I. Nổ lốp khi đang chạy.
1. Nổ lốp trước: tình huống này RẤT NGUY HIỂM, nếu xử lý không đúng có thể lật xe gây tai nạn thảm khốc.
2. Nổ lốp sau: tình huống này ít nguy hiểm hơn so với nổ lốp trước, nhưng vẫn có ĐỘ NGUY HIỂM CAO
- Khi bị nổ lốp, xu hướng là xe sẽ mất lái, nên
---- KHÔNG ĐƯỢC ĐẠP PHANH GẤP, mà chỉ nhả chân ga, TAY GHÌ CHẶT VÔ LĂNG GIỮ HƯỚNG CHO XE CHẠY
---- TỪ TỪ LẤY LÁI VỀ PHÍA LỀ ĐƯỜNG AN TOÀN
---- DỪNG XE, BẬT ĐÈN KHẨN CẤP
---- GỌI CỨU HỘ, S.O.S, HOẶC TỰ THAY LỐP DỰ PHÒNG.
3. Lốp xuống dần rồi mất hơi: triệu chứng là
- có tiếng động lạ (phạch phạch...) từ gầm xe dội lên,
- Tay lái hơi chao đảo
- Xe ì hơn bình thường
- .....
Để đề phòng các trường hợp này xảy ra:
- Luôn kiểm tra áp suất lốp đúng với khuyến cáo của nhà sản xuất (bơm đúng ký, bơm khi lốp nguội)
- Bơm căng quá thì hại giàn treo, chạy nhanh áp suất tăng cao sẽ bể lốp, bơm căng cũng giảm độ bám mặt đường.
- Bơm non quá thì ma sát mặt đường lớn, sẽ sinh nhiệt cao, tăng áp suất --> nổ lốp
- Ưu tiên bơm lốp bằng không khí khô (từ bình nén, hoặc nitrogen). Loại bỏ hơi nước là thành phần giãn nở thể tích nhiều nhất trong hỗn hợp không khí thường.
- Luôn đảo lốp đúng theo định kỳ (mỗi 10K km)
- Ưu tiên lốp tốt cho 2 bánh xe trước (vỏ xe luôn mòn không đều)
- Sau khi đảo lốp, vá lốp, tốt nhất là phải cân bằng động lại từng quả, kẹp chì lại, để tránh trường hợp lắc, nhao tay lái ở những tốc độ nhất định
- Lốp quá niên hạn sử dụng (mặc dù có vẻ gai còn tốt) đều dứt khoát loại bỏ để tránh rủi ro.