Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
bác trích dẫn luật mà thiếu rồi.
Em giả sử trong trường hợp này em giả sử xxx phán 4b đúng, em bé sai hoàn toàn (mà đến 99% nó vậy trừ khi có mờ ám phía sau)
Với hiểu biết của em thì nó vậy:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.


⇒Điều này chỉ giải thích những quy định chung về bồi thường thiệt hại. Trường hợp cụ thể nào thì xem các điều khác.

Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
⇒Thì theo điều này thì 4b không phải bồi thường.

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.


Trong trường hợp này là trường hợp bất khả kháng. Theo luật GTDB thì khoảng cách an toàn tối thiểu khi xe chạy với tốc độ 70km/h là 40m. Trường hợp này em bé băng qua đường khi cách xe chỉ 10m thì làm sao tránh kịp.
Nên nếu xxx xác định 4b đúng, em bé sai thì theo em chả có bồi thường gì hết. Mà 4b có thể kiện lại gia đình em bé để đòi thiệt hại (tinh thần, vật chất...) nhưng ở VN chắc là khó hơn lên trời...

Em đồng ý như cách bác phân tích về điều 604 BLDS.
Còn áp dụng điều 617 BLDS vào trường hợp này thì không đúng. Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp thiệt hại không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Con về vấn đề bất khả kháng thì em đã nói ở các bài trước rồi. Chưa có qui định cụ thể như thế nào là bất khả kháng. Thường thì bất khả kháng được vận dụng trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc các sự kiện khách quan làm cho người gây thiệt hại không thể nào tránh được.
Em hiểu ý bác trong trường hợp này là bất khả kháng do lái xe không thể nào tránh kịp. Tuy nhiên quan điểm em cho rằng việc lái xe không thể nào tránh kịp chỉ để xác định rằng lái xe không có lỗi dẫn đến tai nạn. Chứ nếu như có lỗi thì vụ việc sẽ chuyển sang hình sự rồi.
 
  • Like
Reactions: NắngSG
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
Vậy chỉ cần trích 1 lần đầy đủ còn các lần sau không cần trích đầy đủ (bỏ mục loại trừ) hả bác? Làm như bác không khác gì định hướng người xem nhìn nhận sự việc khác đi.

Nếu trích dẫn hết thì bác có thời gian đọc không?
Em định hướng người khác để làm gì?
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
Nói chung Luật ở bất kỳ quốc gia nào cũng có kẽ hở, dựa vào kẽ hở này mà tội phạm cũng như LS tìm cách luồn lách một 1 cách hợp pháp.
Cho nên, ở các nước có hệ thống pháp luật "Tam quyền phân lập" thì hệ thống Tư pháp của họ độc lập và rất mạnh, đội ngũ LS rất dồi dào và sẵn sàng làm bất cứ thứ gì vì cái tâm, cái đạo đức, nhưng vì tiền bạc hay danh vong thì nhiều hơn.
Do đó, Tòa án của họ có hệ thống tranh cãi gồm Bị cáo, nguyên cáo, LS, Công tố, CS tranh cãi với nhau y như các bác tranh cãi zậy. Trọng tài phân xử là Chánh án, nhưng quyết định có tội hay không có tội lại là Bồi thẩm đoàn.
Văn minh thế, có tổ chức thế ấy zậy mà vẫn có án tuyên sai đấy các bác ạ.
 
  • Like
Reactions: NắngSG
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
Em đồng ý như cách bác phân tích về điều 604 BLDS.
Còn áp dụng điều 617 BLDS vào trường hợp này thì không đúng. Điều này chỉ áp dụng trong trường hợp thiệt hại không phải do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Con về vấn đề bất khả kháng thì em đã nói ở các bài trước rồi. Chưa có qui định cụ thể như thế nào là bất khả kháng. Thường thì bất khả kháng được vận dụng trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc các sự kiện khách quan làm cho người gây thiệt hại không thể nào tránh được.
Em hiểu ý bác trong trường hợp này là bất khả kháng do lái xe không thể nào tránh kịp. Tuy nhiên quan điểm em cho rằng việc lái xe không thể nào tránh kịp chỉ để xác định rằng lái xe không có lỗi dẫn đến tai nạn. Chứ nếu như có lỗi thì vụ việc sẽ chuyển sang hình sự rồi.
chiều nay em bỏ việc ngồi ngâm cứu luật dân sự :)
Bác đã nói bất khả kháng là sự kiện khách quan làm cho người gây thiệt hại không thể tránh được. Vậy trường hợp em bé băng ngang qua đường trong tình huống này thì có phải là sự kiện khách quan đối với lái xe mà người lái xe không thể nào tránh được. Với tốc độ 70km/h thì 1s xe đã chạy được khoảng hơn 19m thì làm sao tránh được ?
Chổ chữ màu đỏ của bác nó mâu thuẩn với chữ mầu đen đậm. Và em cũng đã hiểu được quan điểm của bác. Em xin ngừng tranh luận với bác.

PS) nếu xxx hay ai đó nói là lái xe phải chú ý mọi trường hợp, phải làm chủ tốc độ thì cứ yêu cầu ra test thực tế là biết, khỏi nói phét. Yêu cầu chạy 70km/h trên đoạn đường giống như trong clip, môt người núp ở đâu đó ở dải phân cách rồi chờ khi xe chạy đến gần 10m thì ném ra một hình nhân. Thử xem có tránh kịp hay không là biết liền?
 
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
chiều nay em bỏ việc ngồi ngâm cứu luật dân sự :)
Bác đã nói bất khả kháng là sự kiện khách quan làm cho người gây thiệt hại không thể tránh được. Vậy trường hợp em bé băng ngang qua đường trong tình huống này thì có phải là sự kiện khách quan đối với lái xe mà người lái xe không thể nào tránh được. Với tốc độ 70km/h thì 1s xe đã chạy được khoảng hơn 19m thì làm sao tránh được ?
Chổ chữ màu đỏ của bác nó mâu thuẩn với chữ mầu đen đậm. Và em cũng đã hiểu được quan điểm của bác. Em xin ngừng tranh luận với bác.

PS) nếu xxx hay ai đó nói là lái xe phải chú ý mọi trường hợp, phải làm chủ tốc độ thì cứ yêu cầu ra test thực tế là biết, khỏi nói phét. Yêu cầu chạy 70km/h trên đoạn đường giống như trong clip, môt người núp ở đâu đó ở dải phân cách rồi chờ khi xe chạy đến gần 10m thì ném ra một hình nhân. Thử xem có tránh kịp hay không là biết liền?

Hôm nay em lang thang trên web để tìm thông tin (em đang cần tuyển 2 lái xe với tìm mua 1 xe starex đã qua sử dụng) nên mới có thời gian tham gia thảo luận trong bài này. Cũng là dịp để ôn lại kiến thức cũng như học thêm được cách lập luận của những người khác. Thực tình mà nói thì lý thuyết chỉ dùng để tranh luận thôi bác. Còn vận dụng thì muôn hình vạn trạng lắm.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.441
113
TP. HCM
chiều nay em bỏ việc ngồi ngâm cứu luật dân sự :)
Bác đã nói bất khả kháng là sự kiện khách quan làm cho người gây thiệt hại không thể tránh được. Vậy trường hợp em bé băng ngang qua đường trong tình huống này thì có phải là sự kiện khách quan đối với lái xe mà người lái xe không thể nào tránh được. Với tốc độ 70km/h thì 1s xe đã chạy được khoảng hơn 19m thì làm sao tránh được ?
Chổ chữ màu đỏ của bác nó mâu thuẩn với chữ mầu đen đậm. Và em cũng đã hiểu được quan điểm của bác. Em xin ngừng tranh luận với bác.

PS) nếu xxx hay ai đó nói là lái xe phải chú ý mọi trường hợp, phải làm chủ tốc độ thì cứ yêu cầu ra test thực tế là biết, khỏi nói phét. Yêu cầu chạy 70km/h trên đoạn đường giống như trong clip, môt người núp ở đâu đó ở dải phân cách rồi chờ khi xe chạy đến gần 10m thì ném ra một hình nhân. Thử xem có tránh kịp hay không là biết liền?
Có lái xe ô tô rồi mới biết nó nguy hiểm như nào. Các quan của mình ngồi bàn giấy, phòng lạnh, có tài xế đưa đón hoặc đi xe 2b, éo biết lái 4b như nào mà ngồi phán như thánh.
 
  • Like
Reactions: tieulinhtinh
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Em đồng ý với bác TOAGT về nguyên lý. Nhưng về lập luận thì còn lăn tăn đôi chút về cái mí dụ của bác:
Vì dù có thấy người xung quanh xe hay k thì chủ xe vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo xe k nhúc nhích, và người khác có thể nhận thấy có xe đang đậu, chứ k thấy người thì k sử dụng các biện pháp bảo vệ thì k được xem là vô ý. Mà là cố ý gián tiếp (k nghĩ hậu quả sẽ xảy ra).
Chỉ xem là vô ý như khi đã kéo thắng tay, nhưng khi bỏ đi, thắng tay bị mất hiệu lực, xe trôi gây tai nạn; hay đậu tại nơi cấm đậu, nhưng biển cấm đậu đã hư hỏng, bị cây che khuất...
Khi chứng minh được như vậy thì mới được xem là "lỗi vô ý".
Tuy nhiên có lỗi vô ý đi nữa, vẫn phải bồi thường thiệt hại do Nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Còn trường hợp bác chủ xe trong clip, hành vi "qua đường" của cháu nhỏ là "cố ý", nên e nghĩ có thể được xem xét miễn trừ trách nhiệm bồi thường. Chỉ còn là hỗ trợ trên tinh thần tương ái, chia sẻ.
Cái ví dụ đấy để em phân biệt cho dễ thôi, còn chính xác thì đúng như bác nói.
Việc nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì chủ sử dụng vẫn phải bồi thường là đúng rồi nhưng không phải tình huống và sự kiện nào liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng điều này --> điều này chỉ áp dụng khi tự nguồn nguy hiểm đó gây thiệt hại mà không chịu sự tác động của chủ sử dụng.
TH bác chủ thớt đưa ra thì không áp dụng điều này vì ôtô không tự gây ra thiệt hại cho người khác mà do người điều khiển tác động vào --> lúc này ôtô là phương tiện, công cụ của người điều khiển ôtô thực hiện hành vi --> trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng (nếu có) trong trường hợp này là điều 610 Bộ luật DS.
 
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Hành vi băng qua đường của đứa bé trong clip này là hành vi cố ý. Nhưng ý chí của nó là cố ý băng qua đường chứ không phải là cố ý đâm đầu vào xe ô tô để bị đụng chết. Bác cần phân biệt rõ như vậy. Nếu chứng minh được là nó muốn tự tử nên đâm đầu vào xe thì đương nhiên chủ phương tiện không phải bồi thường.

Trong phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nhiều trường hợp, gồm
- Bồi thường do lỗi cố ý.
- Bồi thường do lỗi vô ý.
- Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Vì vậy bác phải xác định trường hợp của bác là thuộc trường hợp nào để áp dụng đúng điều luật qui định. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải áp dụng điều 623 BLDS. Khoản 3 điều này ghi rõ:
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi...
Với qui định này thì không cần phải đặt vấn đề có lỗi hay không có lỗi của chủ sở hữu hay người chiếm hữu nữa.
Bác xem lại phản biện của bác :
1. Với em, TH này thì xem xét căn cứ vào sự kiện pháp lý phát sinh --> hành vi người điều khiển xe gây em bé chết --> về mặt DS có nội dung điều 610 quy định --> xác định lỗi của em bé có hay không, lỗi của người điều khiển có hay không --> có đủ dấu hiệu pháp lý để áp dụng điều này cho người điều khiển ôtô hay không.
2. Bác cho rằng TH này với bất kỳ lý do gì đều phải chịu trách nhiệm theo điều 623 --> Em cho rằng theo luật DS hiện hành thì trường hợp này không thuộc trách nhiệm quy định tại điều 623 --> đã chứng minh nguyên tắc áp dụng điều này trong các bài viết trước --> nếu phải có trách nhiệm (sau khi có kết quả điều tra) thì TH này áp dụng điều 610.
3. Bác cho rằng trách nhiệm bồi thường ngoài HD thì phải áp dụng điều 623 --> theo em là không đúng vì :
- Trách nhiệm bồi thường ngoài HD có rất nhiều trách nhiệm và được áp dụng cho từng hành vi gây thiệt hại : ảnh hưởng sức khỏe áp dụng điều 609, thiệt hại đến tính mạng áp dụng điều 610, nguồn nguy hiểm cao độ do mình quản lý gây ra thiệt hại áp dụng điều 623, ...
- Khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người hay tài sản khác dưới sự tác động của người quản lý, sử dụng thì Điều 623 không được áp dụng --> khi này thì tùy theo mức độ gây thiệt hại và hình thức (trong hay ngoài HD) của hành vi người quản lý mà áp dụng các điều khác của Luật DS. Không phải bất cứ gì liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại là áp dụng điều 623 này --> chỉ áp dụng khi thỏa các dấu hiệu mà luật đã định.
- Việc bác phân biệt trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài HD như trên --> theo em có sự không thống nhất về tiêu chí --> trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HD thực hiện theo các hành vi của các chủ thể được quy định từ điều 608 -> 630 chứ không theo lỗi. Lỗi là căn cứ xem xét có trách nhiệm hay không chứ không phải các loại trách nhiệm bồi thường.
 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
Cái ví dụ đấy để em phân biệt cho dễ thôi, còn chính xác thì đúng như bác nói.
Việc nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì chủ sử dụng vẫn phải bồi thường là đúng rồi nhưng không phải tình huống và sự kiện nào liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là áp dụng điều này --> điều này chỉ áp dụng khi tự nguồn nguy hiểm đó gây thiệt hại mà không chịu sự tác động của chủ sử dụng.
TH bác chủ thớt đưa ra thì không áp dụng điều này vì ôtô không tự gây ra thiệt hại cho người khác mà do người điều khiển tác động vào --> lúc này ôtô là phương tiện, công cụ của người điều khiển ôtô thực hiện hành vi --> trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng (nếu có) trong trường hợp này là điều 610 Bộ luật DS.
Nếu theo như bác nói thì phải là điều 610 và 617 mới hợp lý chứ.
Vì từ điều 608 đến 612 là Xác định mức độ thiệt hại để bồi thường, còn những trường hợp cụ thể thì phải xem mục 3 (BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ), các điều từ 613 đến 630.
Và cụ thể nếu em bé sai hoàn toàn thì 4b không phải bồi thường chứ.
 
  • Like
Reactions: bac 8
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Nếu theo như bác nói thì phải là điều 610 và 617 mới hợp lý chứ.
Vì từ điều 608 đến 612 là Xác định mức độ thiệt hại để bồi thường, còn những trường hợp cụ thể thì phải xem mục 3 (BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ), các điều từ 613 đến 630.
Và cụ thể nếu em bé sai hoàn toàn thì 4b không phải bồi thường chứ.
TH này thì đúng như vậy, nếu sau khi điều tra kết luận người điều khiển ôtô không vi phạm pháp luật thì không phải bồi thường gì cả. Việc ma chay, phúng điếu, ... nếu bên gây thiệt hại thực hiện thì không phải là bồi thường theo luật mà là yếu tố tình cảm của con người với nhau.