O.S.P.D & EMMA JUDGE
22/2/07
1.086
7
63
Saigon
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

Phạm lão tiền bối xứng đáng được đặt vào hàng khí tông.. vì khi nhạc của ông cất lên thì ý nhạc và lời nhạc như khí dẫn chiêu thức... tạ hạ đây vốn là kẻ thị phi nơi giang hồ ô hợp nhưng cũng luyện được dăm ba chiêu thức nghênh nhĩ hướng phong...
"Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo, ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho chữ... Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa, ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính..." đây chẳng phải lý ý dẫn tâm hay sao? chợt nhờ Nhờ lục mạch thần kiếm mà Đòan công tử có thể dùng ý dẫn kiểm xuất trên đầu ngón tay.. há chi nhạc của Phạm lão tiền bối đây... dùng nhạc mà dẫn ý đến chỗ chân phương nhất của kiếp nhân sinh này...
"Bà mẹ quê, gà gáy trên đầu ngọn tre, bà bà mẹ quê chợ sớm đi chưa thấy về... Bà bà mẹ quê, chân bước ra đời rồi xa... bà bà mẹ quê từ lúc khói hương xóa nhòa..." còn đây há chẳng phải trong ý có chiêu trong chiêu có ý đó sao?

Trịnh lão tiền bối cũng liệt vào hàng Võ lâm đại hào kiệt, chiêu thức đã được ẩn dấu qua bài nhạc vẫn làm say đắm bao nhiêu người tập tành khám phá... "Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên, tiễn đưa anh trong một ngày buồn, đất ôm anh đưa về cội nguồn..' - Trong chốn giang hồ ô hợp mà học được chiêu thức hóa giải sự hận thủ há phải là điều tâm đắc ư?
"Ngòai hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi, người ơi, nước mắt hoen mi rồi..." đó phải chăng là cái ẩn dấu sâu xa của kiếm pháp trong lời nhạc? Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách - sắc bất ba đào dị nịch nhân...

Duong_cao nhã giám cùng Đông tà Hòang Dược Sư lão bối cùng Tuonglahay tiền bối...
 
Hạng D
10/11/07
4.985
27
0
HCM
www.esoft-vn.com
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

May quá, có thêm bác Dương cao tham gia rồi. Em cứ ngỡ là chỉ có em và bác Đông Tà còn sót lại thôi chứ
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
clapping_hand.gif
.
Giới trẻ ngày nay tu luyện võ công cũng không phải là ít, nhưng chúng không quan tâm đến việc dùng âm nhạc trong võ học, đa số chúng chỉ nghe các loại nhạc từ Tây Vực hoặc Đông Đảo hoặc từ những nơi còn xa xôi hơn:(:mad::mad::mad: Đáng thương thay cho bọn không biết chọn lựa, chúng có biết đâu có 3 lão già đang trên đỉnh cao sơn ung dung tự tại uống trà; luyện võ; nghe nhạc (buồn thấy mịa:D:D:D)

Em đã miễn cưỡng xếp cụ Phạm vào hàng kiếm tông là vì cụ Phạm có nhiều chiêu thức hơn: tình ca trên nền dân ca; tình ca kiểu phương Tây; ca khúc thiếu nhi và mấy bản vớ vẩn lúc cụ chán đời khoảng năm 1970. Trong đó, đỉnh cao của cụ là 3 bản em cực kỳ yêu thích: "Thuyền Viễn xứ"; "Áo anh sút chỉ đường tà"; "Nụ Tầm xuân". Ba bản này là 3 tuyệt tác không ai so sánh được, phản ánh một Phạm Duy đầy lãng mạn và hừng hực khí thế. Còn các dòng nhạc khác, cụ Phạm cũng có những bản nhạc không quên được như "Ngày xưa Hoàng Thị", "Mùa Thu Paris" (không nhớ chính xác tên). Đặc biệt trong những bài này, các bài theo điệu 3/4 là những bài thành công nhất.
Về nội công, có thể thấy nhạc của cụ Phạm rất chất lượng kể cả về kỹ thuật lẫn giai điệu (về điểm này không kể cụ Văn em thấy chỉ có Cung Tiến là ngang hàng với cụ). Tuy nhiên, cụ Văn có nội công thâm hậu hơn, em sẽ đề cập ở đoạn sau.
Thực ra, cụ Phạm giống như Phong Viễn Dương sư thúc tổ - tức là chẳng cẩn khí mã cũng chẳng cần kiếm, chẳng qua lũ hậu bối chúng ta học đòi lão ngụy Quân Tử mà nhận xét người xưa. Đáng trách, đáng trách:mad::mad::mad:

Cụ Văn, em thấy chỉ có 2 chiêu thức: tình ca và hành khúc. Tuy nhiên nội công cụ hùng hậu nên mỗi một chưởng đều hùng hậu vô cùng. Mỗi chưởng đánh ra đều có nội công đơn giản và có vẻ giống nhau nhưng biến hóa vô cùng và đều xứng đáng vô địch thiên hạ. Khi cụ chán đời, đơn giản là cụ im lặng lướt trên những thị phi của chánh tà - chỉ có người có huyền môn chánh tông cao thâm mới làm được. Để đến cuối đời, khi tâm trạng nhẹ nhõm lâng lâng cụ mới viết được "Mùa xuân đầu tiên" gởi gắm nhũng hy vọng của mình.
Những ca khúc bất hủ của cụ Văn:
Tình ca:------ "Suối mơ"; "Trương Chi"; "Thiên Thai"...
Hành khúc:-- "Tiến quân ca"; "Chiến sĩ Việt Nam"; trường ca "Sông Lô"; "Tiến về Hà Nội"...
Bài hát hay nhất: "Làng tôi xanh bóng tre"
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

@tuonglahay :
ah, bác đông tà đây rồi. Em xin tiếp bác vài chiêu mặc dù nói ngay ra, em không giỏi về nhạc cụ, nhac lý. Bác và thằng Tây Độc còn có tiêu, đàn tranh nên mỗi lần các bác hòa tấu là em chỉ có cách hét ầm lên.

Hóa ra ngoài công phu Gíang Long Thập Bát Chưởng của Lão Khiếu Hóa , bác còn sử luôn cả cái món Sư Tử Hống của Kim Mao Sư Vương nữa cơ đấy !

@duongcao : Bác đăng ký Guitar solo phải không , Thứ 6 này , anh em band nhạc dợt từ 16h. không biết mấy giờ bác rảnh ???
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

Em chịu cái cách bác Tưởng nói là cụ Phạm giống như Phong Thanh Dương tiền bối đấy .

Thiển nghĩ của em : Đã là người "cầm đao cầm kiếm " tức là chơi 1 loại nhạc cụ nào đấy ,thì dĩ nhiên phải học qua , phải có chiêu ,có thức . (Từ đây về sau em sẽ dùng guitar để ví dụ khi so với Kiếm ) . Tuy nhiên đi lại giang hồ có nhiều người không dùng bất cứ món binh khí nào mà vẫn có thể lâm trận . Âm nhạc cũng thế , nó không chỉ dành riêng cho những kẻ lăm lăm binh khí trên tay :D , Cảm nhận âm nhạc là cái quyền chung của tất cả mọi người ( nó song song với quyền được sống !).

Em nói rõ ngay vào những khái niệm so sánh của em để các bác dễ hình dung ra là em muốn nói gì nhé :


"Nội công" :ở đây em hàm ý với sự dung dưỡng ,tích lũy cái tâm hồn của con người về cảm thụ âm nhạc nói riêng và cách cảm thụ cuộc sống nói chung ... Nói thì nôm na như thế nhưng để có được cái cảm thụ đó không đơn giản chút nào , nó cũng là cả một quá trình tích lũy ,rèn luyện ,học tập khó khăn và lâu dài như người học võ ngày xưa luyện nội công vậy !

Nói cách khác "NỘI CÔNG " trong âm nhạc của 1 người bao gồm : Văn hóa, Triết lý và tư tưởng sống, đạo đức,nhân cách, vốn sống ,nghệ thuật biểu hiện ... của con người đó . Tất cả những điều đó sẽ cho thấy NHÂN SINH QUAN của người đó và cái nghệ thuật thể hiện cái Nhân sinh quan ấy thông qua ÂM NHẠC .

"Chiêu pháp" : là thứ mà em nói đại diện cho trường phái Kiếm tông , ở đây có ý nói về nghệ thuật sáng tác trong âm nhạc, kỹ thuật hòa âm,chọn quãng, phát triển tiết tấu, sự nghiên cứu và ứng dụng các lý thuyết về các trường phái và các chất liệu trong sáng tác ... Cũng như trong võ học của Kim Dung , đã nói đến Chiêu Pháp thì đúng là bao la, khôn cùng , trùng trùng lớp lớp , "trên bầu trời này có bầu trời khác " . Nó cũng đòi hỏi người ta dành cả đời để nghiên cứu cũng không hết ...Đúng như lời tâm sự của Nhạc sĩ Duy Cường ( con trai cụ Phạm ) với tôi rằng : "càng học,càng thấy mình dốt, càng biết ,càng thấy mình chưa biết gì hết ..."

Với những khái niệm về Kiếm tông ( Nội công ) và Khí Tông ( Chiêu thứ́c ) như thế ,
Khi nghĩ về Trịnh Công Sơn và Phạm Duy . một cách tự nhiên, em chợt muốn dùng cách biểu hiện rằng

Trịnh Công Sơn - Người nhạc sĩ ngả theo thiên hướng Nghệ Thuật vị nhân sinh nhiều hơn - Người nhạc sĩ đi vào lòng người nghe không bằng nhiều chiêu thức cụ thể của cách biểu diễn âm nhạc mà là bằng cách âm nhạc hóa cái Nhân sinh quan ( rất nhạy cảm,rất bao dung ,rất Thiền ,Chân ,Mỹ) của mình . Rõ là người trong phe Khí tông nếu ta liên hệ và dùng cách hành văn của Kim Dung .

Phạm Duy - Người nhạc sĩ ngả theo thiên hướng Nghệ thuật vị nghệ thuật nhiều hơn - Người nhạc sĩ mà theo như lời chính ông thừa nhận rằng " Tôi đã dùng cả đời mình để phát triển,hiển dương cái hồn trong âm nhạc Việt Nam,đưa những âm hưởng,chất liệu dân ca của dân tộc hòa chung theo lối phát triển của Tân nhạc thế giới trong thế kỷ XX...). Chính trong quá trình đó và để làm được điều đó , hiển nhiên Ông đã phải nghiên cứu, khổ luyện rất nhiều về "Chiêu Pháp" như đã nói ở trên , Lại "Võ học hóa " theo ngôn ngữ của Kim Dung thì rõ ràng nhạc sỹ họ Phạm tiêu biểu cho trường phái Kiếm Tông trong nền " Võ học" , ý lộn :D, nền Tân nhạc Việt Nam đương đại . ( Phạm vi đề cập của em trong loạt bài này xin nói rõ là chỉ dám lạm bàn về lãnh vực sáng tác ca khúc phổ thông ).

Em chứng minh ở bài sau nhé, để chờ xem các bác chém em nặng hay nhẹ đã :D
 
O.S.P.D & EMMA JUDGE
22/2/07
1.086
7
63
Saigon
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

@duongcao : Bác đăng ký Guitar solo phải không , Thứ 6 này , anh em band nhạc dợt từ 16h. không biết mấy giờ bác rảnh ???

Tình hình là thứ 6 tuần này em lại đào thóat ra khỏi saigon, nơi đến thì khi nào đến em sẽ post bài hầu các bác...
Rất mong có ngày được gặp lại các bác trong band nhạc...:D
 
O.S.P.D
29/8/08
1.398
28
38
DAO HOA DAO
www.vnexpress.net
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

ôi chao ! thân này ví xẻ làm đôi ...!!! Thôi thì chúc bác thượng lộ bình an ,đi vắng vẻ, về vẻ vang nhé :D
 
Hạng B2
17/6/07
151
2
16
53
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

Chào bác Đông Tà và các bác yêu nhạc ạ!
Ôi band của bác Đông Tà hoành tráng quá, cái này là Pro rồi chứ amateur gì mà đông khán giả thế!
Em nghe các bác bình về nhạc mà lùng bùng cả 2 lổ tai vì trình độ em chưa đạt đến mức độ phân tích này. Tuy nhiên có điều em không thua các bác cái khoản mê nhạc. Mặc khác em cũng rất thích chơi nhạc nhưng khổ nổi em chơi amateur theo năng khiếu chứ không theo trường lớp nào cả, nhạc lý thì mù. Hồi còn là sinh viên thì em chơi cho trường, em có thể chơi bass, trống và hát nhưng bỏ lâu rồi nên có thể phải tập lại nhiều mới chơi được. Giờ chỉ còn hát Karaoke là tạm chấp nhận được thôi à :D. Nếu các bác không "hoảng" thì cho em cái lịch tập để em được bái sư phục vụ OS ạ.
Kính các bác và chúc bác Đông Tà cùng ban nhạc ngày càng hoành tránh hơn!:D:D:D .
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
25/5/07
834
8
18
www.otosaigon.com
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

em tuy còn nhỏ ( 19 tuổi ) nhưng em thực sự mê nhạc Phạm Duy, em nghe nhạc của ông 13 tuổi [&:], tuy ko dc cao siêu như bác Đông Tà, bác tuonglahay hay bác Dương nhưng em thật sự yêu thích ca khúc Ngày trở về và Bà mẹ Gio Linh, hai tác phẩm mà em cho là bất hủ của người nhạc sỹ tài hoa này
đồng thời, trong giai đoạn khi trở về Việt Nam cách đây 2 năm, em may mắn được tham dự chương trình " Ngày trở về" của ông vả thực sự buồn khi nghe Đức Tuấn, Hồng Hạnh,....hát những ca khúc này, thực sự ko có hồn và chả truyền cảm chi cả hay tại vì em đã quá mê giọng ca của Thái Thanh mà cảm thấy giọng ca của các ca sỹ trong nước chưa tới tầm ???
Nhắc đến Phạm Duy chắc ko thể không nhắc tới Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên....những nhà thơ xuất sắc giai đoạn trước 1975, đặc biệt là những bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên nào là Thà như giọt mưa, Em hiền như Masour, cô Bắc Kỳ dễ thương....
Có lẽ trong nền tân nhạc VIệt Nam, em nghĩ Phạm Duy có thể xem là người nhạc sỹ tài hoa nhất
 
Hạng B2
17/6/07
151
2
16
53
RE: Sao anh em OS không mở chủ đề vê Âm nhạc nhỉ ?

Các bác biết đấy , ai cũng bảo rằng : Nhạc TCS nghe có chất THIỀN , rằng : TCS kẻ ca thơ hát ru thân phận con người , rằ̀ng TCS : Chàng lãng tử đi khắp mọi nẻo quê hương hát lên những câu thơ mà từ ông Tiến sĩ đến anh xích lô , từ cô thiếu nữ đến bà mẹ già góa bụa ...ai cũng thấy bóng dáng mình trong đó ... và nhiều, nhiều nữa những áng văn xưng tụng , những bài Luận dài bất tận mà kẻ viết bài này có may mắn sưu tầm được cả một số lượng ...đủ để lập thành 1 thư viện nhỏ ...
Thế nhưng chảy ngược dòng với con sông cuồn cuộn đó , thỉnh thoảng tôi vẫn gặp vài ý kiến đơn lẻ, vài phản ứng rụt rè với nhạc Trịnh , ví dụ như bạn tôi - Tây Độc Âu Dương Phong , Là tay Bass trong band nhạc nhưng Hắn cả gan tuyên bố : Không chơi nhạc TCS nếu không vì lý do trình diễn - Lý do : Buồn tẻ và đơn điệu quá , không có chỗ cho band nhạc feeling !
Dám cá với các bác rằng sẽ có hàng ngàn người sẵn sàng xăn tay áo lên khi nghe thấy vậy hoạc chí ít thì cũng phán rằng nghe cái tên "TÂY ĐỘC" thì cũng đủ hiểu người rồi ...vv...

Theo em thấy thì có 2 trường phái chơi nhạc:
1 - Chơi cho bản thân mình, tức chơi nhạc gì mà mình yêu thích và theo sở trường của mình. Trường phái này có những "gu" rất riêng và rất khác biệt bởi các dòng nhạc thì rất đa. Trường phái này thì hơi "kén" người vì cần có trình độ chuyên sâu về 1 vài thể loại nào đó.
2 - Chơi để phục vụ người yêu nhạc (Người yêu nhạc gồm cả người chơi nhạc khác, người ca khác lẫn người nghe). Trường phái này đúng là "Sinh ra để phục vụ" vì có thể chơi đa thể loại, hay còn gọi là nhạc "công chúng". Trường phái này thì thường có "gu" gần giống nhau và dễ hoà hợp vì đa số các thể loại đều chơi được. Và trường phái này thì sẽ không "kén" người vì sẽ phục vụ được số đông.
Không thể nói là truờng phái nào hay hơn vì mục đích phục vụ là khác nhau. Trường phái đầu thì đi theo chiều sâu còn trường phái sau thì theo chiều rộng. Lại cũng có nhiều trường hợp chơi theo cả 2 trường phái nữa để vừa chuyên sâu, vừa phục vụ trãi rộng.
Không biết band bác Đông Tà theo trường phái nào nhỉ.
 
Last edited by a moderator: