<b>1910s</b>: Cảnh sát giao thông đo tốc độ bằng... đồng hồ bấm giây. Họ chọn một đoạn đường nhất định và mỗi người đứng một đầu. Khi xe chạy đến vị trí của người thứ nhất thì anh ta phất tay ra hiệu và người thứ hai đứng ở đầu kia bắt đầu bấm đồng hồ. Sau đó anh thứ hai bấm lần nữa để kết thúc khi xe qua hết khúc đường đó. Tốc độ xe được xác định bằng cách đối chiếu thời gian xe chạy với một bảng có sẵn. Việc chặn xe để phạt cũng được thực hiện kịp thời vì vận tốc trung bình của xe hơi thời đó chỉ khoảng 30 km/h.
<b>1950s</b>: Thiết bị đo tốc độ (Speed Camera) xuất hiện và được sử dụng trong hệ thống kiểm soát giao thông.
<b>1970s</b>: máy dò thiết bị đo tốc độ (Radar Detector) ra đời.
Radar Detector có hợp pháp hay không?
Tại Anh: Từ năm 1998, RD được coi là thiết bị hợp pháp được trang bị trên xe hơi. Trước đó thì bị cấm.
Tại Mỹ: Hiện tại hai tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ là Alaska và Hawaii thì không có quy định. Bang Virginia và khu vực Washington D.C. thì bị cấm tuyệt đối. Còn lại các tiểu bang khác thì được phép xài, nhưng với những quy định chi tiết khác nhau. Ví dụ như bang Minnesota thì cho phép xài nhưng không được treo phía trên kính chắn gió, bang Illinois và New York thì chỉ cấm đối với các xe khách và xe tải kèm theo quy định chi tiết về tải trọng.
Việt Nam: có quy định nào về RD không?
Để mở đầu cho đề mục này, tôi chọn một bài của Top Gear nói về việc sử dụng RD tại Vương quốc Anh.
<hr noshade size="1">
<font color="maroon"><b>Radar Detector</b>
<b>Cười lên, bạn đang được chụp hình đấy!</b>
Ðã 10 giờ đêm. Ðường rộng thênh thang và vắng ngắt, không một bóng xe. Nỗi ham muốn tốc độ bỗng trỗi dậy, thôi thúc ta nhấn mạnh chân ga, cơ hội hiếm có để thử xem xe này "lên gác kim" được bao nhiêu. Nhưng đừng có mà chủ quan, vẫn chưa an toàn đâu bạn ơi. Năm ngoái, hàng trăm hàng ngàn tài xế ở Vương quốc Anh đã bị buộc tội chạy quá tốc độ bởi vì những camera đo tốc độ được lắp đặt trên các nẻo đường. Và kế hoạch sắp tới sẽ có thêm cả ngàn cái máy đáng yêu đó được gắn
thêm.
<center>
<font size="1"><b>Một SC được sơn màu xanh lục cho tiệp màu với hậu cảnh đồng quê</b></font id="size1"></center>
Dù cho thích hay không thích, nếu bạn làm lơ đối với loại cây cảnh lạ lẫm này là sẽ bị hao tài tốn của đấy. Và chẳng những tốn tiền, bằng lái của bạn cũng sẽ chẳng còn nguyên vẹn đâu. Nhưng may mắn cho chúng ta là có một số thiết bị kỹ thuật cao chẳng những cảnh báo sự xuất hiện của những camera đó, mà còn hỗ trợ việc phòng tránh các mối nguy hiểm khác.
<b>Làm quái xế hay làm một tay lái có lương tâm?</b>
Khi loại máy dò camera đo tốc độ (RD - Radar Detector) ra đời, không phải ai ai cũng chấp nhận nó. Những người không sử dụng thì cho rằng đó là một khuynh hướng nguy hiểm, chẳng khác nào cấp "giấy phép đua xe" cho các cô cậu choai choai. Chính quyền và cảnh sát cũng ghét RD, và thậm chí một vài tổ chức hiệp hội ô tô (đa phần được coi là bạn của các bác tài) đã coi RD là điều xấu xa.
Tuy nhiên mọi việc đã thay đổi. Vào năm 1998, khi có đạo luật chính thức hợp pháp hóa loại thiết bị này thì sự đồng tình của dư luận ngày càng lan rộng. Ngày nay, những người mà đã từng chống đối RD, những quan tòa, luật sư và cảnh sát, đã trở thành những nhà tư vấn cho các hãng chế tạo loại máy dò này.
Ông David Baxter của hãng Networx Automotive, một nhà cung cấp RD lâu đời nhất và lớn nhất tại Anh, nói rằng hầu hết các khách hàng của ông là đàn ông, độ tuổi trung niên hoặc trên 40, và số lượng khách hàng nữ cũng đang tăng lên chưa từng thấy. Nhìn chung theo xét đoán bề ngoài, họ là những công dân tôn trọng luật pháp mẫu mực.
Thế là cái vết nhơ trên mình của RD từ từ tan biến, chẳng những thế ngày nay rất nhiều người cho rằng nó là một thiết bị an toàn hữu dụng. Các đây hai năm, một thống kê của chính phủ đã cho thấy rằng những người xài RD thì thường rất ít bị tai nạn. RD luôn nhắc nhở ta coi chừng tốc độ xe, cho nên thông thường thì ta phải giảm tốc độ xuống chứ ít khi lại trở thành "yên hùng xa lộ". Những nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện tại Mỹ và Úc và kết quả thu được rất thuyết phục.
Tóm lại nếu bạn mua một thiết bị như vậy, bạn sẽ không trở thành tên tội phạm mà ngược lại bạn sẽ được tiếng khen từ bạn bè và hàng xóm đấy. Nhưng mua loại gì đây? Có biết bao nhiêu là thông tin về RD, đặc biệt là trên internet, sẽ làm cho bạn rối trí và đi đến mua lầm. Sau đây là vài hướng dẫn cho bạn để lựa chọn.
<b>Tin vui, tin buồn </b>
Trước khi bạn tìm hiểu về nhãn hiệu của RD, ai sản xuất và model nào, cái quan trọng hơn là phải biết được nguyên tắc hoạt động của những camera đo tốc độ (SC - Speed Camera), chúng khác nhau ra sao. Có khoảng 34 loại SC đang được dùng. Mặc dù hầu hết các SC có thể bị vô hiệu hoá bởi một thiết bị tương thích, nhưng không phải là loại RD nào cũng dò được tất cả các loại SC.
Nhãn hiệu Gatso được coi là ông tổ của các loại SC. Cơ bản thì chúng hoạt động như một Radar (Radio Detection And Ranging): phát ra tia sóng điện từ và thu lại tia phản hồi để xác định khoảng cách của mục tiêu. Dựa trên tốc độ của sóng radio là cố định và bằng với tốc độ ánh sáng, cùng với tần suất phát sóng từ 300 đến 400 lần trong vòng nửa giây, nó sẽ xác định được khoảng cách di chuyển của xe trong một
khoảng thời gian cực ngắn, từ đó sẽ suy ra được vận tốc di chuyển. Riêng đối với loại SC lưu động hoặc cầm tay trang bị trên xe cảnh sát, tốc độ đó sẽ được gia giảm dựa trên tốc độ của xe cảnh sát. Cùng với dữ liệu về tốc độ của xe, hình phía sau xe cùng với biển số cũng được chụp.
<center>
<font size="1"><b>SC Gatso trên đường cao tốc 70 mph</b></font id="size1"></center>
Có một tin vui là nếu những cái hộp đáng ghét đó gây ra sự lo lắng, thì rất nhiều trong số chúng chỉ là đồ giả. Vào năm 1999 thì cứ tám cái như vậy thì chỉ có một cái là có lắp thiết bị bên trong. Không biết rằng tỷ lệ đó ngày nay là bao nhiêu, vì những thông tin đó dĩ nhiên là tuyệt mật.
Nhưng những cái bẫy radar bây giờ đã lỗi thời, hơn nữa đa số người lái đã biết được cái SC gần nhất nằm ở đâu. Các thiết bị laser hiện được coi là nỗi đe dọa thật sự cho các bác tài. Các loại bẫy đời mới này thường mang hàng chữ VASCAR (Visual Average Speed Computer and Recorder - Thiết bị tính toán và ghi nhận tốc độ trung bình trực quan). Nguyên tắc hoạt động của nó là dùng tia laser thay vì sóng điện từ. Tia laser được phát ra, đi đến mục tiêu và phản xạ ngược lại. Khoảng cách
di chuyển của xe được xác định trong khoảng thời gian giữa hai lần phát (tần suất vài trăm lần trong 1/2 giây), từ đó dựa trên hằng số tốc độ ánh sáng để tính ra tốc độ của xe. Không như loại radar phải đo sự thay đổi tần số của sóng điện từ, loại laser xác định được khoảng cách trực tiếp do đó sẽ cho kết quả vô cùng chính xác.
Loại cầm tay của cảnh sát thường được gọi là súng bắn tốc độ (speed gun) hay là LIDAR Gun (Light Detection And Ranging). Đồng thời, hình của xe với biển số và thậm chí khuôn mặt của tài xế cũng được chụp và lưu lại cùng với dữ liệu.
Và đây thật sự là tin buồn, loại laser này cho kết quả chính xác tới 99% trong mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng được cho là phương cách hữu hiệu để phòng ngừa tai nạn, vì nó làm cho các tài xế giảm tốc độ trên những quảng đường xa. Mặc dù vậy, giảm tốc độ không phải là cách tốt nhất để phòng tránh tai nạn.
<b>Đừng để bị sụp bẫy</b>
Bây giờ thì bạn biết rõ mục tiêu chiến đấu là cái gì rồi, hãy xem tiếp các loại "đồ chơi" ra sao nhé. Công nghệ sản xuất RD còn tiến triển mạnh hơn cả SC, và nước Anh có thể tự hào là một cường quốc về lãnh vực này. Từ chỗ trước 1998 chưa có một nhà thiết kế và sản xuất RD nào, ngày nay Anh là nước dẫn đầu. Thiết bị RD có kèm GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị toàn cầu) được coi như sáng chế mới nhất, và nói thật, là cái mà bạn cần phải sắm. Nhưng trước hết, chúng ta hãy xem những cái đơn giản hơn mà vẫn ngon lành.
RD là loại "đồ chơi truyền thống", chúng nhận biết được tín hiệu sóng radar trong khoảng cách từ 50 đế 200 mét. Nhưng với một tỷ lệ lớn của các bẫy tốc độ, đặc biệt là các loại máy đo cầm tay, rồi loại laser hiện đại, RD sẽ trở nên không bảo vệ cho bạn được nhiều. Nhiều khi nó còn cảnh báo không thật do bị nhiễu bởi các sóng radio từ các nguồn khác như là các cánh cửa tự động, hệ thống an ninh của cao ốc và đèn tín hiệu giao thông, mỗi lần như vậy sẽ làm ta hoang mang.
<b>Công nghệ hiện đại</b>
Rốt cục là hệ thống dò GPS, giá thành chỉ bằng hoặc không mắc hơn loại RD bao nhiêu, nhưng khi kết hợp với thiết bị dò laser, nó sẽ phát hiện được hầu hết các loại SC. Nguyên tắc hoạt động của loại này là thông tin từ vệ tinh sẽ cho biết chính xác vị trí xe của bạn, do đó bạn sẽ biết được mình sắp đi đến khu vực nào, có bẫy tốc độ hoặc mối nguy nào khác hay không.
Mỗi nhà sản xuất đều có một cơ sở dữ liệu riêng để chứa các thông tin về vị trí của các SC và mối nguy hiểm khác, và thiết bị dò phải thường xuyên được cập nhật qua mạng internet. Những hệ thống xịn nhất còn cảnh báo luôn cả vị trí của trường học, cầu vượt và điểm kẹt xe. Đương nhiên là loại này chỉ hoạt động tốt khi có cơ sở dữ liệu bên trong và bạn phải trả phí thuê bao khoảng GBP$50 một năm.
<i>(kỳ sau: có mấy loại "súng bắn tốc độ"? "Đồ chơi RD" có chống lại được hết hay không?)</i></font id="maroon">
<b>1950s</b>: Thiết bị đo tốc độ (Speed Camera) xuất hiện và được sử dụng trong hệ thống kiểm soát giao thông.
<b>1970s</b>: máy dò thiết bị đo tốc độ (Radar Detector) ra đời.
Radar Detector có hợp pháp hay không?
Tại Anh: Từ năm 1998, RD được coi là thiết bị hợp pháp được trang bị trên xe hơi. Trước đó thì bị cấm.
Tại Mỹ: Hiện tại hai tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ là Alaska và Hawaii thì không có quy định. Bang Virginia và khu vực Washington D.C. thì bị cấm tuyệt đối. Còn lại các tiểu bang khác thì được phép xài, nhưng với những quy định chi tiết khác nhau. Ví dụ như bang Minnesota thì cho phép xài nhưng không được treo phía trên kính chắn gió, bang Illinois và New York thì chỉ cấm đối với các xe khách và xe tải kèm theo quy định chi tiết về tải trọng.
Việt Nam: có quy định nào về RD không?
Để mở đầu cho đề mục này, tôi chọn một bài của Top Gear nói về việc sử dụng RD tại Vương quốc Anh.
<hr noshade size="1">
<font color="maroon"><b>Radar Detector</b>
<b>Cười lên, bạn đang được chụp hình đấy!</b>
Ðã 10 giờ đêm. Ðường rộng thênh thang và vắng ngắt, không một bóng xe. Nỗi ham muốn tốc độ bỗng trỗi dậy, thôi thúc ta nhấn mạnh chân ga, cơ hội hiếm có để thử xem xe này "lên gác kim" được bao nhiêu. Nhưng đừng có mà chủ quan, vẫn chưa an toàn đâu bạn ơi. Năm ngoái, hàng trăm hàng ngàn tài xế ở Vương quốc Anh đã bị buộc tội chạy quá tốc độ bởi vì những camera đo tốc độ được lắp đặt trên các nẻo đường. Và kế hoạch sắp tới sẽ có thêm cả ngàn cái máy đáng yêu đó được gắn
thêm.
<center>
<font size="1"><b>Một SC được sơn màu xanh lục cho tiệp màu với hậu cảnh đồng quê</b></font id="size1"></center>
Dù cho thích hay không thích, nếu bạn làm lơ đối với loại cây cảnh lạ lẫm này là sẽ bị hao tài tốn của đấy. Và chẳng những tốn tiền, bằng lái của bạn cũng sẽ chẳng còn nguyên vẹn đâu. Nhưng may mắn cho chúng ta là có một số thiết bị kỹ thuật cao chẳng những cảnh báo sự xuất hiện của những camera đó, mà còn hỗ trợ việc phòng tránh các mối nguy hiểm khác.
<b>Làm quái xế hay làm một tay lái có lương tâm?</b>
Khi loại máy dò camera đo tốc độ (RD - Radar Detector) ra đời, không phải ai ai cũng chấp nhận nó. Những người không sử dụng thì cho rằng đó là một khuynh hướng nguy hiểm, chẳng khác nào cấp "giấy phép đua xe" cho các cô cậu choai choai. Chính quyền và cảnh sát cũng ghét RD, và thậm chí một vài tổ chức hiệp hội ô tô (đa phần được coi là bạn của các bác tài) đã coi RD là điều xấu xa.
Tuy nhiên mọi việc đã thay đổi. Vào năm 1998, khi có đạo luật chính thức hợp pháp hóa loại thiết bị này thì sự đồng tình của dư luận ngày càng lan rộng. Ngày nay, những người mà đã từng chống đối RD, những quan tòa, luật sư và cảnh sát, đã trở thành những nhà tư vấn cho các hãng chế tạo loại máy dò này.
Ông David Baxter của hãng Networx Automotive, một nhà cung cấp RD lâu đời nhất và lớn nhất tại Anh, nói rằng hầu hết các khách hàng của ông là đàn ông, độ tuổi trung niên hoặc trên 40, và số lượng khách hàng nữ cũng đang tăng lên chưa từng thấy. Nhìn chung theo xét đoán bề ngoài, họ là những công dân tôn trọng luật pháp mẫu mực.
Thế là cái vết nhơ trên mình của RD từ từ tan biến, chẳng những thế ngày nay rất nhiều người cho rằng nó là một thiết bị an toàn hữu dụng. Các đây hai năm, một thống kê của chính phủ đã cho thấy rằng những người xài RD thì thường rất ít bị tai nạn. RD luôn nhắc nhở ta coi chừng tốc độ xe, cho nên thông thường thì ta phải giảm tốc độ xuống chứ ít khi lại trở thành "yên hùng xa lộ". Những nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện tại Mỹ và Úc và kết quả thu được rất thuyết phục.
Tóm lại nếu bạn mua một thiết bị như vậy, bạn sẽ không trở thành tên tội phạm mà ngược lại bạn sẽ được tiếng khen từ bạn bè và hàng xóm đấy. Nhưng mua loại gì đây? Có biết bao nhiêu là thông tin về RD, đặc biệt là trên internet, sẽ làm cho bạn rối trí và đi đến mua lầm. Sau đây là vài hướng dẫn cho bạn để lựa chọn.
<b>Tin vui, tin buồn </b>
Trước khi bạn tìm hiểu về nhãn hiệu của RD, ai sản xuất và model nào, cái quan trọng hơn là phải biết được nguyên tắc hoạt động của những camera đo tốc độ (SC - Speed Camera), chúng khác nhau ra sao. Có khoảng 34 loại SC đang được dùng. Mặc dù hầu hết các SC có thể bị vô hiệu hoá bởi một thiết bị tương thích, nhưng không phải là loại RD nào cũng dò được tất cả các loại SC.
Nhãn hiệu Gatso được coi là ông tổ của các loại SC. Cơ bản thì chúng hoạt động như một Radar (Radio Detection And Ranging): phát ra tia sóng điện từ và thu lại tia phản hồi để xác định khoảng cách của mục tiêu. Dựa trên tốc độ của sóng radio là cố định và bằng với tốc độ ánh sáng, cùng với tần suất phát sóng từ 300 đến 400 lần trong vòng nửa giây, nó sẽ xác định được khoảng cách di chuyển của xe trong một
khoảng thời gian cực ngắn, từ đó sẽ suy ra được vận tốc di chuyển. Riêng đối với loại SC lưu động hoặc cầm tay trang bị trên xe cảnh sát, tốc độ đó sẽ được gia giảm dựa trên tốc độ của xe cảnh sát. Cùng với dữ liệu về tốc độ của xe, hình phía sau xe cùng với biển số cũng được chụp.
<center>
<font size="1"><b>SC Gatso trên đường cao tốc 70 mph</b></font id="size1"></center>
Có một tin vui là nếu những cái hộp đáng ghét đó gây ra sự lo lắng, thì rất nhiều trong số chúng chỉ là đồ giả. Vào năm 1999 thì cứ tám cái như vậy thì chỉ có một cái là có lắp thiết bị bên trong. Không biết rằng tỷ lệ đó ngày nay là bao nhiêu, vì những thông tin đó dĩ nhiên là tuyệt mật.
Nhưng những cái bẫy radar bây giờ đã lỗi thời, hơn nữa đa số người lái đã biết được cái SC gần nhất nằm ở đâu. Các thiết bị laser hiện được coi là nỗi đe dọa thật sự cho các bác tài. Các loại bẫy đời mới này thường mang hàng chữ VASCAR (Visual Average Speed Computer and Recorder - Thiết bị tính toán và ghi nhận tốc độ trung bình trực quan). Nguyên tắc hoạt động của nó là dùng tia laser thay vì sóng điện từ. Tia laser được phát ra, đi đến mục tiêu và phản xạ ngược lại. Khoảng cách
di chuyển của xe được xác định trong khoảng thời gian giữa hai lần phát (tần suất vài trăm lần trong 1/2 giây), từ đó dựa trên hằng số tốc độ ánh sáng để tính ra tốc độ của xe. Không như loại radar phải đo sự thay đổi tần số của sóng điện từ, loại laser xác định được khoảng cách trực tiếp do đó sẽ cho kết quả vô cùng chính xác.
Loại cầm tay của cảnh sát thường được gọi là súng bắn tốc độ (speed gun) hay là LIDAR Gun (Light Detection And Ranging). Đồng thời, hình của xe với biển số và thậm chí khuôn mặt của tài xế cũng được chụp và lưu lại cùng với dữ liệu.
Và đây thật sự là tin buồn, loại laser này cho kết quả chính xác tới 99% trong mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng được cho là phương cách hữu hiệu để phòng ngừa tai nạn, vì nó làm cho các tài xế giảm tốc độ trên những quảng đường xa. Mặc dù vậy, giảm tốc độ không phải là cách tốt nhất để phòng tránh tai nạn.
<b>Đừng để bị sụp bẫy</b>
Bây giờ thì bạn biết rõ mục tiêu chiến đấu là cái gì rồi, hãy xem tiếp các loại "đồ chơi" ra sao nhé. Công nghệ sản xuất RD còn tiến triển mạnh hơn cả SC, và nước Anh có thể tự hào là một cường quốc về lãnh vực này. Từ chỗ trước 1998 chưa có một nhà thiết kế và sản xuất RD nào, ngày nay Anh là nước dẫn đầu. Thiết bị RD có kèm GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị toàn cầu) được coi như sáng chế mới nhất, và nói thật, là cái mà bạn cần phải sắm. Nhưng trước hết, chúng ta hãy xem những cái đơn giản hơn mà vẫn ngon lành.
RD là loại "đồ chơi truyền thống", chúng nhận biết được tín hiệu sóng radar trong khoảng cách từ 50 đế 200 mét. Nhưng với một tỷ lệ lớn của các bẫy tốc độ, đặc biệt là các loại máy đo cầm tay, rồi loại laser hiện đại, RD sẽ trở nên không bảo vệ cho bạn được nhiều. Nhiều khi nó còn cảnh báo không thật do bị nhiễu bởi các sóng radio từ các nguồn khác như là các cánh cửa tự động, hệ thống an ninh của cao ốc và đèn tín hiệu giao thông, mỗi lần như vậy sẽ làm ta hoang mang.
<b>Công nghệ hiện đại</b>
Rốt cục là hệ thống dò GPS, giá thành chỉ bằng hoặc không mắc hơn loại RD bao nhiêu, nhưng khi kết hợp với thiết bị dò laser, nó sẽ phát hiện được hầu hết các loại SC. Nguyên tắc hoạt động của loại này là thông tin từ vệ tinh sẽ cho biết chính xác vị trí xe của bạn, do đó bạn sẽ biết được mình sắp đi đến khu vực nào, có bẫy tốc độ hoặc mối nguy nào khác hay không.
Mỗi nhà sản xuất đều có một cơ sở dữ liệu riêng để chứa các thông tin về vị trí của các SC và mối nguy hiểm khác, và thiết bị dò phải thường xuyên được cập nhật qua mạng internet. Những hệ thống xịn nhất còn cảnh báo luôn cả vị trí của trường học, cầu vượt và điểm kẹt xe. Đương nhiên là loại này chỉ hoạt động tốt khi có cơ sở dữ liệu bên trong và bạn phải trả phí thuê bao khoảng GBP$50 một năm.
<i>(kỳ sau: có mấy loại "súng bắn tốc độ"? "Đồ chơi RD" có chống lại được hết hay không?)</i></font id="maroon">