công, ra đòn trước để hủy diệt đối phương. Nhưng nếu bị phát hiện thì F-22 chậm chạp sẽ rất khó thoát.
Quan điểm của người Nga coi trọng khả năng cơ động để không chiến, và do đó nếu đụng độ trên không, các máy bay F-35 chậm chạp, vũ trang kém sẽ dễ dàng bị Su T-50 hạ gục.
Thêm vào đó, sự phát triển hệ thống radar đang tiến bộ rất nhanh trong phát hiện máy bay tàng hình. Tàng hình không phải là biện pháp hiệu quả. Nam Tư đã sử dụng các tên lửa S-125 Neva/Pechora với radar sóng mét P-18 cổ lỗ để bắn hạ máy bay tàng hình F-117 năm 1999. Đó là một cái tát vào nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Sự kiện này đã cho thấy những hạn chế của máy bay tàng hình.
(Kienthuc.net.vn) - Sukhoi T-50 có diện tích phản xạ sóng radar 0,1-1m2 được đánh giá là tốt hơn cả tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ.
[*]Tiêm kích Su T-50 có tên lửa chính xác cao “khủng”
[*]Hé mở bí mật khả năng tàng hình của Su T-50
[/list]
Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi T-50 sử dụng một loạt các linh kiện do doanh nghiệp Nga sản xuất, giảm diện tích tán xạ radar và do kết cấu ưu việt cho nên về phương diện tính năng tảng hình toàn thân của T-50 ưu việt hơn F-22.
Các kỹ sư của máy bay Sukhoi đã thành công trong việc giảm diện tích phản xạ sóng radar (RCS), trung bình khoảng 0,1-1m2, bằng 1/15 của máy bay chiến đấu đa năng Su-27.
Để có được diện tích phản xạ sóng radar nhỏ như vậy, các kỹ sư Nga đã cải tiến vị trí của vũ khí có trên máy bay, cải tiến hình dạng cửa nạp không khí. Ngoài ra, cửa nạp không khí được tăng thêm lớp phủ hấp thụ.
Để giảm bớt diện tích phản xạ điện từ của các khớp bộ phận khác nhau trên máy bay chiến đấu. Các khớp này đã được phủ bằng keo dẫn điện. Buồng lái được phủ lớp phủ kim loại có thể phản xạ sóng điện từ hiệu quả.
Do sử dụng phương án kết cấu mới, cho nên máy bay chiến đấu T-50 không chỉ vượt qua các vũ khí trang bị hiện có của quân đội Nga, mà còn vượt qua cả các loại vũ khí của nước ngoài. Theo đó, RCS của máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ là 0,3-0,4m2.
Máy bay chiến đấu T-50 không chỉ vượt trội hơn F-22 về tính năng tàng hình. Về phương diện khác như kết cấu trọng lượng cũng tương đối nhỏ, thời gian bay kéo dài. Tính năng cơ động của T-50 cũng ưu việt hơn máy bay chiến đấu của Mỹ.
T-50 có thể hoàn thành nhiệm vụ của máy bay chiến đấu, máy bay cường kích và máy bay ném bom. Thậm chí nó có thể hoàn thành nhiệm vụ tác chiến phức tạp khi không có phi công tham gia.
Với tính cơ động cao, Su T-50 sẽ “nốc ao” F-22?</h1>(Kienthuc.net.vn) - Máy bay chiến đấu Su T-50 của Nga là sự pha trộn giữa khả năng cơ động và tính năng tàng hình, thay vì chỉ tập trung hết cho khả năng tàng hình.
[*]Tiêm kích Su T-50 có tên lửa chính xác cao “khủng”
[*]Sukhoi muốn bán Su-35, Su T-50 cho Việt Nam?
[/list]
Theo Tạp chí quốc phòng RIR, tài liệu về bằng sáng chế máy bay chiến đấu Su T-50 của Liên bang Nga cho thấy thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 bị ảnh hưởng nhiều bởi các yêu cầu khả năng phản xạ radar thấp. Đồng thời, người Nga sẵn sàng hi sinh một số tính năng tàng hình để củng cố khả năng cơ động.
Theo hồ sơ bằng sáng chế, Su T-50 có khả năng tàng hình tốt trước radar đối phương, cùng với khả năng “siêu cơ động” ở góc tấn đáng kinh ngạc: gần 90 độ, đồng thời vẫn duy trì hiệu quả khí động học cao ở tốc độ cận âm.
Tạo ra một chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiệm vụ ở nhiều độ cao và tốc độ bay khác nhau, đồng thời cũng có diện tích phản xạ radar thấp là một thách thức kỹ thuật, người Nga thừa nhận. “Tất cả những yêu cầu này là mâu thuẫn, và tạo ra một chiếc máy bay đáp ứng các yêu cầu này là một sự thỏa hiệp”.
Khả năng tàng hình của Su T-50
Hồ sơ sáng chế cho thấy định của các nhà thiết kế là giảm diện tích phản xạ radar (RCS) của máy bay xuống chỉ còn từ 0,1-1m2. Ở khoảng cách này máy bay xuất hiện như một con chim trên màn hình radar của đối phương và trở nên rất khó khăn - dù không phải không thể - để phát hiện.
Sukhoi cũng so sánh với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ mà được các chuyên gia hàng không tin rằng có diện tích RCS 0,1m2. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Sukhoi-27/30 và F-15E có RCS trong khoảng 10-15m2.
Giảm diện tích phản xạ radar của máy bay được thực hiện thông qua sự kết hợp của thiết kế và công nghệ, đặc biệt là bằng cách hình thành các đường nét của khung máy bay.
Chuyên gia Piotr Butowski của Tạp chí Jane’s cho biết: “Một số khe hở và vài chỗ trên bề mặt của khung máy bay - như ranh giới ở hai bên của cửa hút khí và các lỗ trên thân máy bay phía sau buồng lái - được che phủ bằng một mạng lưới dày, có một lưới ít hơn một phần tư bước sóng của radar trinh sát, làm giảm phản xạ từ các bề mặt không đồng đều. Khoảng cách giữa các chi tiết trong khung máy bay được làm đầy với chất bịt kín, trong khi kính của tán buồng lái được quang mật”.
Năm mảng radar của Su T-50 cũng được điều chỉnh để làm chệch hướng luồng tín hiệu radar của đối phương. Vỏ ngoài của các mảng radar được chọn lọc, cho phép thông qua các tín hiệu riêng của nó, nhưng ngăn chặn các tần số khác. Ngoài ra, các thiết kế còn chống khuếch đại những tín hiệu rò rỉ, tránh lộ máy bay.
Hai động cơ của Su T-50 được đặt bên ngoài trong các vỏ riêng biệt, tạo không gian cho một khoang khí tài lớn ở giữa. Các cửa hút khí được đặt xa nhau, tạo ra một đường cong giấu đi những máy nén khí và làm giảm diện tích phản xạ radar của máy bay từ phía trước.
Thiết kế của Su T-50 cũng nâng cao đáng kể độ an toàn bay, giảm rủi ro, tai nạn.
Có thể hạ gục F-22, F-35?
So sánh Su T-50 với F-22 Raptor và F-35 Lightning II là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, đi theo dữ liệu có sẵn, các máy bay Nga tàng hình như những chiếc F-22 trị giá 420 triệu USD.
Lợi thế tàng hình của F-22 dường như không làm người Nga lo lắng. Su T-50 có một triết lí chiến đấu hiệu quả hơn, khi mà khả năng cơ động cũng là một vũ khí ưu thế. Ngược lại, người Mỹ đã ném tất cả trứng vào cái giỏ tàng hình, dựa vào tàng hình để tấn công vào các mục tiêu. Dĩ nhiên, nếu giữ được bí mật thì người Mỹ sẽ ồ ạt tấn công, ra đòn trước để hủy diệt đối phương. Nhưng nếu bị phát hiện thì F-22 chậm chạp sẽ rất khó thoát.
Quan điểm của người Nga coi trọng khả năng cơ động để không chiến, và do đó nếu đụng độ trên không, các máy bay F-35 chậm chạp, vũ trang kém sẽ dễ dàng bị Su T-50 hạ gục.
Thêm vào đó, sự phát triển hệ thống radar đang tiến bộ rất nhanh trong phát hiện máy bay tàng hình. Tàng hình không phải là biện pháp hiệu quả. Nam Tư đã sử dụng các tên lửa S-125 Neva/Pechora với radar sóng mét P-18 cổ lỗ để bắn hạ máy bay tàng hình F-117 năm 1999. Đó là một cái tát vào nền công nghiệp quốc phòng Mỹ. Sự kiện này đã cho thấy những hạn chế của máy bay tàng hình.
Tàu ngầm mini Iran:
Vẫn là nguy hiểm với Mỹ
Hầu hết các tàu ngầm đang phục vụ trong lực lượng hải quân trên toàn thế giới đa số đều sử dụng động cơ diesel-điện và có 39 quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm trong tổng số 400 tàu ngầm diesel điện đang còn phục vụ. Chỉ có 3 trong số các quốc gia đó là Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên có khả năng sử dụng lực lượng tàu ngầm này chống lại nước Mỹ cũng như lực lượng đồng minh.
Trung Quốc hiện tại có hơn 50 chiếc tàu ngầm các loại, Iran có ba chiếc tàu ngầm lớp Kilo và hơn 20 chiếc tàu ngầm mini và Bắc Triều Tiên có 20 tàu ngầm đa số đã lỗi thời cộng với đó là 50 tàu ngầm mini hoặc tàu bán ngầm.
Vì vậy, Hải quân Mỹ trong tương lai có thể đối mặt với 150 tàu ngầm các loại và hơn nữa số đó là tàu ngầm mini. Nhưng có một điều lạc quan gần đa phần các tàu ngầm này đều đã lỗi thời và có độ ồn cao. Vì vậy chỉ có khoảng hơn 70 chiếc tàu ngầm là một mối đe dọa rõ ràng đến lực lượng Hải quân Mỹ. Cho dù vậy, nếu chủ quan người Mỹ có thể sẽ trả giá đắt khi bài học về tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc trong quá khứ chỉ như mới hôm qua.
http://www.tienphong.vn/h...m-mini-iran-682295.tpo
Vẫn là nguy hiểm với Mỹ
Hầu hết các tàu ngầm đang phục vụ trong lực lượng hải quân trên toàn thế giới đa số đều sử dụng động cơ diesel-điện và có 39 quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm trong tổng số 400 tàu ngầm diesel điện đang còn phục vụ. Chỉ có 3 trong số các quốc gia đó là Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên có khả năng sử dụng lực lượng tàu ngầm này chống lại nước Mỹ cũng như lực lượng đồng minh.
Trung Quốc hiện tại có hơn 50 chiếc tàu ngầm các loại, Iran có ba chiếc tàu ngầm lớp Kilo và hơn 20 chiếc tàu ngầm mini và Bắc Triều Tiên có 20 tàu ngầm đa số đã lỗi thời cộng với đó là 50 tàu ngầm mini hoặc tàu bán ngầm.
Vì vậy, Hải quân Mỹ trong tương lai có thể đối mặt với 150 tàu ngầm các loại và hơn nữa số đó là tàu ngầm mini. Nhưng có một điều lạc quan gần đa phần các tàu ngầm này đều đã lỗi thời và có độ ồn cao. Vì vậy chỉ có khoảng hơn 70 chiếc tàu ngầm là một mối đe dọa rõ ràng đến lực lượng Hải quân Mỹ. Cho dù vậy, nếu chủ quan người Mỹ có thể sẽ trả giá đắt khi bài học về tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc trong quá khứ chỉ như mới hôm qua.
http://www.tienphong.vn/h...m-mini-iran-682295.tpo
Rafale ui:chỉ tui cách kiếm tiền nhiều và nhanh đi để tui rước 1 em Lezus-Audi-Acura hay Odysse cũng được để vivu cùng A+E ,chuyện thế giới xa vời lắm thay
.
Đàn em bảo không nghe !
Rộ tin Iraq mua vũ khí Iran khiến Mỹ “nóng mặt”</h1>25/02/2014 16:22 (GMT + 7)
TTO - Hôm nay 25-2, Mỹ yêu cầu Iraq phải giải trình tường tận những cáo buộc gần đây của truyền thông về việc nước này kí kết hợp đồng mua vũ khí với nước láng giềng Iran.
Lực lượng vũ trang Iraq đang cần vũ khí để chiến đấu chống các phần tử cực đoan thân al- Qaeda. Ảnh: EPA
Bất đồng giữa Baghdad và Washington xảy ra khi hãng tin Reuters công bố bảng báo cáo mật ngày 24-2, tiết lộ chính quyền Iraq đã kí hợp đồng trị giá 195 triệu USD mua vũ khí của Iran vào tháng 11-2013.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh “nếu thông tin này chính xác, nó sẽ làm gia tăng mối lo ngại. Bất cứ giao dịch vũ khí nào từ Iran đến nước thứ ba đều vi phạm trực tiếp lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc”.
Bà Psaki cho biết “Mỹ đang làm rõ thông tin này từ chính phủ Iraq nhằm đảm bảo rằng giới chức Iraq hiểu rõ giới hạn mà luật pháp quốc tế quy định về buôn bán vũ khí với Iran”.
Theo Reuters, gói hợp đồng bao gồm việc Iran cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ, hạng trung, đạn dược, súng cối cho Iraq. Thương vụ được kí kết chỉ vài ngày sau khi thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đến Mỹ vận động nước này cung cấp thêm vũ khí để Baghdad chiến đấu chống các nhóm quân nổi dậy có liên hệ với al- Qaeda.
Hồi đầu tháng 1, Phó tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran Mohammad Hejazi đã khẳng định “Iran sẵn sàng cung cấp thiết bị và cố vấn quân sự giúp Iraq chiến đấu chống al- Qaeda”.
Trước tin mua vũ khí từ Iran, Mỹ “vừa đánh vừa xoa” khi cho rằng giới chức Iraq cần biết “giới hạn”, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của Washington qua lời phát ngôn viên Jen Psaki “Mỹ luôn xem Iraq là đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố và cam kết hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến này”.
Đến nay Washington đã cung cấp số vũ khí trị giá hơn 15 tỉ USD, đồng thời tham gia đào tạo chuyên môn cho lực lượng vũ trang Iraq.
Rộ tin Iraq mua vũ khí Iran khiến Mỹ “nóng mặt”</h1>25/02/2014 16:22 (GMT + 7)
TTO - Hôm nay 25-2, Mỹ yêu cầu Iraq phải giải trình tường tận những cáo buộc gần đây của truyền thông về việc nước này kí kết hợp đồng mua vũ khí với nước láng giềng Iran.
Bất đồng giữa Baghdad và Washington xảy ra khi hãng tin Reuters công bố bảng báo cáo mật ngày 24-2, tiết lộ chính quyền Iraq đã kí hợp đồng trị giá 195 triệu USD mua vũ khí của Iran vào tháng 11-2013.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh “nếu thông tin này chính xác, nó sẽ làm gia tăng mối lo ngại. Bất cứ giao dịch vũ khí nào từ Iran đến nước thứ ba đều vi phạm trực tiếp lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc”.
Bà Psaki cho biết “Mỹ đang làm rõ thông tin này từ chính phủ Iraq nhằm đảm bảo rằng giới chức Iraq hiểu rõ giới hạn mà luật pháp quốc tế quy định về buôn bán vũ khí với Iran”.
Theo Reuters, gói hợp đồng bao gồm việc Iran cung cấp các loại vũ khí hạng nhẹ, hạng trung, đạn dược, súng cối cho Iraq. Thương vụ được kí kết chỉ vài ngày sau khi thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đến Mỹ vận động nước này cung cấp thêm vũ khí để Baghdad chiến đấu chống các nhóm quân nổi dậy có liên hệ với al- Qaeda.
Hồi đầu tháng 1, Phó tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran Mohammad Hejazi đã khẳng định “Iran sẵn sàng cung cấp thiết bị và cố vấn quân sự giúp Iraq chiến đấu chống al- Qaeda”.
Trước tin mua vũ khí từ Iran, Mỹ “vừa đánh vừa xoa” khi cho rằng giới chức Iraq cần biết “giới hạn”, đồng thời thể hiện sự tin tưởng của Washington qua lời phát ngôn viên Jen Psaki “Mỹ luôn xem Iraq là đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố và cam kết hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến này”.
Đến nay Washington đã cung cấp số vũ khí trị giá hơn 15 tỉ USD, đồng thời tham gia đào tạo chuyên môn cho lực lượng vũ trang Iraq.
<h1>Mỹ tiếp tục sử dụng F - 16 đến năm 2020</h1>
TPO - Trên website f-16.net, Lockheed Martin cho biết họ có đủ đơn đặt hàng để tiếp tục sản xuất F-16 cho đến năm 2020.
Mỹ tiếp tục sản xuất F - 16 đến năm 2020
TPO - Trên website f-16.net, Lockheed Martin cho biết họ có đủ đơn đặt hàng để tiếp tục sản xuất F-16 cho đến năm 2020.
Những đơn đặt hàng này chủ yếu đến từ các nước Cận Đông, Nam Mỹ và một số thị trường khác.
Nhà máy sản xuất F-16.Vị thế Best-seller của F-16 bị đe dọa nghiêm trọng từ khi Lockheed Martin đưa ra tiêm kích F-35. Nhiều khách hàng tiềm năng của F-16 đã cân nhắc đến việc chuyển qua mua F-35, khiến số lượng bán được của loại này tăng nhanh chóng.
F-16 bắt đầu được sản xuất từ năm 1975. Từ đó đến nay công ty đã bán được 4500 chiếc. Tiêm kích này hiện có mặt tại 26 quốc gia, trong đó có 15 nước tiếp tục mua bổ sung loại máy bay này.
Lockheed đã cắt giảm sản xuất F-16 tại nhà máy ở Fort-worth, bang Texas từ đỉnh điểm là 30 chiếc xuống 1 chiếc/tháng. Hiện công ty đang lắp ráp chiếc cuối cùng trong 20 chiếc mà Ai Cập đặt hàng.
Theo Bill McHenry, người chịu trách nhiệm kinh doanh F-16, những chiếc F-16 cũ có thể được hiện đại hóa lên F-16V với radar mảng pha chủ động, hệ thống định vị toàn cầu, tổ hợp tác chiến điện tử và hệ thống điện tử hàng không hiện đại.
Mỹ cay đắng nhìn Nga 'cuỗm' 2 tỷ USD vũ khí
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/my-cay-dang-nhin-nga-cuom-2-ty-usd-vu-khi-656997.tpo
TPO - Trên website f-16.net, Lockheed Martin cho biết họ có đủ đơn đặt hàng để tiếp tục sản xuất F-16 cho đến năm 2020.
Mỹ tiếp tục sản xuất F - 16 đến năm 2020
TPO - Trên website f-16.net, Lockheed Martin cho biết họ có đủ đơn đặt hàng để tiếp tục sản xuất F-16 cho đến năm 2020.
Những đơn đặt hàng này chủ yếu đến từ các nước Cận Đông, Nam Mỹ và một số thị trường khác.
F-16 bắt đầu được sản xuất từ năm 1975. Từ đó đến nay công ty đã bán được 4500 chiếc. Tiêm kích này hiện có mặt tại 26 quốc gia, trong đó có 15 nước tiếp tục mua bổ sung loại máy bay này.
Lockheed đã cắt giảm sản xuất F-16 tại nhà máy ở Fort-worth, bang Texas từ đỉnh điểm là 30 chiếc xuống 1 chiếc/tháng. Hiện công ty đang lắp ráp chiếc cuối cùng trong 20 chiếc mà Ai Cập đặt hàng.
Theo Bill McHenry, người chịu trách nhiệm kinh doanh F-16, những chiếc F-16 cũ có thể được hiện đại hóa lên F-16V với radar mảng pha chủ động, hệ thống định vị toàn cầu, tổ hợp tác chiến điện tử và hệ thống điện tử hàng không hiện đại.
Mỹ cay đắng nhìn Nga 'cuỗm' 2 tỷ USD vũ khí
http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/my-cay-dang-nhin-nga-cuom-2-ty-usd-vu-khi-656997.tpo
<h1>Chiến hạm Mỹ tan chảy do lỗi thiết kế</h1>Năm 2011, Hải quân Mỹ đã phát hiện tình trạng ăn mòn “khủng khiếp” xung quanh hệ thống động lực của chiến hạm duyên hải LCS Independence. Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi chiếc tàu chiến mới 1 tuổi, song đã phải đưa vào âu cạn để thay toàn bộ chi tiết thân tàu.
Chiến hạm USS Independence (LCS 2) được đưa vào sửa chữa tại cảng hải không quân Pensacola.
Có thể nói chiến hạm dài 125m này đã “tan chảy” ngay trước mắt do một sai lầm trong thiết kế mà theo thuật ngữ kỹ thuật gọi là “ăn mòn tĩnh điện” còn các nhà khoa học dân sự gọi là sự điện phân. Tình trạng này xảy ra khi 2 kim loại khác nhau sau khi tiếp xúc với nhau có dòng điện đi qua bị ăn mòn theo các tốc độ khác nhau. Chuyên gia phân tích độc lập về hải quân Raymond Pritchett viết về vấn đề này như sau: “Điều này có nghĩa là kim loại hoàn toàn bị tan chảy chứ không đơn thuần chỉ là gỉ”.
Có thể nói số phận của lô tàu chiến thuộc lớp “Littoral Combat Ship” (LCS) không hề đơn giản. Ví dụ, Hải quân Mỹ vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm chính về khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng, yếu tố gây ra nhiều tranh cãi – và chưa thể hoàn tất thử nghiệm cho tới năm 2016. Tuy nhiên, hiện người dân đóng thuế Mỹ đã phải trả tiền để mua 24 chiếc tàu loại này, được đóng theo một hợp đồng quân sự, trong khi đó Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chuẩn bị mua sắm lô tàu LCS mới, dự kiến là 52 chiếc.
Trong khi đó, cũng không thể tính tới 3 “modul tác chiến” dự kiến là bộ trang bị thay thế để chuyển đổi LCS, theo nhu cầu, thành tàu rà phá thủy lôi, tàu săn ngầm, hay bãi đậu để chống lại các tàu cỡ nhỏ. Modul tác chiến đầu tiên trong số này, phức tạp nhất và quan trọng nhất, tới năm 2014 vẫn chưa bước vào giai đoạn thử nghiệm hạn chế ban đầu, tuy nhiên vào thời điểm hiện nay Hải quân Mỹ đã mua 4 modul như vậy. Vào thời điểm modul rà phá thủy lôi hoàn tất mọi thử nghiêm (năm 2018), Hải quân Mỹ phải mua ít nhất 13 tàu loại này.
Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, Independence và các chiến hạm duyên hải khác là có một không hai. Trên thực tế, chúng đặc biệt rẻ. Mỗi chiếc tàu dự kiến có giá chưa tới 400 triệu USD – so với mức giá hơn 1 tỷ USD đối với khu trục hạm lớn hơn lớp Arleigh Burke.
Để duy trì mức giá thấp như vậy, thiết kế của tàu đã loại bỏ nhiều chi tiết – ví dụ như đạn bác cỡ lớn. Danh sách các chi tiết bị loại bỏ thật đáng sợ, có cả cái gọi là “Hệ thống bảo vệ cathod”, được thiết kế để ngăn tình trạng điện phân.
http://baotintuc.vn/khoa-...-20140110082125725.htm
Có thể nói chiến hạm dài 125m này đã “tan chảy” ngay trước mắt do một sai lầm trong thiết kế mà theo thuật ngữ kỹ thuật gọi là “ăn mòn tĩnh điện” còn các nhà khoa học dân sự gọi là sự điện phân. Tình trạng này xảy ra khi 2 kim loại khác nhau sau khi tiếp xúc với nhau có dòng điện đi qua bị ăn mòn theo các tốc độ khác nhau. Chuyên gia phân tích độc lập về hải quân Raymond Pritchett viết về vấn đề này như sau: “Điều này có nghĩa là kim loại hoàn toàn bị tan chảy chứ không đơn thuần chỉ là gỉ”.
Có thể nói số phận của lô tàu chiến thuộc lớp “Littoral Combat Ship” (LCS) không hề đơn giản. Ví dụ, Hải quân Mỹ vẫn chưa hoàn tất các thử nghiệm chính về khả năng sẵn sàng chiến đấu của chúng, yếu tố gây ra nhiều tranh cãi – và chưa thể hoàn tất thử nghiệm cho tới năm 2016. Tuy nhiên, hiện người dân đóng thuế Mỹ đã phải trả tiền để mua 24 chiếc tàu loại này, được đóng theo một hợp đồng quân sự, trong khi đó Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu chuẩn bị mua sắm lô tàu LCS mới, dự kiến là 52 chiếc.
Trong khi đó, cũng không thể tính tới 3 “modul tác chiến” dự kiến là bộ trang bị thay thế để chuyển đổi LCS, theo nhu cầu, thành tàu rà phá thủy lôi, tàu săn ngầm, hay bãi đậu để chống lại các tàu cỡ nhỏ. Modul tác chiến đầu tiên trong số này, phức tạp nhất và quan trọng nhất, tới năm 2014 vẫn chưa bước vào giai đoạn thử nghiệm hạn chế ban đầu, tuy nhiên vào thời điểm hiện nay Hải quân Mỹ đã mua 4 modul như vậy. Vào thời điểm modul rà phá thủy lôi hoàn tất mọi thử nghiêm (năm 2018), Hải quân Mỹ phải mua ít nhất 13 tàu loại này.
Theo quan điểm của Hải quân Mỹ, Independence và các chiến hạm duyên hải khác là có một không hai. Trên thực tế, chúng đặc biệt rẻ. Mỗi chiếc tàu dự kiến có giá chưa tới 400 triệu USD – so với mức giá hơn 1 tỷ USD đối với khu trục hạm lớn hơn lớp Arleigh Burke.
Để duy trì mức giá thấp như vậy, thiết kế của tàu đã loại bỏ nhiều chi tiết – ví dụ như đạn bác cỡ lớn. Danh sách các chi tiết bị loại bỏ thật đáng sợ, có cả cái gọi là “Hệ thống bảo vệ cathod”, được thiết kế để ngăn tình trạng điện phân.
http://baotintuc.vn/khoa-...-20140110082125725.htm
- Status
- Không mở trả lời sau này.