<h1>Trung Quốc thử tên lửa DF-21, Mỹ lo ngay ngáy</h1>
TPO - Trung Quốc hôm 22/1 đã tiến hành thử nghiệm phóng thành công tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong DF-21 từ một căn cứ quân sự nằm ở phía Tây nước này.
Hãng tin quân sự
Defence24 ngày hôm qua, 27/1, dẫn nguồn tin giấu tên từ Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc đã sử dụng một bệ phóng di động DF-21C để thực hiện vụ phóng tên lửa này.
Các chuyên gia Trung Quốc khẳng định cuộc thử nghiệm đã thành công tốt đẹp với tên lửa DF-21 phiên bản đất đối đất. Tên lửa đã bắn được một phạm vi lên tới 2200 km và trúng mục tiêu. Cũng giống như những lần trước vụ thử này, được Mỹ theo dõi sát sao.
Phiên bản tiêu chuẩn của tên lửa Đông Phong DF-21 có tầm bắn 1.770 km và có thể mang đầu đạn nặng tới 600 kg.
Phần đầu tên lửa có thể trang bị một đầu đạn hạt nhân công suất 500 kiloton, độ chính xác ước tính khoảng 300-400m.
Tên lửa DF-21 có vai trò quan trọng đến sự phát triển đối với lực lượng chiến lược trên đất liền của Trung Quốc. Nó đã chứng minh được các tính năng tấn công mục tiêu và sự ổn định khi phóng trên bệ phóng di động để tăng khả năng cơ động.
Đáng chú ý là tên lửa DF-21 có phiên bản chống hạm với tên gọi là DF-21D. Các chuyên gia đánh giá, hiện nay DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống hạm duy nhất trên thế giới, chúng hoàn toàn có khả năng hủy diệt tàu sân bay.
Theo giới chuyên gia quân sự Mỹ, với việc phát triển hàng loạt chương trình quốc phòng mang tính đột phá, sức mạnh răn đe quân sự của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.
Lầu Năm góc xác định, mối đe dọa của Trung Quốc đối với Mỹ ở thời điểm hiện tại là các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, tên lửa đất đối đất và các máy bay ném bom chiến lược tầm xa.
Mỹ bí mật cho phép đồng minh mua tên lửa đạn đạo Trung Quốc(Soha.vn) - Tạp chí Newsweek mới đây tiết lộ, năm 2007, Trung Quốc đã bí mật bán cho Saudi Arabia những tên lửa đạn đạo cải tiến với sự chấp thuận của Mỹ.
Tạp chí Newsweek dẫn một “nguồn tin tình báo có uy tín” cho hay trong năm 2007, Trung Quốc đã bí mật bán cho Saudi Arabia các tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn tầm trung
DF-21. Cục tình báo trung ương Mỹ CIA đã lặng lẽ phê chuẩn thương vụ này sau khi xác nhận rằng lô tên lửa trên không phải là những biến thể có khả năng hạt nhân của DF-21.
Sự ủng hộ của Mỹ dành cho hợp đồng này trái ngược hẳn với những thỏa thuận mua bán tên lửa giữa Trung Quốc và Saudi trước đó. Cụ thể, vào cuối những năm 1980, Saudi Arabia đã bí mật mua tên lửa DF-3 của Trung Quốc nhưng sau đó Mỹ đã công khai chỉ trích mạnh mẽ hợp đồng này. Hợp đồng mua tên lửa này của Saudi Arabia đã tạo ra một mối lo ngại lớn bởi việc mua tên lửa có khả năng hạt nhân đã cho thấy dấu hiệu Vương quốc này có ý định phát triển các đầu đạn hạt nhân..
Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) nhận định bài viết trên tạp chí Newsweek đang cố "quan trọng hóa" khía cạnh "khả năng hạt nhân" trong hợp đồng mua DF-21, mặc dù có rất ít cơ sở để khẳng định rằng đó là lý do Saudi Arabia mua số tên lửa này, bởi họ đã có trong tay các tên lửa DF-3. Bên cạnh đó, bài viết trên Newsweek cũng đề cập rằng tên lửa DF-21 có tầm bắn nhỏ hơn nhưng độ chính xác cao hơn các tên lửa DF-3.
Theo tạp chí Diplomat, dù độ chính xác cao của DF-21 là quan trọng nhưng có lẽ ưu thế lớn nhất của tên lửa này chính là việc sử dụng nhiên liệu rắn và khả năng phóng cơ động. Nhiên liệu rắn cho phép tên lửa có thể được phóng đi nhanh hơn và đòi hỏi mức bảo trì ít hơn, đây là nhân tố đặc biệt có lợi đối với quân đội Saudi, một lực lượng vốn đòi hỏi sự hỗ trợ rất lớn từ bên ngoài để làm chủ những hệ thống vũ khí tiên tiến. Bên cạnh đó, các bệ phóng di động cho phép tên lửa có khả năng sống còn cao hơn cho dù đặc tính này không thật cần thiết trước các mối đe dọa mà Saudi Arabia phải đối mặt.
BÀI LIÊN QUAN
Đồng minh Mỹ giúp TQ chế tạo tên lửa "diệt tàu sân bay Mỹ"
- Nga "mách" Mỹ cách duy nhất vô hiệu hóa tên lửa DF-21D Trung Quốc
- Mỹ bị đồng minh thân cận ở châu Á "chôm" bí mật quân sự
Thay vào đó, hợp đồng này gây chú ý bởi một số khía cạnh khác. Thứ nhất, nó cho thấy các loại vũ khí tiên tiến Trung Quốc xâm nhập thị trường Trung Đông ngày càng nhiều. Năm ngoái, Thổ Nhĩ Kì cũng thông báo rằng họ đã lựa chọn một hệ thống phòng không của Trung Quốc thay vì các sản phẩm của Mỹ và châu Âu. Trung Quốc giành một sự quan tâm đặc biệt đối với việc trang bị cho Saudi Arabia công nghệ quân sự tiên tiến bởi Bắc Kinh phụ thuộc quá nhiều vào Vương Quốc này vì dầu mỏ.
Thêm vào đó, có thể thấy rằng Saudi Arabia đã tìm đến Trung Quốc để mua các tên lửa tiên tiến bởi chắc chắn rằng Mỹ không thể cung cấp cho họ các tên lửa tương xứng. Tại Mỹ, việc cung cấp các hệ thống vũ khí tiên tiến cho Saudi Arabia có thể là một chủ đề gây tranh cãi trong nội bộ, điều này phần nào đã được phản ảnh thông qua những nỗ lực mà cựu Bộ trưởng Robert Gates từng bỏ ra để thúc đẩy một hợp đồng cung cấp cho Saudi Arabia nhiều máy bay chiến đấu F-15 hơn, cũng như việc nâng cấp số máy bay hiện có. Cuối cùng, Mỹ đã phê chuẩn thỏa thuận mua DF-21 của Saudi Arabia.
Tạp chí Diplomat nhận định, mặc dù CIA đã thực hiện trách nhiệm để đảm bảo rằng những tên lửa DF-21 này không có khả năng hạt nhân, nhưng điều này luôn có thể thay đổi vào một ngày nào đó. Do vậy, Mỹ không chỉ mất đi nguồn lợi tiềm năng trong việc bán cho Saudi Arabia tên lửa của mình, mà còn tuột mất quyền kiểm soát quy trình an ninh trong và ngoài nước của mình.
Mỹ nói gì về phương tiện siêu vượt âm của Trung Quốc
(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc được cho là đã thử nghiệm thành công phương tiện siêu vượt âm mang đầu đạn hạt nhân được định danh là WU-14.
- Chiêm ngưỡng kho vũ khí “đáng mơ ước” của Mỹ
- Trung Quốc “hãi” phương tiện bay siêu vượt âm X-51A
Bước tiến lớn của Trung Quốc
Theo tờ Washingtion Free Beacon, cuối tuần qua, Trung Quốc đã thử nghiệm phương tiện bay siêu vượt âm nhằm đưa các đầu đạn hạt nhân vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa chiến lược của Mỹ. Loại phương tiện này được Lầu Năm góc gọi là WU-14, đã được thử nghiệm hôm 9/1.
Việc phát triển phương tiện trở về siêu tốc này là một bước tiến lớn của Trung Quốc trong phát triển tên lửa chiến lược. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ tung ra các phương tiện trở về độc lập mang đầu đạn con, có tốc độ lên đến Mach 10, nên rất khó đánh chặn.
Ảnh minh họa.
Một phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cũng khẳng định điều này, nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết.
Trung tá Lính thủy Đánh bộ Jeffrey Pool nói với Washington Free Beacon: “Chúng tôi thường xuyên theo dõi các hoạt động quân sự nước ngoài và nhận thức được sự nguy hiểm của thử nghiệm này. Nhưng chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận nào”.
Hiện nay, cả Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tích cực phát triển các phương tiện trở về độc lập cho tên lửa chiến lược. Ấn Độ cũng đang phát triển một biến thể cho tên lửa hành trình Brahmos.
Sau khi được phóng đi từ các bệ phóng trên mặt đất, tàu ngầm hay máy bay ném bom chiến lược, các tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ tung ra các phương tiện trở về độc lập mang đầu đạn ở pha cuối, với vận tốc siêu thanh và số lượng áp đảo, sẽ rất khó để đánh chặn các đầu đạn này. Các loại tên lửa hành trình siêu thanh và UAV trinh sát cũng được đặt nhiều kì vọng. Tốc độ siêu thanh là từ Mach 5 đến Mach 10.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng nhấn mạnh, việc thử nghiệm thành công các phương tiện trở về độc lập siêu thanh đã gia tăng sức mạnh của tên lửa Trung Quốc trên chiến trường. Đây là một phần trong giải pháp chiến tranh phi đối xứng của Trung Quốc với các siêu cường khác. Với công nghệ này, Trung Quốc có thể đánh bại các vũ khí hiện đại hơn của quân đội Mỹ.
Tên lửa đạn đạo sẽ đưa phương tiện trở về lên không gian, sau đó nó sẽ tách và trở lại mặt đất với tốc độ siêu vượt âm.
Mark Stokes, một cựu sĩ quan Không quân Mỹ và là chuyên gia về hệ thống vũ khí chiến lược của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đang tiến hành song song hai chương trình phương tiện trở về độc lập siêu thanh cho vũ khí chiến lược tầm xa. Một phiên bản phương tiện trở về độc lập khác có thể được phóng đi từ các máy bay ném bom.
“Loại phương tiện trở về độc lập siêu thanh của Trung Quốc sẽ tách khỏi tên lửa khi đến gần mục tiêu của mình trên quĩ đạo, hoặc ở khoảng cách 99km trong bầu khí quyển trái đất. Phương tiện sẽ sử dụng radar để khóa mục tiêu tiến công với độ chính xác cao. Phương tiện trở về độc lập của Trung Quốc là sự pha trộn giữa tên lửa đạn đạo chiến lược và tên lửa hành trình”, Stokes nói
Stokes cũng dự đoán hiện các phương tiện trở về độc lập của Trung Quốc đã có thể đạt vận tốc từ Mach 8-12. Tốc độ cao như vậy thách thức lớn các hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Lora Saalman - chuyên gia về hệ thống chiến lược của Trung Quốc tại Carnegie Endowment cho biết, phương tiện trở về độc lập siêu thanh của Trung Quốc chỉ là một phần của một chương trình phát triển tên lửa chính xác cao và các vũ khí tiên tiến khác.
“Trong 10-15 năm tới, Mỹ có thể phát triển hệ thống tiến công toàn cầu, cho phép sử dụng các vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân tấn công bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất chỉ trong 1 giờ. Khả năng phát triển vũ khí siêu thanh của Trung Quốc là điều dễ hiểu, giống như tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D, và phiên bản tên lửa đánh chặn riêng của Trung Quốc, sử dụng tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu”, Saalman nói và lưu ý Trung Quốc đã tinh giản quá trình phát triển vũ khí của mình.
Vũ khí siêu thanh và dẫn đường chính xác cao là hướng đi chính của Trung Quốc, và họ đang chứng tỏ mình rất thành công.
Rick Fisher, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc, cho biết phương tiện trở về độc lập siêu thanh đại diện cho một bước tiến quân sự quan trọng đối với Bắc Kinh.
“Vẻ đẹp của phương tiện trở về độc lập là nó có thể thực hiện tấn công siêu thanh chính xác cao ở độ cao tương đối thấp và quỹ đạo khó đánh chặn, làm cho nó ít bị tổn thương trước các hệ thống phòng thủ chống tên lửa", ông Fisher - nhà phân tích tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược Quốc tế cho biết.
“Trung Quốc đang xây dựng sức mạnh để thách thức Mỹ, họ muốn tung sức mạnh ra toàn cầu!” Fisher nói.
Báo cáo hàng năm mới nhất của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc cho biết tháng 5/2012, Trung Quốc đã mở một đường hầm siêu thanh JF12 lớn nhất thế giới, để thử nghiệm tốc độ bay Mach 5-9.
Một bài báo kỹ thuật Trung Quốc từ tháng 12/2012 tiết lộ rằng, nước này có kế hoạch sử dụng hệ thống dẫn đường chính xác cao bằng quán tính và định vị vệ tinh.
Một bài báo thứ hai kết luận rằng vũ khí siêu thanh gây ra “một mối đe dọa hàng không vũ trụ mới”. Điều này cho thấy Trung Quốc đã nghiên cứu về các thử nghiệm máy bay không gian X-37B của Không quân Mỹ, vũ khí “hiệu quả để theo dõi và đánh chặn” phương tiện trở về độc lập siêu thanh.
Nga lấp lửng việc nghiên cứu vũ khí siêu thanh
Các vũ khí siêu thanh rất khó theo dõi và đánh chặn, cả Mỹ và Nga cũng đang phát triển vũ khí siêu thanh. Nghiên cứu siêu thanh ở Mỹ đang được thực hiện bởi Lầu Năm Góc và Không quân, được gọi là chương trình FALCON.
X-51 WaveRider.
Một số phương tiện đang được nghiên cứu bao gồm: Lockheed HTV-2 (Hypersonic Technology Vehicle-2); Boeing X-51 WaveRider; X-37B.
Nga cũng đang có những tiến bộ trong các loại vũ khí siêu thanh, bao gồm cả công nghệ cho cả các cuộc tấn công tốc độ cao tấn công và phòng ngự chống lại cuộc tấn công siêu thanh.
Trung tâm tình báo không gian vũ trụ Quốc gia Nga cho biết trong báo cáo hàng năm về tên lửa đã công bố rằng Nga đang thiết kế một loại phương tiện trở về độc lập mới đủ sức vô hiệu hóa mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin so sánh sự phát triển của vũ khí siêu thanh với cuộc chạy đua sau sự xuất hiện của vũ khí nguyên tử vào những năm 1950. Ông cho biết quốc gia đầu tiên để làm chủ vũ khí siêu thanh sẽ khởi động một cuộc cách mạng mới trong quân sự.
Rogozin từ chối xác nhận Moscow đã tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới với Mỹ trong tháng Sáu. Tuy nhiên, ông đã xác nhận rằng Nga đang đẩy mạnh nghiên cứu vũ khí siêu thanh (tên lửa đạn đạo RS-26, tên lửa phòng không S-500).
Ian Easton – chuyên gia Viện Dự án 2049 cho biết: “Nếu có một cuộc chiến tranh giành quyền lực bùng nổ trong thế kỷ này, nó sẽ không bắt đầu với những âm thanh của vụ nổ trên mặt đất và trên bầu trời, mà đúng hơn là với sự bùng nổ của động năng và sự nhấp nháy của ánh sáng lade trong sự im lặng của không gian vũ trụ.
Nga chê siêu hạm DDG-1000 Mỹ là “đồ chơi”</h1>
(Kienthuc.net.vn) - Truyền thông Nga cho rằng siêu hạm DDG-1000 của Hải quân Mỹ dù có tính năng ưu việt, nhưng nó chỉ là “thứ đồ chơi đắt tiền”.
- Mổ xẻ khu trục DDG-1000 giá 3,3 tỷ USD của Mỹ
- Siêu đạn pháo 155mm cho tàu khu trục DDG-1000
Theo báo chí Nga, ngày 28/10, Mỹ đã hạ thủy tàu khu trục tàng hình mới nhất USS Elmo Zumwalt (DDG-1000) vào ban đêm, buổi lễ hạ thủy được tổ chức một cách âm thầm, vừa nhằm che giấu tai mắt, vừa tiết kiệm tiền. Ưu nhược điểm của loại tàu này vô cùng rõ ràng, mặc dù tính năng ưu việt nhưng trên thực tế nó chỉ là “thứ đồ chơi đắt tiền”, không thể gây ra mối đe dọa lớn cho Hải quân Nga và Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa DDG-1000 được biết đến về khả năng tàng hình. Tất nhiên, những tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để giảm diện tích phản xạ sóng radar hiệu quả, nâng cao khả năng tàng hình, điều này đã không còn là bí mật gì xa lạ.
Siêu hạm tàng hình DDG-1000 của Hải quân Mỹ.
Trên thực tế, tàu tuần dương tên lửa động cơ hạt nhân mà Liên Xô phát triển trước đây đã đạt được thành công nhất định về yêu cầu tàng hình. Tàu khu trục DDG-1000 của Mỹ có chiều dài 183m, lượng giãn nước 13.200 tấn. DDG-1000 sử dụng một loạt các thiết bị vô tuyến điện tử mới, hình dạng tương tự như tàu bọc thép hoặc tàu tuần dương bọc thép của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Với lượng giãn nước trên 10.000 tấn, DDG-1000 có thể xếp loại tàu tuần dương hơn là tàu khu trục (trên 10.000 tấn có thể gọi là tàu tuần dương).
Ngoài vấn đề tàu DDG-1000 về kích thước giống tàu tuần dương còn về chi phí đóng tàu lại ngang với tàu sân bay. Tính từ thời điểm bắt đầu đóng, kết cấu, lượng giãn nước không ngừng cắt giảm, tính năng kỹ chiến thật không ngừng thu hẹp, còn chi phí đóng tàu thì không ngừng tăng lên. Ban đầu Mỹ dự tính đóng 32 chiếc, sau đó do vấn đề ngân sách nên cắt giảm xuống còn 3 chiếc. Mỗi chiếc DDG-1000 có giá thành lên tới 3,3 tỷ USD.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí tối tân gồm: 2 pháo hải quân AGS 155mm bắn loại đạn thông minh đi xa hơn 100km; hệ thống pháo Mk110 cỡ nòng 57mm và hệ thống phóng thẳng đứng cho phép bắn tên lửa hành trình đối đất, đối không, chống tàu, chống ngầm.
Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Nga trang bị kho vũ khí cực mạnh không thua kém nhiều so với DDG-1000, thậm chí là vượt dội trong khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với tên lửa hành trình siêu thanh P-700 Granit có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Trong khi đó, Nga có lực lượng tàu chiến mặt nước hùng hậu, được trang bị tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tương tự như của Mỹ. Ngoài ra Nga còn đang thiết kế tàu khu trục tên lửa thế hệ mới, dự kiến đóng vào năm 2015, lượng giãn nước từ 12-14.000 tấn, tương đương với tàu DDG-1000 của Mỹ.
Trung Quốc cũng tương tự như vậy, nước này đang gấp rút đóng rất nhiều tàu chiến hiện đại như hệ thống tàu khu trục Type 051C, Type 052C, Type 052D.
Đáng chú ý, có tàu khu trục tên lửa Type 052D của Trung Quốc. Được biết, nước này đang đóng 4 tàu khu trục Type 052D, lượng giãn nước khoảng 8.000 tấn, được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (64 ống) trang bị đạn tên lửa phòng không HHQ-9A (tầm bắn 150-200km), ngoài ra còn có tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62.
Khu trục tàng hình Type 052D của Trung Quốc cũng có kho vũ khí tên lửa rất mạnh, không kém nhiều so với DDG-1000.
Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn có trong biên chế 6 tàu khu trục tên lửa Type 052C với hệ thống ống phóng thẳng đứng (48 ống) trang bị vũ khí tương tự Type 052D.
Mặc dù những tàu hiện đại trên của Trung Quốc không thể phân biệt thắng thua với tàu DDG-1000 của Mỹ, nhưng xét về năng lực chế tạo tàu thuyền một cách thực chất thì Trung Quốc rút ngắn khoảng cách lớn với Mỹ.
[/list]