Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng C
6/4/13
878
308
63
Và sau đây là "câu chuyện" đầy tính nhân văn ở xứ ta! Nó cho thấy tuổi trẻ ở VN rất ư là giỏi giang(!!!) và nó cũng cho thấy được tình thương con vô bờ bến của các quan phụ mẫu! Ôi tình thương bao la!
http://ndh.vn/ngan-hang-gia-dinh-tri-dinh-dam-tien-ai-nay-giu--2013122708144898p149c165.news
@SabaruLover: Bác lồng ghép những ý tứ trong câu chuyện rất hay! Thanks!
@Vinh99vn: Sẽ sớm làm thôi, còn khi nào xong thì chưa biết được! Cứ Làm cái đã! Làm cho nó xôm tụ, không thì...èo uột quá!:D
@Dương quá: Bác...đa nghi quá!:D
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
20 năm đường dây 500KV và thời sự sân bay Long Thành</h1>http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/156066/20-nam-duong-day-500kv-va-thoi-su-san-bay-long-thanh.html
Bất cứ người dân Việt Nam nào giờ cũng thấy tầm quan trọng của đường dây 500 KV thay vì phản ứng như 20 năm về trước. Dự án xây dựng sân bay Long Thành hiện cũng trong tình trạng tương tự.

Sau hai năm thi công, ngày 27/5/1994, đường dây 500 KV đầu tiên của Việt Nam chính thức hoàn thành. Qua gần 2 thập kỷ, công trình ngày càng phát huy tác dụng, khẳng định tính đúng đắn của quyết định đầu tư, dù trước đó gặp không ít ý kiến phản biện. Công trình này đã giải quyết căn bản tình trạng thiếu điện của miền Trung và miền Nam, trở thành xương sống của hệ thống điện quốc gia.
Dự án xây dựng Sân bay Long Thành hiện cũng rơi vào tình trạng tương tự của đường dây 500KV hơn 20 năm về trước.
Chọn xây sân bay Long Thành là tối ưu
Mong muốn có một sân phát huy được lợi thế địa lý, đưa hàng không Việt Nam phát triển, Bộ Giao thông Vận tải lập dự án xây dựng sân bay Long Thành để đến năm 2020 trở thành một trong 10 cảng hàng không quốc tế của nước ta. Sau đó, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng để đến năm 2030, Long Thành thay thế vai trò của cảng quốc tế Tân Sơn Nhất, trở thành cảng lớn nhất cả nước với công suất 80-100 triệu khách/năm.
20131231154147-duong-day-500-1.jpg
Đường dây 500KV là giờ công trình trọng điểm của quốc gia, mang lại lợi ích thiết thựcTuy nhiên, khá nhiều ý kiến cho rằng đó công trình chưa cần thiết, rằng chúng ta có thể mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và nếu cần, cải tạo lại sân bay Biên Hòa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển vẫn tiết kiệm ngân sách cho đất nước.
Tôn trọng những ý kiến phản biện, nhưng có thể khẳng định rằng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là điều không thể. Sân bay này được xây dựng cách đây gần 50 năm, trên tổng diện tích 850ha, thiết kế ban đầu chỉ đáp ứng 9 triệu lượt khách mỗi năm. Năm 2013, Tân Sơn Nhất đã phục vụ tới 20 triệu lượt, gấp hơn 2 lần so với thiết kế ban đầu. Trong khi đó, hàng năm lượng khách tăng từ 12-14%, sân bay không đủ quỹ đất để mở rộng. Hệ quả, một số hãng hàng không quốc tế sau khi khảo sát thấy tình trạng quá tải, đã rút hoặc giảm chuyến bay.
Ở khía cạnh khác, Tiến sĩ Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam, cho biết, theo tiêu chuẩn quốc tế, sân bay phải cách thành phố từ 20-60 km. Hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất nằm trọn trong nội thành, vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân lại không đảm bảo an toàn cho hoạt động bay.
Những bất cập này từ 10 năm trước đây, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã chỉ ra, nên mới có quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành để thay thế.
Việc xây mới sân bay Long Thành không những rẻ hơn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất gần 1,5 tỷ USD và sau năm 2020 với 25.000 ha thì sân bay Long Thành sẽ đáp ứng được việc tiếp tục mở rộng. Còn để đưa sân bay Biên Hòa vào hoạt động cũng cần số tiền đầu tư không nhỏ cho nâng cấp đường băng, xây mới nhà ga, đó chưa kể khó có thể giải quyết bài toán kết nối sân bay với TP.HCM. Để xây dựng một cảng hàng không trung chuyển quốc tế lớn thì đòi hỏi sân bay phải có quy mô, diện tích lớn, giao thông mặt đất tiếp cận với khu vực trung tâm thuận lợi... điều này chỉ có Long Thành mới đáp ứng được.
Bên cạnh đó, với quy mô dân số của TP.HCM cần có ít nhất một sân bay nữa mới đáp ứng được nhu cầu đi lại. Bởi theo quy chuẩn quốc tế các trung đô thị 2 triệu dân cùng các đại đô thị trên 3 triệu dân tối thiểu phải có 2 sân bay ở hai đầu thành phố để đảm bảo lưu thông hành khách một cách dễ dàng, tránh ùn tắc do quá tải. Các siêu đô thị trên 7 triệu dân cần có 3, thậm chí nhiều sân bay - trong đó có tối thiểu một sân bay quốc tế - để kết nối nhanh. Việc có nhiều sân bay trong một siêu đô thị giúp tác động tích cực tới tốc độ tăng trưởng hội nhập và phát triển. Đó là lợi thế lớn cho một thành phố tăng trưởng đồng thời tiếp nhận được những tinh hoa trí tuệ, khoa học công nghệ, lịch sử văn hóa thế giới. Nhiều sân bay để tránh rơi vào thế "độc đạo", đồng thời đề chi viện cho nhau khi có sự cố.
20131231154147-san-bay-tsn.jpg
Sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải khi phải phục vụ lượng khách gấp đôi công suất thiết kế (ảnh rongbay)Chậm trễ là lãng phí
Trong khi đó, hàng không châu Á - Thái Bình Dương dự báo phát triển nhanh chóng, đến năm 2031 có thể đạt 5 tỷ lượt khách, bằng cả thị trường châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại.
Các nước trong khu vực đã nhanh chóng đón đầu cơ hội, lập dự án nâng cấp, mở rộng sân bay. Malaysia sẽ nâng công suất sân bay quốc tế Kuala Lumpur đạt 100 triệu hành khách vào năm 2020. Dù mới đi vào hoạt động nhưng Thái Lan cũng lập kế hoạch đầu tư 163 tỷ baht (hơn 5,4 tỷ USD), để mở rộng sân bay Suvarnabhumi đạt công suất 103 triệu lượt khách vào năm 2024. Ban quản trị tập đoàn sân bay Changi (CAG) cũng công bố mở rộng sân bay đủ phục vụ tới 135 triệu lượt hành khách/năm vào giữa thập niên 2020.
Brendan Sobie, nhà phân tích của Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương, khuyến cáo: thách thức chính là các nước phải làm thế nào để có đủ hạ tầng cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân trong nước và của số du khách nước ngoài mỗi ngày một nhiều. Quốc gia nào và những phi trường nào không đầu tư vào hạ tầng cơ sở sẽ mất khách vào tay những quốc gia và những phi trường khác. Việc xây một phi trường, phi đạo và nhà ga hàng không cần phải thời gian dài trong khi sự tăng trưởng quá nhanh nên sẽ có những nước không theo kịp, do vậy chúng ta đang chứng kiến nhiều quốc gia đang gấp rút tiến hành các dự án cho hạ tầng hàng không.
Nhận định trên hoàn toàn có sơ sở khi một số nước châu Âu như Thụy Sĩ, Anh, Đức... đang gặp khó khăn khi các sân bay hiện tại đã quá tải, trong khi quỹ đất hết sức hạn chế. Hệ quả, Anh phải chấp nhận bỏ ra 76 tỷ USD xây dựng sân bay trên sông Thames, hay Đức do dự án sân bay Brandenburg chậm tiến độ kiến cho cả Lufthansa và Air Berlin đã phải hoãn kế hoạch mở các tuyến bay xuyên lục địa, để cơ hội vào tay Air France - KLM.
Với những dẫn chứng từ các quốc gia láng giềng và từ những nước phát triển, chúng ta nhận thấy rằng đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là một việc làm cần thiết. Nhắc lại bài học đường dây 500KV của hai thập kỷ trước càng cho thấy hết sức tôn trọng các ý kiến phản biện, nhưng trên cơ sở khoa học cần có quyết định đúng để mang lại lợi ích cho đất nước.
Thanh Lê
 
Hạng B2
13/5/13
367
709
93
Đường dây 500 là 1 sai lầm nên mang nó ra để làm dẫn chứng cho sân bay LT thì khác nào từ 1 cái sai để làm tiếp 1 cái sai khác ?

Thực tế đã chứng minh lả miền Bắc sẽ thiếu điện và miền Nam vẫn cần các nguồn bổ sung tại chổ
 
Last edited by a moderator:
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
koon2 nói:
Đường dây 500 là 1 sai lầm nên mang nó ra để làm dẫn chứng cho sân bay LT thì khác nào từ 1 cái sai để làm tiếp 1 cái sai khác ?
Thực tế đã chứng minh lả miền Bắc sẽ thiếu điện và miền Nam vẫn cần các nguồn bổ sung tại chổ
Bác nhầm sao ấy chứ.
Nhờ có đường dây 500KV mà miền Nam không bị thiếu điện.
NHững năm đấy, cứ tối đến là Nhà hàng KS hoặc cơ sở SX phải giảm tải nhất là máy lạnh.
Điện 110V phập phù như mèo hen, nếu không có 500KV không biết ra sao nữa.
Với con người, kỹ thuật và phương tiện như vậy thì đường dây này là 1 kỳ tích dù nó tốn kém nhưng cũng là 1 sự kiện để đời
 
  • Like
Reactions: Meo Quay
Hạng B1
12/1/13
73
10
8
42
Hồi ném tiền vào Vinashin cũng nghe những "lập luận, bằng chứng" y chang kiểu này. Rằng VN có bờ biển dài, rằng VN có nhiều lợi thế, phải bằng mọi giá cạnh tranh để hớt tay trên ít nhất 15 triệu container từ cảng Singapore khiến bọn PSA bên Sing một phen khiếp vía (và cười vỡ bụng). Rồi lại lọc dầu Dung Quất, càng làm càng lỗ chổng vó. Đường dây 500KV cũng tương tự Dung Quất, thất bại nhưng vẫn phải... cười.

Đường dây 500KV nào là huyết mạch, là xương sống? 500KV không hề giải quyết được tình trạng thiếu điện ở miền Nam trong khi số tiền đầu tư xây dựng, bù lỗ vận hành, thất thoát truyền tải thừa sức xây 2 cái Trị An, 1 cái Kiên Lương.

London dự kiến xây cái sân bay trên mặt nước ở cửa ngõ sông Thames không phải vì... thiếu đất. Tương tự như sân bay Dubai (sát mép đảo nhân tạo Palm Deira), sân bay Kansai (trên đảo nhân tạo trong vịnh Osaka), họ không phải đi vay từng đồng ODA đẩy nợ cho tương lai con cháu và cũng không hề lo thiếu tiền "đền bù giải tỏa". Họ rất giàu, rất nhiều tiền, đủ khoa học kỹ thuật, làm những công trình kỳ vĩ như vậy vừa để dùng, vừa để thử nghiệm kỹ thuật mới, vừa để khuếch trương thanh thế blah blah... Những nước nghèo mà đòi chơi sang, chạy đua học đòi thì không khác gì tự sát. Nhìn sang Hàn Quốc mà coi, cả chục sân bay ma bỏ trống kể cả những sân bay "quốc tế" mới toanh, cực kỳ hiện đại. Muốn Long Thành cạnh tranh với Changi à? Các sân bay Hàn Quốc không cạnh tranh nổi Hồng Kông, Thượng Hải, Long Thành tuổi gì đòi cạnh tranh Changi? Xây mấy cái đường băng, nhà ga thì dễ, nhưng khả năng vận hành, trình độ quản lý, phát triển dịch vụ đẳng cấp mới khó. Chưa dám nói tới viễn cảnh sau 1 năm vận hành phải đắp chiếu như Muan Hàn Quốc, chỉ e đang xây dựng dở dang 50% đã phải dừng như đại công trình Nhơn Trạch thôi, đó không gọi là lãng phí thì là gì. Singgapore nhỏ bé mà chả thấy cái Changi kêu thiếu đất mở rộng bao giờ dù diện tích hiện tại nó không lớn hơn Tân Sơn Nhất bao nhiêu (cỡ 1500ha vs 1200ha, TSN trước đây 1900ha). Nếu Tân Sơn Nhất không bị cắt xén làm biệt thự, nhà hàng, sân golf, không cho phép dân cư phát triển phố xóm lộm nhộm xung quanh thì làm gì nó lọt thỏm vào giữa "nội thành" để rồi có chuyện nhà dân "tốc mái" vì máy bay hạ cánh sát mái nhà, từ đó suy ra cần xây Long Thành gấp gấp? Xây Long Thành xong TSN làm cảng nội địa thì nhà dân sẽ hết tốc mái à? Càng cố đấm ăn xôi càng lòi ra lắm chuyện hài.
 
Hạng B2
17/11/12
290
1.256
93
CHẲNG CÓ AI phản biện để ngăn cản sự phát triển của đất nước cả. Người ta phản biện là vì cái dự án này tốn 8 TỶ ĐÔLA các bác ạ. (Theo em giá nó sẽ đội lên là 10 - 12 tỷ; và phần lớn sẽ do Trung Quốc xây).
Giá xăng tăng lên 200 VND 1 lít thì các bác mằng chửi hết 3 ngày 3 đêm. Còn những chuyện tiêu tiền khủng như thế này thì các bác nhiệt liệt hoan hô vì :
(1) Mua đất ở đó sẽ lên giá (lên bằng niềm tin à?)
(2) VN ta phải có sân bay quốc tế để phát triển du lịch (du lịch ta thiếu phá triển là vì sân bay nhỏ? lạ nhỉ? chứng minh đi?)
(3) Phát triển kinh tế vùng (chứng minh lời lỗ đi?)
Em cũng xin hỏi mấy bác là các bác có hiểu 8 tỷ đôla là gần 170 NGÀN TỶ VND không? Và các bác biết tiền đó sẽ từ đâu mà ra không? (gợi ý, không phải đào từ dưới đất đâu)
 
Hạng B2
17/11/12
290
1.256
93
Minhquan2008 nói:
Và sau đây là "câu chuyện" đầy tính nhân văn ở xứ ta! Nó cho thấy tuổi trẻ ở VN rất ư là giỏi giang(!!!) và nó cũng cho thấy được tình thương con vô bờ bến của các quan phụ mẫu! Ôi tình thương bao la!
http://ndh.vn/ngan-hang-gia-dinh-tri-dinh-dam-tien-ai-nay-giu--2013122708144898p149c165.news
@SabaruLover: Bác lồng ghép những ý tứ trong câu chuyện rất hay! Thanks!
@Vinh99vn: Sẽ sớm làm thôi, còn khi nào xong thì chưa biết được! Cứ Làm cái đã! Làm cho nó xôm tụ, không thì...èo uột quá!:D
@Dương quá: Bác...đa nghi quá!:D


vấn đề của Vietinbank này là nó là ngân hàng TMCP do nhà nước (hay nhân dân) nắm vốn. Tuy nhiên nó lại thành 1 tổ chức gia đình trị; đưa 1 em sinh năm 89 lên làm Phó Tổng GĐ. Nhiều anh hùng bàn phím trên mạng không hiểu, cứ tưởng đây là ngân hàng tư nhân, lên mạng hết lời ca ngợi, rồi lại chửi "ý kiến phản biện" là ghen ăn tức ở. Thử hỏi 1 câu, nếu bạn biết tiền thuế của bạn được góp vào cái ngân hàng này, rồi được được 1 em nhóc 24 tuổi quản lý thì bạn có suy nghĩ khác không?
Trình độ dân trí, nhận thức của dân Việt Nam, ngay cả giới có học; cũng không phải là cao. Ý kiến phản biên là thật sự cần thiết. Giả dụ mà có ý kiến phản biện rồi cái Long Thành này tốn 6tỷ thay vì 8tỷ thì coi như phản biện được 2 tỷ cho đất nước.
 
  • Like
Reactions: yeuthiennhien
Hạng B2
17/11/12
290
1.256
93
acom nói:
Hồi ném tiền vào Vinashin cũng nghe những "lập luận, bằng chứng" y chang kiểu này. Rằng VN có bờ biển dài, rằng VN có nhiều lợi thế, phải bằng mọi giá cạnh tranh để hớt tay trên ít nhất 15 triệu container từ cảng Singapore khiến bọn PSA bên Sing một phen khiếp vía (và cười vỡ bụng). Rồi lại lọc dầu Dung Quất, càng làm càng lỗ chổng vó. Đường dây 500KV cũng tương tự Dung Quất, thất bại nhưng vẫn phải... cười.

Đường dây 500KV nào là huyết mạch, là xương sống? 500KV không hề giải quyết được tình trạng thiếu điện ở miền Nam trong khi số tiền đầu tư xây dựng, bù lỗ vận hành, thất thoát truyền tải thừa sức xây 2 cái Trị An, 1 cái Kiên Lương.

London dự kiến xây cái sân bay trên mặt nước ở cửa ngõ sông Thames không phải vì... thiếu đất. Tương tự như sân bay Dubai (sát mép đảo nhân tạo Palm Deira), sân bay Kansai (trên đảo nhân tạo trong vịnh Osaka), họ không phải đi vay từng đồng ODA đẩy nợ cho tương lai con cháu và cũng không hề lo thiếu tiền "đền bù giải tỏa". Họ rất giàu, rất nhiều tiền, đủ khoa học kỹ thuật, làm những công trình kỳ vĩ như vậy vừa để dùng, vừa để thử nghiệm kỹ thuật mới, vừa để khuếch trương thanh thế blah blah... Những nước nghèo mà đòi chơi sang, chạy đua học đòi thì không khác gì tự sát. Nhìn sang Hàn Quốc mà coi, cả chục sân bay ma bỏ trống kể cả những sân bay "quốc tế" mới toanh, cực kỳ hiện đại. Muốn Long Thành cạnh tranh với Changi à? Các sân bay Hàn Quốc không cạnh tranh nổi Hồng Kông, Thượng Hải, Long Thành tuổi gì đòi cạnh tranh Changi? Xây mấy cái đường băng, nhà ga thì dễ, nhưng khả năng vận hành, trình độ quản lý, phát triển dịch vụ đẳng cấp mới khó. Chưa dám nói tới viễn cảnh sau 1 năm vận hành phải đắp chiếu như Muan Hàn Quốc, chỉ e đang xây dựng dở dang 50% đã phải dừng như đại công trình Nhơn Trạch thôi, đó không gọi là lãng phí thì là gì. Singgapore nhỏ bé mà chả thấy cái Changi kêu thiếu đất mở rộng bao giờ dù diện tích hiện tại nó không lớn hơn Tân Sơn Nhất bao nhiêu (cỡ 1500ha vs 1200ha, TSN trước đây 1900ha). Nếu Tân Sơn Nhất không bị cắt xén làm biệt thự, nhà hàng, sân golf, không cho phép dân cư phát triển phố xóm lộm nhộm xung quanh thì làm gì nó lọt thỏm vào giữa "nội thành" để rồi có chuyện nhà dân "tốc mái" vì máy bay hạ cánh sát mái nhà, từ đó suy ra cần xây Long Thành gấp gấp? Xây Long Thành xong TSN làm cảng nội địa thì nhà dân sẽ hết tốc mái à? Càng cố đấm ăn xôi càng lòi ra lắm chuyện hài.


Em vận chưa hiểu mấy bác nhà ta đưa dẩn chứng những nước khác có sân bay to là để làm con mẹ gì? Vì người ta có sân bay to, nên tao cũng phải có. Còn lời lỗ thế nào thì tuỳ?
Dẫn chứng, lý lẽ tếu lâm đến như vậy nhưng vẫn có nhiều người ủng hộ mới là chuyện buồn cười nhất
 
  • Like
Reactions: yeuthiennhien
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Cac bac lo gom hang Nhon Trach va Long Thanh, qua Tet chac sot nhu Ba vi o HN may nam truoc qua! :mad:
 
Status
Không mở trả lời sau này.