RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?
Quay lại núi Hoa Sơn của phái Hoa Sơn ... theo lời kể của Phong Thanh Dương,cuộc đấu khẩu và tỉ võ giữa thầy trò Lệnh Hồ Xung và đám Phong bất Bình cũng như những đồ hình trong hang đá lưu lại thì phái Hoa Sơn xưa đã ngấm ngầm chia ra làm 2 tông là Khí tông và Kiếm tông ... (đây cũng là một quá trình phát triển theo nguyên tắc sinh sản của tế bào thôi các bác nhỉ
còn nếu như các bác không khoái nghành sinh vật thì em gọi là nó tuân theo chủ nghĩa duy vật biện chứng ở phạm trù vạn vật luôn vận động và tiến hóa cũng được
)
Phái Khí tông theo triết lý : quan trọng là nội công , kẻ học võ phải chú tâm tích lũy và khổ luyện nội công đến mức thật thâm hậu ,từ đó mới học đến chiêu pháp
Còn phái Kiếm tông thì ngược lại ,cho rằng với chiêu pháp tinh hoa ,ảo diệu ,kiếm quang như nước chảy mây trôi,khinh linh,siêu đẳng thì kẻ học võ sẽ nhanh chóng chiếm tiên cơ mà khuynh loát địch thủ vào trận như vô chốn không người ...
Thật vô tình một hôm em nhận ra rằng trong nền tân nhạc Việt Nam ,lâu nay em cảm phục ,bị mê hoặc và thường băn khoăn tìm cách biện giải ,dẫn ngộ âm nhạc của hai cây đại thụ nước nhà ...không ngờ cách diễn giải dễ dàng cho ta hình dung nhất lại nằm ở đây . Ở văn học của Kim Dung - lão tiền bối .
Thế thì ta đang bàn đến nhạc của ai ?
Vâng , thưa các bác , mở đầu nền tân nhạc Việt Nam có lẽ ta phải kính cẩn ghi danh những bậc " Đại lão tiền bối " như NS. Nguyễn Xuân Khoát , La Hối hay Lê Thương với 3 bài Hòn Vọng Phu bi hùng như cả 4000 năm lịch sử đau thương và chiến cuộc liên miên của dân tộc .
Nhưng xét về độ dày của tác phẩm , sự ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người nghe, cũng như giá trị của sự đóng góp cho nền tân nhạc nước nhà thì mọi người đều nhất trí rằng thế kỷ XX đã ghi danh 3 cây cổ thụ : VĂN CAO - PHẠM DUY - TRỊNH CÔNG SƠN .
Theo nguyên tắc " Kính lão đắc thọ " và cũng vì nhận thấy cả Nội Công cũng như Chiêu Pháp đều hiện diện trong âm nhạc của VĂN CAO nên trong bài viết này Cụ chỉ ghé qua nhìn lũ hậu bối khổ sở loanh quanh trong liến thức hạn hẹp ,rồi khà ...một tiếng Cụ bỏ đi sau khi đã tợp nửa chai Làng Vân nút lá chuối danh bất hư truyền ...
Vâng , ở đây em mời các bác cùng em trăn trở ,mổ xẻ với những gì còn lại : Phải chăng chúng ta đang bị dẫn dụ và mê hoặc bởi Khí Tông TRỊNH CÔNG SƠN và Kiếm Tông PHẠM DUY ???! ( Em nghỉ mệt tí, với lại để còn xem các bác có hứng thú hay không đã ...
)