Công Nghệ Radar Detector

PMC
Lơ Xe
12/1/04
2.381
168
63
Xa Cảng Miền Tây
<b>1910s</b>: Cảnh sát giao thông đo tốc độ bằng... đồng hồ bấm giây. Họ chọn một đoạn đường nhất định và mỗi người đứng một đầu. Khi xe chạy đến vị trí của người thứ nhất thì anh ta phất tay ra hiệu và người thứ hai đứng ở đầu kia bắt đầu bấm đồng hồ. Sau đó anh thứ hai bấm lần nữa để kết thúc khi xe qua hết khúc đường đó. Tốc độ xe được xác định bằng cách đối chiếu thời gian xe chạy với một bảng có sẵn. Việc chặn xe để phạt cũng được thực hiện kịp thời vì vận tốc trung bình của xe hơi thời đó chỉ khoảng 30 km/h.

<b>1950s</b>: Thiết bị đo tốc độ (Speed Camera) xuất hiện và được sử dụng trong hệ thống kiểm soát giao thông.

<b>1970s</b>: máy dò thiết bị đo tốc độ (Radar Detector) ra đời.

Radar Detector có hợp pháp hay không?

Tại Anh: Từ năm 1998, RD được coi là thiết bị hợp pháp được trang bị trên xe hơi. Trước đó thì bị cấm.

Tại Mỹ: Hiện tại hai tiểu bang nằm ngoài lãnh thổ là Alaska và Hawaii thì không có quy định. Bang Virginia và khu vực Washington D.C. thì bị cấm tuyệt đối. Còn lại các tiểu bang khác thì được phép xài, nhưng với những quy định chi tiết khác nhau. Ví dụ như bang Minnesota thì cho phép xài nhưng không được treo phía trên kính chắn gió, bang Illinois và New York thì chỉ cấm đối với các xe khách và xe tải kèm theo quy định chi tiết về tải trọng.

Việt Nam: có quy định nào về RD không?

Để mở đầu cho đề mục này, tôi chọn một bài của Top Gear nói về việc sử dụng RD tại Vương quốc Anh.

<hr noshade size="1">

<font color="maroon"><b>Radar Detector</b>

<b>Cười lên, bạn đang được chụp hình đấy!</b>

Ðã 10 giờ đêm. Ðường rộng thênh thang và vắng ngắt, không một bóng xe. Nỗi ham muốn tốc độ bỗng trỗi dậy, thôi thúc ta nhấn mạnh chân ga, cơ hội hiếm có để thử xem xe này "lên gác kim" được bao nhiêu. Nhưng đừng có mà chủ quan, vẫn chưa an toàn đâu bạn ơi. Năm ngoái, hàng trăm hàng ngàn tài xế ở Vương quốc Anh đã bị buộc tội chạy quá tốc độ bởi vì những camera đo tốc độ được lắp đặt trên các nẻo đường. Và kế hoạch sắp tới sẽ có thêm cả ngàn cái máy đáng yêu đó được gắn
thêm.

<center>
mottramcam2.jpg

<font size="1"><b>Một SC được sơn màu xanh lục cho tiệp màu với hậu cảnh đồng quê</b></font id="size1"></center>

Dù cho thích hay không thích, nếu bạn làm lơ đối với loại cây cảnh lạ lẫm này là sẽ bị hao tài tốn của đấy. Và chẳng những tốn tiền, bằng lái của bạn cũng sẽ chẳng còn nguyên vẹn đâu. Nhưng may mắn cho chúng ta là có một số thiết bị kỹ thuật cao chẳng những cảnh báo sự xuất hiện của những camera đó, mà còn hỗ trợ việc phòng tránh các mối nguy hiểm khác.

<b>Làm quái xế hay làm một tay lái có lương tâm?</b>

Khi loại máy dò camera đo tốc độ (RD - Radar Detector) ra đời, không phải ai ai cũng chấp nhận nó. Những người không sử dụng thì cho rằng đó là một khuynh hướng nguy hiểm, chẳng khác nào cấp "giấy phép đua xe" cho các cô cậu choai choai. Chính quyền và cảnh sát cũng ghét RD, và thậm chí một vài tổ chức hiệp hội ô tô (đa phần được coi là bạn của các bác tài) đã coi RD là điều xấu xa.

Tuy nhiên mọi việc đã thay đổi. Vào năm 1998, khi có đạo luật chính thức hợp pháp hóa loại thiết bị này thì sự đồng tình của dư luận ngày càng lan rộng. Ngày nay, những người mà đã từng chống đối RD, những quan tòa, luật sư và cảnh sát, đã trở thành những nhà tư vấn cho các hãng chế tạo loại máy dò này.

Ông David Baxter của hãng Networx Automotive, một nhà cung cấp RD lâu đời nhất và lớn nhất tại Anh, nói rằng hầu hết các khách hàng của ông là đàn ông, độ tuổi trung niên hoặc trên 40, và số lượng khách hàng nữ cũng đang tăng lên chưa từng thấy. Nhìn chung theo xét đoán bề ngoài, họ là những công dân tôn trọng luật pháp mẫu mực.

Thế là cái vết nhơ trên mình của RD từ từ tan biến, chẳng những thế ngày nay rất nhiều người cho rằng nó là một thiết bị an toàn hữu dụng. Các đây hai năm, một thống kê của chính phủ đã cho thấy rằng những người xài RD thì thường rất ít bị tai nạn. RD luôn nhắc nhở ta coi chừng tốc độ xe, cho nên thông thường thì ta phải giảm tốc độ xuống chứ ít khi lại trở thành "yên hùng xa lộ". Những nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện tại Mỹ và Úc và kết quả thu được rất thuyết phục.

Tóm lại nếu bạn mua một thiết bị như vậy, bạn sẽ không trở thành tên tội phạm mà ngược lại bạn sẽ được tiếng khen từ bạn bè và hàng xóm đấy. Nhưng mua loại gì đây? Có biết bao nhiêu là thông tin về RD, đặc biệt là trên internet, sẽ làm cho bạn rối trí và đi đến mua lầm. Sau đây là vài hướng dẫn cho bạn để lựa chọn.

<b>Tin vui, tin buồn </b>

Trước khi bạn tìm hiểu về nhãn hiệu của RD, ai sản xuất và model nào, cái quan trọng hơn là phải biết được nguyên tắc hoạt động của những camera đo tốc độ (SC - Speed Camera), chúng khác nhau ra sao. Có khoảng 34 loại SC đang được dùng. Mặc dù hầu hết các SC có thể bị vô hiệu hoá bởi một thiết bị tương thích, nhưng không phải là loại RD nào cũng dò được tất cả các loại SC.

Nhãn hiệu Gatso được coi là ông tổ của các loại SC. Cơ bản thì chúng hoạt động như một Radar (Radio Detection And Ranging): phát ra tia sóng điện từ và thu lại tia phản hồi để xác định khoảng cách của mục tiêu. Dựa trên tốc độ của sóng radio là cố định và bằng với tốc độ ánh sáng, cùng với tần suất phát sóng từ 300 đến 400 lần trong vòng nửa giây, nó sẽ xác định được khoảng cách di chuyển của xe trong một
khoảng thời gian cực ngắn, từ đó sẽ suy ra được vận tốc di chuyển. Riêng đối với loại SC lưu động hoặc cầm tay trang bị trên xe cảnh sát, tốc độ đó sẽ được gia giảm dựa trên tốc độ của xe cảnh sát. Cùng với dữ liệu về tốc độ của xe, hình phía sau xe cùng với biển số cũng được chụp.

<center>
a34_gatso2.jpg

<font size="1"><b>SC Gatso trên đường cao tốc 70 mph</b></font id="size1"></center>

Có một tin vui là nếu những cái hộp đáng ghét đó gây ra sự lo lắng, thì rất nhiều trong số chúng chỉ là đồ giả. Vào năm 1999 thì cứ tám cái như vậy thì chỉ có một cái là có lắp thiết bị bên trong. Không biết rằng tỷ lệ đó ngày nay là bao nhiêu, vì những thông tin đó dĩ nhiên là tuyệt mật.

Nhưng những cái bẫy radar bây giờ đã lỗi thời, hơn nữa đa số người lái đã biết được cái SC gần nhất nằm ở đâu. Các thiết bị laser hiện được coi là nỗi đe dọa thật sự cho các bác tài. Các loại bẫy đời mới này thường mang hàng chữ VASCAR (Visual Average Speed Computer and Recorder - Thiết bị tính toán và ghi nhận tốc độ trung bình trực quan). Nguyên tắc hoạt động của nó là dùng tia laser thay vì sóng điện từ. Tia laser được phát ra, đi đến mục tiêu và phản xạ ngược lại. Khoảng cách
di chuyển của xe được xác định trong khoảng thời gian giữa hai lần phát (tần suất vài trăm lần trong 1/2 giây), từ đó dựa trên hằng số tốc độ ánh sáng để tính ra tốc độ của xe. Không như loại radar phải đo sự thay đổi tần số của sóng điện từ, loại laser xác định được khoảng cách trực tiếp do đó sẽ cho kết quả vô cùng chính xác.

Loại cầm tay của cảnh sát thường được gọi là súng bắn tốc độ (speed gun) hay là LIDAR Gun (Light Detection And Ranging). Đồng thời, hình của xe với biển số và thậm chí khuôn mặt của tài xế cũng được chụp và lưu lại cùng với dữ liệu.

Và đây thật sự là tin buồn, loại laser này cho kết quả chính xác tới 99% trong mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng được cho là phương cách hữu hiệu để phòng ngừa tai nạn, vì nó làm cho các tài xế giảm tốc độ trên những quảng đường xa. Mặc dù vậy, giảm tốc độ không phải là cách tốt nhất để phòng tránh tai nạn.

<b>Đừng để bị sụp bẫy</b>

Bây giờ thì bạn biết rõ mục tiêu chiến đấu là cái gì rồi, hãy xem tiếp các loại "đồ chơi" ra sao nhé. Công nghệ sản xuất RD còn tiến triển mạnh hơn cả SC, và nước Anh có thể tự hào là một cường quốc về lãnh vực này. Từ chỗ trước 1998 chưa có một nhà thiết kế và sản xuất RD nào, ngày nay Anh là nước dẫn đầu. Thiết bị RD có kèm GPS (Global Positioning System - hệ thống định vị toàn cầu) được coi như sáng chế mới nhất, và nói thật, là cái mà bạn cần phải sắm. Nhưng trước hết, chúng ta hãy xem những cái đơn giản hơn mà vẫn ngon lành.

RD là loại "đồ chơi truyền thống", chúng nhận biết được tín hiệu sóng radar trong khoảng cách từ 50 đế 200 mét. Nhưng với một tỷ lệ lớn của các bẫy tốc độ, đặc biệt là các loại máy đo cầm tay, rồi loại laser hiện đại, RD sẽ trở nên không bảo vệ cho bạn được nhiều. Nhiều khi nó còn cảnh báo không thật do bị nhiễu bởi các sóng radio từ các nguồn khác như là các cánh cửa tự động, hệ thống an ninh của cao ốc và đèn tín hiệu giao thông, mỗi lần như vậy sẽ làm ta hoang mang.

<b>Công nghệ hiện đại</b>

Rốt cục là hệ thống dò GPS, giá thành chỉ bằng hoặc không mắc hơn loại RD bao nhiêu, nhưng khi kết hợp với thiết bị dò laser, nó sẽ phát hiện được hầu hết các loại SC. Nguyên tắc hoạt động của loại này là thông tin từ vệ tinh sẽ cho biết chính xác vị trí xe của bạn, do đó bạn sẽ biết được mình sắp đi đến khu vực nào, có bẫy tốc độ hoặc mối nguy nào khác hay không.

Mỗi nhà sản xuất đều có một cơ sở dữ liệu riêng để chứa các thông tin về vị trí của các SC và mối nguy hiểm khác, và thiết bị dò phải thường xuyên được cập nhật qua mạng internet. Những hệ thống xịn nhất còn cảnh báo luôn cả vị trí của trường học, cầu vượt và điểm kẹt xe. Đương nhiên là loại này chỉ hoạt động tốt khi có cơ sở dữ liệu bên trong và bạn phải trả phí thuê bao khoảng GBP$50 một năm.


<i>(kỳ sau: có mấy loại "súng bắn tốc độ"? "Đồ chơi RD" có chống lại được hết hay không?)</i></font id="maroon">
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Radar Detector

"Cuộc chiến" giữa tài xế và Cảnh sát trên nhưng nẻo đường chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấm dứt cho tới khi loài người còn chưa tìm được phương tiện di chuyển cá nhân nào nào thuận lợi hơn xe hơi...Ra Đa và chống Ra đa sẽ là đề tài ngày càng nóng hổi , qua những gì mà Bác PMC đã giới thiệu , ta thấy được " Mặt Phải " và "Mặt trái" của việc sử dụng RD..Trong đó đau đầu nhất phải kể đến việc nó bị " Báo động nhầm " do những nguốn sóng điện từ khác ngoài Ra Đa của CA ( Ví dụ như đi gần Bưu điện , tháp Điện thoại di động , hoặc đôi khi như mình đã từng gặp là : đi quá gần xe..cứu thương !!! ?? )
Theo kinh nghiệm cá nhân , mình đã thực hiện " Chống nhiễu " cho RD bằng cách lấy giấy bạc bọc kín nó lại..Trừ những chỗ cần để thông hơi cho linh kiện trong RD và đèn chỉ thị ) , trước " Mắt thần" của nó mình lấy Mica cắt thành cái nón ( Như đồ chống nắng của Ống kính máy ảnh , sau đó lợp Giấy Bạc hoặc giấy than mới lên ...Phần lớn các sóng nhiễu gây ra là do " Sóng Hài" ( Theo các hiểu sơ đẳng về điện tử của mình thì nó là hậu quả của sự giao thoa của những sóng có bước sóng khác nhau ) , sóng hài không có định hướng và cường độ mạnh như Ra Đa của các Anh CS..nên chỉ cần thực hiện vài thao tác " Chống nhiễu " như trên mình đã có thể loại trừ được rất nhiều trường hợp " Báo động giả " ...và yên tâm chờ đợi những Cú Bắn " Thần sầu " của CS.. Bác nào gặp tình trạng tương tự thử làm theo cách trên xem sao !!;)
 
Hạng C
4/2/05
576
30
28
RE: Radar Detector

Tìm hiểu thông tin về Radar Detector (RD) - phát hiện súng bắn tốc độ

Nội dung:

• BÀI 1: Các cách thức chống bắn tốc độ; Các loại súng và công nghệ bắn tốc độ
• BÀI 2: RD là gì? Các hãng sản xuất các loại RD phổ biến; có những loại RD nào và giá cả chúng ra làm sao? Có sự khác nhau giữa các thông tin mà hãng sản xuất quảng cáo và chất lượng thực sự của chúng? Bảng so sánh một số loại RD cùng tầm tiền.
• BÀI 3: Liệu có phải mọi loại súng bắn tốc độ đều chính xác? Có phải cứ trang bị RD là bạn có thể thoát nạn mọi lúc mọi nơi. Cài đặt và sử dụng RD như thế nào cho hiệu quả?
• BÀI 4: Các tài liệu tham khảo


BÀI 1: CÁC CÁCH THỨC CHỐNG BẮN TỐC ĐỘ; CÁC LOẠI SÚNG VÀ CÔNG NGHỆ BẮN TỐC ĐỘ

Các cách thức chống bị bắn tốc độ

Chúng ta đã nghe nói nhiều về việc bắn tốc độ các xe chạy quá tốc độ quy định. Vậy có những cách thức gì giúp phòng / chống được bị CS bắn tốc độ?

a. Trang bị RD trên xe để phát hiện được súng trước khi súng bắn được ta. Phần này sẽ được đề cập chi tiết phía sau.

b. Chống chụp ảnh biển số bằng lớp film phủ biển để khi bị bắn thì biển số không hiện lên trên camera của CS. Lớp film trong này nhìn thẳng thì bình thường nhưng khi nhìn chéo thì không thấy được biển số. Loại film này giống như loại dùng để che màn hình laptop không cho người bên cạnh nhìn trộm xem bạn đang làm gì trên máy tính. Thường thì CS không đứng trực diện giữa đường để bắn ta mà họ hay đứng phía lề đường, thậm chí trong bụi cây nên sẽ có một góc chéo nhất định so với biển số. Khi súng đọc được tốc độ và camera ghi được hình xe của bạn thì diệu kỳ thay biển số không hiện lên bất kỳ một con số nào. Cãi lý với CS là có thể bạn sẽ thắng lợi mà không mất bất kỳ một "chai" nào.

c. Xịt các loại hóa chất lên trên biển số, nó có tác dụng giống như chúng ta dùng lớp film gắn lên trên biển số. Loại hóa chất này thay cho lớp film kia tại những nơi luật pháp cấm che biển số bằng bất cứ loại vật liệu gì. Có những loại hóa chất được quảng cáo chỉ cần xịt một lần là có tác dụng vĩnh viễn, có những loại thỉnh thoảng bạn lại phải xịt vào để đảm bảo độ an toàn.

d. GPS/Gatso Detector: Tại một số nước như Anh chẳng hạn, có một số hệ thống định vị sẽ phát hiện được vị trí đặt các camera bắn tốc độ, với loại súng bắn cầm tay di động thì khó phát hiện hơn vì nó có thể được di chuyển, nhưng với loại camera bắn tốc độ (SC - Speed Camera) cố định thì vị trí của nó sẽ hiện lên trên bản đồ một cách rõ ràng. Người dùng sẽ mua một thiết bị GPS/Gatso Detector, nó không phát hiện được súng bắn tốc độ mà thay vào đó lưu trữ mọi vị trí có các thiết bị đo tốc độ như Gatso, Truvelo, Specs và các điểm di động khác được tải về từ một cơ sở dữ liệu trực tuyến được cập nhật thường xuyên. Một số loại GPS Detector mới còn được trang bị thêm 360o Laser Alert để cảnh báo có súng laser.

e. CB Radios cũng được hoạt động tương tự như GPS/Gatso Detector nhưng dùng sóng radio để nhận thông tin về các vị trí có súng bắn tốc độ. CB Radio được dùng rất phổ biến tại Anh quốc.

Các loại súng bắn tốc độ

Bản chất của công nghệ bắn tốc độ là gì? Trước khi đi sâu vào các cách thức chống bị bắn tốc độ, chúng ta điểm lại các thông tin về các loại súng bắn tốc độ và nguyên lý hoạt động của các loại súng radar và laser:

Cảnh sát (CS) bắt đầu sử dụng loại radar (súng bắn tốc độ) X-Band với tần số 10.525GHz cho tới tận giữa thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Loại X-Band này rất dễ bị phát hiện vì vậy họ chuyển sang sử dụng loại K-Band vào năm 1976 có phạm vi hoạt động trong tần số từ 24.05 - 24.25GHz (chính xác là khoảng 24.150GHz). Sau đó là Ka-Band hoạt động giữa 33.4 và 36.0GHz được đưa vào sử dụng năm 1989. Súng Laser (lade) sau đó cũng được đưa vào sử dụng. Mỗi khi CS giới thiệu một loại radar mới, các nhà sản xuất RD cũng trình làng ngay những loại RD phát hiện được các loại súng mới đó; và cuộc đuổi bắt giữa Tom và Jerry lại tiếp tục.

Phát hiện máy dò radar: radar detector detector

Thậm chí có cả một hệ thống VG-2 được gọi là radar detector detector cho phép CS biết được bạn đang có một chiếc RD trong xe. Một số bang của Mỹ cấm sử dụng RD nên nếu bị phát hiện đang dùng RD bạn sẽ bị phạt và tịch thu RD (ở ta thì thấy có một số đồng chí buôn bán là có bị tịch thu, nhưng luật không cấm thì chắc khó có thể thu được). Ngoài ra, nếu CS phát hiện bạn đang sử dụng RD thì khả năng bạn bị nhìn nhận là người lợi dụng các thiết bị công nghệ cao để vi phạm pháp luật là rất lớn. Tại sao VG2 lại có thể phát hiện ra được RD? Bởi vì mỗi RD hoạt động như một cái đài thu tín hiệu radio. Vì chúng dùng điện nên thay vì chỉ bắt tín hiệu chúng còn phát ra tín hiệu mỗi khi được bật dù nó là RD bình thường hay là RD có chức năng gây nhiễu (jammer) – có thể vì lý do này mà khi đi máy bay, các loại thiết bị điện tử thu phát sóng đều bị cấm. Các tín hiệu này mách lẻo với VG2 rằng chúng được phát ra từ các RD. VG2 thực chất là một đài radio mạnh được hoạt động cùng tần số với các RD nên khi bạn dùng RD để quét chúng thì chúng cũng nhận diện được bạn.

Nguyên lý hoạt động của súng Radar

radar-gun.jpg
Hai loại súng radar truyền thống​

Một khẩu súng bắn tốc độ cơ bản thực ra chỉ là một cái máy thu - phát tín hiệu radio. Cái máy phát đó nó làm dao động dòng điện làm cho điện áp lúc cao lúc thấp trong một tần số nhất định. Từ đó nó sinh ra một năng lượng điện từ và khi dòng điện dao động thì năng lượng đó phát tán trong không gian dưới dạng sóng điện từ. Một cái máy phát như vậy cũng có bộ khuếch đại để tăng năng lượng điện từ đó và một ăng-ten để phát tán nó ra không trung. Cái máy thu thì dùng để thu các tín hiệu đã được phát ra từ bộ phát kể trên. Nó thu lại các sóng điện từ bằng một cái ăng-ten rồi chuyển đổi tín hiệu thành ra dòng điện.

Radar sử dụng các sóng radio để phát hiện và quản lý rất nhiều đối tượng. Chức năng đơn giản nhất là thông báo cho bạn biết khoảng cách tới một vật là bao nhiêu. Để làm được điều đó, thiết bị radar phát ra một sóng radio tập trung và sau đó phân tích sự phản hồi. Nếu có một đối tượng chắn đường sóng radio đó, nó sẽ phản hồi lại một số các năng lượng điện từ đó và sóng radio sẽ quay ngược trở lại về thiết bị radar. Sóng radio được truyền trong không khí theo một tốc độ cố định vì vậy cái thiết bị radar này có thể tính toán được khoảng cách tới một đối tượng dựa trên thời gian cần thiết để cái tín hiệu radio đó quay trở lại.

Radar cũng có thể được sử dụng để đo tốc độ của một đối tượng dựa trên nguyên lý có tên là Doppler shift. Nguyên lý cơ bản là súng radar gửi một tín hiệu viba (microwave) ra, khi tín hiệu đó gặp xe của bạn nó sẽ quay ngược trở lại thiết bị. Nếu xe của bạn di chuyển thì các tín hiệu gửi ra và được trả về sẽ giúp súng tính toán theo nguyên lý Doppler để biết được xe bạn đang chạy ở tốc độ bao nhiêu km/h. Cũng giống như sóng âm, sóng radio có một tần số nhất định, số các dao động tính trong một đơn vị thời gian. Khi cả súng radar và ôtô cùng đứng yên, tín hiệu nhận về có cùng tần số với tín hiệu gốc. Tín hiệu phản hồi khi gặp vật cản sẽ được quay về với cùng một tín hiệu giống y chang. Nhưng khi chiếc xe di chuyển, mỗi phần của tín hiệu radio sẽ được phản hồi tại một điểm khác nhau trong không gian do đó sẽ làm lệch pha bước sóng do thay đổi tần số.

doppler_shift.jpg

Để cho tính toán đó có độ chính xác cao, tín hiệu được gửi ra phải đủ mạnh để khi nó gặp xe của bạn thì có thể quay ngược trở lại súng của CS. Radar detector được thiết kế để cảnh báo là súng bắn tốc độ của cảnh sát đang ở gần bạn. Một chiếc RD có thể tóm được tín hiệu đó ngay khi chúng chưa đủ mạnh để quay trở lại súng, thời gian đó có thể đủ để bạn giảm tốc độ tránh bị nhận những lỗ tròn nho nhỏ trên GPLX.

Có hai loại radar được sử dụng: tĩnh (đứng tại chỗ) và loại di động. Loại tĩnh bắt buộc phải sử dụng tại các vị trí cố định, thường là trong ôtô hoặc là có giá để chân (có mấy lần tôi xem trên VTV1 thấy các chú CS đặt máy trên ôtô) được đặt ngay cạnh lề đường. Photo Radar, loại súng bắn tốc độ có kèm theo chụp hình theo băng K và băng Ka cũng là loại súng tĩnh. Súng di động thường là loại cầm tay được CS chạy ra cạnh đường (hoặc kể cả khi đặt trên xe đang chạy) chĩa thẳng bắn bạn khi bạn đang mướt chân ga. Loại di động có lẽ được dùng nhiều ở Mỹ vì trên xe CS được trang bị loại súng này và nó có thể bắn ngay kể cả khi xe mang súng đang chạy.

Súng di động được trang bị trên xe CS được kết nối với hệ thống đo tốc độ của xe CS sau đó nó so sánh với tốc độ thu được từ “con mồi”. Giả dụ xe của CS đang chạy 50km/h. Nếu tốc độ đo được trên máy là 20km/h, có nghĩa là chiếc xe nạn nhân đang chạy ở tốc độ 70km/h. Nếu súng bắt được tín hiệu xe đối tượng có một khoảng cách không đổi với xe CS có nghĩa là cả hai xe đang có cùng tốc độ 50km/h.

Các loại súng đời mới có thêm 2 tính năng đặc biệt là Same Lane và Fastest Speed. Same Lane là công nghệ cho phép súng định vị được cùng đối tượng khi nó di chuyển trên đường, còn Fastest Speed cho phép lọc ra xe nào chạy nhanh nhất trong số các phương tiện đang di chuyển.

Khoảng cách hiệu quả của súng là bao xa?

Súng có sóng viba mạnh thì khoảng cách sẽ xa hơn. Nhưng vì súng càng mạnh thì giá tiền càng cao cho nên súng bắn tốc độ bao giờ cũng yếu hơn nhiều so với các hệ thống radar quân sự. Khi các sóng viba được phát ra phải đi càng xa thì năng lượng trả về càng thấp. Giả dụ bạn bị bắn ở khoảng cách 1km, sóng viba phát ra khỏi súng sẽ phải di chuyển 1km đi và 1km về, khi đó nếu tín hiệu còn lại yếu thì có thể súng sẽ không đọc được, như vậy nó sẽ không tính toán được tốc độ của bạn và bạn sẽ thoát. Phạm vi hiệu quả của radar phụ thuộc vào độ mạnh của nó và hệ số phản hồi của đối tượng nó đang nhắm tới. Hệ số phản hồi liên quan đến hình dáng và kích thước. Nếu đối tượng là một chiếc xe nhỏ thì hệ số phản hồi sẽ nhỏ hơn và như vậy khoảng cách súng bắn chính xác sẽ giảm xuống. Hình dáng xe to và phẳng đầu chắc chắn sẽ là những mục tiêu ngon lành cho các chú CS. Cho nên có những trường hợp súng không bắn được các xe du lịch trong khoảng cách 500m nhưng lại dễ dàng bắn được các chú xe container từ khoảng cách trên 1km.

Súng laser, còn được gọi là Lidar Gun (Light Detection And Ranging)

laser_gun.jpg
Hai loại súng laser​

Các súng bắn tốc độ bằng laser sử dụng một phương pháp trực tiếp dựa trên thời gian phản hồi của ánh sáng thay vì dùng nguyên lý thay đổi Doppler. Bạn có thể đã từng trải nghiệm sự phản hồi của sóng âm dưới hình thức tiếng vọng. Ví dụ như bạn nói xuống một giếng sâu hoặc hét lên tại hẻm núi, âm thanh đó sẽ mất một khoảng thời gian chạm vào đáy giếng rồi quay ngược trở lại tai ta. Sóng âm di chuyển với vận tốc 300m một giây (khoảng 1000 feet) vì vậy nếu bạn nói xuống một giếng sâu hoặc hẻm núi lớn thì tiếng vọng trở nên rất rõ ràng.

Một súng laser bắn tốc độ sẽ tính toán khoảng thời gian để ánh sáng chạm vào đối tượng sau đó quay ngược trở lại. Ánh sáng từ súng laser di chuyển nhanh hơn âm thanh rất nhiều, khoảng 300,000,000m một giây (984,000,000 feet) hoặc tương đương 30cm một nano-giây. Súng laser phóng ra một chùm rất ngắn tia laser đỏ sau đó đợi nó phản hồi lại từ chiếc xe. Súng sẽ tính toán số nano-giây cần thiết để tia laser đó đi và về, rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách tới chiếc xe. Nếu khẩu súng đó thực hiện động tác trên trong 1000 lần/giây thì nó có thể tính ra được khoảng cách giữa mỗi lần đo và sau đó tính ra được tốc độ của chiếc xe. Bằng cách thực hiện vài trăm lượt đo trong khoảng 1/3 giây, độ chính xác sẽ rất cao.

Ưu điểm của súng laser (chỉ sướng mấy anh CS) là kích thước của hình chóp tạo ra do ánh sáng của khấu súng rất nhỏ, thậm chí với khoảng cách khoảng 300m thì hình tròn chân của hình nón cũng chỉ có đường kính khoảng 1m (vì vậy việc lắp đặt đúng cách RD rất quan trọng, chúng ta sẽ bàn đến trong bài sau). Điều đó cho phép khẩu súng ngắm thẳng vào một chiếc xe cụ thể. Khẩu súng laser này cũng rất chính xác. Nhược điểm của súng là CS sẽ phải cầm và nhắm bắn thay vì đặt nó tại một vị trí cố định, giống như súng radar.

Số lượng súng các loại đang thịnh hành?

Tại một thống kê trước đây, tại Mỹ, có khoảng 5% trong số 100K súng bắn tốc độ là loại X-Band, 60% sử dụng loại K-Band và 35% hoạt động với Ka-Band. Những con số đó thay đổi theo thời gian và càng ngày những loại súng bắn tốc độ dạng X-Band càng được thay thế bằng những loại mới hơn như K và Ka-Band. Súng laser cũng bắt đầu được áp dụng phổ biến hơn.
 
Last edited by a moderator:
PMC
Lơ Xe
12/1/04
2.381
168
63
Xa Cảng Miền Tây
RE: Radar Detector

Cám ơn bác hoangnd đã tham gia tiếp sức trong chuyên mục này. Chủ đề này được tạo từ năm ngoái cùng với vài bài khác về Radar và Lidar Gun, nhưng sau khi nâng cấp forum thì bị thất lạc. Hôm nay tôi lục lại trong máy mấy bản nháp để đăng lại, có gì sơ sót và trùng lắp mong các bác bỏ qua.

Mong bác hoangnd sẽ tiếp tục hỗ trợ nhé.

Cám ơn tất cả các bác đã vào động viên.


<hr/>


Súng RADAR - Radar Gun

00055D1D-2371-1CBF-B4A8809EC588EEDF_arch1.gif


Súng radar phát ra một loại sóng vi-ba liên tục ở một tần số xác lập. Theo hiệu ứng Doppler, khi sóng điện từ chạm một vật thể đang di chuyển theo hướng đến gần, tần số sóng dội lại sẽ được nâng lên. Ngược lại, nếu vật thể di chuyển đi xa hơn thì tấn số của sóng dội lại sẽ yếu đi. Nếu súng radar có vị trí cố định thì ta sẽ có được biên độ khác nhau của tần số, từ đó suy ra được tốc độ của xe.

Dòng điện từ pin kích hoạt diode là bộ phận của thiết bị xung tạo ra vi sóng (microwave oscillator). Sóng viba (vi sóng) được tạo ra sẽ đi qua thấu kính và nòng súng để tạo thành tia sóng. Bộ phận này cũng đồng thời có chức năng của một ăn-ten để thu nhận sóng phản hồi từ mục tiêu. Một diode sẽ so sánh tín hiệu của "sóng đi" và "sóng về", thông báo sự khác biệt cho bộ phận chuyển đổi từ analog sang digital, từ đó đi tiếp đến mạch xử lý tín hiệu digital (DSP chip). DSP sẽ có nhiệm vụ phân tích tần số của "sóng về", chọn ra loại tín hiệu mạnh nhất (thường là của chiếc xe hơi gần nhất) và cho hiển thị dữ liệu về tốc độ lên màn hình.

Súng radar xuất hiện từ thập niên 1950 và đã được cải tiến không ngừng. Khoảng cách bắn tăng lên, mục tiêu chính xác hơn và khả năng "trị" được các loại máy dò (RD). Tần số của sóng viba cũng được nâng lên nhiều lần, từ thông số đầu tiên là băng tần X (10.525 GHz), đến thập niên 1970 nâng lên băng tần K (24.150 GHz), rồi chuyển thành băng tần Ka (33.4 ~ 36.0 GHz) từ những năm 1980. Loại sóng viba này được coi là vô hại vì công suất rất nhỏ, chỉ khoảng từ 15 đến 50 mW.


Cosine Effect - Hiệu Ứng Góc Phản Xạ

000919C7-23CF-1CBF-B4A8809EC588EEDF_arch1.gif


Góc phản xạ giữa tia sóng phát đi từ súng radar và tia sóng dội lại từ mục tiêu đang di động sẽ bị thay đổi liên tục. Nhìn hình minh họa ta sẽ thấy, khi vị trí xe còn cách xa súng radar thì góc này sẽ nhỏ, xe càng đến gần thì góc phản xạ càng lớn. Ðây là hiệu ứng Cosine, khi góc phản xạ rộng thì tần số sóng phản xạ sẽ yếu đi, làm cho tốc độ báo lên càng thiếu chính xác. Ðó là lý do cảnh sát giao thông phải đứng ở sát mé đường và "bắn" xe từ đằng xa. Họ cũng được huấn luyện cách tính tốc độ của xe mục tiêu nếu xe cảnh sát cũng đang di chuyển.


talcop.jpg


Nhà sản xuất: Kustom Signals
Hiệu: Talon
Tầm bắn: 762m
Tốc độ: 16~336km/h
Dung sai: ±2km
Công suất: 18mW
Nguồn: 10.8 to 16.5 VDC、1.5A、
hoặc 7.2VDC
Trọng lượng: 370g
Giá: 427.000 Yên Nhật​
 
PMC
Lơ Xe
12/1/04
2.381
168
63
Xa Cảng Miền Tây
RE: Radar Detector

Súng Laser - Lidar Gun


lidarbeam3.gif
bmwm3sideview.JPG



LIDAR là chữ viết tắt của Light Distance And Ranging. Súng LIDAR phát ra một loại tia sáng không nhìn thấy được bằng mắt thường. Ðó là loại tia có bước sóng gần với tia hồng ngoại, khoảng 904nm và tính chất hội tụ rất mạnh, với khoảng cách 300m thì đường kính của tia cũng chỉ khoảng 90cm. Không giống như súng RADAR đo tốc độ của xe bằng cách tính toán dự trên sự dao động Doppler, súng LIDAR tính toán tốc độ bằng cách đo khoảng cách biến đổi của thời gian khi nhận được tia sáng phản hồi, một cách rất kỹ lưỡng.

Trong cấu tạo của súng LIDAR, mạch biến thế nâng điện thế nguồn lên cao để điều khiển ống phóng laser (laser diode). Diode sẽ phát ra tia laser có xung nhịp khoảng 5 phần triệu giây. Sau khi tia laser đi đến mục tiêu và phản chiếu trở lại, các bộ lọc sẽ thu nhận và đưa chúng đến chuỗi diode, từ đó chúng sẽ được chuyển thành tín hiệu điện tử. Bộ đếm thời gian cao tốc sẽ tính toán xem mất bao lâu để tia sáng đi đến mục tiêu và phản hồi trở lại, xong rồi sẽ áp dụng thuật toán để tính ra khoảng cách giữa súng và mục tiêu. Thuật toán sẽ được lập lại đối với những tín hiệu xung nhịp phụ khác và rồi hiệu số thay đổi của khoảng cách được chia cho hiệu số thay đổi của thời gian, thế là tốc độ của chiếc xe được xác định.

Súng LIDAR xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1991. Bằng bước sóng hồng ngoại siêu nhỏ 90 nano mét, nó "bắn" các tài xế có thể nói là bách phát bách trúng. Lợi điểm lớn nhất của súng LIDAR chính là tính hội tụ của tia laser. Với đường kính tia là 90 cm trong khoảng cách 300 mét, nó có thể chộp được chính xác chiếc xe vi phạm trong một đám 3 chiếc chạy sát nhau.

Quay trở lại súng RADAR, ta thấy chúng thua xa về tính năng này. Tia sóng điện từ được phát đi ở góc 12 độ, do đó với khoảng cách 300 mét thì nó đã lan toả với bề rộng tới 65 mét. Ðó chính là điều kiện lý tưởng cho các loại máy dò RD hoạt động. Khi RADAR Gun bắn xe khác thì xe của ta nhận được sóng lan tỏa nhờ có RD. Còn khi LIDAR Gun bắn thì lúc cái RD (hoặc radar/laser detector) báo lên thì cũng là lúc ta đã bị "trọng thương".

Nhưng vẫn còn một điều may mắn cho các bác tài, đó là giá thành của súng LIDAR. Chúng cao gấp hai đến ba lần loại súng cũ, 3.500 USD một cái LIDAR so với RADAR chỉ 1.300 USD. Thời tiết cũng làm hạn chế sự chính xác của súng LIDAR, ví dụ như là trời mưa, sương mù hoặc có tuyết, trong khi đó súng RADAR lại không hề hấn gì và chỉ bị ảnh hưởng về khoảng cách tầm bắn.

Tại Mỹ hiện có bốn nhà sản xuất các loại súng tốc độ để trang bị cho cảnh sát trong nước. Họ cũng làm ra các thiết bị đo tốc độ dùng trong các môn thể thao như bóng chày, đua thuyền cao tốc; và các máy để đo lưu lượng dòng chảy của sông ngòi, dùng để dự báo tình hình lũ lụt. Tổng doanh số của súng tốc độ hiện nay ở Mỹ là 30 triệu đô la mỗi năm.



Kustomsignal - Pro Laser III
Giá tiền: 855.000 ~ 885.000 Yên Nhật

prostudio_s.jpg


ProLaserIII.JPG


ProLaserIII_2.JPG
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Radar Detector

Tôi dùng cái Cobra XRS9300 có 360 degree laser detection mà chưa thấy nó báo bao giờ. Bác nhớ vợ và các bác khác đã bao giờ thấy nó báo L chưa? ở khoảng cách khoảng bao nhiêu?Tks.
 
MZP
Hạng B2
9/5/04
341
1
0
45
Hanoi, Vietnam
RE: Radar Detector

Hôm trước em thử lấy bút lazze chiếu thẳng vào nó mà cung không thấy kêu la giề..hehe
 
Hạng C
13/2/04
742
2
18
46
RE: Radar Detector

Trích đoạn: uzast

Tôi dùng cái Cobra XRS9300 có 360 degree laser detection mà chưa thấy nó báo bao giờ. Bác nhớ vợ và các bác khác đã bao giờ thấy nó báo L chưa? ở khoảng cách khoảng bao nhiêu?Tks.

Hay là bác đổi cái của em xài thử. Vì em hay đi VTàu thấy cái của em cũng OK lắm;) Sẵn em thử giùm bác luôn[8D]
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Radar Detector

Trích đoạn: MZP

Hôm trước em thử lấy bút lazze chiếu thẳng vào nó mà cung không thấy kêu la giề..hehe
Bút laser của bác có thể không cùng bước sóng với Lidar gun. Nhưng quả thực tôi rất ngờ vực về tính năng phát hiện súng laser của cái Cobra. Rất mong bác nào dùng RD lâu lâu rồi cho biết thêm thông tin. Nghe đâu mới có lô hàng mấy trăm cái súng laser về trang bị cho các bác Cs, lo quá[&:]!