Em chốt với bác như trên.Rối ở chổ đó.
Luật ko định nghĩa rõ chuyển hướng là như thế nào.
E túm tắt zầy:
Rẽ trái, rẽ phải qua 1 đường khác, OK, là chuyển hướng, cái này ai cũng đồng ý.
[dawm] OK
Đi đường cong, trên cùng 1 làn, ko có giao lộ thì ko phải là chuyển hướng. Ok luôn, xxx trước đây bắt sai.
[dawm] cái này chỉ là ý kiến riêng của Mr. Trà, k phải quy định pháp luật, tạm chấp nhận trên thực tế.
Đi trên đường thẳng, đến 1 giao lộ, hết vạch kẻ đường, đi thẳng qua bên kia giao lộ ko phải là chuyển hướng, ko xi nhan. OK.
[dawm] đồng ý, nếu là đi thẳng, bất kể cùng hay khác tên đường.
Đi trên đường cong, đến 1 giao lộ, hết vạch kẻ đường (hết cùng 1 làn), đi thẳng hoặc đi cong cong qua bên kia giao lộ là chuyển hướng?
[dawm] trường hợp này là sang đường mới, nếu k phải đi thẳng băng thì phải xi nhan chuyển hướng, bất kể đường cùng hay khác tên.
Tuỳ vạch kẻ đường.Vậy đi thẳng từ Lê Lai qua Lê Lai, cả 2 chiều, xi nhan thế nào là đúng bác?
Nhưng theo như post trên OK.
Xem thêm Điều 14, 16 Công ước Viên đi bác, ta gia nhập và có hiệu lực áp dụng vài tháng rồi thì phải, trong đó nêu rõ phải xi nhan từ thời điểm nào đến thời điểm nào.Chỉ xi nhan trước khi chuyển hướng, đồi làn.
Bonus bản dịch chưa ngon lắm:
ĐIỀU 14
Quy định chung về sự chuyển hướng
1. Bất kỳ người điều khiển phương tiện muốn rời khỏi hoặc đi vào làn đường có phương tiện đang đỗ, di chuyển về phía bên phải hoặc bên trái lòng đường, hoặc rẽ trái hoặc rẽ phải vào con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người đó phải đảm bảo việc chuyển hướng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với người tham gia giao thông khác đằng sau hoặc phía trước chuẩn bị vượt đồng thời cân nhắc đến vị trí, hướng đi và tốc độ của mình.
2. Người điều khiển phương tiện muốn quay đầu xe hoặc lùi lại phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
3. Trước khi rẽ hoặc chuyển hướng sang hai bên, người điều khiển phương tiện phải đưa ra tín hiệu rõ ràng và đầy đủ bằng cách bật một hoặc hai đèn xi-nhan, hoặc vẫy tay nếu đèn xi-nhan không hoạt động. Tín hiệu đèn xi-nhan phải được bật liên tục trong quá trình chuyển hướng và phải tắt sau khi chuyển hướng xong.
ĐIỀU 16
Chuyển hướng phương tiện
1. Trước khi rẽ trái hoặc rẽ phải để chuyển hướng sang con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ những quy định sau, bất kể quy định tại khoản 1 điều 7 và điều 14 của Công ước này:
(a) Nếu muốn rẽ sang hướng cùng chiều lưu thông, người điều khiển phải cho xe sát mép đường cùng chiều lưu thông và rẽ một góc càng hẹp càng tốt;
(b) Nếu muốn rẽ sang hướng ngược chiều, người điều khiển phải cho xe đến đường giữa của lòng đường nếu là đường hai chiều hoặc mép đường sát đường ngược chiều nếu là đường một chiều và, nếu muốn vào đường hai chiều khác, thì người điều khiển sẽ rẽ sang đường đó thuận với chiều lưu thông, và tuân thủ những quy định khác mà quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị ban hành đối với xe đạp và xe moped.
2. Trong khi chuyển hướng xe vào đoạn đường có xe ngược chiều hoặc xe đạp và xe moped đi trên đường dành cho xe đạp, người điều khiển phương tiện phải nhường cho xe ngược chiều vượt qua hoặc xe đạp và xe moped vượt qua, bất kể quy định tại điều 21 của Công ước này.
Việt Nam ta sáng kiến gộp 2in1 nên vừa sai vừa thiếu.
ĐIỀU 14
Quy định chung về sự chuyển hướng
1. Bất kỳ người điều khiển phương tiện muốn rời khỏi hoặc đi vào làn đường có phương tiện đang đỗ, di chuyển về phía bên phải hoặc bên trái lòng đường, hoặc rẽ trái hoặc rẽ phải vào con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người đó phải đảm bảo việc chuyển hướng không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đối với người tham gia giao thông khác đằng sau hoặc phía trước chuẩn bị vượt đồng thời cân nhắc đến vị trí, hướng đi và tốc độ của mình.
2. Người điều khiển phương tiện muốn quay đầu xe hoặc lùi lại phải đảm bảo không gây nguy hiểm hoặc cản trở đối với người tham gia giao thông khác.
3. Trước khi rẽ hoặc chuyển hướng sang hai bên, người điều khiển phương tiện phải đưa ra tín hiệu rõ ràng và đầy đủ bằng cách bật một hoặc hai đèn xi-nhan, hoặc vẫy tay nếu đèn xi-nhan không hoạt động. Tín hiệu đèn xi-nhan phải được bật liên tục trong quá trình chuyển hướng và phải tắt sau khi chuyển hướng xong.
ĐIỀU 16
Chuyển hướng phương tiện
1. Trước khi rẽ trái hoặc rẽ phải để chuyển hướng sang con đường khác hoặc vào khu vực ven đường, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ những quy định sau, bất kể quy định tại khoản 1 điều 7 và điều 14 của Công ước này:
(a) Nếu muốn rẽ sang hướng cùng chiều lưu thông, người điều khiển phải cho xe sát mép đường cùng chiều lưu thông và rẽ một góc càng hẹp càng tốt;
(b) Nếu muốn rẽ sang hướng ngược chiều, người điều khiển phải cho xe đến đường giữa của lòng đường nếu là đường hai chiều hoặc mép đường sát đường ngược chiều nếu là đường một chiều và, nếu muốn vào đường hai chiều khác, thì người điều khiển sẽ rẽ sang đường đó thuận với chiều lưu thông, và tuân thủ những quy định khác mà quốc gia ký kết hoặc phân khu chính trị ban hành đối với xe đạp và xe moped.
2. Trong khi chuyển hướng xe vào đoạn đường có xe ngược chiều hoặc xe đạp và xe moped đi trên đường dành cho xe đạp, người điều khiển phương tiện phải nhường cho xe ngược chiều vượt qua hoặc xe đạp và xe moped vượt qua, bất kể quy định tại điều 21 của Công ước này.
Việt Nam ta sáng kiến gộp 2in1 nên vừa sai vừa thiếu.
He he, mình không nói đi như vậy là đúng nhoen, chỉ nêu quan điểm là trường hợp này cũng không cần xi nhan vì có hơi thừa hay không ? Cứ cứng nhắc theo luật cũng không nên, đôi khi cững cần làm lơ với luật và theo lệ như vụ đèn đỏ được rẽ phải ở Xì phố zậy.kaka, chuyên gia sao hôm nay sa đà vào lập luận "CSGT chưa bắt", cái này đâu có sử dụng làm căn cứ được bác.
Up cho mấy bácmấy clip mình đi cầu chữ Y, hình như ai cũng xem xi nhan phải là "thừa" nên chẳng ai xi nhan, có cả 2 anh CSGT đứng quay lưng chẳng màng đến xe có xi nhan hay không, ngay giao lộ nhánh rẽ xuống Hưng Phú ở clip 1, giây 20.
Là công dân nước CHXHCN VN đang sinh sống và điều khiển phương tiện giao thông trên lãnh thổ VN, em xin được phép không cần biết cái Công ước Viên/ công ước Hòn cmj cả.Xem thêm Điều 14, 16 Công ước Viên đi bác, ta gia nhập và có hiệu lực áp dụng vài tháng rồi thì phải, trong đó nêu rõ phải xi nhan từ thời điểm nào đến thời điểm nào.
Cái xi-nhan theo quan điểm của tui là tới giao lộ, tấp lề, vượt, quay đầu.. là bật. Không cần biết luật có bắt buộc bật hay không, bật cho người khác biết tui đang muốn làm gì, an toàn cho tui trước cái đã!
Bật có chút xíu không tốn nhiêu điện nhưng mà không bật có khi tốn nhiều tiền hơn mua cái bình với cái bóng đèn xi-nhan nữa à!
Bật có chút xíu không tốn nhiêu điện nhưng mà không bật có khi tốn nhiều tiền hơn mua cái bình với cái bóng đèn xi-nhan nữa à!
Dạ, mình nói vậy là vì mình chưa nắm hết quy định pháp luật, nhưng pháp luật thì lại quy định mình bắt buộc phải biết nhé. Ví dụ như bác đã học Luật GTĐB thì phải biết luật GTĐB VN cũng phải phù hợp với những quy định trong các Công ước, Hiệp ước...mà Việt Nam tham gia. Khi có tranh chấp thì các quy định trong các Công ước, Hiệp ước này được ưu tiên áp dụng. Nếu bác làm về XNK, Hàng hải, thương mại thì rất rõ vấn đề này.Là công dân nước CHXHCN VN đang sinh sống và điều khiển phương tiện giao thông trên lãnh thổ VN, em xin được phép không cần biết cái Công ước Viên/ công ước Hòn cmj cả.
Nên bác có xin thì pháp luật cũng k cho.