Hạng B2
12/12/14
327
5.037
93
44
Luật sư cỡ ls.chau thì thôi, 4b còn rắc rối dài dài. Nói như ông thì dải phân cách là để làm gì, nghĩa là "CẤM". Cấm mà vẫn làm, thì dù nhỏ hay lớn thì vẫn vi phạm PL. Chuyện vi phạm PL thì không bàn lại bàn ba cái bá vơ cái lớn cái nhỏ.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Em chưa hiểu quan điểm của bác giải thích, theo em trong TH của bác chủ thớt :
....
3. Lỗi cố ý và vô ý được xác định tại điều 623 như : ôtô được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ và người sử dụng (chủ, điều khiển, ..) ôtô biết điều này. Ôtô dừng đậu ở trên đường có nguy cơ tự di chuyển, người sử dụng ôtô biết điều này nhưng không sử dụng các biện pháp bảo vệ để ôtô không tự di chuyển được. Sau khi người sử dụng rời khỏi ôtô, ôtô tự di chuyển gây thiệt hại cho người khác thì :
- Nếu người sử dụng khi dừng đậu ôtô thấy có người ở xung quanh ôtô mà vẫn không sử dụng các biện pháp bảo vệ thì là lỗi cố ý --> biết trước khả năng hậu quả xảy ra do hành vi của mình.
- Nếu người sử dụng khi dừng đậu ôtô không thấy có người ở xung quanh ôtô mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc có thấy những người xung quanh nhưng sử dụng biện pháp bảo vệ chưa triệt để thì là lỗi vô ý --> không biết trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình.
- Còn nếu người sử dụng ôtô tác động vào ôtô làm cho nó di chuyển mà gây thiệt hại cho người khác thì không áp dụng điều này mà căn cứ vào hành vi cụ thể để áp dụng các điều khác theo luật định : điều khiển phương tiện, sử dụng phương tiện, ... gây thiệt hại
Em đồng ý với bác TOAGT về nguyên lý. Nhưng về lập luận thì còn lăn tăn đôi chút về cái mí dụ của bác:
Vì dù có thấy người xung quanh xe hay k thì chủ xe vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo xe k nhúc nhích, và người khác có thể nhận thấy có xe đang đậu, chứ k thấy người thì k sử dụng các biện pháp bảo vệ thì k được xem là vô ý. Mà là cố ý gián tiếp (k nghĩ hậu quả sẽ xảy ra).
Chỉ xem là vô ý như khi đã kéo thắng tay, nhưng khi bỏ đi, thắng tay bị mất hiệu lực, xe trôi gây tai nạn; hay đậu tại nơi cấm đậu, nhưng biển cấm đậu đã hư hỏng, bị cây che khuất...
Khi chứng minh được như vậy thì mới được xem là "lỗi vô ý".
Tuy nhiên có lỗi vô ý đi nữa, vẫn phải bồi thường thiệt hại do Nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Còn trường hợp bác chủ xe trong clip, hành vi "qua đường" của cháu nhỏ là "cố ý", nên e nghĩ có thể được xem xét miễn trừ trách nhiệm bồi thường. Chỉ còn là hỗ trợ trên tinh thần tương ái, chia sẻ.
 
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
Em chưa hiểu quan điểm của bác giải thích, theo em trong TH của bác chủ thớt :
1. Trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng nằm trong phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng --> vì vậy phải căn cứ vào các điều kiện mới xác định có trách nhiệm bồi thường hay không --> nếu không xác định đủ các điều kiện thì sao biết họ có trách nhiệm --> luật DS hay HS đều có quy định điều kiện, yếu tố cấu thành cụ thể để áp dụng chứ không phải đơn giản là muốn áp dụng điều nào cho hành vi nào cũng được và rồi cho là luật quy định như vậy.
2. Đối với nội dung trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (điều 623) --> người chủ, người quản lý nguồn nguy hiểm cao độ chịu trách đối với hậu quả mà nguồn nguy hiểm cao độ tự gây ra do người chủ, người quản lý, sử dụng không tuân thủ đúng các quy định về quản lý, sử dụng, ... và việc gây thiệt hại này không phải do tác động của con người --> với TH bác chủ thớt nêu thì ôtô này là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng tự bản thân nó không gây ra hậu quả (chết người) và đang được con người tác động khi sự việc xảy ra --> nếu người sử dụng có lỗi thì sẽ áp dụng điều khác thực hiện trách nhiệm --> không áp dụng điều này cho TH này .
3. Lỗi cố ý và vô ý được xác định tại điều 623 như : ôtô được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm cao độ và người sử dụng (chủ, điều khiển, ..) ôtô biết điều này. Ôtô dừng đậu ở trên đường có nguy cơ tự di chuyển, người sử dụng ôtô biết điều này nhưng không sử dụng các biện pháp bảo vệ để ôtô không tự di chuyển được. Sau khi người sử dụng rời khỏi ôtô, ôtô tự di chuyển gây thiệt hại cho người khác thì :
- Nếu người sử dụng khi dừng đậu ôtô thấy có người ở xung quanh ôtô mà vẫn không sử dụng các biện pháp bảo vệ thì là lỗi cố ý --> biết trước khả năng hậu quả xảy ra do hành vi của mình.
- Nếu người sử dụng khi dừng đậu ôtô không thấy có người ở xung quanh ôtô mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, hoặc có thấy những người xung quanh nhưng sử dụng biện pháp bảo vệ chưa triệt để thì là lỗi vô ý --> không biết trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình.
- Còn nếu người sử dụng ôtô tác động vào ôtô làm cho nó di chuyển mà gây thiệt hại cho người khác thì không áp dụng điều này mà căn cứ vào hành vi cụ thể để áp dụng các điều khác theo luật định : điều khiển phương tiện, sử dụng phương tiện, ... gây thiệt hại


Hành vi băng qua đường của đứa bé trong clip này là hành vi cố ý. Nhưng ý chí của nó là cố ý băng qua đường chứ không phải là cố ý đâm đầu vào xe ô tô để bị đụng chết. Bác cần phân biệt rõ như vậy. Nếu chứng minh được là nó muốn tự tử nên đâm đầu vào xe thì đương nhiên chủ phương tiện không phải bồi thường.

Trong phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nhiều trường hợp, gồm
- Bồi thường do lỗi cố ý.
- Bồi thường do lỗi vô ý.
- Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Vì vậy bác phải xác định trường hợp của bác là thuộc trường hợp nào để áp dụng đúng điều luật qui định. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải áp dụng điều 623 BLDS. Khoản 3 điều này ghi rõ:
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi...
Với qui định này thì không cần phải đặt vấn đề có lỗi hay không có lỗi của chủ sở hữu hay người chiếm hữu nữa.
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Hành vi băng qua đường của đứa bé trong clip này là hành vi cố ý. Nhưng ý chí của nó là cố ý băng qua đường chứ không phải là cố ý đâm đầu vào xe ô tô để bị đụng chết. Bác cần phân biệt rõ như vậy. Nếu chứng minh được là nó muốn tự tử nên đâm đầu vào xe thì đương nhiên chủ phương tiện không phải bồi thường.

Trong phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có nhiều trường hợp, gồm
- Bồi thường do lỗi cố ý.
- Bồi thường do lỗi vô ý.
- Bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Vì vậy bác phải xác định trường hợp của bác là thuộc trường hợp nào để áp dụng đúng điều luật qui định. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải áp dụng điều 623 BLDS. Khoản 3 điều này ghi rõ:
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi...
Với qui định này thì không cần phải đặt vấn đề có lỗi hay không có lỗi của chủ sở hữu hay người chiếm hữu nữa.
Vậy 3 loại này là 3 chế định khác nhau?
 
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
Vậy 3 loại này là 3 chế định khác nhau?

Em trích nguyên xi cái điều luật nó như thế này:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Trường hợp trong clip này thì áp dụng theo qui định của khoản 2 điều 604.
 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
Em trích nguyên xi cái điều luật nó như thế này:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Trường hợp trong clip này thì áp dụng theo qui định của khoản 2 điều 604.
Em vẫn chưa hiểu cái ý "trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi" này.
Ý bác nói trường hợp này là trường hợp nói ở khoản 1 điều 604?
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
Em trích nguyên xi cái điều luật nó như thế này:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Trường hợp trong clip này thì áp dụng theo qui định của khoản 2 điều 604.
Đồng ý với bác về trích dẫn điều khoản này. Nhưng như vậy thì điều 623 cũng là một trong 2 hình thức lỗi cố ý hay vô ý, chứ không ghi như 3 trường hợp riêng biệt song song được. Ngoài ra, vẫn có loại trừ chứ không có nghĩa chủ nguồn nguy hiểm cao độ phải bt trong mọi tình huống.
 
  • Like
Reactions: dawmgoodman ®
Hạng C
1/9/08
639
2.049
93
Em vẫn chưa hiểu cái ý "trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi" này.
Ý bác nói trường hợp này là trường hợp nói ở khoản 1 điều 604?

Nghĩa là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường có 2 trường hợp.
- Một là : có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại.
- Hai là : không có lỗi của người gây ra thiệt hại nhưng pháp luật qui định phải chịu trách nhiệm bồi thường (các qui định này có thể được qui định ở những điều luật khác, ngành luật khác...)
Trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì phải áp dụng theo qui định của điều luật này để xử lý. Điều luật này qui định chũ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường kể cả trong trường hợp không có lỗi.
 
Hạng C
24/6/10
509
3.733
93
Em vẫn chưa hiểu cái ý "trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi" này.
Ý bác nói trường hợp này là trường hợp nói ở khoản 1 điều 604?
Vô ý và cố ý đều là lỗi. Còn trường hợp khoản 2 điều 604 là trường hợp khác, ví dụ nhà bác có cái xe cho ông bạn mượn lái gây tai nạn bác vẫn phải bồi thường, hay có chó để nó cắn người ta...
 
Hạng B2
6/9/11
371
90
28
Mấy năm trước có vụ sử người đi bộ qua đường bị xe tông, người đi bộ phải đền. Các bác không nhớ sao tranh luận sôi nổi vậy.
 
  • Like
Reactions: vioswhite