Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
18/4/13
31
0
6
Bọn anh đang ngày đêm xây dựng nước Mỹ phồn hoa và thịnh vượng hơn nữa. Vì mục tiêu to lớn như vậy, nên tụi anh tìm kiếm nhân tài khắp nơi, bất cứ xó xỉnh, màu da, và tư tưởng chính trị ra sao. Anh thấy chú rất có tài, từ politics cho đến military gì của tụi anh chú đều biết. Anh hỏi rất chân thành là chú có muốn tham gia vào con đường của tụi anh đang đi không?, mặc dù hiện nay nó rất chi là khó khăn như chú đã biết
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
mạnh hay không tùy thuộc lãnh đạo : Mỹ thì Tổng thống nắm luôn Quân đội
ô Con Lừa lèng èng quá xuống mịa nó cho rầu, đưa cha Con Voi Cộng Hòa nào lên thế mới lấy lại danh tiếng cao-bồi Yankee được, y như Carter 1980's xìu quá phải thay bằng R.Reagan suốt 2 nhiệm kỳ hehe
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Đôi chút về quân trang tương lai, Nga đợt này vừa chiếm Crimea vừa được dịp khoe trá hình bộ quân phục mới là Ratnik. Trong khi Mỹ nghe nói từ năm 2007 đã cancel dự án Land Warrior

Russian_Army+_Special_Forces_test_new_thermal_sight_for_Future_Combat_Soldier_Equipment_Ratnik_640_001.jpg

size0-army.mil-39165-2009-05-28-060513.jpg

Như vậy là quân Mỹ giờ mặc quân phục cũ hơn so với Pháp, Nga. Chỉ ngang TQ
 
Hạng D
7/3/07
2.233
60.938
113
Quân phục Nga tích hợp sẵn khẩu trang và tấm che cổ, thích hợp với việc chiến đấu ở những độ thị ô nhiễm và nắng nóng như SG :D
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
[blockquote]Xe tăng sắp bị bắn ra “bãi rác của lịch sử”
Khi một chiếc thiếp giáp kéo đổ bức tượng cựu độc tài Saddam Hussein vào thời khắc mang tính biểu tượng của cuộc chiến Iraq, nó tạo ra cơn sóng kiêu hãnh cho nhà máy BAE - nơi sản xuất ra nó. Thủy quân lục chiến Mỹ - những "người chiến thắng", thậm chí đã biểu lộ sự "tôn trọng" của họ dành cho công nhân nhà máy BAE. Nhưng thời hoàng kim của những công ty sản xuất xe tăng như BAE đang lui dần vào quá khứ.

Số phận nổi trôi của các công ty sản xuất xe tăng
Đến nay, xe tăng - đại diện của sức mạnh Mỹ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: Quốc hội Mỹ đã có những cuộc tranh luận nảy lửa về công nghiệp quốc phòng, vai trò của xe tăng trong việc thích ứng với thực tế chiến tranh hiện đại và ngân sách nhà nước dành cho quân sự. Khi đơn đặt hàng dần cạn kiệt, nhà máy BAE cũng phải thu hẹp quy mô. Công ty này đang phải giảm dần công nhân và đóng cửa các cơ sở sản xuất.

Nhà máy BAE bắt đầu hoạt động vào đầu những năm 1960 của thế kỷ XX - khi đó, Giám đốc Bowen McLaughlin York đã mua một trang trại. Nơi đây ban đầu chỉ là một xưởng sửa chữa, đại tu xe quân sự. Công việc kinh doanh của York đã bùng nổ trong một thời gian, nhưng rồi chựng lại trong những năm 1980. Cuối cùng, ông Bowen McLaughlin York phải liên kết với một cơ sở quốc phòng để thành lập Công ty Quốc phòng Liên doanh (United Defense).

Năm 1997, Công ty cổ phần tư nhân Carlyle Group đã mua Công ty Quốc phòng Liên doanh. Tuy nhiên, thật kỳ lạ, vào năm 2005, Carlyle Group đã phải bán lại Công ty Quốc phòng Liên doanh với giá rẻ bất ngờ chỉ 4 tỉ USD cho BAE.

Sau nhiều thập niên, nhà máy BAE đã cho ra đời nhiều loại xe tăng có khả năng chiến đấu ưu việt như "dũng sĩ Héc-quyn", "thần chết Paladin" - đáng chú ý và gần đây nhất là chiếc thiết giáp mang tên anh hùng quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, đại tướng Omar Bradley- từng được coi là một trong những loại vũ khí chiếc lược chủ đạo của quân đội Mỹ, loại chiến xa này có thể chở 10 lính và di chuyển với vận tốc gần 65 km/giờ, xe trang bị súng trường, súng máy và tên lửa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhà máy BAE đã không còn sản xuất chiến xa Bradley nữa nhưng vẫn tiếp tục cho ra đời những chiếc xe tăng phiên bản cũ thông qua một chương trình nâng cấp. Năm 2008, 2.500 công nhân công ty BAE làm nhà máy đã phải làm việc ngày, đêm để "lên đời" 7 chiếc Bradley/ngày.

BAE không những chỉ xuất xưởng dòng xe Bradley mà còn lập kế hoạch sản xuất các thế hệ tiếp theo của loại xe chiến đấu này. BAE đã được giao nhiệm vụ xây dựng một số mẫu xe chiến đấu bao gồm xe hành trình có lắp đặt hệ thống chiến đấu cơ động trong tương lai dành cho quân đội Mỹ, nhiều loại xe, máy bay không người lái, người máy. Do đó, BAE đang tích cực tuyển dụng công nhân trẻ, gọi những người đã nghỉ hưu trở lại làm việc để sản xuất ra những chiếc xe quân sự trị giá 8 triệu USD.

Nhưng, thật đáng tiếc, BAE cùng phân xưởng ở York đã phải chịu một vố đau khi Quân đội Mỹ hủy hợp đồng xe hành trình có lắp đặt hệ thống chiến đấu cơ động, đây là hợp đồng giữa BAE và General Dymamics mà theo một tư liệu quốc phòng Mỹ, được Bộ trưởng Robert Gate công bố, có thể có trị giá hơn 87 tỉ USD.

Kể từ đó, quân Mỹ cũng giảm dần việc mua xe tăng được nâng cấp. Phân xưởng York đã phải cắt giảm khoảng một nửa công nhân sắp đến tuổi nghỉ hưu (54 tuổi) và phải "nhét" những chiếc xe tăng "nhàn rỗi" vào một khu đất nông nghiệp đợi…"hy vọng ngày mai". Trong tháng 12/2013, BAE bắt đầu một đợt sa thải lớn.

“Thực tế là chúng tôi đã phải bắt đầu đóng cửa", ông Conner, một giám đốc sản xuất chua xót phân trần. Nếu BAE không giành được bất kỳ khoản tài trợ mới nào cho dòng xe Bradley- hoặc trúng thầu mới từ các công ty thương mại hoặc chính phủ nước nào, thì nó sẽ giải thể vào năm 2015.

General Dynamics, đối tác của BAE, cũng đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn tương tự. Cũng giống như nhà máy sản xuất xe tăng Bradley của BAE, phân xưởng chế tạo vũ khí Abrams trực thuộc General Dynamics cũng hối hả làm việc và kiếm bộn tiền trong thời gian vừa qua. Nhưng ngày nay, cùng cảnh ngộ với Công ty BAE - cơ sở sản xuất vũ khí General Dynamics đã phải giảm biên chế 500 người lao động trong tổng số 1.220 người.



23_quan1341-450.jpg

Quân đội Mỹ dùng xe tăng kéo đổ tượng Saddam Hussein trước sự chứng kiến của người dân Iraq trong cuộc chiến năm 2003.
Vì sao quân đội Mỹ muốn tiễn biệt xe tăng… ra "bãi rác của lịch sử”?

Quân đội Mỹ cho rằng, sản xuất ra những chiếc xe tăng đầy sức mạnh nhưng rất tốn kém đã không còn vai trò quan trọng nữa. Vì trong chiến tranh hiện đại, quân đội phải điều động quân, vũ khí nhanh chóng và "phóng đạn xuyên qua khoảng cách rất xa". Tàu ngầm, máy bay ném bom tầm xa rất cần thiết. Những loại vũ khí như máy bay không người lái - bay nhanh và tác chiến "thông minh sẽ được dùng trong tương lai.

Hiện nay, quân đội Mỹ có khoảng 5.000 xe tăng đang "ăn không, ngồi rồi" hoặc chờ được nâng cấp. Đối với công nhân nhà máy BAE ở York, duy trì sản xuất xe thiết giáp bán cho quân đội đồng nghĩa với việc giữ công ăn, việc làm.

Trong khi quân đội đặt ra những tiêu chuẩn cao về mặt tác chiến, thì Quốc hội Mỹ luôn cấp tiền để quân đội mua bất kỳ loại vũ khí nào mà họ muốn. Và nền công nghiệp quốc phòng sản xuất vũ khí đã tìm mọi cách gây ảnh hưởng đến cả quân đội và Quốc hội Mỹ.

Quân đội Mỹ đang đào một con đường mà có thể dẫn đến việc đóng cửa một phần đối với ít nhất 2 cơ sở sản xuất xe tăng, thiết giáp.

Quốc hội và quân đội Mỹ cho rằng hãy để những chiếc xe tăng nhàn rỗi hoặc có ý gần như thế này: "buông tay" với những cỗ máy và công nghệ chiến tranh cồng kềnh đã dãi dầu trận mạc qua hàng thập kỷ đến nay đã thành… "đống sắt vụn".

Tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng quân đội Mỹ, từng phát biểu trước Quốc hội nước này năm 2012: "Chúng ta không cần những chiếc xe tăng nữa. Đội xe tăng của chúng ta bây giờ có tuổi thọ trung bình chỉ 2 năm 6 tháng. Chúng ta đã có quá nhiều rồi, vì vậy cần phải đẩy chúng vào bãi rác!”

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosomat/2014/3/82589.cand[/blockquote]
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Phi vụ “động trời”, Tu-95 Nga suýt hạ cánh…xuống TSB Mỹ
<hr/>Quote:
Gần đây, báo chí Nga tiết lộ câu chuyện động trời về việc máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Liên Xô suýt nữa hạ cánh…xuống tàu sân bay Mỹ. “Câu chuyện xảy ra vào thời kỳ tình hữu nghị giữa Liên Xô và Cu Ba là nồng thắm. Hồi đó các máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 của chúng ta thường xuyên bay quanh Cu Ba và chụp ảnh mọi thứ có thể. Cũng vậy, người Mỹ duy trì ở khu vực này tàu chiến của mình, trong đó có mấy tàu sân bay”, cựu chiến binh không quân kể lại với tờ Pikabu.ru.
Trong phi vụ ngày hôm đó (thời điểm không được tiết lộ), chiếc Tu-95 đang bay trên bầu trời đại dương (Tu-95 là máy bay to lớn, sải cánh rộng hơn boong tàu sân bay, trọng lượng cất cánh tối đa 188 tấn), nó bay không đụng chạm đến ai cả, từ phía bên trái một chiếc tiêm kích đánh chặn Mỹ tiến đến gần.
tu95nga_kienthuc_4701_fqbj.jpg

Tiêm kích F-4 Mỹ "hộ tống" máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Liên Xô.
Lúc đó, phi công Mỹ ra hiệu “mở khoang chứa bom ra” (nếu chẳng may Tu-95 mang theo bom định ném xuống sân bay của tiêm kích). Phi công Nga mở cửa khoang chứa bom, phi công Mỹ bay đến từ phía dưới, thấy rõ không có gì ở đó ngoài thiết bị chụp ảnh thì hoàn toàn yên tâm.
Theo vị cựu chiến binh, chiếc tiêm kích Mỹ khi lại bay ngang với Tu-95, viên phi công này mỉm cười, nháy mắt, sau đó nghiêng bụng máy bay mình treo đầy tên lửa không đối không, đáp trả, Tu-95 cũng quay ụ pháo đuôi của mình (coi như là “trao đổi thiện chí”). Song phi công Mỹ không yên lòng và quyết định đùa một chút, anh ta ra hiệu “hạ cánh đi!”.
Phi công Nga hỏi lại: “Hạ cánh ư?”
– “Yes!” (Đúng vậy!)
– “Xuống tàu sân bay à?”
– “Yes!” (Đúng vậy!)
– “ОK” (Được thôi) - các phi công Nga trả lời và khi bay đến gần tàu sân bay Mỹ thì bắt đầu hạ độ cao…
Vị cựu chiến binh kể lạ, họ chuẩn bị hạ cánh như sau… Họ hạ độ cao và giảm tốc độ… kéo tất cả các cánh lái của cánh máy bay phía trước và cánh phía đuôi lên… Kéo mũi máy bay lên … Thậm chí hạ tất cả càng xuống.
tu95nga_kienthuc_4703_mpbf.jpg

Khi đó, chiếc Tu-95 vào trạng thái hạ cánh hoàn toàn khiến thủy thủ tàu sân bay Mỹ mất vía. Ảnh minh họa
Thời điểm đó, các thủy thủ Mỹ hết vía khi thấy chiếc máy bay khổng lồ này chắc sẽ đáp xuống chỗ họ, và khéo máy bay cùng kết cấu trên boong và người sẽ chỉ còn sót lại đường băng, và họ bắt đầu nhảy xuống biển. Chiều cao đến mặt nước thật chẳng dễ chịu tí nào, khoảng từ tầng 7 nhảy xuống.
Tất nhiên máy bay Nga không hạ cánh xuống tàu sân bay, vào khoảnh khắc cuối cùng chiếc Tu-95 ngoặt sang bên và bay đi trên độ cao tối thiểu để tránh radar địch.
Những người chứng kiến có mặt trên sân bay căn cứ kể lại, sau khi hạ cánh, các phi công Nga đã thật sự cười lăn ra khỏi máy bay.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
NATO ném bom nhầm, 13 lính Afghanistan thương vong
<hr/>ANTĐ - Sau vụ không quân Mỹ ném bom nhầm vào lục quân Mỹ, đến lượt không quân NATO ở Afghanistan ném bom nhầm quân chính phủ làm 5 người chết, 8 người bị thương.


Ngày 6-3, 5 binh sĩ của quân đội Afghanistan đã thiệt mạng và 8 người khác bị thương tại tỉnh miền đông Logar của Afghanistan sau cuộc không kích nhầm của lực lượng không quân NATO.

Theo đại diện của chính quyền địa phương, hiện chưa rõ điều gì là nguyên nhân dẫn đến cuộc không kích. Bộ chỉ huy liên quân cũng chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc, hiện chính phủ Afghanistan và liên quân NATO đang điều tra vụ việc.

Cuối tháng 2 vừa qua, theo thông tin từ 1 trang mạng của cựu binh Mỹ, trong khi tiến hành một nhiệm vụ tác chiến, không quân Mỹ đã ném nhầm 1 quả bom nặng 500 pound vào khu vực trú quân của bộ binh Mỹ.

B1-Lancer.jpg

Máy bay ném bom B-1 Lancer của Mỹ đang trút bom​
Trang mạng này đã đăng tải 1 đoạn video. Theo đó, một đơn vị pháo cối của lục quân Mỹ tại chiến trường Afghanistan đã phát hiện 1 cơ sở nghi là địa điểm đóng quân của tàn quân Taliban ở khu vực Paktika - miền đông Afghanistan và liên lạc gọi lực lượng không quân đến chi viện.

Thế nhưng máy bay chiến đấu được không quân Mỹ cử đi chi viện lại nhầm lẫn địa điểm trú quân của đơn vị pháo cối lục quân Mỹ là địa điểm lẩn trốn của quân Taliban và ném xuống 1 quả bom nặng 500 pound chỉ cách trạm gác của họ có mấy mét. Rất may là vụ “quân ta ném bom quân mình” này không gây ra thương vong cho đơn vị bộ binh Mỹ.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi thư yêu cầu cơ quan quân sự lên kế hoạch rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan vào cuối năm nay trong trường hợp Tổng thống Hamid Karzai sẽ không ký kết thỏa thuận về an ninh.

Đức Vinh
Tổng hợp
http://www.anninhthudo.vn/quoc-phong...ng/539969.antd
 
Status
Không mở trả lời sau này.